Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix cho thị trường Đà Nẵng của Công ty VITRACO.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.16 KB, 92 trang )


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, các doanh nghiệp hoạt
động trên thị trường ngày một năng động hơn và sự cạnh tranh ngày càng khó khăn
hơn. Do đó, sản phẩm của các doanh nghiệp cần phải xác định được một vị trí rõ
ràng, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác nhưng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng là hết sức quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu dệt
may Đà Nẵng hay còn gọi là VINATEX Đà Nẵng, bản thân em nhận thấy rằng hoạt
động Marketing cũng như công tác định vị của công ty nói chung chưa được quan
tâm đúng mức. Với mục tiêu phát triển sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa,
sản phẩm áo Sơ mi nam trong thời gian qua đã được chú trọng và được xem như là
một sản phẩm chủ lực của công ty. Tuy nhiên kết quả kinh doanh còn khiêm tốn vì
sản phẩm chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có quan điểm định vị sản
phẩm rõ ràng và chưa có các hoạt động Marketing phù hợp với sản phẩm. Trên cơ sở
tìm hiểu Công ty và kết hợp với những kiến thức đã học, em xin được chọn nghiên
cứu đề tài: “Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix đối với sản phẩm áo Sơ mi
nam của Công ty CP VINATEX Đà Nẵng”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn
hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong
thầy, cô cùng các anh chị ở Công ty tận tình giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn anh chị ở công ty và giáo viên hướng dẫn đã giúp
đỡ em thực hiện đề tài này!
Đà Nẵng, ngày....... tháng....... năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Hồng
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 1
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến


PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Marketing-Mix và các vấn đề liên quan đến Marketing-Mix:
1.1.1. Khái niệm Marketing:
• Định nghĩa Marketing theo quan điểm truyền thống:
Marketing là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến
dòng chuyển vận một cách tối ưu các loại hàng hoá hoặc dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích lợi nhuận.
• Một số định nghĩa Marketing theo quan điểm hiện đại:
Marketing là hoạt động của con người hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu và
mong muốn thông qua trao đổi. (P>KOTLER)
Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để xây
dựng, bảo vệ và phát triển thị trường của họ. (D.LINDON)
Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép, tức toàn bộ
những phương tiện bán hàng, đôi khi mang tính chất tấn công được sử dụng để chiếm
lĩnh thị trường hiện có. Marketing là toàn bộ những công cụ phân tích, phương pháp
dự đoán và nghiên cứu thị trường sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu
cầu và yêu cầu. (J.LAMBIN)
Marketing là toàn bộ những hoạt động có mục tiêu dự đoán hoặc cảm nhận,
khuyến khích, khêu gợi làm nảy sinh những nhu cầu của con người tiêu dùng về một
loại sản phẩm, dịch vụ nào đó, thực hiện sự thích ứng liên tục của bộ máy sản xuất và
bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với những nhu cầu đã được xác định.
(D.LARUE)
Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng
thời gian và đúng vị trí. (J.H.CRIGHTON)
Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các
hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu
dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa những hàng hoá đó
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 2
Lớp :B13QTH


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
tới tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận dự
kiến. (BRITISH IN STITUTE OF MARKETING)
1
1.1.2. Các chức năng của Marketing:
a. Chức năng thích ứng:
Để cho sản phẩm của doanh nghệp luôn phù hợp và thích ứng với nhu cầu của thị
trường, hoạt động Marketing của doanh nghiệp cần phải:
• Cung cấp kịp thời thông tin cần thiết về xu hướng biến đổi của nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm trên thị trường, về các loại công nghệ chủ yếu đang sản xuất
và các xu hướng hoàn thiện công nghệ trên thế giới cũng như từng khu vực.
• Trên cơ sở đó định hướng cho lãnh đạo về chiến lược kinh doanh và phương
án sản phẩm.
• Liên kết và phối hợp toàn bộ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, từ bộ
phận nghiên cứu thết kế, chế thử, sản xuất, bao bì, đóng gói...cho tới các hoạt
động dịch vụ bảo hành, thanh toán.....Nhằm kích thích tiêu dùng và làm tăng
tính hấp dẫn, thích ứng của sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh
tranh.
• Góp phần làm thay đổi tập quán tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của dân cư theo
hướng ngày càng hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao, hoà nhập và thích ứng với
trào lưu tiêu dùng tiên tiến của thế giới.
b. Chức năng phân phối:
Bao gồm toàn bộ các hoạt động Marketing nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản
phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ từ sau khi kết thúc quá trình sản xuất đến khi nó được
giao cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Cụ
thể:
• Tìm hiểu những người phân phối và lựa chọn những trung gian phân phối có
khả năng nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp.
• Hướng dẫn khách hàng về thủ tục ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan, chứng từ

vận tải và các điều kiện giao nhận hàng hoá.
1
Marketing căn bản - Nguyễn Thị Như Liêm – NXB Giáo Dục
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 3
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
• Tổ chức vận chuyển hàng hoá với sự lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp,
bảo đảm thời gian, điều kiện giao hàng và cước phí tối ưu.
• Bố trí hệ thống kho hàng thích hợp, bảo đảm khả năng tiếp nhận, bảo quản và
giải toả nhanh dòng hàng hoá trên toàn tuyến.
• Tổ chức các dịch vụ hổ trợ cho người phân phối và khách hàng nhằm đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
• Điều hành và giám sát toàn bộ hệ thống kênh phân phối về số lượng, khả năng
cung ứng, tốc độ lưu chuyển và dự trữ hàng hoá... để có các biện pháp xử lý
kịp thời, hiệu quả.
c. Chức năng tiêu thụ sản phẩm:
Là toàn bộ các hoạt động Marketing liên quan trực tiếp đến khâu mua bán hàng
hoá trên thị trường bao gồm:
• Xác định các yêu cầu bắt buộc khi thiết lập chính sách giá cho doanh nghiệp.
• Lựa chọn các phương pháp xác định giá thích hợp.
• Các chế độ về chiếc khấu, chênh lệch.
• Quy định thời hạn thanh toán và các điều kiện tín dụng.
• Thiết lập chính sách giá ưu đãi, phân biệt.
• Các chế độ kiểm soát giá.
• Nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.
d. Chức năng yểm trợ, khuyếch trương:
Là lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, cổ động
cho sản phẩm và đặc biệt là các hoạt động gây ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng
nhằm thay đổi đường cung lượng cầu của họ. Bao gồm:

