Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quốc tế sơn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
1.1.1 Giới thiệu chung 9
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 10
1.2.1 Khái quát chung 12
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 15
1.1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh 17
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà 18
Biểu 1.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm 19
1.1.4 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 20
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Sơn Hà 22
1.1.5 Đặc điểm về sản phẩm và ngành kinh doanh 24
1.1.6 Đặc điểm về khách hàng 25
Bảng 1.4: Bảng doanh thu theo đối tượng khách hàng 26
1.1.7 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 27
1.1.8 Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 28
2.1.1 Chi phí trung gian và giá thành sản phẩm 30
2.1.1.1 chi phí trung gian 30
Bảng 2.1: Bảng chi phí trung gian của công ty Sơn Hà 32
2.1.1.2 Giá thành sản phẩm 33
Bảng 2.2: Bảng chi phí giá thành sản phẩm của công ty Sơn Hà 34
Bảng 2.3: Bảng giá sản phẩm của Sơn Hà và một số hãng khác 36
2.1.2 Chất lượng sản phẩm 37
2.1.2.1 Thông số kỹ thuật 37
Bảng 2.4: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bồn Inox 37
Bảng 2.5: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bình nước nóng 38
2.1.2.2 Dịch vụ đi kèm 40
Bảng 2.6: Bảng dịch vụ của Sơn Hà tại miền Bắc 40
2.1.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và đa dạng hoá sản phẩm 41
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng 41
Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp 41
Bảng 2.8: Bảng chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp 42
2.1.3.2 Khả năng đa dạng hoá sản phẩm 44
Bảng 2.9: Doanh thu của các loại sản phẩm qua các năm 46
2.1.4 Hệ thống kênh phân phối 47
2.1.4.1 Khái quát chung 47
Bảng 2.10: Một số khách hàng lớn của công ty 48
2.1.4.2 Đánh giá hệ thống kênh phân phối 49
Bảng 2.11: Bảng hệ thống kênh phân phối của công ty Sơn Hà 49
2.1.5 Năng lực lao động 51
Bảng 2.12: Cơ cấu nhân sự theo loại hình lao động và độ tuổi lao động 51
Bảng 2.13: Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động và năm công tác 52
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sơn Hà 53
2.1.6 Năng lực tài chính 54
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty 56
2.1.7 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả cạnh tranh của công ty Sơn Hà qua các
năm 58
2.1.7.1 Kết quả về số lượng sản phẩm tiêu thụ 58
Bảng 2.16: Thống kê hàng hoá tiêu thụ qua các năm 58
2.1.6.2 Kết quả tiêu thụ theo thị trường 59
Bảng 2.17: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường 60
Biểu 2.1: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường 61
61
2.1.6.3 Thị phần 61
Bảng 2.18: Bảng thị phần của công ty Sơn Hà 62
Biểu 2.2: Biểu đồ thị phần của công ty Sơn Hà 62
Bảng 2.19: Thị phần của Sơn Hà theo khu vực thị trường 63
Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần theo khu vực thị trường năm 2007 63

Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu 65
Bảng 2.20: Chi phí cho quảng cáo của công ty Sơn Hà 65
2.2.2 Các chính sách phát triển nguồn nhân lực 67
2.2.2.1 Chính sách trả lương 67
2.2.2.2 Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực 67
2.2.2.3 Tạo động lực lao động 68
2.2.3 Công nghệ 70
Bảng 2.21: Hệ thống máy móc thiết bị của công ty Sơn Hà 71
2.2.4 Các biện pháp khác 72
2.2.4.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 72
2.2.4.3 Khuyến khích các thành viên kênh phân phối 74
Bảng 2.22 : Định mức thưởng đối với các đại lý 74
2.3.2 Điểm mạnh 75
2.3.3 Điểm yếu và nguyên nhân 76
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất của công ty Sơn Hà năm 2008 78
3.2.1 Phát triển thương hiệu 79
3.2.1.1 Tăng cường cung cấp thông tin tới khách hàng 79
3.2.1.2 Truyền thông 80
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động kênh phân phối 81
3.2.2.1 Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các đại lý 81
3.2.2.2 Đào tạo 83
3.2.2.3 Tăng khả năng cung cấp thông tin từ các đại lý 84
3.2.2.4 Tổ chức tốt hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng 84
3.2.3 Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 85
3.2.3.1 Xây dựng bộ tài liệu về văn hoá 86
3.2.3.2 Tổ chức truyền bá giáo dục 86
3.2.3.3 Duy trì và phát triển 87

