Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

giải pháp thương mại điện tử cho thuê bao di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ








NGUYỄN MINH TÚ








GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO THUÊ BAO DI ĐỘNG









LUẬN VĂN THẠC SĨ












Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ








NGUYỄN MINH TÚ









GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO THUÊ BAO DI ĐỘNG


Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số: 60 48 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Văn Hùng








Hà Nội - 2009

\



LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Hùng,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn, đến ThS. Nguyễn
Nam Hải người đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi nhiều về mặt chuyên môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Trung tâm máy tính, tới các đồng
nghiệp tại công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam đã giúp đỡ tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình làm việc và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè là những người luôn ở bên động
viên cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 23/10/2009
Nguyễn Minh Tú
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân,
không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều
được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất
cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2009
Nguyễn Minh Tú
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2
1.1. Định nghĩa 2
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử 2
1.3. Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử 4
1.4. Các mô hình thương mại điện tử 4
1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 5
CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 7

2.1. Giao thức SMPP V3.4 7
2.1.1. Định nghĩa giao thức SMPP 8
2.1.2. Phiên làm việc SMPP 9
2.1.3. Tầng kết nối mạng SMPP 10
2.1.4. Gửi tin nhắn SMPP từ ESME tới SMSC 11
2.1.5. Gửi tin nhắn SMPP từ SMSC tới ESME 13
2.1.6. Trao đổi tin nhắn song công giữa SMSC và ESME 15
2.2. Chuẩn ISO8583 17
2.2.1. Thông tin header 17
2.2.2. Kiểu nhận dạng thông điệp (MTI - Message Type Identifier) 17
2.2.3. Loại message thực hiện với ngân hàng 21
2.2.4. Bitmaps 22
2.2.5. Thông điệp giao dịch 0200/0210 22
2.3. Các vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử 26
2.3.1. Giao thức bảo mật SSL 27
2.3.2. Mật khẩu OTP 28
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO THUÊ BAO DI ĐỘNG 29
3.1. Bài toán 29
3.2. Mô hình thẻ trả trước PrepaidCard 32
3.2.1. Phát hành thẻ 32
3.2.2. Kích hoạt thẻ 33
3.2.3. Chấp nhận thẻ 34
3.2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu PrepaidCard 38
3.3. Hệ thống tài khoản Airtime 39
3.3.1. Quản lý thông tin khách hàng 39
3.3.2. Quản lý tài khoản 39
3.3.3. Quản lý hạn mức 39
3.3.4. Dịch vụ khách hàng 40
3.3.5. Luồng nạp tiền tài khoản Airtime 42
3.3.6. Mô hình cơ sở dữ liệu Airtime 43

3.4. Kết nối doanh nghiệp bán hàng 44
3.4.1. URL của nhà cung cấp 44
3.4.2. URL doanh nghiệp kết nối 45
3.4.3. Hàm xác thực giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp 45
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI 48
4.1. Phân tích thiết kế 48
4.1.1. Các chức năng 48
4.1.2. Biểu đồ Use Case 49
4.2. Triển khai thực tế 52
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM Automated teller machine
B2B Bussines to Bussines
B2C Bussines to Customer
CDMA Code division multiple access
ESME External short messaging entity
IDEN Integrated digital enhanced network
OTP One time password
PDU Protocol data unit
PIN Personal identification number
SMPP Short message peer-to-peer
SMS Short message services
SMSC Short message service center
SSL Secure sockets layer
TDMA Time division multiple access
TMĐT Thương mại điện tử
UML Unified Modeling Language
URL Uniform resource Locator

USSD Unstructured supplementary service data

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 2.1 SMPP trong mạng di động 8
Hình 2.2 Kết nối SMSC và ESME qua SMPP 9
Hình 2.3 Mô hình giao tiếp SMPP giứa ESME và SMSC 10
Hình 2.4 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Transmitter 12
Hình 2.5 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Receiver 14
Hình 2.6 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Transceiver 16
Hình 2.7 Mô tả Bitmaps trong thông điệp 22
Hình 2.8 Mô tả Bitmap thứ 1 trong thông điệp 22
Hình 3.1 Hệ thống thương mại điện tử cho thuê bao di động 31
Hình 3.2 Mô hình cơ sở dữ liệu PrepaidCard 38
Hình 3.3 Luồng nạp tiền tài khoản Airtime 42
Hình 3.4 Mô hình cơ sở dữ liệu Airtime 43
Hình 4.1 Biểu đồ khách hàng đăng ký dịch vụ Vnmart năm 2009 53
Hình 4.2 Biểu đồ số giao dịch Vnmart năm 2009 53
Hình 4.3 Biều đố số giao dịch(số tiền >= 100.000) Vnmart năm 2009 54

