MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang 2
Xu hướng đổi mới trong công tác KHH đầu tư Trang 3
Tác dụng của công tác kế hoạch đầu tư Trang 3
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC LẬP
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC
NGUYÊN TẮC ĐÓ
Trang 4
THỰC TẾ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH
TẠI VIỆT NAM
Trang 8
Thực trạng tổng quát về kế hoạch đầu tư tại Việt Nam Trang 8
Một số bất cập trong công tác kế hoạch, phân cấp kế
hoạch
Trang 9
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Trang 10
KẾT LUẬN Trang 11
Sơ đồ hệ thống cơ quan lập kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội (sơ đồ 1).
Trang 12
Sơ đồ các loại kế hoạch và quy hoạch (sơ đồ 2). Trang 13
Các loại kế hoạch (sơ đồ 3). Trang 14
Sơ đồ quy trình lập kế hoạch đầu tư (sơ đồ 4, 5). Tr.15-16
Các biện pháp thực hiện kế hoạch trong cơ chế hiện nay
(Sơ đồ 6).
Trang 17
MỞ ĐẦU
Từ sau năm 1989, hệ thống quản lý kinh tế của nước ta đã có những thay
đổi căn bản phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Thực tiễn 15 năm thực
hiện cải cách cơ chế quản lý, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước bằng kế
hoạch ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó. Tất nhiên kế hoạch ở đây
không phải là kế hoạch theo phương pháp hành chính mệnh lệnh, bằng các chỉ
tiêu hiện vật mang tính chất pháp lệnh phát ra từ Trung ương, mà phải là một kế
hoạch vĩ mô theo kiểu mới, kế hoạch mang tính định hướng phát triển.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 được thông qua tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ 9, từ ngày 19/4/2001 đến
ngày 22/4/2001, tại Hà nội, cũng xác định rõ:
"Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của
thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục hạn chế
tác động tiêu cực của thị trường. Nhà nước tập trung làm tốt chức năng
hoạnh định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển, thực
hiện các dự án trọng điểm bằng nguồn lực tập trung".
Bên cạnh đó Đại hội đã vạch ra một chân trời mới cho đầu tư và phát triển
ở nước ta trong thời gian tới:
"Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngoài. Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật
giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cải tiến nhanh các thủ tục
hành chính để đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư; thực hiện từng bước
cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư của các công ty nắm công
nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thị trường thế giới. Tăng cường hỗ trợ và
quản lý sau cấp giấy phép; tạo điều kiện cho các dự án đã được cấp giấy phép
triển khai thực hiện có hiệu quả. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà
nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Thực hiện cổ phần hoá những doanh nghiệp có điều kiện.
Triển khai từng bước vững chắc các hình thức đầu tư gián tiếp của nước
2
ngoài ở nước ta. Khuyến khích người Việt nam định cư ở nước về nước đầu
tư kinh doanh; doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài và có chính
sách hỗ trợ công dân Việt nam kinh doanh hợp pháp ở nước ngoài".
Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư là một nội dung của công tác kế hoạch
hoá, là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu tư và đề xuất những giải
pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao. Kế hoạch hoá hoạt động
đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư) vừa là nội dung, vừa là một công cụ để
quản lý hoạt động đầu tư.
Hiện nay nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, cơ chế kế hoạch hoá được thay đổi theo 3
hướng cơ bản:
(1) Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá phân bổ nguồn lực phát triển cho các
mục tiêu đối với 2 thành phần cơ bản là quốc doanh và tập thể, nay chuyển sang
cơ chế khai thác các nguồn lực phát triển và định hướng sử dụng các nguồn lực
đó theo các mục tiêu đối với các thành phần kinh tế;
(2) Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức giao nhận
với 1 hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao đến tận cơ sở sản xuất kinh
doanh theo cách bao cấp cả đầu vào lẫn đầu ra nay chuyển sang cơ chế kế hoạch
hoá gián tiếp với 1 hệ thống các cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích đạt
các mục tiêu;
(3) Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá đầu tư phát triển mang tính khép kín
từng ngành, vùng lãnh thổ sang kế hoạch hoá theo các công trình mục tiêu phát
triển ngành, vùng lãnh thổ với sự kết hợp hài hoà khả năng kết hợp liên ngành,
vùng theo hướng tối ưu hoá hiệu quả kinh tế xã hội.