• Các hoạt động quảng cáo.
• Hoạt động xúc tiến bán hàng.
• Xây dựng mối quan hệ công chúng...
2
2
Marketing căn bản - Nguyễn Thị Như Liêm – NXB Giáo Dục
3
Quản trị Marketing - Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn - NXB Giáo Dục 1999
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 4
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
1.2. Định vị và vai trò của định vị trong hoạt động Marketing:
1.2.1. Khái niệm định vị:
Theo Dubois và Nicholson: “Định vị là một chiến lược marketing nhạy cảm nhằm
khắc phục tình trạng “ rối loạn” thị trường; có nghĩa là trong bối cảnh cạnh tranh
phức tạp, hàng hoá ngày càng đa dạng, người tiêu dùng luôn bị “nhiễu thông tin”, rất
khó nhận thấy sự khác biệt của các sản phẩm. Vì vậy định vị là “ tập hợp các hoạt
động nhằm tạo cho sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối
thủ cạnh tranh) trong tâm trí khách hàng”, “là nỗ lực đêm lại cho sản phẩm một hình
ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng” hay cụ thể hơn “là điều mà doanh
nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”
Định vị là định vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu hay là thiết kế sản
phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt
và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
3
Nhưng cũng là không đúng khi cho rằng định vị không liên quan đến những
thay đổi có liên quan đến sản phẩm mà ngược lại nó có quan hệ khá chặt chẽ. Tuy
vậy, những thay đổi về nhãn hiệu sản phẩm, giá cả và bao bì thì thực sự không làm
thay đổi gì bên trong sản phẩm, chúng chỉ là những thay đổi về hình thức nhằm bảo

vệ giá trị của vị trí mà sản phẩm có được trong tâm trí khách hàng.
4
1.2.2. Vai trò của định vị:
Vai trò của định vị là tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt dựa trên bốn
yếu tố cơ bản là: sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh.
a. Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm:
Những yếu tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm là tính chất, công dụng,
mức độ phù hợp, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng, kết cấu.
3
4
Định vị: Trận chiến về trí lực ngày nay. Al Ries and Jack Trout (Dịch giả Tạ Túc). NXB Thanh
niên. Trang 7
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 5
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
• Tính chất: Là những đặc điểm bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm.
Nhà sản xuất cần quyết định những tính chất nào là tiêu chuẩn và những tính
chất nào để cho khách hàng lựa chọn.
• Chất lượng công dụng: Là mức độ hoạt động theo những tính năng chủ yếu
của sản phẩm. Đa số sản phẩm đều được sản xuất ở bốn mức công dụng là
thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Người sản xuất cần thiết kế sản phẩm ở
một mức công dụng phù hợp với thị trường mục tiêu và mức công dụng của
các đối thủ cạnh tranh.
• Chất lượng đồng đều: Là mức độ thiết kế và tính năng của sản phẩm gần với
tiêu chuẩn mục tiêu. Nó phản ánh các đơn vị sản phẩm khác nhau được làm
ra đồng đều và đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật.
• Độ bền: Là số đo tuổi thọ dự kiến của sản phẩm.
• Độ tin cậy: Là số đo xác suất để sản phẩm đó không bị trục trặc hay hư hỏng

trong một thời kỳ nhất định. Người mua sẵn sàng trả thêm tiền để mua một
sản phẩm có độ tin vậy cao hơn
• Khả năng sửa chữa: Là mức độ dễ dàng phục hồi một sản phẩm trục trặc
hoặc hư hỏng.
• Kiểu dáng: Là hình thức và dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm mà người mua
cảm nhận được. Có nhiều công ty nổi tiếng về sản phẩm có kiểu dáng đẹp,
tuy nhiên kiểu dáng đẹp không nhất thiết hứa hẹn công dụng tốt.
• Kết cấu: Là tất cả những yếu tố chất lượng được nêu ở trên. Nhiệm vụ của
những người thiết kế sản phẩm là phải dung hoà được tất cả các yếu tố đó.
b. Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ:
Những yếu tố tạo điểm khác biệt cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn
luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn, sữa chữa và một số công việc khác như
bảo hành sản phẩm, ký kết hợp đồng bảo trì với các điều kiện dễ dàng hơn các đối
thủ cạnh tranh hay đặt ra chế độ ưu đãi cho các khách hàng mua hàng thường xuyên.
c. Tạo điểm khác biệt về nhân sự:
Một trong những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là chất lượng phục
vụ của đội ngũ nhân viên. Nhân sự được huấn luyện tốt có những đặc điểm cơ bản
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 6
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
như: năng lực tốt (kĩ năng và kiến thức), nhã nhặn, có uy tín, tin cậy, nhiệt tình và
biết giao tiếp.
d. Tạo điểm khác biệt về hình ảnh:
Ngay cả khi sản phẩm cạnh tranh trông có vẻ giống nhau thì người mua vẫn có
thể có những phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của doanh nghiệp hay của nhãn
hiệu. Sự khác biệt về hình ảnh có thể được tạo nên từ những nét đặc trưng mà doanh
nghiệp sử dụng để công chúng nhận ra mình hay nhãn hiệu của mình.
1.3. Chiến lược định vị:
1.3.1. Những yếu tố định vị:

Khi thực hiện định vị một sản phẩm hay nhãn hiệu nào đó trong tâm trí của khách
hàng, doanh nghiệp có thể định vị dựa trên các yếu tố như: thuộc tính, công dụng, lợi
ích của sản phẩm; chất lượng sản phẩm, cách thức phân phối, truyền thông - cổ động
cho sản phẩm hay giá bán sản phẩm đó trên thị trường. Đồng thời cũng có thể dựa
vào yếu tố người sử dụng sản phẩm hay các đối thủ cạnh tranh để định vị sản phẩm.
1.3.2. Các giai đoạn (tiến trình) định vị sản phẩm:
a. Chọn tiêu chuẩn định vị:
Tiêu chuẩn định vị thường phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm mà doanh
nghiệp cần định vị, các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và đặc điểm của đối thủ
cạnh tranh hay đặc điểm của người sử dụng..
Để lựa chọn tiêu chuẩn định vị thích hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và các điều kiện bên ngoài trong việc cân
nhắc lựa chọn thì mới có được tiêu chuẩn định vị phù hợp.
b. Thiết kế những yếu tố truyền thông:
Những yếu tố mà doanh nghiệp cần truyền thông đến khách hàng tùy thuộc vào
từng mục đích truyền thông cụ thể. Thông điệp quảng cáo có thể bao gồm tên nhãn
hiệu, hình dáng bao bì sản phẩm, thông điệp truyền thông, đặc điểm sản phẩm, nơi
bán...
• Nhãn hiệu sản phẩm: Là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hay kiểu
dáng hoặc một sự kết hợp những cái đó nhằm xác định những hàng hóa hay
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 7
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh.
• Bao bì sản phẩm: Bao bì không chỉ được dùng để chứa đựng, bảo vệ sản phẩm
mà còn đóng vai trò thông tin về sản phẩm đến với khách hàng, giúp khách
hàng nhận biết được sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại khác. Ngoài ra
bao bì cũng có thể quảng cáo cho sản phẩm nhờ những thông tin, những hình

vẽ hấp dẫn của nó. Đồng thời, bao bì còn cung cấp các thông tin về sản phẩm
như: nhà sản xuất, nơi sản xuất, thời gian sản xuất, vật dụng chứa đựng, cách
thức sử dụng và thời hạn sử dụng...
• Thông điệp quảng cáo: Nó biểu hiện lơị ích chủ yếu mà nhãn hiệu đó đêm lại.
sau một thời gian thông điệp đó có thể thay đổi nhưng sản phẩm có thể thể
không thay đổi, nhất là khi người tiêu dùng tìm kiếm những lợi ích khác của
sản phẩm hay khi họ hoặc doanh nghiệp phát hiện ra những công dụng mới
của sản phẩm đó. Do đó, doanh nghiệp có thể thay đổi thông điệp quảng cáo
sao cho phù hợp với sản phẩm và người tiêu dùng trong một khoảng thời gian
nhất định.
• Đặc điểm sản phẩm: Đặc điểm sản phẩm cần truyền thông đến khách hàng có
thể là những đặc điểm thông thường của sản phẩm ahy cũng có thể là những
đặc điểm nổi bật, những đặc điểm mới của sản phẩm mà doanh nghiệp hoặc
khách hàng phát hiện ra.
• Nơi bán: Doanh nghiệp cần truyền thông rõ ràng về nơi bán sản phẩm như cửa
hàng, đại lý... để khách hàng dễ dàng trong việc tìm mua sản phẩm.
1.4. Các chính sách Marketing-Mix liên quan đến định vị sản
phẩm:
1.4.1. Khái niệm về Marketing-Mix:
“Marketing-Mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản
lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường
mục tiêu”. (Theo Marketing-NXB Thống kê-1998-Trang 166)
Marketing-mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý
để thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 8
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Marketing-Mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số có thể
điều khiển được và được phân biệt theo 4 yếu tố gọi là 4Ps:

Marketing-mix: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price),Phân phối (Place), Xúc tiến
khuyếch trương ( Promotion).
1.4.2 Các chính sách Marketing-Mix liên quan đến định vị sản phẩm:
 Các yếu tố Marketing-Mix để truyền đạt những định vị đã theo đuổi:
Để theo đuổi những định vị đã xác định, doanh nghiệp có thể kết hợp những yếu
tố Marketing-Mix và truyền đạt đến khách hàng thông qua các chính sách Marketing
như chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách truyền
thông - cổ động hay có thể kết hợp các chính sách đó để đạt hiệu quả.
 Tiến trình thực hiện định vị:
Để định vị sản phẩm hay thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần thực hiện theo
tiến trình định vị như sau:
• Phận đoạn thị trường.
• Lựa chọn thị trường mục tiêu.
• Xác định khách hàng mục tiêu và thói quen mua sắm của khách hàng mục
tiêu.
• Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh
tranh.
• Xác định mục tiêu định vị.
• Xác định tiêu thức định vị.
• Hoạch định các chính sách Marketing liên quan đến chiến lược định vị.
• Tổ chức thực hiện các chính sách Marketing đã đề ra.
1.4.3. Công tác định vị sản phẩm:
a. Phân đoạn thị trường:
Việc chia nhỏ một thị trường thành những đoạn riêng biệt sẽ cung cấp cho người
làm Marketing khả năng phát triển chiến lược Marketing-Mix cho khách hàng đối với
mỗi phân đoạn.
Đối với các tổ chức theo đuổi việc mở rộng thị trường, chiến lược Marketing-
Mix cho khách hàng được mô tả như là một chiến lược Marketing-Mix phân biệt.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 9
Lớp :B13QTH


