Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
2. TS. TRẦN THỊ NHẪN

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc và phân tích các tài liệu. Tất cả các
tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu sử dụng trong Luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

Trang
1
7

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

7

1.2. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu

22

1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết


23

Chương 2: ĐẢNG RA ĐỜI VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐỐI

25

NGOẠI TỪ NĂM 1930 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1939

2.1. Sự ra đời và hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến

25

năm 1935
2.2. Hoạt động nâng cao vị thế của Đảng, đoàn kết với các Đảng

54

Cộng sản, đấu tranh vì hịa bình dân chủ từ năm 1936 đến tháng
8 năm 1939
Chương 3: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG

71

CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9 NĂM 1939
ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945

3.1. Hoàn cảnh quốc tế và trong nước

71


3.2. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và hoạt động đối ngoại

77

của Đảng từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 8 năm 1945
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

121

4.1. Nhận xét chung

121

4.2. Một số kinh nghiệm

134

KẾT LUẬN

145

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ

149

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150


PHỤ LỤC

167


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCH

: Ban Chỉ huy

ĐCS

: Đảng Cộng sản

ĐCSĐD

: Đảng Cộng sản Đông Dương

ĐCSVN

: Đảng Cộng sản Việt Nam

Nxb

: Nhà xuất bản

QTCS

: Quốc tế Cộng sản



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối ngoại là một hoạt động không thể thiếu với bất kỳ quốc gia nào, trong
bất kỳ thời điểm nào. Bởi vậy, với tư cách là chính đảng lãnh đạo cách mạng giải
phóng dân tộc, ĐCSVN ln phải đưa ra những đường lối đối ngoại cũng như
tiến hành hoạt động đối ngoại trong bối cảnh các mối quan hệ quốc tế đan xen,
phức tạp. Đặc biệt, đã có những thời điểm Đảng phải đối mặt với không chỉ một
mà nhiều đối tác, cũng như nhiều kẻ đối địch. Những lúc đó, một yêu cầu tất yếu
đặt ra cho Đảng là phải tìm được đường lối thích hợp và ứng biến linh hoạt nhằm
tận dụng mọi thời cơ, tranh thủ mọi lực lượng trên thế giới. Thời kỳ ĐCSĐD
lãnh đạo đất nước đi đến độc lập tự do 1930-1945 chính là thời kỳ mà u cầu đó
càng bức thiết để một chính đảng non trẻ có thể tranh thủ được mọi yếu tố có lợi
cho cách mạng Việt Nam, dẫn dắt nhân dân tiến hành thành công Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, mở ra thời kỳ mới cho dân tộc.
Từ đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời, nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Với tổ chức chặt chẽ và Cương lĩnh Chính trị đúng đắn, Đảng đã quy tụ lực lượng
và sức mạnh toàn dân tộc bước vào một thời kỳ đấu tranh mới. Tháng 10-1930,
ĐCSVN đổi tên thành ĐCSĐD, tiếp tục lãnh đạo toàn dân thực hiện nhiệm vụ cao
cả: đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, thống trị của chủ nghĩa thực dân,
đem lại quyền lợi cho quần chúng cần lao. Thời kỳ này, Đảng đã xác định phương
hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản
dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng bao
hàm hai nội dung: đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và thực
hiện người cày có ruộng có quan hệ khăng khít với nhau; xác định hình thức,
phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế

giới. Thời kỳ này, trong hoạt động đối ngoại, Đảng hướng tới việc xây dựng, mở
rộng quan hệ với QTCS và các ĐCS anh em, các lực lượng


2

tiến bộ trên thế giới để nâng cao vị thế của Đảng, xây dựng lực lượng, ổn định tổ
chức, lãnh đạo các phong trào cách mạng.
Đến thời kỳ 1936-1939, Đảng xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là
đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh,
đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình, kẻ thù trước mắt là thực dân phản
động Pháp và tay sai. Đảng hướng tới việc mở rộng quan hệ của Đảng sau khi đã
chính thức trở thành một phân bộ độc lập của QTCS. Việc đưa phong trào đấu
tranh dân chủ trở nên công khai, sát hợp với tình hình thế giới và trong nước đã
khiến cho mối quan hệ của ĐCSĐD với các ĐCS anh em có sự gắn kết hơn.
Thời kỳ 1939-1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi cơ
bản tình hình thế giới. Tháng 9-1940, phát xít Nhật vào Đông Dương. ĐCSĐD
đã tiến hành hàng loạt các hành động cụ thể để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
như tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD tháng 11-1939, đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; Thành lập Mặt trận thống nhất dân
tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp
mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc; Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (tháng 5-1941) đề ra chủ trương, đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ “bức thiết nhất”. Để thực hiện
chủ trương đó, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, trong đó
có thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) để đoàn kết dân tộc Việt
Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng. Chính nhờ
sự chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, toàn dân tộc Việt Nam đã tiến hành
thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đánh dấu một mốc son
chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Để đi đến thắng lợi to lớn đó, hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo của
Đảng đóng một vai trò quan trọng. Những chủ trương, đường lối đối ngoại, các
đối sách của ĐCSĐD trong quan hệ đối ngoại thời kỳ này cho thấy sự tài tình,
nhạy bén của Đảng đối với mỗi một đối tượng riêng. Hoạt động đối ngoại của
Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 hướng đến các nhóm đối tượng có tác động