Công tác kế hoạch hoá đầu tư có những tác dụng cơ bản sau:
(1) Kế hoạch hoá đầu tư cho biết mục tiêu và phương tiện để đạt được
mục tiêu đầu tư, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế và cơ sở;
3
(2) Kế hoạch hoá đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn, tình hình bố trí
sử dụng vốn của nền kinh tế, các ngành, địa phương, theo tiến độ thời gian và
từng chương trình dự án;
(3) Kế hoạch hoá đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận,
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của các cơ sở. Một kế hoạch đầu
tư hợp lý có tác dụng giảm bớt những thất thoát và đầu tư lãng phí;
(4) Kế hoạch hoá đầu tư góp phần điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật
của nền kinh tế thị trường như hạn chế xu hướng đầu tư bất hợp lý, điều chỉnh
cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn, hạn chế việc phân hoá giàu
nghèo;
(5) Kế hoạch hoá đầu tư là cơ sở để các nhà quản lý dự báo những thay
đổi bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra phương sách ứng phó thích hợp.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ VÀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC ĐÓ
Xuất phát từ các yếu tố, bản chất và tác dụng cũng như thực tế công tác
Kế hoạch hoá đầu tư của Việt nam trong quá trình đổi mới đất nước, ta thấy kế
hoạch hoá vẫn đóng vai trò quan trọng hiện nay, nó là công cụ quản lý kinh tế xã
hội ở tầm vĩ mô và là công cụ kinh doanh ở tầm vi mô. Cũng vì vai trò quan
trọng đó việc lập kế hoạch đầu tư phải đảm bảo thực hiện và tuân thủ đúng
8 nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.
(2) Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.
(3) Coi trọng công tác dự báo, phải có mục tiêu rõ ràng khi lập kế hoạch
đầu tư trong cơ chế thị trường.
(4) Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình, dự án.
4
(5) Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả
kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.
(6) Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế
hoạch.
(7) Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn
của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giũa lợi
ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá.
(8) Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo
nguyên tắc từ dưới lên.
Trên cơ sở các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư trên thấy sự cần thiết
phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác lập kế hoạch đầu tư vì:
(1) Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở:
Như ta biết Nhà nước thống nhất quản ý đầu tư và xây dựng đối với tất cả
các thành phầm kinh tế về mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy
hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng
đô thị và nông thôn, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử
dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc,
xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía canh xã hội khác của dự án.
Các quy hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ nói riêng
và của toàn đất nước nói chung đều được xây dựng một cách khoa học dựa trên
tổng thể các nguồn lực, những lợi thế của từng ngành, vùng lãnh thổ và của đất
nước. Nó hướng các đến mục tiêu chung và đảm bảo các ngành, vùng lãnh thổ
khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát huy được lợi thế
so sánh. Vì vậy các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
ngành, địa phương và cơ sở là căn cứ khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong
5
phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành, địa phương và tổ chức cơ
sở.
Bên cạnh đó nếu kế hoạch đầu tư dựa vào các quy hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội sẽ hướng kế hoạch đầu tư đó đạt được các mục tiêu phát
triển lâu dài và hướng đến sự phát triển bền vững, tránh được tình trạng đầu tư
tự phát, manh mún, tạo ra sự đồng bộ cũng như hiệu quả tổng thể trong đầu tư.
Ngoài ra các các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội khi xây
dựng được dựa trên từ tình hình cung cầu của thị trường, do đó nếu kế hoạch
đầu tư xây dựng căn cứ vào đó sẽ đảm bảo đáp ứng đúng và đầy đủ đòi hỏi thực
tế của thị trường, từ đó sẽ đem lại tính khả cao của dự án đầu tư.