Bảng 2.1 Các loại giao dịch trên ATM 21
Bảng 2.2 Các thông điệp mạng hỗ trợ 21
Bảng 2.3 Thông điệp tài chính 0200/0210 26









1
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng, các công ty viễn thông tại
Việt Nam, người tiêu dùng hầu như ai cũng có thẻ trả trước tại ngân hàng và sử dụng
điện thoại di động. Vậy hướng phát triển thương mại điện tử cho các thuê bao di động
có tài khoản tại ngân hàng là một hình thức thanh toán mang lại nhiều an toàn và tiện
lợi cho người tiêu dùng.
Trong phạm vi luận văn “Giải pháp thương mại điện tử cho thuê bao di động”,
chúng tôi muốn xây dựng một mô hình thanh toán thương mại điện tử cho thuê bao di
động qua tin nhắn SMS hoặc các Website bán hàng. Với mục tiêu như vậy, cấu trúc
của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử, giới thiệu các khái niệm cơ bản về
thương mại điện tử, giới thiệu các mô hình thương mại điện tử.
Chương 2: Giới thiệu các kiến thức về bảo mật trong thương mại điện tử, chuẩn
giao tiếp SMPP với các công ty viễn thông, chuẩn giao tiếp ISO8583 với các ngân
hàng.
Chương 3: Đưa ra bài toán thương mại điện tử cho thuê bao di động có thể triển
khai tại Việt Nam. Các bước xây dựng hệ thống thương mại điện tử thông qua việc kết
nối với các ngân hàng, kết nối các công ty viễn thông, xây dựng hệ thống thẻ trả trước,
xây dựng hệ thống tài khoản ảo và kết nối với đối tác bán hàng qua mạng.
Chương 4: Thực nghiệm, trình bày các nội dung thực nghiệm mà luận văn đã
tiến hành dựa trên phân tích ở chương 3. Cuối chương này là các đánh giá về kết quả
đạt được và các hướng triển khai trong tương lai.
2
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Định nghĩa
Thương mại điện tử [14] là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong
luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc
tế:

“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.
Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch
nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ; thỏa thuận phân phối;
đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các
công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ”.
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát
hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một
trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương
mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở
như Internet. Trên thực tế chính các hoạt động thương mại điện tử qua mạng Internet
đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua
phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện
tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài
nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch
vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa
(ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ
như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống
(chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương
mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của
con người.
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số
điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

3
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như
chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax,
telex, … chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các
phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một
cách trực tiếp giữa hai đối tác trong cùng một giao dịch.
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo
lánh đến khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có
cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất
thiết phải có mối quen biết với nhau.
Các giao dịch trong thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực
tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ
cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một
doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức, … mà không hề
phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất rất nhiều năm.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba
chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng,
các cơ quan chứng thực.
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống
như thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thức ba đó là nhà cung cấp dịch vụ
mạng, cơ quan chứng thực … là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương
mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển
đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời
họ cũng xác định độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị

trường.
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành.
Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung
gian ảo làm dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được
hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
Các trang web nổi tiếng như Google hay Yahoo đóng vai trò cung cấp thông tin
trên mạng. Các trang web này đã trở thành các khu chợ khổng lồ trên Internet. Với mỗi
lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác
4
nhau và khả năng khách hàng vào thăm và mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt
đầu mua trên mạng một số loại hàng hóa trước đây được coi là khó bán trên mạng.
Nhiều người sẵn sàng trả thêm tiền để không phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty
đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo
hướng dẫn tới cửa hàng rồi sau một thời gian nhất định sẽ nhận được bộ quần áo theo
đúng yêu cầu. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người
hưởng ứng.
Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đưa thông tin lên web để tiến tới
khai thác mảng thị trường rộng lớn trên web bằng cách mở cửa hàng ảo.
1.3. Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử
Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung
thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng Internet
mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc, … trực tiếp.
Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet lớn.
Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ
điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng: phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, … để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.
Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật, thanh toán điện tử qua thẻ, qua
tiền điện tử. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp.
Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy.
Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép,