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Còn đối với các tổ chức nhằm vào các thị trường ngách, chiến lược cạnh tranh
Marketing sẽ nhắm vào một phân đoạn cụ thể của khối thị trường. Điều này được mô
tả giống như một chiến lược Marketing-Mix tập trung.
Chống lại hai chiến lược phân đoạn thị trường trên là một chiếc lược cũ hơn,
Mar không phân biệt. Đây là nơi mà một chiến lược Marketing-Mix được phát triển
để phục vụ toàn bộ thị trường. Đó là, điểm khác nhau giữa các phân đoạn thị trường
bị bỏ qua.
Có nhiều cách để phân chia một thị trường ra thành nhiều phân đoạn. Sau đây là
tóm tắt của một vài cách phổ biến nhất:
• Thị trường của người tiêu dùng:
Một yếu tố quan trọng trong việc phân đoạn thị trường người tiêu dùng là trả lời
các câu hỏi 4W: who – khách hàng là ai, what - họ mua những gì, where - họ mua sản
phẩm và dịch vụ ở đâu, và cuối cùng là why - tại sao họ có sự lựa chọn đó.
• Thị trường của Doanh nghiệp:
+ Phân loại theo khu vực địa lý: tức là phân loại theo khu vực thành thị, nông
thôn...
+ Phân loại theo khách hàng: cách phân loại này dựa trên:
- Loại khách hàng công nghiệp, khách hàng tổ chức hay khách hàng cá nhân...
- Phân loại theo trình độ phát triển: chẳng hạn như nền kinh tế mới sẽ khác với
nền kinh tế cũ, hoặc công nghệ cao sẽ có sự phân biệt đối với công nghệ thấp.
- Phân loại theo chức năng: chẳng hạn như sản xuất, phân phối, bán lẻ...
- Phân loại theo quy mô doanh nghiệp: có thể dựa vào doanh thu, số lượng lao
động...
- Phân loại theo cách thức sử dụng sản phẩm.
+ Phân loại theo lợi ích: đây là cách phân loại dựa vào nhu cầu của người mua,
chẳng hạn như giá thấp, dịch vụ hậu mãi, chất lượng cao hoặc đặc điểm nổi bật.
+ Phân loại theo các hành vi khác: người mua có thể được phân loại dựa trên
những nhân tố như đặc điểm cá nhân (nhận thức của họ về việc phân loại sản phẩm,

khả năng chấp nhận sản phẩm mới của họ...)
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 10
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
b. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Thông qua việc phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ hiểu được một cách cụ
thể hơn sự khác biệt về nhu cầu của mọi người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm
nào đó. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để lựa chọn ra một hay một vài thị trường
mục tiêu để phục vụ nhằm mang lại lợi nhuận cao.
Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải:
•Tập trung phát huy ưu thế của bản thân tức là phải căn cứ vào thực lực và đặc
điểm sản xuất , kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
•Việc xác định nhu cầu, đối thủ cạnh tranh phải thực tế và chính xác.
c. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:
Các bước định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:
•Bước đầu tiên là quyết định xem sản phẩm nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của
mỗi thị trường mục tiêu.
• Thứ hai là quyết định liên quan đến việc làm thế nào những sản phẩm đó được
định vị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Định vị một sản phẩm hoặc
•Một thương hiệu là nắm bắt được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó điều
chỉnh giữa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đến sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh. Định vị là tất cả sự phân biệt - thiết lập một vị trí khác biệt của sản phẩm
trong tâm trí khách hàng.
•Thứ ba và liên quan mật thiết đến phát triển chiến lược Marketing mix hội nhập,
đó là định vị dòng sản phẩm/thương hiệu. Tất cả nhằm mục đích phát triển các loại
sản phẩm mang tính hội nhập, giá cả, phân phối và các chiến lược Mar cộng đồng.
1.4.4. Các phương pháp định vị sản phẩm:
a. Định vị theo sản phẩm :
Trong chiến lược định vị theo sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể xác đinh,

tạo lập vị trí của sản phẩm của mình theo các cách sau:
• Định vị theo thuộc tính của sản phẩm: Doanh nghiệp tạo sự khác biệt của sản
phẩm trong tâm trí khách hàng về giá cả hay đặc điểm kỹ thuật so với sản
phẩm của caácđối thủ cạnh tranh cùng loại trên thị trường.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 11
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
• Định vị theo lợi ích của sản phẩm: Để định vị theo lợi ích của sản phẩm thì
sản phẩm của doanh nghiệp phải có lợi ích đăc biệt đối với người tiêu dùng.
• Định vị theo công dụng của sản phẩm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều có
nhưữn công dụng khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
b. Định vị theo tầng lớp người sử dụng:
Tầng lớp người sử dụng có thể được chia thành các nhóm sau:
 Nhóm những người thuộc tầp lớp thượng lưu: những người thuộc tầng lớp
này thường là những người thành đạt trong xã hội, có công việc tốt, thu nhập
cao, mức sống cao nên họ thường có thói quen mua các sản phẩm có uy tín
cao, chất lượng và giá cả cao cho phù hợp với tầng lớp của họ. Vì thế họ
thường là rất trung thành với các nhãn hiệu cao cấp có khả năng làm tăng vẻ
sang trọng của người sử dụng..
 Nhóm những người thuộc tầng lớp trung lưu: những người thuộc nhóm này
thường là có công việc ổn định và mức sống cũng khá cao. Nhu cầu lựa
chọn sản phẩm của họ thường rất đa dạng. Các doanh nghiệp định vị theo
tầng lớp này cần chú trọng nhiều đến sự đa dạng trong cách lựa chọn của
khách hàng để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp.
 Nhóm những người thuộc tầng lớp bình dân: nhóm này bao gồm những
người là lao động phổ thông, những người có thu nhập thấp hay học sinh,
sinh viên, hưu trí, nội trợ.... Họ khá chú trọng đến tính tiện dụng của sản
phẩm cũng như giá bán của sản phẩm. Những sản phẩm phục vụ cho nhóm
đối tượng này cần định vị ở mức giá trung bình.