(2) Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường:
Khác với kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung, bao cấp, kế hoạch đầu
tư trong cơ chế thị trường cần xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.
Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư cái gì sẽ có lợi nhất, phù hợp
với thị trường nhất, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm cũng
như dự án. Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư bao nhiêu vốn, từ
đó có kế hoạch cụ thể để xây dựng phương án nguồn vốn cũng như các nguồn
lực khác để đảm bảo và có hiệu quả nhất cho dự án. Căn cứ vào tín hiệu thị
trường cho biết nên đầu tư khi nào, thời điểm đầu tư cũng có quyết định rất quan
trọng đến việc phát huy dự án sau này cũng như cơ hội đầu tư của dự án, sự
thành công hay thất bại của dự án. Ngoài ra tuổi đời sản phẩm của dự án phụ
thuộc rất nhiều vào thị trường, do đó việc quyết định đầu tư để đưa sản phẩm ra
kịp thời cũng là yếu tố rất quan trọng trong đầu tư.
Xuất phát từ các nhân tố trên việc dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường để
quyết định phương hướng đầu tư là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn để đạt được
hiệu quả của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ và phân tích kỹ để
tranh vấp phải mặt trái của thị trường khi lập kế hoạch đầu tư.
(3) Coi trọng công tác dự báo, phải có mục tiêu rõ ràng khi lập kế hoạch
đầu tư trong cơ chế thị trường:
6
Dự báo là một công cụ để kế hoạch, trong cơ chế thị trường kế hoạch định
hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần phải phát huy hiệu quả công tác dự báo
cả trong ngắn hạn và dài hạn, dự báo cung và cầu sản phẩm, dự bảo vốn và
nguồn vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư của các chủ thể.
Bản chất của công tác kế hoạch là đưa ra các giải pháp cụ thể để thực
hiện, do đó phải xây dựng được các mục tiêu thực hiện cụ thể rõ ràng. Để có
được các mục tiêu đó đòi hỏi phải làm công tác dự báo, công tác dự báo có
chính xác, có được coi trọng thì mục tiêu và thực hiện mới đảm bảo đúng đắn,
phù hợp và hiệu quả.
(4) Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình, dự án:
Điểm mới của kế hoạch trong cơ chế thị trường là việc lập kế hoạch theo
chương trình phát triển dự án. Chương trình phát triển dự án là công cụ thực
hiện kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một
cách hiệu quả nhất mục tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện thời gian và nguồn
lực nhất định.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc đơn vị trong khoảng thời gian xác định. Để dự án đầu tư khi đi vào hoạt
động đạt được hiệu quả cao nhất về tổng hợp các mặt lợi ích, việc xây dựng dự
án phải đảm bảo theo các nguyên tắc nhất định. Trong đó phải đảm bảo nguyên
tắc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, địa
phương và cả nước.
Xuất pháp từ cơ sở đó thực chất của công tác kế hoạch hoá đầu tư theo
chương trình và dự án là lập kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu,
nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các vấn đề vào chương trình phát triển và xây
dựng các dự án đầu tư để thể hiện chương trình đó. Thực hiện tốt các chương
trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kế hoạch đầu tư.
7
(5) Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả
kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp:
Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần đảm bảo những mặt cân đối lớn của
nền kinh tế, phản ánh toàn bộ hoạt động đầu tư và có sự định hướng phân công
đầu tư hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Một số công trình đầu tư quan trọng,
then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hoá, an ninh quốc
phòng và nguồn vốn đầu tư của nhà nước, cần được nhà nước lập kế hoạch đầu
tư trực tiếp. Tuy nhiên, Nhà nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng pháp
luật bằng các biện pháp khuyền khích hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng
các đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật chất.