3

trực tiếp và gián tiếp đến sự vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam:
QTCS và các ĐCS; các nước Đồng minh…
Như chúng ta đã biết, những hoạt động đối ngoại của Đảng trong thời kỳ
1930-1945 được tiến hành trong bối cảnh Đảng chưa phải đảng cầm quyền. Điều
này gây trở ngại lớn trong việc tạo dựng mối quan hệ với các nước khác bởi
Đảng chưa thể chính thức đại diện cho quốc gia mà chỉ có tư cách là một đảng
phái chính trị (thậm chí là một đảng chính trị khơng được hoan nghênh ở các
nước tư bản). Để vượt qua trở ngại này, Đảng đã linh hoạt sử dụng nhiều danh
nghĩa khác nhau khi đặt mối quan hệ với các đối tượng: khi liên hệ với các tổ
chức cộng sản thì dùng chính danh ĐCSĐD, cịn khi giao thiệp với các nước tư
bản trong khối Đồng minh thì dưới danh nghĩa tổ chức mặt trận chống phát xít.
Xét đến hồn cảnh khó khăn mà Đảng phải đương đầu, những thành công trong
hoạt động đối ngoại mà Đảng đạt được thời kỳ này càng có ý nghĩa to lớn.
Từ việc phân tích các chủ trương, chính sách đúng đắn, cách ứng xử phù
hợp của Đảng trong hoạt động đối ngoại từ năm 1930 đến năm 1945, để đạt được
mục tiêu giải phóng dân tộc, có thể hiểu rõ hơn hoạt động đối ngoại phong phú
để vượt qua khó khăn thử thách của Đảng trong thời kỳ lịch sử đầy biến động và
quan trọng nhưng cịn ít được nghiên cứu, tìm hiểu này. Qua đó, có thể thấy được
bức tranh toàn cảnh của các mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế
trong giai đoạn 1930-1945, rút ra những kinh nghiệm cần thiết về đối ngoại trong
xu thế hội nhập tồn cầu của Việt Nam ngày nay.

Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoạt động đối ngoại của
Đảng từ năm 1930 đến năm 1945”với mong muốn tập trung làm rõ sự thành
công của Đảng trong quá trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện cho
cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đi đến thắng lợi đúng với mong
muốn của toàn thể nhân dân. Đây là nhu cầu khách quan, cần thiết trong nghiên
cứu về lịch sử ĐCSVN, đồng thời làm rõ thêm những nội dung lịch sử đã diễn ra
trong giai đoạn này.


4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ quá trình nhận thức và đường lối của ĐCSĐD về công
tác đối ngoại cũng như những tình huống đối ngoại tiêu biểu của Đảng từ 1930
đến 1945, trên cơ sở đó, luận án góp phần làm sáng tỏ hoạt động đối ngoại của
Đảng, rút ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm về đối ngoại của Đảng từ
1930 đến 1945.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể:
Một là, phân tích, đánh giá bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong
thời kỳ 1930-1945.
Hai là, làm rõ những chủ trương, đường lối của ĐCSĐD về công tác đối
ngoại và hoạt động đối ngoại của Đảng từ 1930 đến tháng 8-1945.
Ba là, đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công
tác đối ngoại, đánh giá những thành tựu, hạn chế, đúc rút một số kinh nghiệm
trong quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1930 đến năm 1945.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đối ngoại của Đảng từ
1930 đến 1945, bao gồm các hoạt động đối ngoại của Đảng trong các tình huống
đối ngoại cụ thể và cả nội dung các chủ trương đối ngoại quan trọng của Đảng.
Sở dĩ lựa chọn đối tượng nghiên cứu như vậy là do luận án đi sâu nghiên cứu
hoạt động đối ngoại, nhưng nhiều hoạt động đã tự thân toát lên tư tưởng chỉ đạo
của Đảng, nên luận án khơng hồn tồn khu biệt hoạt động đối ngoại với đường
lối đối ngoại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động đối ngoại của Đảng với các đối
tượng: QTCS, một số ĐCS như Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, một số ĐCS ở khu


5

vực Đông Nam Á và các lực lượng Đồng minh (Anh, Mỹ, Trung Hoa Dân quốc)
dưới danh nghĩa của ĐCSĐD hoặc dưới danh nghĩa các tổ chức khác. Đặc biệt,
Nguyễn Ái Quốc với vai trò một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, người sáng
lập ĐCSVN, là người có ảnh hưởng lớn đến ĐCSĐD và cách mạng Việt Nam. Vì
vậy, luận án cũng xem Nguyễn Ái Quốc như một chủ thể của hoạt động đối
ngoại của Đảng để nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu hoạt động đối ngoại của
Đảng diễn ra ở Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, một số sự kiện diễn ra ở Đông
Nam Á và một số nước khác…
Phạm vi thời gian: từ đầu năm 1930 đến tháng 8-1945.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và quan điểm của ĐCSVN về công tác đối ngoại.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ yếu là phương pháp
lôgic, phương pháp lịch sử, và các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...