3.2.4 Một số giải pháp khác 87
3.2.4.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 88
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.4.2 Tăng cường quản lý chi phí sản xuất để hạ giá thành 88
3.2.4.3 Nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản trị mới trong quá
trình sản xuất 90
3.2.4.4 Đào tạo nhân lực 90
Bảng chi phí trung gian ngành công nghiệp sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ
chứa đựng bằng kim loại năm 2003 93
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà 18
Biểu 1.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm 19
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Sơn Hà 22
Bảng 1.4: Bảng doanh thu theo đối tượng khách hàng 26
Bảng 2.1: Bảng chi phí trung gian của công ty Sơn Hà 32
Bảng 2.2: Bảng chi phí giá thành sản phẩm của công ty Sơn Hà 34
Bảng 2.3: Bảng giá sản phẩm của Sơn Hà và một số hãng khác 36
Bảng 2.4: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bồn Inox 37
Bảng 2.5: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bình nước nóng 38
Bảng 2.6: Bảng dịch vụ của Sơn Hà tại miền Bắc 40
Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp 41
Bảng 2.8: Bảng chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp 42
Bảng 2.9: Doanh thu của các loại sản phẩm qua các năm 46
Bảng 2.10: Một số khách hàng lớn của công ty 48
Bảng 2.11: Bảng hệ thống kênh phân phối của công ty Sơn Hà 49
Bảng 2.12: Cơ cấu nhân sự theo loại hình lao động và độ tuổi lao động 51
Bảng 2.13: Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động và năm công tác 52
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sơn Hà 53

Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty 56
Bảng 2.16: Thống kê hàng hoá tiêu thụ qua các năm 58
Bảng 2.17: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường 60
Biểu 2.1: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường 61
Bảng 2.18: Bảng thị phần của công ty Sơn Hà 62
Biểu 2.2: Biểu đồ thị phần của công ty Sơn Hà 62
Bảng 2.19: Thị phần của Sơn Hà theo khu vực thị trường 63
Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần theo khu vực thị trường năm 2007 63
Bảng 2.20: Chi phí cho quảng cáo của công ty Sơn Hà 65
Bảng 2.21: Hệ thống máy móc thiết bị của công ty Sơn Hà 71
Bảng 2.22 : Định mức thưởng đối với các đại lý 74
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất của công ty Sơn Hà năm 2008 78
Bảng chi phí trung gian ngành công nghiệp sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ
chứa đựng bằng kim loại năm 2003 93
MỤC LỤC BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà 18
Biểu 1.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm 19
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Sơn Hà 22
Bảng 1.4: Bảng doanh thu theo đối tượng khách hàng 26
Bảng 2.1: Bảng chi phí trung gian của công ty Sơn Hà 32
Bảng 2.2: Bảng chi phí giá thành sản phẩm của công ty Sơn Hà 34
Bảng 2.3: Bảng giá sản phẩm của Sơn Hà và một số hãng khác 36
Bảng 2.4: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bồn Inox 37
Bảng 2.5: Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm bình nước nóng 38
Bảng 2.6: Bảng dịch vụ của Sơn Hà tại miền Bắc 40
Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp 41
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.8: Bảng chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp 42
Bảng 2.9: Doanh thu của các loại sản phẩm qua các năm 46
Bảng 2.10: Một số khách hàng lớn của công ty 48
Bảng 2.11: Bảng hệ thống kênh phân phối của công ty Sơn Hà 49
Bảng 2.12: Cơ cấu nhân sự theo loại hình lao động và độ tuổi lao động 51
Bảng 2.13: Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động và năm công tác 52
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sơn Hà 53
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty 56
Bảng 2.16: Thống kê hàng hoá tiêu thụ qua các năm 58
Bảng 2.17: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường 60
Biểu 2.1: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường 61
Bảng 2.18: Bảng thị phần của công ty Sơn Hà 62
Biểu 2.2: Biểu đồ thị phần của công ty Sơn Hà 62
Bảng 2.19: Thị phần của Sơn Hà theo khu vực thị trường 63
Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần theo khu vực thị trường năm 2007 63
Bảng 2.20: Chi phí cho quảng cáo của công ty Sơn Hà 65
Bảng 2.21: Hệ thống máy móc thiết bị của công ty Sơn Hà 71
Bảng 2.22 : Định mức thưởng đối với các đại lý 74
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất của công ty Sơn Hà năm 2008 78
Bảng chi phí trung gian ngành công nghiệp sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ
chứa đựng bằng kim loại năm 2003 93
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng có nghĩa là ta
đã cam kết phát triển nền kinh tế thị trường một cách toàn diện. Trong cơ chế kinh
tế thị trường cạnh tranh là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp

muốn tồn tại và phát triển phải chứng tỏ được năng lực cạnh tranh của mình trước
các đối thủ cạnh tranh khác. Để có được năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải
xây dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ cạnh tranh
dựa trên các nguồn lực về: tài chính, con người, công nghệ
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ
Inox thuộc ngành công nghiệp sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng
kim loại. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà em đã có cơ
hội tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như ngành kinh
doanh. Qua quá trình tìm hiểu em đã nhận thấy tính cạnh tranh trong ngành ngày
càng tăng, số lượng các doanh nghiệp tham gia trong ngành có xu hướng tăng lên.
Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cần thiết của công ty nhằm duy trì
và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần
Quốc Tế Sơn Hà” em mong muốn đánh giá trung thực và chính xác thực trạng
năng lực cạnh tranh của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty nhằm giúp công ty phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất
kinh doanh và hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường vào
năm 2015. Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Quốc Tế
Sơn Hà
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần
Quốc Tế Sơn Hà
Em xin trân trọng cảm ơn Th.s Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ, hướng dẫn em
thực thiện đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn các cô, chú, anh, chị Phòng Kinh
Doanh thuộc công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty và hoàn thành đề án. Em rất mong nhận

được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy cô và cùng toàn thể bạn đọc để đề tài
được hoàn chỉnh hơn, em xin chân thành cảm ơn về những ý kiến đóng góp đó.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu chung
Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà là công ty ngoài quốc doanh được thành lập
theo quyết định số 3823/TLDN ký ngày 17/11/1998 của UBND thành phố Hà Nội.
Giấy phép kinh doanh số 070376 cấp ngày 23 tháng 11 năm 1998 do sở Kế Hoạch
Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên công ty : Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà
Tên giao dịch quốc tế : Son Ha International Stock Company
Địa chỉ : 360 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : (84) 04.6642013 – (84) 04.6642014
Fax : (84) 04.46642004
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
E – mail :
Website : www.Sonhagroup.com.vn
Với diện tích nhà xưởng 3000 m
2
tại 360 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà

Nội và 9000 m
2
nhà xưởng tại khu công nghiệp Từ Liêm – Hà Nội phục vụ dây
chuyền sản xuất bồn chứa nước Inox, ống thép Inox, chậu rửa Inox, bình nước nóng
năng lượng mặt trời…Tổng số lao động của công ty là hơn 500 người. Với sự phấn
đấu không ngừng của lãnh đạo công ty cũng như cán bộ công nhân viên của toàn
công ty đã đưa sản phẩm mang nhãn hiệu Sơn Hà trở thành nhãn hiệu có thương
hiệu vững mạnh và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Sau gần 10 năm xây dựng và
phát triển công ty Sơn Hà đã và đang được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng ngày
một nhiều hơn. Đó chính là niềm tự hào to lớn, là động lực để công ty tiếp tục nỗ
lực phấn đấu nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ mở rộng hướng
xuất khẩu ra bên ngoài. Công ty Sơn Hà đã và đang khẳng định vị thế là nhà sản
xuất các sản phẩm từ Inox hàng đầu Việt Nam.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Sơn Hà được thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 600
triệu đồng. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Sơn Hà đã tăng số vốn ban đầu này lên
43 tỷ đồng với số nhân viên là 531 người. Từ khi thành lập đến nay, Sơn Hà hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng cơ kim khí (bồn chứa nước Inox và bồn
nhựa, chậu rửa, các sản phẩm từ Inox , ).
Năm 1997: tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường,
và hiên cứu công nghệ sản xuất bồn chứa nước.
Ngày 17/11/1998: chính thức thành lập công ty với tên gọi ban đầu là công
ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà. Trụ sở đặt tại 360 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà
Nội.
Năm 1999: chính thức đi vào sản xuất ổn định với 02 sản phẩm chủ yếu là
bồn chứa nước Inox và bồn chứa nước bằng nhựa. Đồng thời cũng dần mở rộng
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
danh mục sản phẩm như sản xuất thêm chậu rửa Inox, các thiết bị nhà bếp bằng