chống virus, chống giả mạo.
Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để
triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
1.4. Các mô hình thương mại điện tử
Trong thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp(B) giữ vai trò
động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng(C) giữ vai trò quyết định sự thành công
của TMĐT và chính phủ(G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối
quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch: B2B, B2C, … trong đó B2B và
B2C là hai loại hình thương mại điện tử quan trọng nhất.
Business to Business (B2B): Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh
nghiệp, TMĐT B2B là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau
trên mạng. Ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm:
người trung gian trực tuyến, người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm:
5
mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên
đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.
Bên bán: là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó có một công ty bán và
nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: bán từ catalog
điện tử, bán qua quá trình đấu giá, bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận
trước. Công ty bán có thể là nhà sản xuất hoặc trung gian thông thường là nhà phân
phối hay đại lý.
Bên mua: một bên mua – nhiều bên bán.
Sàn giao dịch: nhiều bên bán – nhiều bên mua.
TMĐT phối hợp: Các đối tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế
tạo sản phẩm.
Business to Customer(B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT bán lẻ điện
tử có thể là nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hóa
bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng
văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khỏe, và mỹ phẩm,…

Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán
(tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bán
trực tiếp, bán qua kênh phân phối).
Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick and mortar là loại cửa
hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng interrnet, Click and mortar là loại cửa
hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa
hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống.
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT
người ta còn sử dụng các loại giao dịch: G2B là mô hình thương mại điện tử giữa
chính phủ và doanh nghiệp, G2C giữa chính phủ và công dân gọi là chính phủ điện tử,
C2C giữa các người tiêu dùng và Mobile Commerce là thương mại điện tử thực hiện
qua thuê bao di động.
1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
Thư điện tử:
Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước,… sử dụng thư điện tử để gửi thư cho
nhau một các trực tuyến thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là
email). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.


6
Thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức
thư điện tử (electronic mesage) ví dụ trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài
khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng … thực chất đều là dạng
thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:
Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt
là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với
nhau bằng điện tử.
Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân
hàng hoặc một tổ chức tính dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng

tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các
quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế loại tiền này có tên gọi
“tiền mặt số hóa” (digital cash). Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu
điểm nổi bật sau:
 Dùng để thanh toán những món hàng hóa có giá trị nhỏ, thậm chí ngay
cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp).
 Có thể tiến hành giữa hai người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán
là vô danh.
 Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.
Ví điện tử:
Là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ
giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của
ví điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhình
bề ngoài như thẻ tín dụng nhưng ở mặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có
thể lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng thư yêu cầu (như xác
nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là đúng.
Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking):
Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ
thống nhỏ:
 Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm
bán lẻ, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp, …
 Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị).
 Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.
 Thanh toán liên ngân hàng.
7
CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
2.1. Giao thức SMPP V3.4
Giao thức SMPP [6] (giao thức chuẩn gửi nhận tin nhắn giữa các thuê bao di
động với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) là giao thức mở, chuẩn công nghiệp để
cung cấp cách thức truyền dữ liệu linh hoạt cho việc truyền tin nhắn giữa các tổng đài,

ví dụ như tổng đài dịch vụ tin nhắn (SMSC), Các dịch vụ tin nhắn không cấu trúc
(USSD) hoặc các loại tổng đài tin nhắn, tổng đài Wap server, cổng Email hoặc cổng
tin nhắn.
Giao thức SMPP 3.4 hỗ trợ các công nghệ với mạng viễn thông:
 GSM
 IS-95(CDMA)
 ANSI-136 (TDMA)
 IDEN
Sử dụng giao thức SMPP, một hệ thống ứng dụng tin nhắn có thể gọi là các thực
thể tin nhắn ngắn bên ngoài (ESME) thiết lập các kết nối ứng dụng tới SMSC thông
qua giao thức TCP/IP hoặc là giao thức X.25 và có thể truyền và nhận tin nhắn từ
SMSC. ESME có thể truy vấn, hủy yêu cầu hoặc thay đổi các tin nhắn với SMPP.
SMPP hỗ trợ đầy đủ các chức năng của tin nhắn:
 Truyền tin nhắn từ ESME tới một hoặc nhiều điểm qua SMSC.
 ESME có thể nhận tin nhắn từ SMSC qua các trạm di động.
 Truy vấn trạng thái của tin nhắn trên SMSC.
 Từ chối hoặc thay đổi tin nhắn trên SMSC.
 Gửi tin nhắn đăng ký.
 Lên lịch gửi các tin nhắn theo ngày và thời gian.
 Chọn chế độ tin nhắn: datagram hoặc lưu trữ và chuyển tiếp.
 Thiết lập các độ ưu tiên của tin nhắn gửi đi.
 Định nghĩa các kiểu dữ liệu của tin nhắn.
 Thiết lập thời gian hiệu lực của tin nhắn.
 Phân loại dịch vụ với từng tin nhắn.
8