c. Định vị theo đối thủ cạnh tranh:
Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh thường
được quan tâm. Các doanh nghiệp luôn mong muốn khách hàng nhìn nhận sản phẩm,
thương hiệu của mình giống như hoặc cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Việc
định vị theo đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dối thủ cạnh tranh
để có thể đưa ra các chính sách phù hợp hơn.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 12
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
1.4.5. Các chính sách Marketing liên quan đến định vị sản phẩm:
1.4.5.1. Chính sách sản phẩm:
a. Khái niệm về sản phẩm:
Theo quan điểm cổ điển thì sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý và hoá học,
được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng.
Theo quan điểm sản xuất hàng hoá thì sản phẩm không chỉ là sự tổng hợp các đặc
tính sử dụng, mà còn phải là vật mang giá trị. Sản phẩm là sự thống nhất giữa hai
thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (giá trị trao đổi).
Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể đưa vào một thị
trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ... nhằm thoả mãn nhu cầu, ước
muốn nào đó. Sản phẩm có thể là những vật thể, dịch vụ, những con người, địa điểm,
những tổ chức, hình ảnh,ý nghĩ...
b. Các quyết định liên quan đến sản phẩm:
• Những quyết định về nhãn hiệu:
Nhãn hiệu có thể là một tên gọi, dấu hiệu, thuật ngữ, biểu tượng, mẫu vẽ...của sản
phẩm.
Việc lựa chọn nhãn hiệu là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Nhãn hiệu
nổi tiếng là nguồn tài sản to lớn và vô tận để thâm nhập thị trường. Vì vậy, khi lựa
chọn nhãn hiệu cần chú ý đảm bảo các yếu tố sau:

+ Dễ phát âm, dễ nghe, dễ nhớ.
+ Ngắn gọn, gợi cảm và độc đáo.
+ Có thể dịch dễ dàng sang tiếng nước ngoài để xuất khẩu.
+ Trung thực về nguồn gốc và có thể đăng ký pháp luật bảo hộ.
+ Hợp với trật tự công cộng và phong tục tập quán.
+ Không chung chung hoặc nhái lại rập khuôn sản phẩm khác.
• Những quyết định về bao bì:
Bao bì là cái bao phủ vật chất hoặc là cái đựng sản phẩm. Là cái trung gian giữa
sản phẩm và người tiêu dùng. Vai trò đầu tiên của bao bì là chứa đựng và bảo về giá
trị sử dụng của sản phẩm. Ngày nay bao bì trở thành công cụ Marketing quan trọng,
thực hiện nhiều chức năng như: thu hút khách hàng, tạo niềm tin và ấn tượng cho
khách hàng, làcơ sở lựa chọn của khách hàng, là người bán hàng im lặng, là một vũ
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 13
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
khí cạnh tranh sắc bén với các sản phẩm khác, tạo nên nhiều cơ hội cải tiến và đổi
mới sản phẩm doanh nghiệp.
Khi lựa chọn bao bì cần chú ý các yêu cầu:
+ Phải bảo về được các thuộc tính của sản phẩm như: mùi vị, độ ẩm, hình dáng,
nhiệt độ.
+ Phải thích ứng với tập quán tiêu thụ sản phẩm.
+ Cần hấp dẫn và đẹp mắt để tạo lòng tin và hứng thú sử dụng.
+ Phải làm được nhiệm vụ thông tin về sản phẩm và hướng dẫn bảo quản, sử
dụng sản phẩm.
+ Phải thích ứng với tiêu chuẩn, luật lệ và quyết định của thị trường mục tiêu chủ
yếu.
• Phát thảo kiểu dáng sản phẩm:
Kiểu dáng là những phát hoạ và những hình thức bên ngoài của sản phẩm tác
động lên chức năng, trọng lượng, màu sắc và cấu tạo... của sản phẩm.

Phát hoạ kiểu dáng là sự nghiên cứu và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật
công nghiệp để tạo kiểu cách, hình dáng mới cho phù hợp với công dụng và chức
năng của sản phẩm.
Khi phát thảo kiểu dáng sản phẩm, cần chú ý đảm bảo các điều kiện:
+Tạo sản phẩm có giá trị sử dụng cao.
+ Có giá trị thẩm mĩ và thực hành.
+ Tăng uy tín và sự hấp dẫn của sản phẩm.
+ Độc đáo và li kì hoá sản phẩm.
+ Dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác.
+ Dễ sử dụng và bảo quản....
• Quyết định về dịch vụ:
+ Dịch vụ thông tin: Là phổ biến thông tin, trả lời khách hàng, đường lối mới của
doanh nghiệp về sản phẩm, đặc điểm, công nghệ, giá cả, phân phối, đơn hàng...
+ Dịch vụ kĩ thuật: Là hướng dẫn sơ đồ, lắp đặt, sử dụng, huấn luyện khách hàng,
nghiên cứu cải tiến....
+ Dịch vụ bảo hành: Sửa chữa, thay thế phụ tùng, chi tiết...
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 14
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
+ Dịch vụ tín dụng: Trả góp, cho vay, cho thuê...
+ Dịch vụ khiếu nại và điều chỉnh: Xử lí khiếu nại, thay đổi mẫu mã, kiểm tra
chất lượng, năng động trong bán hàng, phân phối...
1.4.5.2. Chính sách giá cả:
a. Khái niệm và vai trò của giá cả:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Theo quan điểm Marketing,
giá cả là số tiền thỏa thuận giữa người mua và người bán về sự trao đổi một loại sản
phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Chính sách giá của doanh nghiệp là sự tập hợp những cách thức và quy tắc xác
định mức giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ giao động cho phép thay đổi

mức giá cơ ở trong những điều kiện nhất định của hoạt động sản xuất kinh doanh trên
thị trường.
Giá cả có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp vì:
• Giá cả ảnh hưởng to lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hưởng mạnh
mẽ đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Là cơ sở giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng, xác định cơ cấu chủng loại tối
ưu và khả năng, trình độ thâm nhập thị trường.
• Là tiêu chuẩn quan trọng giúp khách hàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm.
• Giá cả biểu hiện tập trung các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người bán
và người mua, về vị trí và vai trò của doanh nghiệp trên thị trường cũng như
sự tác động hướng dẫn và kích thích tiêu dùng trong hoạt động kinh tế - văn
hoá - xã hội của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
b. Các mục tiêu cơ bản của chính sách giá:
• Tồn tại: Trong những điều kiện cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu khách
hàng thay đổi đột ngột, tình hình thị trường nhiều khó khăn... các
doanh nghiệp thường đặt sự tồn tại lên thành mục tiêu chính yếu nhất.
Để thực hiện mục tiêu tồn tại, doanh nghiệp thường có xu hướng đặt giá thấp để
bảo đảm duy trì lượng cầu, tăng sản lượng và ổn định nhiệm vụ sản xuất.
• Tối đa hoá lợi nhuận hiện tại: Doanh nghiệp cần ước lượng mức cầu và chi
phí theo những mức giá khác nhau để chọn được mức giá cho phép tối đa hoá
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 15
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
doanh thu hoặc cực tiểu hoá chi phí để đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thể
được.
• Tăng khối lượng sản xuất để lãnh đạo thị trường hoặc gia tăng thị phần đáp
ứng: Với mục tiêu này doanh nghiệp thường có xu hướng định giá càng thấp
càng tốt để đưa khối lượng sản phẩm bán lên cao nhất và thâm nhập thị trường