4.3. Nguồn tài liệu
- Văn kiện Đảng là nguồn tài liệu quan trọng được khai thác khi nghiên
cứu lịch sử Đảng nói chung và lịch sử hoạt động đối ngoại của Đảng nói riêng.
- Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh: Một số tác phẩm quan
trọng và tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh về đường lối, chủ trương
của Đảng từ năm 1930 đến tháng 8-1945.
- Các tư liệu khác liên quan đến đề tài:
+ Các cơng trình luận án, luận văn, bài báo đã công bố về đề tài.
+ Tư liệu về các hội nghị quốc tế, quan điểm của chính trị gia các nước,
văn kiện của chính phủ các nước.


6

+ Khối báo chí đương thời phát hành từ năm 1941 đến năm 1945, gồm
báo chí bí mật như Cờ giải phóng, Việt Nam độc lập, Cứu quốc…
+ Các tài liệu nghiên cứu: ảnh, bưu thiếp, thẻ tham dự hội nghị… (một số
được đưa vào phụ lục luận án).

5. Đóng góp mới của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học về
quá trình định hình đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1930-1945. Từ
đó, thấy rõ sự phát triển, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo thực hiện cơng tác

đối ngoại của Đảng.
- Phân tích, góp phần làm sáng tỏ những hoạt động đối ngoại của ĐCSĐD
với cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Góp phần khẳng định
đường lối và hoạt động đối ngoại đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong giai đoạn
lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền.
- Góp phần đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động đối ngoại
của Đảng giai đoạn này, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử bổ ích có thể áp dụng
trong q trình lãnh đạo của Đảng về đối ngoại sau này.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án bao gồm 4 chương; 9 tiết.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

“Đối ngoại”, theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ
học [163] là đối với nước ngồi, bên ngồi, nói về đường lối, chính sách, sự giao
thiệp của nhà nước, của một tổ chức; để phân biệt với đối nội. Đối ngoại luôn là
nội dung quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đường lối, chính sách của bất
kỳ nhà nước hay tổ chức nào. Còn “ngoại giao” là việc thực hiện các mối quan
hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thơng qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh
hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Do thời kỳ luận án đề cập đến Đảng
chưa phải là Đảng cầm quyền, Nhà nước Việt Nam chưa được thành lập, nên
nghiên cứu sinh sử dụng thuật ngữ “đối ngoại” để nói đến các hoạt động của
Đảng đối với các Đảng, các lực lượng quốc tế thời kỳ này.

Đây là thời điểm mà đường lối đối ngoại cùng các hoạt động đối ngoại
của Đảng có tác động đến đường lối chung của Đảng trong quá trình lãnh đạo
toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng của dân tộc,
tránh được những tổn thất lớn lao, là một nội dung quan trọng trong q trình
nghiên cứu lịch sử Đảng nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.
Các nội dung về vấn đề này được thể hiện trong nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học, xã hội, các luận án, luận văn, sách, báo… về lịch sử Việt Nam nói
chung, lịch sử Đảng nói riêng.
Có thể phân chia thành ba nhóm chính sau đây:

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử
Đảng liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề chung của lịch sử ĐCS mà
trong đó có đề cập đến hoạt động đối ngoại ở các khía cạnh khác nhau. Đáng chú
ý là các cơng trình:


8

“Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng
Trung ương [7]. Cuốn sách đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn
lịch sử, cung cấp những nội dung cơ bản của lịch sử Đảng trong đó nêu lên
những quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động đối ngoại.
Các sách lịch sử do các đồng chí lãnh đạo của Đảng viết như: Trường
Chinh, “Tiến lên dưới lá cờ của Đảng” [23]; Trường Chinh, Cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân Việt Nam”, tập I [24]; tập II [25]; Trường Chinh, “Cách mạng
Tháng Tám” [26]; Lê Duẩn, “Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam” [30];
Lê Duẩn, “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội,
tiến lên giành thắng lợi mới” [32]… đã chỉ ra những nội dung cụ thể, trong đó
có hoạt động đối ngoại, có tính chất tổng kết lý luận và thực tiễn rất cơ bản,

hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta vươn lên đạt những thắng lợi mới cho sự
nghiệp cách mạng.
“Cách mạng Tháng Mười với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN Lê Duẩn [31]. Cuốn
sách đã tập trung khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thể hiện sự tiếp thu của Đảng từ thành
công của cuộc Cách mạng Tháng Mười, để lãnh đạo nhân dân nắm vững ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giành thắng lợi về mọi mặt, trong
đó có mặt trận đối ngoại.
“Lịch sử Cách mạng Tháng Tám” của Viện Lịch sử Đảng [161]. Cuốn
sách cung cấp một cái nhìn tổng quan về diễn trình của Cách mạng Tháng Tám,
trong đó có đan xen những chủ trương và hoạt động đối ngoại của Đảng và Hồ
Chí Minh.
“Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” của tác giả Nguyễn Duy Quý
[137]. Cuốn sách đề cập đến việc phát triển một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của tiến trình cách mạng Việt Nam và thế giới, phân tích những vấn đề lớn của
dân tộc và những sự kiện lớn của thế giới, trong đó có đề cập đến các hoạt động