(6) Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế
hoạch:
Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và
thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung, cầu sản phẩm thị trường, chiến lược
phương hướng phát triển kinh tế xã hội, chiến lược đầu tư chung của nền kinh
tế, ngành, địa phương và đơn vị, Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội
dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp
lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch sẽ được điều chỉnh khi thay đổi
nhu cầu và nguồn lực thực hiện.
(7) Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn
của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giũa lợi
ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá:
Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu
tư nói chung. Với quy mô vốn lớn tập trung trong tay thành phần kinh tế nhà
nước, nhà nước xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược
quan trọng, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những cân
đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng đầu tư của
các thành phần kinh tế khác và thu hút đầu tư nước ngoài.
8
(8) Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo
nguyên tắc từ dưới lên:
Để kế hoạch có tính thực thi cao, đặc biệt trong điều kiện sử dụng vốn nhà
nước thì kế hoạch đầu tư cần được thực hiện từ dưới lên. Dự án đầu tư là công
cụ thực hiện kế hoạch đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở lập dự án đầu tư trình
lên Bộ, ngành, địa phương. Nhà nước xem xét trên cơ sở đảm bảo sự cân đối
chung của toàn bộ nền kinh tế giữa các ngành, các địa phương và cơ sở. Tổng
hợp kế hoạch đầu tư theo các dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch đầu tư của đơn vị
và tư đó tổng hợp theo từng ngành, từng địa phương và cho cả nước.
9
THỰC TẾ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH tại VIỆT NAM
Thực trạng tổng quát về kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Nền kinh tế thị trường kết hợp sự điều tiết vĩ mô của nhà nước; Thừa nhận
các thành phần kinh tế và khuyến khích đầu tư phát triển; Sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả hơn.
Xu hướng trong công tác kế hoạch hoá: 3 xu hướng trình bày tại trang 2.
Cơ cấu đầu tư thay đổi:
Năm 1985 1990-2000
Nhà nước 84,5% 50,8%
Tư nhân 15,5% 49,2%
Khu vực Giai đoạn 1991-2000
Cơ cấu % của GDP
Ngân sách nhà nước 23,2% 5,9%
Xi nghiệp công 27,6% 7,0%
Ngoài quốc doanh trong nước 27,9% 7,1%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,3% 5,4%
(1) Về hệ thống cơ quan lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (sơ đồ 1).
(2) Các loại kế hoạch và quy hoạch (sơ đồ 2).
(3) Các loại kế hoạch (sơ đồ 3).
(4) Sơ đồ quy trình lập kế hoạch đầu tư (sơ đồ 4, 5).
(5) Các biện pháp thực hiện kế hoạch trong cơ chế hiện nay (Sơ đồ 6).
Một số bất cập trong công tác kế hoạch, phân cấp kế hoạch:
10
(1) Quy hoạch không gian thiếu và cứng nhắc:
-> Phương pháp quy hoạch cũ với những tiêu chuẩn quy hoạch cao.
-> Không đáp ứng được sự năng động của thị trường.
-> Nặng về xác định sử dụng mặt bằng sử dụng đất mà thiếu tính cơ cấu.
-> Thiếu công cụ để khuyến khích và kiểm soát sự phát triển.
-> Thiếu sự tham gia của thành phần cộng đồng và kinh tế tư nhân.
(2) Quy hoạch vùng không ai quản lý.
(3) Quy hoạch, kế hoạch xây dựng không theo quy trình, tự phát lên nhiều khi
mâu thuẫn.
(4) Đội ngũ lập quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức và
kỹ năng lập kế hoạch hạn chế (xây dựng chương trình đầu tư, kinh tế - tài chính,
đánh giá môi trưòng).
(5) Sự tham gia của công đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch còn hạn chế:
-> Nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được thảo luận kỹ ở
Hội đồng nhân dân.
-> Quy hoạch, kế hoạch thiếu sự tham gia của người dân, có khi không
công khai.
-> Chưa có cơ chế, diễn đàn tạo điều kiện cho người dân, khu vực kinh tế
NQD tham gia lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện.