bằng sự tăng trưởng của thị phần.
• Dẫn đầu về chất lượng: Mục tiêu này thường đòi hỏi một mức giá cao đủ để
trang trải chi phí nghiên cứu và phát triển, đầu tư và cải tiến hệ thống công
nghệ sản xuất, với một chi phí cao về quảng cáo và giới thiệu sản phẩm chất
lượng hảo hạng, độc đáo.
• Các mục tiêu khác: Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ giá thấp để ngăn
chặn và làm nản lòng đối thủ tham gia cạnh tranh thị trường, hoặc định giá
ngang bằng với đối thủ để tránh sự đụng độ và ổn định thị trường. Giá cũng có
thể đưa ra nhằm duy trì sự trung thành và ủng hộ của giới phân phối, bán lại
hoặc tránh sự can thiệp của chính phủ. Giá có thể tạm giảm để lôi kéo, thu hút
khách hàng tiềm tàng hoặc để hổ trợ cho các hiệu bán lẻ...
1.4.5.3. Chính sách phân phối:
a. Khái niệm - vai trò - chức năng của phân phối:
• Khái niệm:
Phân phối trong hoạt động Marketing là một khái niệm của kinh doanh, nhằm
định hớng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua,
đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hoà, phối hợp các tổ chức trung gian khác
nhau bảo đảm cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị
trường.
Phân phối làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ nhà sản xuất tới người
tiêu dùng cuối cùng.
• Vai trò của phân phối:
+ Là công cụ quan trọng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sự ăn khớp
giữa cung và cầu.
+ Phân phối cho phép giảm bớt đầu mối giao dịch và thực hiện những tiết kiệm
nhiều tầng cho các nhà sản xuất.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 16
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến

+ Thực hiện cải tiến đồng bộ mẫu mã hàng hoá, khắc phục sự hạn chế về mặt
hàng, kĩ thuật và tài chính của từng nhà sản xuất riêng lẻ.
+ Trong hoạt động Marketing, chính sách phân phối của doanh nghiệp giữ vai trò
quan trọng, nó là chìa khoá để để thiết lập Marketing chiến lược và Marketing hỗn
hợp. tạo nên sự nhất quán, đồng bộ và hiệu quả giữa chính sách sản phẩm, chính sách
giá và chính sách truyền thông - cổ động...
• Chức năng của phân phối:
+ Điều tra và nghiên cứu : Nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc
hoạch định chiến lược, chính sách và mở rộng sự trao đổi.
+ Cổ động : Triển khai và phổ biến những tin tức có sức thuyết phục về những
sản phẩm cần bán.
+ Tiếp xúc : Thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
+ Cân đối : Xác định và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trên các mặt sản
xuất, tập hợp, bao gói, vận chuyển....
+ Thương thảo : Thoả thuận về giá cả và các vấn đề liên quan với khách hàng.
+ Phân phối vật phẩm : Cung ứng, chuyên chở, dự trữ và tồn kho hàng hóa.
+ Tài trợ : Huy động và phân chia chi phí, tiền bạc để thanh toán tài chính cho
toàn hệ thống.
+ Chia sẽ rủi ro : Cùng chấp nhận rủi ro liên quan đến việc điều hành phân phối.
b. Hệ thống trung gian và kênh phân phối:
 Hệ thống trung gian phân phối :
• Trung gian bán lẻ : Nhà bán lẻ hoặc cửa hiệu bán lẻ là những cơ sở kinh
doanh có doanh số chủ yếu từ những hoạt động bán lẻ (hoạt động có liên quan
đến việc bán hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu thụ cuối cùng để họ sử
dụng cho bản thân mà không nhằm mục đích kinh doanh).
• Trung gian bán sỉ : Người bán sỉ chủ yếu mua hàng hoá từ các nhà sản xuất
và hầu hết là bán cho người bán lẻ, cho các cơ sở công nghiệp và những nhà
bán sỉ khác.
Trung gian bán sỉ bao gồm : các nhà môi giới, đại lý ; chi nhánh , văn phòng
của nhà sản xuất và bán lẻ, các nhà bán sỉ tạp loại...