9

đối ngoại, vấn đề hợp tác quốc tế... nhưng phân tích ở nhiều thời kỳ, nhiều khía
cạnh khác nhau.
Những cơng trình trên đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về lịch
sử Đảng, về quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc,
trong đó có các hoạt động đối ngoại. Qua đó, các tác giả đều khẳng định: những
quan điểm, đường lối của Đảng nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng đã có
giá trị lớn, góp phần vào thành cơng của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra
những hạn chế, và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng trong quá
trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại. Đây là những cơng trình khoa học cung cấp

những vấn đề lý luận chung, phương pháp nghiên cứu đề tài; những luận điểm
khoa học và là tài liệu quý cho nghiên cứu sinh trong quá trình giải quyết các
nhiệm vụ mà luận án đặt ra.

1.1.2. Những cơng trình khoa học nghiên cứu quan hệ đối ngoại và
hoạt động đối ngoại của Đảng liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của Đảng, cách mạng Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 1945 là một vấn đề mới. Nhìn chung, các cơng trình nghiên
cứu về ngoại giao Việt Nam thường bắt đầu từ thời điểm nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chính thức thành lập (2-9-1945). Các hoạt động đối ngoại của Đảng từ
năm 1930 đến năm 1945 chưa được nghiên cứu thành cơng trình chun khảo
riêng biệt. Dù thời kỳ này, các hoạt động đối ngoại của Đảng có vai trị, ý nghĩa
quan trọng đối với q trình đấu tranh cách mạng, giành chính quyền về tay nhân
dân. Từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng cần có sự ủng hộ mạnh mẽ từ
QTCS và các ĐCS anh em để khẳng định vai trị cũng như có tiếng nói uy tín
trên mặt trận đấu tranh quốc tế. Từng bước, cùng với sự phát triển của cách
mạng, Đảng cũng phải đối mặt với nhiều kẻ thù trực tiếp, gián tiếp. Các cơng
trình nghiên cứu đã đưa ra đánh giá về đường lối đối ngoại của Đảng, của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, của cách mạng Việt Nam... Đối với việc nghiên
cứu về đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng, có các cơng trình tiêu biểu
như:


10

“Ý nghĩa của việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật đối với thắng lợi
của cuộc cách mạng nhân dân ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam” của tác
giả M. L. Titapenco [151]. Tác giả tập trung vào phong trào giải phóng dân tộc ở
Viễn Đơng và Đơng Nam Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong đó có đề
cập đến quan hệ đối ngoại, thời cơ cách mạng dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN để

lãnh đạo tồn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
“Cách mạng Việt Nam 1945-Rudơven, Hồ Chí Minh và Đờ Gơn trong thế
giới có chiến tranh” của tác giả Stein Tønnesson [154]. Trong cuốn sách, tác giả
phân tích tình hình quốc tế và Việt Nam; nhấn mạnh các nguyên nhân dẫn tới
thành công của cách mạng Việt Nam năm 1945.
“Paris-Sài Gòn-Hà Nội-Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947
của tác giả Philippe Deviller [29]. Cuốn sách đã nêu lên những nhận định của
một nhà sử học người Pháp về cuộc chiến tranh ở Việt Nam thông qua khối tài
liệu lưu trữ từ phía Pháp.
“Tại sao Việt Nam?” của tác giả A. Patti [128]. Một thiếu tá tình báo OSS
được trực tiếp gặp Nguyễn Ái Quốc thời điểm năm 1945, đã kể về những sự kiện
lịch sử, quan điểm của ông về các mối quan hệ, ảnh hưởng của chúng đối với
cách mạng Việt Nam.
“Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực” của tác giả David G. Marr
[188]. Cuốn sách trình bày bối cảnh và diễn tiến cuộc Cách mạng Tháng Tám
1945, vào lúc lực lượng Việt Minh giành chính quyền và tuyên bố Việt Nam độc
lập. Tác giả David G. Marr cho rằng: “Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, các sự kiện
diễn ra theo một cái đà tự phát, khơng có bàn tay điều khiển nào. Những đảng
viên Cộng sản và những người tham gia Việt Minh ở địa phương đã giành nhiều
thắng lợi do sự ứng phó nhanh chóng của họ trước những thay đổi đột ngột hơn
là theo một kế hoạch điều khiển nào”.
“Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách
mạng Lào thời kỳ 1930-1945” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc [132], thuộc Đề
tài nghiên cứu khoa học “Khái quát sự hình thành và phát triển quan hệ