Hình 2.1 SMPP trong mạng di động
2.1.1. Định nghĩa giao thức SMPP
SMPP được xây dựng dựa trên sự trao đổi yêu cầu và đáp ứng các đơn vị giao
thức dữ liệu (PDUs) giữa ESME và SMSC dựa trên kết nối TCP/IP hoặc X.25. Giao

thức SMPP định nghĩa:
 Tập các thao tác và kết hợp các đơn vị giao thức dữ liệu (PDUs) cho
việc trao đổi tin nhắn giữa ESME và SMSC.
 Dữ liệu của ứng dụng ESME có thể trao đổi với SMSC thông qua thao
tác với giao thức SMPP.
Sự trao đổi tin nhắn giữa ESME và SMSC có thể chia thành các nhóm sau:
 Tin nhắn gửi từ ESME(Transmitter) tới SMSC.
 Tinh nhắn gửi từ SMSC(Receiver) tới ESME.
 Tin nhắn gửi từ ESME(Transceiver) tới SMSC và tin nhắn gửi từ SMSC
tới ESME(Transceiver).




SMSC
Mobile
Network
Wap
Proxy Server
VMS

User

ESMEs
9













Hình 2.2 Kết nối SMSC và ESME qua SMPP
2.1.2. Phiên làm việc SMPP
Một phiên SMPP giữa SMSC và ESME được thiết lập bới ESME tạo kết nối tới
SMSC và sau đó sử dụng giao thức BIND yêu cầu mở một phiên SMPP. ESME đồng
ý và nhận tin nhắn yêu cầu thiết lập hai kiểu kết nối (TCP/IP hoặc. X.25) và hai phiên
SMPP(Transmitter và Receiver). Giao thức SMPP v3.4 hỗ trợ ESME thiết lập phiên
SMPP Transceiver thông qua một kết nối mạng.
Trong một phiên SMPP, ESME có thể gửi nhiều yêu cầu gửi tới SMSC và nhận
được phản hồi thích hợp với từng yêu cầu từ SMSC. Tương tự SMSC có thể gửi nhiều
yêu cầu tới ESME và cũng nhận được các phản hồi phù hợp.
Một phiên SMPP được định nghĩa bởi một số trạng thái:
 OPEN (Kết nối và chờ Bind): ESME kết nối tới SMSC nhưng chưa yêu
cầu BIND để thiết lập phiên làm việc.
 BOUND_TX: ESME kết nối thành công tới SMSC sẽ yêu cầu BIND
một ESME Transmitter (bằng cách sử dụng bind_transmitter PDU) và
nhận được phản hồi từ SMSC để xác thực yêu cầu.
 BOUND_RX: ESME kết nối thành công tới SMSC sẽ yêu cầu BIND
một ESME Receiver (bằng cách sử dụng bind_receiver PDU) và nhận
được phản hồi từ SMSC để xác thực yêu cầu.
SMSC
SMPP
I/F
Transceiver


Transmitter

Receiver

Network

ESME
-
001: Wap Proxy Server


ESME
-
003:E
mail Gateway


ESME
-
002
: Mobile Avert


10
 BOUND_TRX: ESME kết nối thành công tới SMSC sẽ yêu cầu BIND
một ESME Transceiver (bằng cách sử dụng bind_ transceiver PDU) và
nhận được phản hồi từ SMSC để xác thực yêu cầu. ESME sử dụng
Transceiver được hỗ trợ đầy đủ các thao tác sử dụng trong Transmitter
ESME và Receiver ESME.