Inox.
Năm 2002: mở hướng nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới: ống nước
Inox, bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Đây cũng là giai đoạn đầu tư
máy móc, thiết bị, xây dựng thêm xưởng sản xuất ở khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ
Liêm – Hà Nội.
Năm 2004: mở rộng thị trường bằng sản phẩm hoàn toàn mới - ống Inox.
Đồng thời tiếp tục đầu tư cho ra đời sản phẩm bình nước nóng sử dụng năng lượng
mặt trời (Thái Dương Năng) và đầu tư thêm vào các sản phẩm khác như đồ nội thất
bằng thép không rỉ.
Năm 2005: mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thành lập công ty Minh
Tân chuyên khai thác và kinh doanh các sản phẩm đá tự nhiên có nhà máy đặt tại
Lưu Kiến - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng và văn phòng giao dịch tại 360 Giải Phóng –
Thanh Xuân – Hà Nội.
Tháng 4 năm 2006: Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà và trung tâm dịch
vụ ERP – FPT đã ký thoả thuận triển khai phần mềm “Quản Trị Tổng Thể Doanh
Nghiệp _ERP” vào tin học hoá hoạt động quản trị và sản xuất.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, ngày 30/10/2007 công ty đã
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ
phần với tên gọi chính thức Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà. Theo dự kiến công ty
sẽ tham ra hoạt động giao dịch chứng khoán vào năm 2008.
Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà hiện đang tiến hành sản xuất kinh doanh
tại 4 địa điểm chính:
- Xưởng sản xuất I đặt tại địa điểm cùng với văn phòng công ty tại 360 Giải
Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội chuyên sản xuất các mặt hàng bồn chứa nước bằng
Inox và nhựa, bình nước nóng…
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xưởng sản xuất II đặt tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm – Hà Nội
chuyên sản xuất các sản phẩm ống thép, chậu rửa Inox và các bán thành phẩm cung

cấp cho xưởng sản xuất I.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là mô hình thu nhỏ của công ty Sơn
Hà sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ đạo của công ty như bồn chứa nước,
các loại chậu rửa và ống thép.
- Chi nhánh tại Hải Phòng là đầu mối phân phối các sản phẩm của công ty ở
Hải Phòng và các khu vực phụ cận.
Sau gần 10 năm hoạt động Sơn Hà đã trở thành công ty hàng đầu ở Việt Nam
trong lĩnh vực sản xuất bồn chứa nước Inox và một số sản phẩm như chậu rửa Inox,
thép Inox (đây là mặt hàng được sản xuất lần đầu tiên ở Việt Nam bởi công ty Sơn
Hà). Hiện nay, sản phẩm mang nhãn hiệu Sơn Hà không những chiếm lĩnh được thị
trường trong nước mà còn có mặt tại các thị trường nước ngoài như Trung Quốc,
Đài Loan và một số nước Châu Á khác.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
1.2.1 Khái quát chung
Bộ máy quản trị được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Cấp dưới thực
hiện nhiệm vụ từ quyết định của cấp trên trực tiếp. Các cấp quản lý khác nhau, các
phòng ban khác nhau đều có quan hệ chức năng với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong
việc thực hiện các công việc để quá trình sản xuất được thông suốt. Đồng thời, các
cấp quản lý dưới ngoài chức năng và nhiệm vụ chuyên môn thì cũng phải có nhiệm
vụ cung cấp thông tin về công việc và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty ngược trở lại cho cấp trên để làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị.
- Ban quan trị : gồm hội đồng quản trị và các giám đốc chức năng.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hệ thống phòng ban: phòng nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng kinh
doanh, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật. Mỗi phòng ban bao gồm trưởng
phòng và các nhân viên hành chính.
- Các chi nhánh: chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh thành phố
Hải Phòng. Các chi nhánh là nơi phân phối sản phẩm của công ty, riêng chi nhánh

thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi sản xuất sản phẩm của công ty nhằm cung cấp
sản phẩm trực tiếp cho thị trường miền nam.
- Các phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm ở mỗi phân xưởng có xưởng
trưởng và các phó xưởng trưởng. Mỗi phân xưởng đều có những tổ sản xuất nhỏ
hơn phân chia theo đặc điểm quy trình sản xuất cụ thể. Cơ cấu mỗi tổ gồm một tổ
trưởng và các nhân viên sản xuất
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
Hệ thống cửa hàng và đại lý
Hội đồng quản trị
Giám
đốc
kinh
doanh
Giám
đốc
kỹ thuật
Giám
đốc chi
nhánh
TP
HCM
Giám
đốc chi