11

hai nước trong giai đoạn 1930-1945, rút ra một số bài học và kinh nghiệm”, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cơng trình đã nghiên cứu chi tiết quá trình

thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào thời kỳ 1930-1945, phân tích
những hoạt động thực tế của Đảng.
“QTCS với Việt Nam” của tác giả A.A. Xô-cô-lốp [170]. Cuốn sách nêu
nhiều tư liệu chứng minh sự giúp đỡ và ảnh hưởng của QTCS với ĐCSĐD và
những cán bộ cách mạng Việt Nam đã học tập tại Liên Xô. Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến đường lối của ĐCSĐD, tác động đến phong trào cách mạng Việt
Nam.
“QTCS và cách mạng Việt Nam” của TS. Hồ Thị Tố Lương [98]. Cuốn
sách cho thấy rõ những ảnh hưởng của QTCS (1919-1943) đến Đảng và cách
mạng Việt Nam cũng như những hạn chế của mối quan hệ này.
“OSS và Hồ Chí Minh-Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát
xít Nhật” của tác giả Dixee R. Bartholomew-Feis [11]. Cuốn sách viết về mối
quan hệ giữa Mỹ (cụ thể là Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ OSS - tiền thân của
CIA) với Việt Minh trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền. Trong đó, đề cập
cụ thể vai trị quan trọng của Hồ Chí Minh để thiết lập mối quan hệ này, đồng
thời, tác giả viết về các mối quan hệ quốc tế đầu tiên của ĐCSĐD thông qua Mặt
trận Việt Minh trong khối Đồng minh chống phát xít.
“Sự tương đồng và khác biệt về quan điểm cách mạng Việt Nam giữa Hồ
Chí Minh với QTCS và ĐCSĐD những năm 1930-1941” do PGS.TS. Nguyễn
Khánh Bật chủ biên [12]. Cuốn sách đề cập tới những vấn đề quan hệ đối ngoại
và các vấn đề về quan điểm, lý luận giữa ĐCSĐD và QTCS, là cơ sở để nghiên
cứu sinh nghiên cứu sâu hơn về quan hệ đối ngoại giữa ĐCSĐD và QTCS.
“Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)” của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào [44]. Cuốn sách trình
bày những nét chính của chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và
Lào từ năm 1930 đến năm 2007; nêu bật những thành quả, vai trò to lớn của


12


mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào.
“Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 1945-2012” của tác giả Đinh
Xuân Lý [100]. Cuốn sách đề cập đến các thời kỳ lịch sử đối ngoại của Việt
Nam, bao gồm những quan điểm đối ngoại của Hồ Chí Minh và ĐCSVN trước
Cách mạng Tháng Tám 1945.
“Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010)” của GS. Vũ Dương
Ninh [125]. Cuốn sách trình bày những nét cơ bản về lịch sử quan hệ đối ngoại
Việt Nam từ năm 1940 đến năm 2010, với các giai đoạn lịch sử quan trọng của
đất nước, nêu lên bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn tiến
lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Trong đó, có một giai đoạn quan trọng
mà luận án nghiên cứu: quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ 1940-1945.
Vấn đề hoạt động đối ngoại của Đảng còn được thể hiện trong các luận
án, luận văn, tiêu biểu như:
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Quan hệ Nhật-Pháp và vấn đề Đông Dương
trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945” của TS. Trần Văn La [85].
Luận án đã dựng lại một cách hệ thống, khách quan quan hệ Nhật-Pháp về vấn
đề Đông Dương trong những năm 1939-1945, làm rõ bản chất, nguồn gốc, biểu
hiện mâu thuẫn Nhật-Pháp, cho thấy rõ ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với
việc Việt Nam đấu tranh giành độc lập.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ
1945-1946” của TS. Nguyễn Thị Kim Dung [33]. Luận án đã trình bày các hoạt
động đối ngoại của Đảng trong giai đoạn đầu năm 1945. Luận án phân tích, luận
giải về đường lối đối ngoại của Đảng, tư tưởng, nghệ thuật chỉ đạo, chiến lược,
sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù”,
“thêm bạn bớt thù”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”...” nhằm góp phần giữ vững
chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, trong những năm đầu



13

mới thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Luận án có phần phân tích
kỹ bối cảnh lịch sử trong nước và tình hình các nước liên quan của thời kỳ trước
năm 1945.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô
trong giai đoạn 1930-1954” của TS. Lê Văn Thịnh [145]. Luận án đề cập đến
các quan hệ về chính trị tư tưởng và tổ chức, về đối ngoại và ngoại giao, về ảnh
hưởng của cách mạng Liên Xô ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đề cập đến
quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xơ sau khi
có quan hệ ngoại giao.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1950” của TS. Nguyễn Trọng Hậu [59]. Luận án
phân tích kỹ bối cảnh thế giới, tình hình của các nước ở Đơng Dương, đồng thời
chỉ rõ âm mưu của các nước lớn đối với vấn đề Đông Dương, đặc biệt là Việt
Nam.
Một số bài viết đăng trên các tạp chí có thể kể đến: Bài viết “Chủ trương
tìm bạn đồng minh xa của Mặt trận Việt Minh qua Báo Việt Nam Độc lập (19411945)” của tác giả Nguyễn Trọng Hậu [60], phân tích về đường lối của Đảng,
của Mặt trận Việt Minh trong việc tìm đồng minh.
Một số bài viết của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà như “Bàn thêm về vấn đề
thời cơ trong cuộc tổng khởi nghĩa năm 1945” [52]; “Bài học của cách mạng
Tháng Tám năm 1945 với công cuộc đổi mới” [53]; “Ý nghĩa thời đại của Tuyên
ngôn Độc lập” [54], đã phân tích kỹ vấn đề thời cơ và nghệ thuật chớp thời cơ
đưa đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam.
Ngồi ra, cịn nhiều bài nghiên cứu có liên quan đến quan hệ đối ngoại
Việt Nam được cơng bố trên các tạp chí chun ngành như: Nghiên cứu quốc tế,
Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á,
Nghiên cứu châu Mỹ, Nghiên cứu châu Á, Nghiên cứu Lịch sử, Châu Á, Nghiên
cứu Lịch sử quân sự…