 CLOSED (bỏ bound và ngắt kết nối): ESME bỏ bound từ SMSC và
đóng kết nối. SMSC đồng thời tắt bind từ ESME.
2.1.3. Tầng kết nối mạng SMPP
Tầng mạng giao tiếp giữa SMSC và ESME dựa trên kết nối TCP/IP hoặc X.25.
SMPP là giao thức ở tầng ứng dụng và không có chức năng truyền dữ liệu. Ở
tầng truyền dữ liệu sẽ cung cấp các phương thức truyền dữ liệu từ điểm tới điểm bao
gồm việc mã hóa gói tin, chế độ cửa sổ, điều khiển luồng và kiểm soát lỗi.
Ở mức SMPP, ESME và SMSC chỉ quan tâm đến kết nối mạng đơn thuần để
truyền và nhận SMPP PDUs
Hình vẽ dưới đây mô tả kết nối mạng SMPP giữa ESME và SMSC:










Hình 2.3 Mô hình giao tiếp SMPP giứa ESME và SMSC
Nếu cần nó sẽ yêu cầu lớp mạng gửi các thực thể theo segment của SMPP PDUs
cho việc truyền phân mảnh các gói tin thông qua kết nối mạng. Lớp mạng sẽ nhận các
thực thể, tập hợp các phân mảnh SMPP PDUs trước khi gửi thực thể SMPP PDU đi tới
lớp SMPP.
SMSC

Interface
N/W


Layer

TCP/IP
or
X.25
N/W

Layer

TCP/IP
or
X.25
SMPP

SMPP

SMSC

Interface
Packet encoding,

Framentation,
Windowing & Eror
Handling of N/W Layer
SMPP Encoding/Decoding by ESME/SMSC
11
2.1.4. Gửi tin nhắn SMPP từ ESME tới SMSC
ESME gửi tin nhắn tới SMSC nên kết nối tới SMSC theo ESME Transmitter
hoặc ESME Transceivier.
Một tin nhắn SMPP PDUs được gửi từ ESME Transmitter tới SMSC bao gồm:

 submit_sm
 data_sm
Trong điều kiện tin nhắn gửi tới SMSC, ESME có thể thực hiện theo các thao tác
của SMPP bằng cách sử dụng định danh tin nhắn được trả về bởi SMSC:
 query_sm: truy vấn SMSC về trạng thái của tin nhắn đăng ký.
 cancel_sm: hủy các tin nhắn đã gửi.
 replace_sm: thay đổi tin nhắn đã gửi.
SMPP PDUs được gửi tới SMSC bằng ESME, nó nhận được phản hồi PDUs từ
SMSC.
Tin nhắn SMPP phản hồi từ SMSC tới ESME:
SMPP PDU phản hồi cho một tin nhắn gửi từ SMSC bao gồm các tin nhắn định
danh và một trạng thái trong trường hợp tin nhắn gửi đi hợp lệ hoặc không hợp lệ.
Trong các trường hợp khác SMSC sẽ trả về thông báo lỗi thích hợp.
 submit_sm_resp
 data_sm_resp
 query_sm_resp
 cancel_sm_resp
 replace_sm_resp
Phiên tuần tự SMPP – ESME Transmitter:
Hình vẽ dưới đây minh họa các yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP giữa SMSC
và ESME với hình thức Transmitter:






12

























Hình 2.4 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Transmitter
 Sự trao đổi yêu cầu và phản hồi PDUs giữa ESME Transmitter và SMSC
có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ. Như vậy ESME có thể gửi nhiều
yêu cầu tới SMSC, mà không cần đồng bộ trong khi chờ các phản hồi
PDUs.
bind_trans
mitter(1)


ESME

bind_transmitter_resp(1)

SMSC

submit_sm(2)

submit_sm_resp(2)

submit_sm(3)

submit_sm(4)

submit_sm(6)

submit_sm_resp(3)

)

submit_sm_resp(4)

)

submit_sm_resp(6)

)

query_sm_resp(5)


query_sm(5)

unbind(7)

)

unbind_resp(7)

)

13
 Các yêu cầu SMPP thành công được đưa ra không đồng bộ hóa bới
ESME sẽ được truyền trong khoảng thời gian ngắn bởi một số các phản
hồi từ SMSC.
 SMSC thường trả các phản hồi SMPP tới ESME tương ứng với các yêu
cầu gốc nhận được từ ESME. Không bắt buộc với ESME và SMPP phải
có khả năng nhận các phản hồi không tuần tự.
2.1.5. Gửi tin nhắn SMPP từ SMSC tới ESME
SMSC có thể gửi các tin nhắn tới ESME. Trong trường hợp này ESME nên kết
nối tới SMSC như là ESME Receiver hoặc ESME Transceiver.
Các ứng dụng ESME thao tác SMPP Receiver bao gồm:
 Cổng email chấp nhận tin nhắn gửi từ thuê bao di động tới hộp thư
Internet.
 SMSC còn có thể gửi “delivery receipt” tới ESME chứa trạng thái của
tin nhắn gửi trước đấy.
SMPP PDUs được gửi từ SMSC tới ESME Receiver bao gồm:
 deliver_sm
 data_sm
Tin nhắn SMPP phản hồi từ ESME tới SMSC
SMPP PDU phản hồi từ ESME Receiver nên bảo vệ bởi nhận dạng giao dịch