nhánh
TP
Hải
Phòng
Phòng
nhân
sự
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
hoạch,
vật tư
Phòng
kỹ
thuật
Phân xưởng sản xuất I Phân xưởng sản xuất II
Phòng
kinh
doanh
Ban ISO
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Hội đồng quản trị: gồm các thành viên sáng lập của công ty. Đứng đầu là chủ
tịch hội đồng quản trị là người nắm giữ số cổ phần cao nhất. Hội đồng quản trị
hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty, xác định các tầm nhìn và đưa ra
phương hướng phát triển của công ty trong dài hạn. Quyết định các kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm, quy mô phát triển mở rộng thị trường, các lĩnh vực đầu
tư, vận hành vốn. Ban hành các chính sách về công nghệ, chất lượng sản phẩm.
Các giám đốc công ty: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về lĩnh vực
mà mình phụ trách. Đồng thời chỉ đạo thực hiện các quyết định của hội đồng quản
trị, đảm bảo cho các quyết định được thực hiện đúng nội dung và thời gian cũng
như về kết quả đạt được. Chỉ đạo các lĩnh vực hợp tác, sản xuất kinh doanh và tiêu
thụ sản phẩm, quan hệ với các ban nghành chức năng. Quyết định và cho thực hiện
các chính sách về tổ chức nhân sự, khen thưởng, kỷ luật.
Ban ISO: bao gồm các thành viên là những nhân sự thuộc hội đồng quản trị
(1thành viên), giám đốc kỹ thuật, các thành viên ở các phòng ban và phân xưởng
sản xuất. Ban ISO có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các chính sách chất lượng
của công ty. Hướng dẫn các thành viên trong công ty cùng tham gia vào việc thực
hiện các chính sách chất lượng nhằm sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng
cao nhất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Phòng nhân sự: có chức năng quản lý tổ chức lao động, pháp chế, đào tạo,
tiền lương và chế độ chính sách khác đối với người lao động nhằm phục vụ nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đề xuất với giám đốc về lĩnh vực tổ
chức kết cấu bộ máy làm việc và bố trí nhân sự trong công ty. Tham mưu cho giám
đốc về công tác tuyển dụng, sắp xếp, điều động lao động phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức quản lý hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân
viên toàn công ty, quản lý các văn bản pháp quy của công ty trong phạm vi trách
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiệm được giao một cách an toàn và khoa học. Xây dựng các kế hoạch đào tạo và
bổ xung nguồn nhân lực hàng năm, đảm bảo tính liên tục kế thừa và phù hợp với

khả năng nguồn tại chỗ của công ty. Quản lý các công tác định mức lao động,
nghiên cứu xây dựng các hình thức trả lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng.
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hạch toán các chi phí sản xuất kinh
doanh, vận hành vốn kinh doanh, xác định hiệu quả nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh trong tháng, quý, năm. Tổ chức quản lý, điều hoà, phân phối và sử dụng vốn.
Hướng dẫn các đơn vị trong công ty về các nghiệp vụ thống kê để phục vụ cho công
tác hạch toán của phòng. Đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, hạch
toán lỗ lãi và phân phối thu nhập.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện triển khai các tổ chức hoạt động
kinh doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức các mạng lưới bán hàng, xây
dựng các đại lý bán hàng và phân phối hàng hoá. Mặt khác căn cứ vào kế hoạch sản
xuất kinh doanh để xác định các định mức tiêu thụ cho các đại lý và cửa hàng. Lập
các kế hoạch triển khai và cung ứng sản phẩm trên thị trường đảm bảo cho sản
phẩm luôn được lưu thông thông suốt trên thị trường. Xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực thiện việc quảng bá sản phẩm, các hoạt động hỗ trợ bán hàng và dịch vụ
sau bán hàng. Chuẩn bị các văn kiện ký kết hợp đồng, kiểm soát hoạt động của các
cửa hàng và các đại lý.
Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất của toàn
công ty, cung cấp vật tư, tài sản cố định, trang thiết bị máy móc công cụ dụng cụ
phục vụ yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Lập các dự án sản xuất kinh doanh, các
hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản của toàn công ty. Xác định định mức tiêu hao
nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuât và quản lý các định mức đã được ban hành. Xây
dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch dự trữ vật liệu, vật tư kỹ thuật theo tháng,
quý, năm đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất được vận hành
thông suốt.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phòng kỹ thuật: quản lý chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất bồn nước, về kỹ
thuật sản xuất bình nóng lạnh. Tham mưu cho giám đốc kỹ thuật về công tác tiến bộ