14

Các tài liệu như: “Những hoạt động ngoại giao đầu tiên của Mặt trận Việt
Minh” (1991) của tác giả Phạm Xanh, Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
H28C9/22 [168]; “Thơng điệp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam gửi Liên hiệp
quốc tháng 8-1945” của tác giả Phạm Xanh; “Một số tư liệu về quan hệ ViệtMỹ”, của tác giả Nguyễn Xuân Thông, Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
H28C8/275 [146]... cung cấp những tư liệu nền tảng, làm rõ những hoạt động đối
ngoại đầu tiên, mở ra những cuộc tiếp xúc và xác lập quan hệ với Mỹ.
Những cơng trình nghiên cứu này phần nào đề cập đến đường lối đối
ngoại của Đảng nhưng tập trung vào từng nhóm đối tượng cụ thể, hoặc nghiên
cứu về đối ngoại ở một thời kỳ khác.
Vấn đề hoạt động đối ngoại của Đảng từ 1930-1945 còn được đề cập ở
những mức độ khác nhau trong các tập tài liệu của các tác giả nước ngoài:
Tập tài liệu “Việt Nam và Trung Quốc 1938-1954” của tác giả King
C.Chen, bản dịch tiếng Việt [22]; cuốn “Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven
đến Ních xơn” của tác giả A. Pulơ [134]; cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết
cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” của Ph. Gioayô [51]; cuốn “Lời
phán quyết về Việt Nam” của Gi. A. Amtơ [1]... cung cấp những quan điểm của
các nhà sử học nước ngoài về các sự kiện lịch sử, những mối quan hệ giữa Trung
Quốc, Nhật Bản, Mỹ... với Đảng trong thời kỳ mà luận án nghiên cứu.
Nhiều cuốn sách, bài viết về chính sách bành trướng của quân phiệt Nhật
ở vùng Đông Nam Á - Thái Bình Dương, về những hoạt động và tội ác của qn
đội Nhật ở Đơng Dương, qua đó có thể thấy rõ hơn bối cảnh lịch sử và thời cơ
cho Cách mạng Tháng Tám 1945. Chẳng hạn như: “Tình hình nghiên
cứu của Nhật Bản về tội ác chiến tranh của phát xít Nhật tại Việt Nam” của
Furuta Motoo, Tạp chí Khoa học - Đại học Tổng hợp Hà Nội, 4-1988. Các học
giả nhận định: tại Đông Dương, mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt, cuối
cùng chúng tự thanh toán nhau. Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột ấy là vì cả

hai đều muốn giành lấy Đơng Dương - một vị trí có ý nghĩa quan trọng về


15

qn sự và kinh tế. Ngồi ra, cịn một số bài chuyên khảo đề cập trực tiếp đến
hoạt động của quân đội Pháp và Nhật ở Đông Dương trong thời kỳ 1939-1945
như:“Đông Dương thuộc Pháp: 1940-1945”(1982) của P. Brocheux, Nxb
Presses Universitaires de France;“Quân đội Pháp ở Đông Dương 19391945”(1985) của Claude Hesse d’Alzon, NxbService historique de l’Armée de
terre, là nguồn tư liệu phong phú về các hoạt động quân sự của quân đội Pháp ở
Đông Dương.
Các cuốn sách, tài liệu của các tướng lĩnh, học giả các nước đã cung cấp
cho người đọc nhiều tư liệu liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, do khác biệt về
cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề, nên nghiên cứu sinh chỉ tham khảo ở khía
cạnh cung cấp tư liệu bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.
1.1.3. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài
Khi nói đến sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là hoạt động đối ngoại, không
thể khơng nhắc đến vai trị của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Những hoạt
động của Người có đóng góp lớn đối với Đảng, với đất nước, dẫn dắt Đảng, dẫn
dắt dân tộc Việt Nam đi đến độc lập tự do, đã được nhiều cơng trình lớn đề cập
đến.
Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác ngoại giao” của Học viện Quan
hệ Quốc tế [68]. Thông qua những sự kiện, hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại và
ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách khẳng định cơng lao to lớn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung, trên mặt trận
ngoại giao và quan hệ quốc tế nói riêng.
Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác ngoại giao” [68] có phần
tập trung phân tích các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ 1941-1945,

trong đó có mối quan hệ với Trung Quốc và với Pháp. Cuốn sách khẳng định sự
kiên trì tranh thủ ủng hộ của quốc tế và phân hóa lực lượng đối phương mà Hồ
Chí Minh hướng tới là nhân tố quan trọng góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi năm 1945.