(6) Thiếu hệ dữ liệu phục vụ có hiệu quả cho công tác xây dựng và thực hiện kế
hoach cũng như truyền tải thông tin tới cộng đồng.
-> Thông tin từ cơ sở yếu (xã, phường ).
-> Thông tin thống kê tiếu chính xác, phương pháp tính toán thống kê
không đồng nhất, thông tin thiếu cập nhật phục vụ sản xuất kinh doanh,
sản xuất và đời sống cộng đồng.
11
-> Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện kế hoạch không sát với mục tiêu
phát triển
-> Bất cập trong trao đổi thông tin giữa các ngành.
12
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
(1) Đổi mới quy trình lập kế hoạch quy hoạch và kế hoạch
-> Kế hoạch phải xây dựng trên cơ sở thực tiễn.
-> Chiến lược và chương trình hành động cụ thể.
-> Hướng tới những mục đích tối cao.
-> Phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường, công bằng xã hội,
chất lượng cuộc sống.
-> Xác định những nguyên nhân sâu xa, tiềm năng thực tế với sự tham gia
thảo luận rộng rãi và công khai của cộng đồng.
(2) Phối hợp trong thực hiện chính sách:
-> Sử dụng các biện pháp khác nhau trong thực hiện kế hoạch.
-> Xây dựng cơ chế đối thoại, thảo luận, phối hợp.
(3) Nâng cao năng lực và tạo quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương:
-> Chủ động trong ngân sách và xác định những công trình phát triển.
-> Thể chế hoá công tác lập kế hoạch găn với cộng đồng.
-> Đổi mới lập kế hoạch gắn với cải các cách hành chính và hệ thống luật
pháp, đất đai.
(4) Nâng cao năng lực theo xu hướng đào tạo kết hợp với thực hành:
-> Đào tạo những nhóm chuyến gia đặc biệt.
-> Đào tạo người dạy.
-> Đào tạo trực tiếp và áp dụng ngay vào công việc.
-> Đào tạo kỹ năng kết hợp với nhận thức.
(5) Xây dựng một hệ thống thông tin đã chiều (kết hợp giữa thông tin quản lý và
thông tin địa lý).
13
-> Đánh giá những nhu cầu thông tin và hiện trạng.
-> Xây dựng quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin.
-> Đẩy mạnh việc quảng bá thông tin tới cộng đồng.
(6) Xã hội hoá việc quy hoạch và kế hoạch như: cho các tổ chức trong, ngoài
nước tham gia lập quy hoạch, kế hoạch để tạo sự cạnh tranh, đồng thời tận dụng
được thế mạnh về nguồn lực tham gia.
14
KT LUN
Muốn phát triển kinh tế xã hội của đất nớc với tốc độ cao và bền vững phải
đầu t phát triển. Công cuộc đầu t phát triển phải tiến hành trong thời gian dài,
chứa nhiều yếu tố rủi ro. Trong thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu t vốn bị khê
đọng do vậy công tác lập kế hoạch đầu t hết sức quan trọng. Đầu t sai sẽ làm
lãng phí các nguồn lực, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc, thậm
chí gây nên những hậu quả khó lờng, ngợc lại đầu t đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, các vấn đề xã hội đợc giải quyết. Trong quản lý và kế hoạch đầu t, các
nguyên tắc lập kế hoạch đầu t cần phải quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt nhằm
xây dựng một nền kinh tế phát triển cân đối. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là
điểm đến cho các nhà đầu t nớc ngoài, do vậy các nguyên tắc nói trên cần chú
trọng đúng mức.
K hoch hoỏ u t, qun lý u t ang c ng, Nh nc quam tõm
c bit, c tp trung ch o v quyt lit. õy l vn ln ang t ra cho
t nc ta, cho mi ngnh, mi cp, mi ngi dõn. Nm 2005 c Quc hi
ly ch l nm nõng cao cht lng u t: chng lóng phớ, tht thoỏt
trong u t, chng u t dn tri
15