kỹ thuật, xây dựng các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học, các giải pháp về công
nghệ để nâng cao năng xuất và chất lượng của sản phẩm. Xây dựng và quản lý các
thông số và chỉ tiêu công nghệ cho từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất và
cho từng loại sản phẩm. Xây dựng và quản lý các quy trình sản xuất, tham gia xét
duyệt các quy trình vận hành thí nghiệm sản xuất sản phẩm. Tham gia việc chỉ đạo
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa các trang thiết bị máy
móc. Giám sát quá trình sản xuất sản phẩm đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo
đúng quy trình và đúng theo thông số kỹ thuật và chất lượng.
Các phân xưởng sản xuất: là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất sản phẩm
trực tiếp. Thực hiện các kế hoạch sản xuất theo đúng thời gian, đảm bảo đúng quy
trình và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cần thiết.
Hệ thống cửa hàng và đại lý: bao gồm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
công ty và các đại lý. Có nhiệm vụ phân phối hàng hoá tới tay người tiêu dùng,
đồng thời cũng là nơi thực hiện các cuộc thăm dò thị trường, thu nhận đánh giá của
khách hàng.
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính
của công ty Sơn Hà
1.1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh
Nhìn vào biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của công ty Sơn Hà qua các năm ta
có thể thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Trung bình doanh thu tăng năm
sau so với năm trước là 45%, lợi nhuận ròng năm sau tăng hơn so với năm trước là
48,5%. Điều đó cho thấy công ty đang có một danh mục hàng hoá tốt, đang thể hiện
hướng phát triển đúng đắn.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà

(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Tỷ lệ doanh thu tăng nhanh, năm 2004 tăng 45,4% tương ứng tăng
63.792.428 nghìn đồng so với năm 2003. Do năm 2005 doanh nghiệp bắt đầu cho ra
mắt thị trường dòng sản phẩm mới: Thái Dưong Năng nên tỷ lệ tăng doanh thu thấp
nhất trong giai đoạn 2003 – 2007. Năm 2005 tỷ lệ tăngdoanh thu đạt 38,5% so với
năm 2004 tương ứng tăng 70.606.600 nghìn đồng. Sang đến năm 2006 thì tỷ lệ
doanh thu tăng cao trở lại tăng thêm 46,9% so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ lệ
doanh thu tăng so với năm 2006 là 50,3% tương ứng tăng 208.819.800 nghìn đồng.
Hàng năm công ty cũng đầu tư rất nhiều vào hoạt động bán hàng, chi phí cho
hoạt động bán hàng năm sau so với năm trước thường tăng từ 40% đến 50%. Riêng
năm 2007 chi phí cho hoạt động bán hàng đã tăng 50,3% tương ứng tăng
46.698.150 nghìn đồng so với năm 2006.
Năm 2006, công ty bắt đầu ứng dụng phần mền ERP (Enterprise Resource
Planning) vào hoạt động quản trị và sản xuất. ERP là hệ thống hoạch định nguồn
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lực doanh nghiệp, với việc ứng dụng này Sơn Hà đã chính thức tin học hoá hầu hết
các hoạt động tác nghiệp của mình. ERP sẽ cải thiện các quy trình tác nghiệp, giảm
được thời gian trễ của việc giao hàng, hàng tồn kho, công nợ… Do đó, đã làm giảm
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tỷ lệ chi phí bất thường có chiều hướng
giảm. Năm 2006 chi phí bất thường tăng 36,8% so với năm 2005 tương ứng tăng
1.374.750 nghìn đồng, đến năm 2007 chi phí cho các hoạt động khác chỉ tăng
32,8% so với năm 2006.
Mỗi năm công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức trung bình là 18,7
tỷ đồng\năm. Hàng năm, công ty có mức lãi ròng tăng rất nhanh, năm 2004 mức lãi
ròng tăng 46,6% so với năm 2003 tương ứng tăng 9.284.863 nghìn đồng. Tỷ lệ tăng
của mức lãi ròng các năm 2005 đạt 39,3% so với năm 2004 thấp hơn so với năm