16

Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về khoa học xã hội (KX.02):
“Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm,
được triển khai từ 1991- 1995, bao gồm 13 đề tài nhánh, trong đó một số đề tài
có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án như: đề tài nhánh
KX02- 01: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ nhiệm; Đề tài nhánh KX.02-07: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết; Đề tài nhánh KX.02-09: Hồ Chí Minh - Những hoạt
động quốc tế; Đề tài nhánh KX.02-12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
và cách mạng giải phóng dân tộc... Những kết quả nghiên cứu của các đề tài này
đã đề cập đến đường lối đối ngoại của Đảng, của Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam trong cả tiến trình cách mạng Việt Nam nói chung, trong đó có
thời kỳ 1930-1945. Tuy nhiên, chưa có sự phân định rạch rịi về đối ngoại với
từng đối tượng cụ thể mà chủ yếu là phân tích theo từng thời kỳ lịch sử.
Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại” của Nguyễn Phúc Luân [95]. Cuốn sách khái quát những cống hiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn
1945-1946 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ;
phân tích một số quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế như nhận thức
về mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trong thời đại mới; bạn thù và sách
lược tập hợp lực lượng...
Cuốn “Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế” do GS. Phan Ngọc Liên
và PGS. Trịnh Vương Hồng chủ biên [90]. Cuốn sách đã khẳng định quá trình

hoạt động, phát triển về nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trở thành người cộng sản; sự phát
triển chung, trong đó có sự phát triển về quan điểm đối ngoại trong các thời kỳ
lịch sử, các đối tượng tác động đến quan điểm đối ngoại của Hồ Chí Minh. Cuốn
sách đã đề cập đến mối quan hệ với QTCS, đến sự ảnh hưởng của các ĐCS đối
với Việt Nam và cả mối liên hệ trong hàng ngũ Đồng minh chống quân phiệt
Nhật…


17

Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thời kỳ 1945-1954” của TS. Đặng Văn Thái [140] nghiên cứu một cách hệ thống
về hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh thời kỳ 1945-1954, cung cấp tư liệu và
nhận định mới về cống hiến của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp trong hoạt động đối ngoại, khái quát những luận điểm cơ bản
trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
Sách “Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc (1911-1945)” của tác giả Nguyễn Đình Thuận [147]. Cuốn sách nêu rõ
những nhân tố tác động lớn tới sự hình thành tư tưởng về cách mạng giải phóng
dân tộc cũng như những nội dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để Người có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn cho
đất nước, cho nhân dân.
Cuốn “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Dy Niên
[123]. Cuốn sách giới thiệu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, hệ
thống các quan điểm, quan niệm của Hồ Chí Minh về ngoại giao; trình bày
phương pháp, phong cách và nghệ thuật đặc sắc trong hoạt động quốc tế và ngoại
giao của Người; nêu lên ý tưởng và suy nghĩ của tác giả về việc vận dụng tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Cuốn “Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy trí nhân thay cường bạo” của Nguyễn

Phúc Luân [97]. Cuốn sách nêu lên vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh trong quan
hệ quốc tế, phân tích một số quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao.
Cuốn sách “Tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả
Đinh Xuân Lý [99]. Cuốn sách khái quát một số nội dung trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại, luận giải, phân tích về quan điểm đối ngoại mang tính sáng
tạo của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn “Bác Hồ đấu trí với tình báo phương Tây” của tác giả Lê Kim [84].
Cuốn sách đề cập đến quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc -


18

Hồ Chí Minh và những mưu trí của Người để vượt qua các thế lực chống cộng
dò xét, theo dõi...
Cuốn “Hồ Chí Minh với chiến lược đồn kết quốc tế trong cách mạng
giải phóng dân tộc” của tác giả Lê Văn Yên [173]. Cuốn sách đã đề cập đến việc
xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
cách mạng vơ sản quốc tế, kết hợp giữa đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế,
dẫn dắt toàn thể nhân dân đi đến mục tiêu độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cuốn sách
cũng nêu lên một số quan điểm về chiến lược đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh
nói chung và giá trị thực tiễn của chiến lược này đối với Việt Nam.
Cuốn “Nguyễn Ái Quốc với QTCS (1920 - 1943)” của tác giả Lê Văn Tích
(chủ biên) [148]. Cuốn sách cung cấp những tư liệu mới; phân tích cụ thể mối
quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và QTCS, phân tích những chuyển biến tư tưởng
của Nguyễn Ái Quốc từ người chiến sĩ của QTCS đến người sáng lập ĐCSVN
(1920-1930); ảnh hưởng của đường lối “tả khuynh” trong QTCS từ sau Đại hội
lần thứ sáu và những năm tháng gian truân của Nguyễn Ái Quốc (1928-1938); sự
ảnh hưởng của QTCS với sự phát triển của ĐCSĐD những năm tháng này. Cuốn
sách cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế

giới do QTCS chỉ đạo, sự khéo léo gắn kết để tạo điều kiện thuận lợi cho cách
mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc.
Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác ngoại giao” của tác giả Vũ
Khoan [80]. Cuốn sách đã tổng kết lý luận và thực tiễn những bài học kinh
nghiệm quý báu của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực ngoại giao, kể từ khi Người ra
đi tìm đường cứu nước; khẳng định sự quan tâm và cống hiến to lớn của Hồ Chí
Minh đối với nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, trong đó những nội dung tư
tưởng, nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh là cơ sở nền tảng để ngoại giao
Việt Nam vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong tình hình mới.
Cuốn “Suy nghĩ về trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Võ
Văn Sung [138]. Cuốn sách nêu lên những dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực


19

ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phân tích những nét độc đáo trong hoạt
động ngoại giao của Người, từ đó làm nổi bật lên “trường phái ngoại giao Hồ
Chí Minh”.
Cuốn “Hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc (1911-1945)” của Trần
Nam Tiến [149]. Tác giả đã phản ánh toàn bộ những hoạt động quốc tế của
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngồi trên hành trình tìm đường cứu nước. Từ quá trình
hình thành con đường cứu nước và những hoạt động quốc tế đầu tiên của
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngồi (1911-1917); ở Pháp (1917-1923); ở Liên Xơ
(1923-1924); ở Trung Quốc, châu Âu và Xiêm (1924-1929) và những hoạt động
quốc tế góp phần thành lập ĐCSVN, xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt
Nam với cách mạng thế giới (1930-1941). Đây là sự tổng hợp tương đối đầy đủ
nhưng chưa nghiên cứu các đối tượng ở phía đối địch mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh đã tranh thủ để tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam.
Nhiều cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học về Hồ Chí Minh cũng làm phong
phú thêm kết quả nghiên cứu về quan hệ ngoại giao của Đảng, của Hồ Chí Minh

với các lực lượng bên ngoài để tranh thủ điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt
Nam. Đặc biệt, Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” tổ chức
tại Hà Nội, (2010), có nhiều bài tham luận khẳng định về ngoại giao Hồ Chí
Minh trên nhiều lĩnh vực, trong những giai đoạn khác nhau, dẫn dắt dân tộc đi
đến thành công trong Cách mạng Tháng Tám, đưa đất nước đi đến độc lập tự do.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hồ Chí Minh với nước Nga” có nhiều bài viết đề cập
đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Liên bang Nga, trong đó có những
nội dung đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng với QTCS như: bài viết “Liên Xơ
1923-1924, Một chặng trong q trình hồn chỉnh đường lối cách mạng Việt
Nam của Nguyễn Ái Quốc” của Th.S Đào Tuấn Anh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bài
viết “Những hoạt động và đóng góp của Nguyễn Ái Quốc với QTCS (19201930)” của TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của
Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh…


20

Bên cạnh đó, trong các tạp chí chun ngành, vấn đề này cũng được đề
cập ở mức độ khác nhau. Một số bài viết liên quan đến mối quan hệ với QTCS
như: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng
Đông Dương thời kỳ 1930 - 1940” của tác giả Thế Tập; “Từ những hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ 1934 - 1938 hiểu thêm về quan điểm quốc tế của
Hồ Chí Minh” của Trịnh Tùng; PGS.TS. Trình Mưu với bài: “Quốc tế Cộng sản
với Đảng Cộng sản Đông Dương” [116].
GS.TS. Đỗ Quang Hưng cũng có một loạt bài viết về đề tài này: “Chính
sách phương Đơng của Quốc tế Cộng sản, lý thuyết và thực tiễn” [75]; “Chủ
tịch Hồ Chí Minh những năm 1934 - 1938, rọi sáng thêm cho vấn đề dân tộc
hay quốc tế”, Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn học:
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890-1990 [76]… đã phân
tích tình hình cách mạng trong và ngồi nước thời điểm này, tính dân tộc hay

quốc tế trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khi đó.
Bài viết “Vai trị của Hồ Chí Minh trong thiết lập và tranh thủ mối quan hệ
với quân Đồng minh nhằm tăng cường thế và lực cho Cách mạng Tháng Tám”
(2008) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [73]. Bài viết phân tích vai trị của
Hồ Chí Minh trong việc thiết lập mối quan hệ với Đồng minh, đem lại những lợi
ích nhất định cho cách mạng.
Ngồi ra cịn có những bài viết như “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
quốc tế vô sản” của tác giả Vũ Quang Vinh [166], bài viết “Một số quan điểm
của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế” của tác giả Mạch Quang Thắng [144];
Nguyễn Thị Yến, “Một vài suy nghĩ về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
mặt trận đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn lịch sử 1941-1946”, Tài liệu lưu tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H28C22/3 [174],...
Riêng về vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, tài liệu “Hồ Chí Minh ở
Hồng Kơng”của Dennis J. Duncanson, đăng trên tạp chí The China Quarterly, 13, 1974 đã nêu rõ những diễn biến của vụ án này. Cũng về vụ án này có cuốn
“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kơng (1931-1933)-tư liệu và hình ảnh” (2004) do


×