 Hệ thống kênh phân phối :
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 17
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Kênh phân phối là những cách thức, con đường kết hợp hữu cơ giữa những
nhà sản xuất với những nhà trung gian khác nhau trong quá trình phân phối hàng hoá
tạo nên những dạng kênh khác nhau với độ dài từng kênh khác nhau như :
• Kênh trực tiếp : Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà
không thông qua cấp trung gian nào. Gồm các phương pháp : bán đến tận nhà,
bán theo thư đặt hàng và bán qua các cửa tiệm bán lẻ của nhà sản xuất.
• Kênh rút gọn (kênh một cấp) : Nhà sản xuất thông qua các nhà bán lẻ để
bán hàng cho người tiêu dùng.
• Kênh phân phối đầy đủ : Nhà sản xuất thông qua các nàh trung gian bán sỉ
đưa hàng đến các nhà bán lẻ để trực tiếp bán cho người tiêu dùng.
• Kênh đặc biệt (kênh nhiều cấp) : Tham gia vào kênh này có thêm một số
trung gian đặc biệt như đại lý, môi giới nằm giữa các nhà sản xuất, bán sỉ với
bán lẻ và tiêu dùng.
1.4.5.4. Chính sách truyền thông - cổ động:
Truyền thông - cổ động là những hoạt động nhằm làm thay đổi lượng cầu dựa
trên những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm trí và thị hiếu của khách hàng.
Để truyền tin về văn hoá, tác động vào tâm trí khách hàng, lôi kéo họ mau
hàng và ủng hộ danh tiếng của doanh nghiệp.... trong hhoạt động truyền thông - cổ
động thường sử dụng những công cụ chủ yếu sau :
• Quảng cáo : Là hình thức thông tin có tính chất phi cá nhân cho các ý tưởng,
hàng hoá, dịch vụ nhằm gợi mở và khuyến khích nhu cầu.
• Xúc tiến bán : là những khích lệ ngắn gọn và sự chào mời cổ vũ khách hàng
hướng nhanh tới việc mua hàng và sử dụng hàng.
• Tuyên truyền : Kích khởi những nhu cầu phi cá nhân cho sản phẩm, dịch vụ,
công ty bằng cách khuyếch trương những tin tức có ý nghĩa thương mại về

chúng trong cộng đồng xã hội.
• Bán hàng : Là sự giới thiệu bằng miệng trực tiếp qua các cuộc đối thoại với
khách hàng tương lai nhằm mục đích đẩy mạnh việc mua hàng và sử dụng
hàng.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 18
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
PHẦN II:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH
SÁCH MARKETING-MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM
TẠI CÔNG TY CP VINATEX ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan về công ty:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trước tình hình ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển, ngày
01/07/1992, Công ty Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu Việt nam được thành lập tại
Đà Nẵng.
Với cơ sở ban đầu là một xưởng thêu tự động, một xưởng may bao gồm 350 công
nhân và một cửa hàng cung ứng thiết bị phụ tùng ngành may, chi nhánh không ngừng
phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng qui mô và đến ngày ngày 25/09/1995 theo
quyết định của số 100/ QĐ/ TCLD của hội đồng quản trị tổng công ty Dệt may Việt
Nam đã tiến hành sát nhập với chi nhánh Textimex Đà Nẵng và lấy tên là Chi nhánh
Tổng công ty Dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng.
Sau đó, với quyết định số 299 QĐ/TCB do Bộ Công nghiệp ban hành vào ngày
28/01/2001, Công ty Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu may Đà Nẵng đã xác nhập
với Công ty dệt may Thuỷ sản Đà Nẵng và lấy tên là Công ty Dệt may Đà Nẵng hay
còn gọi là VINATEX Đà Nẵng.
Trước đây,Công ty VINATEX Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước đặt
dưới sự quản lý toàn diện của Tổng công ty dệt may Việt Nam, chịu sự quản lý của
Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc.

Đến đầu năm 2002, theo quyết định số 299/QĐ-TCCB ngày 28/01/2002 của bộ
trưởng bộ công nghiệp và theo thông báo số 392/ TC-KT ngày 15/03/2002 của tổng
Công ty Dệt may Việt Nam: sát nhập chi nhánh Tổng công ty Dệt may Việt Nam tại
Đà Nẵng với công ty Dệt may Thanh Sơn lấy tên là công ty sản xuất xuất nhập khẩu
dệt may Đà Nẵng với tên giao dịch là Vinatex Đà Nẵng.
Vào tháng 08/2005, Công ty tiến hành cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần
sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng hay còn gọi là VINATEX Đà Nẵng.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 19
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Tên giao dịch quốc tế : Đà Nẵng textile Manufacturing - Export Import joint stock
Company
Hình 2.1: Trụ sở chính và chi nhánh II của công ty:
Trụ sở 25 Trần Quý Cáp – TP Đà Nẵng Cơ sở II tại 88 Thanh Sơn TP ĐN


Trụ sở : 25 Trần Quý Cáp – Đà Nẵng
Điện thoại : 84.511.863.757/823725
Fax : 84.511.863.757/823367
Email :
Website : www.vinatexdn.com
Công ty đã không ngừng lớn mạnh trong thời gian qua: Hiện tại, Công ty
VINATEX Đà Nẵng có 3 cơ sở sản xuất:
Cơ sở I tại 25 Trần Quý Cáp ĐN, có diện tích mặt bằng là 3.306 m
2
với 4.753
m
2
nhà xưởng.

SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 20
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Cơ sở II tại 88 Thanh Sơn ĐN có diện tích mặt bằng là 6.332 m
2
với 8.374 m
2
nhà xưởng.
Cơ sơ III là nhà máy may Phù Mỹ - Bình Định với 500 công nhân và 8 chuyền
may đạt doanh thu khoảng 1,1 tỷ đồng/ tháng.
Tính đến tháng 03/2005, Công ty có khoảng 2500 công nhân và 1600 máy móc,
thiết bị. Về tổ chức, biên chế bộ máy, Công ty có 4 phòng nghiệp vụ, 2 phân xưởng,
5 xí nghiệp xản xuất và 2 trung tâm kinh doanh, thương mại.
Xí nghiệp may I:
+ Số chuyền sản xuất: 06 chuyền (50 Công nhân / chuyền)
+ Số lượng công nhân :350 công nhân
+ Tổng diện tích :974,25 m
2

+ Thiết bị hiện có :415 thiết bị
+ Chuyên sản xuất áo JACKET, áo POLO SHIRT, quần tây
+ Thị trường xuất khẩu: USA, Đài Loan, EU
Xí nghiệp may II:
+ Số chuyền sản xuất: 06 chuyền ( 45 công nhân/chuyền)
+ Số lượng công nhân : 330 công nhân
+ Tổng diện tích :846 m
2

