Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

trac-nghiem-gdcd-9-bai-6-co-dap-an-hop-tac-cung-phat-trien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.63 KB, 7 trang )

BÀI 6. Hợp tác cùng phát triển
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cơng việc, trong
lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. giúp nhau trong cơng việc.
B. cộng đồng trách nhiệm.
C. hợp tác cùng phát triển.
D. liên kết để phát triển.
Trả lời:
Đáp án C
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh
vực nào đó vì mục đích chung được gọi là hợp tác. (Mục 1, nội dung bài học,
SGK/trang 22)
Câu 2: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ
dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các
quốc gia trên thế giới, vì
A. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
B. đó là những vấn đề vơ cùng quan trọng.
C. đó là những thách thức rất to lớn.
D. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất tồn cầu.
Trả lời:
Đáp án D
Những vấn đề như ơ nhiễm mơi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,...
chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia
trên thế giới, vì đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất tồn cầu. (Mục 2, nội
dung bài học, SGK/Trang 22)
Câu 3: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
B. bình đẳng cùng có lợi.



C. cá lớn nuốt cá bé.
D. khơng bên nào có lợi.
Trả lời:
Đáp án B
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở bình đẳng cùng
có lợi. Đây chính là ngun tắc của hợp tác.
Câu 4: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện
A. làm việc vì lợi ích tập thể.
B. việc ai người ấy làm.
C. làm việc vì lợi ích cá nhân.
D. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
Trả lời:
Đáp án D
Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện làm việc cùng nhau vì mục đích
chung. Ví dụ: học sinh cùng làm bài tập nhóm thầy cơ giáo đó chính là hợp tác
cùng phát triển.
Câu 5: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần
A. chấp nhận phần thua thiệt về mình.
B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
C. biết lắng nghe và tơn trọng người khác.
D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Trả lời:
Đáp án D
Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần biết lắng nghe
và tơn trọng người khác. Đây chính là trách nhiệm của công dân về hợp tác cùng
phát triển.


Câu 6: Trong giờ học Địa lý ở lớp 6D, cơ giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo
luận để giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm, nhưng bạn H khơng tham

gia. Hành vi đó thể hiện H là người
A. có tinh thần tự chủ.
B. có đức tính tự lập.
C. khơng có tinh thần hợp tác.
D. có ý thức học tập độc lập.
Trả lời:
Đáp án C
Hành vi của bạn H trong tình huống này là khơng có tinh thần hợp tác vì khơng
tham gia vào thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm mà cơ giáo đã giao.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác
A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
B. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.
C. phải chấp nhận thiệt thịi về phía mình.
D. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.
Trả lời:
Đáp án A
Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác khơng
được làm phương hại đến lợi ích của nhau
Câu 2: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực
và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng
D. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn
Trả lời:
Đáp án D


Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên

thế giới không dựa trên những nguyên tắc chấp nhận thua thiệt so với những nước
lớn hơn. Bởi nguyên tắc chung của hợp tác là bình đẳng, đơi bên cùng có lợi.
Câu 3: Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây?
A. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.
B. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.
C. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.
D. Phải dành cho đối tác sự tơn trọng.
Trả lời:
Đáp án C
Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm chỉ nên hợp tác với những
đối tác có cùng trình độ như mình. Vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng,
sự hợp tác sẽ giúp cho ta học hỏi được kinh nghiệm, phát triển năng lực cá nhân
giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
trong hợp tác quốc tế?
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Trả lời:
Đáp án A
Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực không phải chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế.
Câu 5: Anh G luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động
nhóm của cơ quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường. Việc làm đó thể hiện anh là
người
A. chưa có tính kỉ luật.
B. biết hợp tác trong cuộc sống.



C. lãng phí thời gian cá nhân.
D. khơng biết quan tâm tới bản thân.
Trả lời:
Đáp án B
Việc làm của anh G thể hiện anh là người biết hợp tác trong cuộc sống. Cùng
tham gia các hoạt động của nhóm nhằm giúp đỡ những người có hồn cảnh khó
khăn, làm cho mơi trường sạch đẹp hơn chính là mục đích của hợp tác trong tình
huống này.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cơng việc vì mục đích chung.
C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
D. Bình đẳng, cùng có lợi, khơng làm ảnh hưởng đến người khác.
Trả lời:
Đáp án C
Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên khơng phải là hợp
tác cùng phát triển. Vì hợp tác cùng hướng đến mục đích chung, trên cơ sở đơi
bên cùng có lợi.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Trong giờ kiểm tra môn GDCD, hai bạn ngồi cạnh nhau đã cùng “hợp
tác” để làm bài. Nếu con là bạn cùng lớp, em sẽ
A. đồng tình ủng hộ.
B. tố cáo với cơ giáo chủ nhiệm.
C. góp ý để 2 bạn hiểu rõ về hợp tác.
D. Mặc kệ vì đó là việc riêng của 2 bạn ấy.
Trả lời:
Đáp án C
Trong giờ kiểm tra môn GDCD, hai bạn ngồi cạnh nhau đã cùng “hợp tác” để
làm bài. Nếu con là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý để 2 bạn hiểu rõ về hợp tác. Hợp



tác cùng phát triển là giúp nhau cùng tiến bộ, hiểu bài. Những việc làm của hai
bạn vi phạm kỉ luật của học sinh, thiếu trung thực, không giúp nhau tiến bộ.
Câu 2: Bạn C là người nguyên tắc, khi hợp tác bạn luôn đưa ra điều kiện để đảm
bảo bình đẳng. Chính vì vậy B và V khơng muốn hợp tác với C và mỗi lần buộc
phải hợp tác với nhau B và V ln gây khó khăn cho C. Thấy vậy, bạn S nhóm
trưởng phải rất vất vả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Những ai
trong tình huống trên chưa thể hiện đúng nội dung của hợp tác?
A. Bạn C, bạn B, bạn V.
B. Bạn V, bạn B.
C. Bạn C, bạn S.
D. Bạn C, bạn S, bạn B.
Trả lời:
Đáp án A
Trong tình huống này bạn C, bạn B, bạn V chưa thể hiện đúng nội dung của hợp
tác. Vì các bạn ra điều kiện, gây khó dễ cho nhau trong q trình hợp tác như vậy
chắc chắn hiệu quả công việc không cao.
Câu 3: Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn
chuẩn bị thi học kì của K và A, vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và
sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai
về hợp tác.
A. Bạn M, bạn A.
B. Bạn M, bạn T.
C. Bạn T, bạn K.
D. Bạn K, Bạn A.
Trả lời:
Đáp án B
Trong tình huống này bạn M, bạn T hiểu sai về hợp tác. Hợp tác là cùng chung
sức làm việc để đạt mục đích chung cùng làm đề cương ơn tập cuối kì cho tốt,
nhưng các bạn lại sợ bạn K và A ỉ lại nên đã từ chối hợp tác.





×