PDU(được lưu trong tham số sequence_number) được gửi bởi SMSC. Tin nhắn phản
hồi bao gồm trạng thái câu lệnh được khai báo bởi SMSC để xem các tin nhắn gửi tới
ESME là hợp lệ hay không hợp lệ. Trong các trường hợp khác ESME có thể gửi các
thông báo lỗi thích hợp.
Tin nhắn SMPP phản hồi gửi từ ESME Receiver tới SMSC bao gồm:
 deliver_sm_resp
 data_sm_resp
Phiên tuần tự SMPP - ESME Receiver:
Hình vẽ dưới đây minh họa các yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP giữa SMSC
và ESME với hình thức Receiver:



14

























Hình 2.5 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Receiver
 Sự trao đổi yêu cầu và phản hồi PDUs giữa ESME Receiver và SMSC
có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ. Như vậy SMSC có thể gửi nhiều
yêu cầu deliver_sm tới ESME, mà không cần đồng bộ trong khi chờ các
phản hồi PDUs.
bind_receiver(1
)

ESME

bind_receiver_resp(1)

SMSC

deliver_sm(1)

deliver _sm_resp(1)

deliver _sm(2)

deliver _sm(3)


deliver _sm_resp(2)

)

deliver _sm_resp(3)

)

deliver _sm_resp(4)

deliver _sm(4)

unbind(2)

)

unbind_
resp(2)

)

15
 Các yêu cầu SMPP thành công được đưa ra không đồng bộ hóa bới
SMSC sẽ được truyền trong khoảng thời gian ngắn bởi một số các phản
hồi từ ESME.
 ESME thường trả các phản hồi SMPP tới SMSC tương ứng với các yêu
cầu gốc được nhận từ SMSC. Không bắt buộc với SMSC và SMPP phải
có khả năng nhận các phản hồi không tuần tự.
2.1.6. Trao đổi tin nhắn song công giữa SMSC và ESME
SMSC và ESME có thể thiết lập phiên tin nhắn song công, tin nhắn có thể truyền

đi và nhận về. Trong trường hợp này ESME kết nối tới SMSC theo ESME
Transceiver.
ESME sử dụng các ứng dụng thao tác với SMPP Transceiver bao gồm:
 Tin nhắn được truyền hai chiều giữa thiết bị di động và ESME, ví dụ
Wap Proxy Server. Khách hàng di động gửi yêu cầu tới WAP Proxy
Server và thông tin phản hồi trả về thiết bị di động thông qua SMSC.
Tin nhắn SMPP PDUs được gửi bởi phiên SMPP Transceiver bao gồm:
 data_sm
 submit_sm
 deliver_sm
Trong các điều kiện gửi tin nhắn tới SMSC, ESME có thể thực hiện các thao tác
SMPP bằng các sử dụng các định danh của tin nhắn được trả bởi SMSC:
 query_sm
 cancel_sm
 replace_sm
Phiên SMPP tuần tự - ESME Transceiver:
Hình vẽ dưới đây minh họa các yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP giữa SMSC
và ESME với hình thức Transceiver:






16

























Hình 2.6 Yêu cầu và phản hồi tuần tự SMPP cho ESME Transceiver
 Sự trao đổi yêu cầu và phản hồi PDUs giữa SMSC và ESME Receiver
có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ. Như vậy SMSC có thể gửi nhiều
yêu cầu data_sm tới ESME, mà không cần đồng bộ trong khi chờ các
phản hồi PDUs.
bind_transceiver(1)

ESME

bind_


transceiver _resp(1)

SMSC

data_sm(1)

data_sm_resp(1)

data_sm(2)

data_sm_resp(2)

data_sm(3)

data_sm(3)

)

data_sm_resp(3)

)

data_sm_resp(3)

)

data_sm_resp(2)

data_sm(2)


unbind(4)

)

unbind_resp(4)

)

×