+ Thiết bị hiện có :405 thiết bị

+ Chuyên sản xuất quần Tây, áo JACKET, quần áo thể thao
+ Thị trường xuất khẩu: USA, Đài Loan, EU
Xí nghiệp may III:
+ Số chuyền sản xuất: 06 chuyền ( 50 công nhân/chuyền)
+ Số lượng công nhân :350 công nhân
+ Tổng diện tích : 2105 m
2

+ Thiết bị hiện có :370 thiết bị
+ Chuyên sản xuất : áo sơ mi
+ Thị trường xuất khẩu: USA, EU
Xí nghiệp may IV:
+ Số chuyền sản xuất: 06 chuyền (50 công nhân /chuyền)
+ Số lượng công nhân :335 công nhân
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 21
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
+ Tổng diện tích :2105 m
2

+ Thiết bị hiện có : 300 thiết bị
+ Chuyên sản xuất : các sản phẩm hàng dệt kim, quần áo thể thao, polo shirt…
+ Thị trường xuất khẩu: USA, Đài Loan, EU.
Xí nghiệp may V:
+ Số chuyền sản xuất: 06 chuyền(50 công nhân/chuyền)
+ Số lượng công nhân :300 công nhân
+ Tổng diện tích :2105 m
2
+ Thiết bị hiện có :285 thiết bị

+ Chuyên sản xuất các sản phẩm bộ áo liền quần, áo bảo hộ lao động
+ Thị trường xuất khẩu: USA, Đài Loan, EU
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
a. Chức năng của công ty:
Tổ chức sản xuất các sản phẩm may mặc.
Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc và các
nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng may mặc.
Tổ chức thương mại các sản phẩm may mặc ở thị trường trong nước.
b. Nhiệm vụ của công ty:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch
xuất nhập khẩu trực tiếp, kế hoạch tiêu thụ nội địa và các kế hoạch có liên quan
bao gồm kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm để đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh tại công ty.
Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại do nhà nước
quy định.
Tuân thủ các chính sách hoạt động, chính sách thuế cũng như các quy định
khác của Nhà nước.
Có trách nhiệm bảo hoàn vốn, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu
quả.
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 22
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
c. Quyền hạn của công ty:
•Trước đây khi chưa sáp nhập vào công ty Thanh Sơn thì công ty mới chỉ là chi
nhánh hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty dệt may Việt Nam .
•Từ khi sáp nhập và trở thành công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng ,thì công ty đã
tự tìm đối tác kinh doanh cho mình .Đội ngũ nhân viên cũng đã có những cố gắng

không ngừng để đưa để đưa công ty phát triển ngang tầm với các công ty khác
trong cùng ngành .
•Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường , có tư cách pháp nhân và hạch toán kế toán độc lập , tự chủ kinh doanh ,
được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp .
•Công ty được quyền giao dịch đàm phán và kí kết các hợp đồng , thực hiện
liên doanh liên kết và hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế
thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật .
•Công ty có quyền kinh doanh theo đúng ngành nghề đã kí kết.
•Công ty có quyền vay vốn ngân hàng tại ngân hàng , tại các tổ chức tín dụng
để phát triển sản xuất kinh doanh , được quyền tham gia các hoạt động như hội
chợ , triển lãm , quảng cáo hàng hóa ...
•Công ty có quyền kiện tụng khiếu nại trước cơ quan pháp luật nhà nước đối
vơi mọi cá nhân tổ chức vi phạm hợp đồng kinh tế , chế độ quản lí tài chính ...
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Dệt thảm xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu, thảm len dày xuất
khẩu
- Sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mĩ nghệ, hàng thêu đan, hàng áo len,
tơ tằm may công nghiệp .
- Đại lí và kinh doanh hàng thiết bị hàng tư liệu tiêu dùng, hàng trang bị nội
thất, nguyên phụ liệu, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, các sản phẩm cuối
cùng của hàng dệt may, máy móc thiết bị dệt may .
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu hải sản hàng công nghệ phẩm, ôtô,
xe máy, máy điều hòa, các hàng công nghiệp tiêu dùng khác .
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 23
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
- Thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt
may và xây dựng dân dụng hệ thống điện lạnh ...

Các sản phẩm chủ lực :
- Các mặt hàng may mặc, áo sơ mi, áo polo, áo jacket, quần dài nam, quần
short...
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thảm len, thêu đan ...
2.1.4. Triết lý kinh doanh của công ty:
Công ty Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng
(VINATEX Đà Nẵng) hoạt động với triết lý kinh doanh:
• Con người là yếu tố quan trọng nhất.
• Môi trường làm việc mà ở đó tiềm năng của mỗi người được đánh thức
một cách cao độ.
• Chất lượng và uy tín là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ khâu thiết kế đến khâu
dịch vụ khách hàng.
• Mọi người đều chiến thắng không chỉ khách hàng, công ty mà còn có tất cả
nhân viên.
Với những triết lý kinh doanh đó, Công ty VINATEX Đà Nẵng đã đưa ra
khẩu hiệu hoạt động (slogan) : “VINATEX Đà Nẵng hướng tới sự hoàn mỹ - khát
vọng - ý chí - tinh thần”. Là doanh nghiệp có bản sắc nhân văn nhân bản, là điểm
đến và lưu lại của mọi khách hàng.
2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng các bộ phận
của công ty:
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 24
Lớp :B13QTH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của toàn công ty, theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, công
tác tài chính và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng,

nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Các phó giám đốc: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công việc
hàng ngày, cùng với các phòng ban theo dõi hhoạt động sản xuất kinh doanh, kế
hoạch cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và theo dõi tình hình tài
chính của công ty.
Phòng tổ chức: Có chức năng quản lý nguồn nhân lực, phân công lao động
hợp lý. Ngoài ra, còn có trách nhiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân
lực của công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất
- kinh doanh cho công ty, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế một cách hiệu
quả.
Phòng kế toán: Thực hiện việc tổ chức toàn bộ công tác hoạch toán kế toán
trong toàn công ty, kiểm tra, giám sát công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc
theo quy định tài chính của công ty.
SVTH: Phạm Thị Hồng Trang 25
Lớp :B13QTH

×