2004, năm 2006 đạt 47,0% so với năm 2005 có thấp hơn so với năm 2004. Do
trong 2 năm mức nguyên vật liệu không ổn định, mà công ty lại chưa chủ động
được hoạt động nguyên vật liệu làm cho giá vốn hàng bán tăng cao hơn, làm giảm
mức lãi ròng. Đến năm 2007 tuy doanh thu tăng 50,3% nhưng mức lãi ròng đã tăng
52,8% so với năm 2006 tương ứng tăng 31.575.647 nghìn đồng. Nguyên nhân do
thị trường nguyên vật liệu đã ổn định, thêm vào đó các chi phí lại tăng với tỷ lệ thấp
hơn so với các năm khác nên làm cho mức lợi nhuận ròng của công ty tăng cao như
vậy.
1.1.4 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng, doanh lợi vốn chủ sở hữu liên tục
tăng qua các năm cho thấy sự phát triển ổn định của công ty. Mức doanh lợi doanh
thu bán hàng ngày cao trung bình đạt 14,4% và liên tục tăng qua các năm. Năm
2003 mức doanh lợi này đạt 14,2% đến năm 2005 và năm 2006 đã tăng cao đạt mức
14,4%. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc đầu tư vào hoạt động tiêu thụ của công
ty vì năm 2004 công ty đầu tư nhiều cho hoạt động tiêu thụ làm chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp tăng 41,5% tương ứng tăng 13.656.610 nghìn đồng so với
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm 2003. Năm 2007 công ty tăng mức đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm, nâng
cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường làm mức chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp tăng 50,3% tương ứng tăng 46.698.150 nghìn đồng so với
năm 2006 nhưng đồng thời với nó cũng làm cho doanh lơi doanh thu bán hàng tăng
lên đạt mức 14,6%.
Sơn Hà có mức doanh lợi vốn chủ sở hữu khá cao trung bình đạt 58,18%.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng đầu vốn đầu tư của chủ sở hữu thì cho
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006 mức doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt ở mức
66,2% tức cứ 1 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì cho ra 0,662 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty luôn tăng từ 40.6% năm 2003 lên
49,0% năm 2004, năm 2005 là 57,8% và đạt mức 77,3% năm 2007. Trung bình năm

sau tăng thêm so với năm trước là 8%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu ngày càng cao, và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng,
nguồn vốn đã được đầu tư đúng chỗ vào các hoạt động sinh lời. Với các kết quả đạt
được như vậy sẽ là cơ sở giúp công ty sẽ thành công trong việc chào bán cổ phiếu
của công ty khi công ty tham ra niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Sơn Hà.

(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
DTR : doanh lợi doanh thu bán hàng = lợi nhuận ròng \ doanh thu x100%
ROE : doanh lợi vốn chủ sở hữu = lợi nhuận ròng \ vốn chủ sở hữu x100%
HCPKD : hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh = doanh thu \ tổng chi phí kinh doanh x100%
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh có tăng theo các năm
song mức tăng này tương đối chậm năm sau tăng hơn so với năm trước chỉ khoảng
0,4% đến 0,6 %. Năm 2003 mức chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh
doanh đạt 116,5% tức là cứ 1 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì sẽ thu về được
1,165 đồng doanh thu. Đến năm 2005, chỉ tiêu này là 116,8% và giữ mức này ở
năm 2006. Đến năm 2007 chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh tăng
lên đạt 117,1%. Để nâng cao chỉ tiêu hiệu quả này thì công ty cần trú trọng hơn nữa
vào hoạt động quản lý các chi phí kinh doanh, giảm thiểu các chi phí phát sinh do
sản phẩm sai hỏng.
1.4 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Sơn Hà
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được

lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
1
. Do đó,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có được là do kết quả tổng hợp của các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tức là doanh nghiệp phải có khả năng triển khai các hoạt
động với hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên
sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.
Việc nhận thức rõ tác động của các yếu tố kinh tế kỹ thuật tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có các biện pháp nhằm hạn chế
hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng
năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn. Dưới đây là một số những đặc
điểm về kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
quốc tế Sơn Hà.
1
Trần Sửu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá – nxb Lao động 2006,
trang 27.
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.5 Đặc điểm về sản phẩm và ngành kinh doanh
Các sản phẩm gia dụng làm từ Inox xuất hiện trên thị trường Việt Nam cách
đây khoảng 15 năm, đây là loại sản phẩm mới song lại đáp ứng đúng nhu cầu thị
trường lúc bấy giờ về dụng cụ đựng nước sạch thay thế cho các bể đựng nước
truyền thống vừa tốn diện tích, không thẩm mỹ lại không đảm bảo về vệ sinh. Do
đó, ngay từ khi xuất hiện cho tới nay thì lượng cung luôn luôn không đáp ứng đủ
cầu. Dung lượng thị trường lớn, mức tăng trưởng của thị trường lại cao mỗi năm lên
đến gần 20%
2
. Hiện nay, trên thị trường sản phẩm bồn nước Inox của các hãng sản

xuất có sự khác biệt hoá không đáng kể, các doanh nghiệp lại không có sự đầu tư về
thông tin sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng hầu như không phân biệt được sự khác
nhau về mặt định lượng, hầu hết người tiêu dùng mua hàng theo cảm tính, theo sự
tham khảo của những người đã từng sử dụng, và theo thông tin mà khách hàng có
được về sản phẩm. Do đó nếu doanh nghiệp nào biết xây dựng tốt hệ thống thương
hiệu, cung cấp thông tin nhiều về sản phẩm cho khác hàng sẽ tạo ra được lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
Sản phẩm của Sơn Hà là sản phẩm cơ khí dân dụng, được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản và được sản xuất dưới sự
giám sát của hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hiện nay,
công ty có 5 loại sản phẩm chủ đạo là: bồn nước Inox, ống Inox, chậu rửa Inox,
thiết bị nhà bếp và bình nước nóng năng lượng mặt trời.
- Bồn nước Inox: hiện tại dòng sản phẩm này chiếm khoảng 67,4% (năm
2007) tổng doanh thu. Sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu SUS 304 của Nhật
bản, có độ cứng vững, độ bền rất cao. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Nhật
bản và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Sản
phẩm đa dạng, nhiều chủng loại, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, bảo hành
kỹ thuật 10 năm.
2
: Kinh doanh con đường đầy đam mê và trách nhiệm – www.vietnamnet.com.vn ngày 11/08/2005
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Sản phẩm ống Inox: sử dụng trong làm đồ ngoại thất, nội thất, là vật liệu để
làm các loại bàn nghế trang trí. Sử dụng làm ống dẫn trong các công trình công
nghiệp và trong công nghiệp thực phẩm. Sản phẩm đảm bảo về tính mỹ thuật và kỹ
thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam TC 04:2004. Đây là sản phẩm mới lần
đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam do dó rất có tiềm năng phát triển.
- Bình nước nóng năng lượng mặt trời (tên gọi Thái Dương Năng). Thái
Dương Năng sử dụng nguyên liệu cao cấp và công nghệ hiện đại, góp phần bảo vệ

môi trường. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên và hiện
tượng hiệu kính lồng kính để biến đổi quang năng thành nhiệt năng và bẫy nhiệt để
thu giữ lượng nhiệt này. Năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt thiết bị sẽ đun
nóng nước, do quá trình đối lưu nhiệt, nước tại bình bảo ôn sẽ tăng lên. Quá trình
này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi nhiệt độ trong bình bằng nhiệt độ của nước tại
thiết bị hấp thụ nhiệt.
Sản phẩm chậu rửa và các thiết bị nhà bếp: đây cũng là một trong những
dòng sản phẩm chủ đạo của công ty. Do sản phẩm đa dạng về kích thước cũng như
kiểu dáng đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của những ngôi nhà có các diện tích khác
nhau. Các sản phẩm của công ty đều được bảo hành kỹ thuật 1 năm.
1.1.6 Đặc điểm về khách hàng
Sản phẩm do các doanh nghiệp Sơn Hà, Toàn Mỹ, Tân Á sản xuất hiện nay
đều có đặc điểm là tần xuất mua nhắc lại rất thấp do đều là những sản phẩm có thời
gian xử dụng lâu bền. Do đó, các khách hàng truyền thống là rất ít, hầu hết đều là
khách hàng mới xử dụng lần đầu. Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty Sơn
Hà là các chủ đầu tư xây dựng công trình, các tập thể và người tiêu dùng cá nhân.
Hàng năm doanh thu của đối tượng người sử dụng công nghiệp luôn chiếm trung
bình khoảng trên 30% tổng doanh thu. Đối với khách hàng công nghiệp thì số lượng
mua thường lớn, sản phẩm mua đôi khi là những sản phẩm có thiết kế riêng đặc thù,
thời gian nhận hàng nhanh và thường đòi hỏi có sự chiết khấu giảm giá. Do đó, đòi
Nguyễn Thị Nga_QTKD Tổng Hợp 46A
25

×