Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

thực trạng và giải pháp thương mại điện tử cho trái Thanh long Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.2 KB, 32 trang )

Tiểu luận: Thương mại điện tử
Mục lục
Lời mở đầu...............................................................................................................3
Chương 1: cơ sở lý luận...........................................................................................4
1. Khái niệm thương mại điện tử......................................................................4
2. Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử.............................................6
3. Vai trò của TMĐT........................................................................................8
4. Lợi ích của TMĐT........................................................................................9
Chương 2 : thực trạng việc ứng dụng TMĐT trong ngành xuất khẩu thanh long ở
Việt Nam................................................................................................................12
1. Giới thiệu công ty.......................................................................................12
a. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................12
b. Thành tựu đạt được..........................................................................12
2. Danh mục sản phẩm thanh long của công ty Hoàng Hậu...........................13
a. Giới thiệu quả thanh long................................................................13
b. Sản phẩm.........................................................................................15
3. Thực trạng...................................................................................................17
a. Trong quản bà thương hiệu..............................................................17
b. Trong kinh doanh.............................................................................18
Chương 3 : một số kiến nghị và giải pháp.............................................................26
1. Kiến nghị 26
2. Giải pháp 27
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
1
Tiểu luận: Thương mại điện tử
Kết luận..................................................................................................................32
Phụ lục....................................................................................................................33
Tài liệu tham khảo..................................................................................................34
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
2
Tiểu luận: Thương mại điện tử


Lời mở đầu
Đất nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khoa học kỹ thuật công
nghệ thông tin ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước ngày càng phải
không ngừng đỏi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, khái niệm về Thương Mại
Điện Tử (TMĐT) dần dần được mọi người quan tâm và biết đến nhiều hơn. Hầu hết các
doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, nó là công cụ hổ trợ thương
mại truyền thông, giúp doanh nghiệp trong việc marketing và tìm kiếm khách hàng với chi
phí thấp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang phát triển từng ngày và nó đang ảnh
hưởng lên hầu hết các nền kinh tế thành viên và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hơn
nữa, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến
mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động lực
quan trọng nhất của sự phát triển.
TMĐT không phải là một phương thức mới của thương mại. Thực ra nó đánh dấu
sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thương mại tuyệt
vời để phát triển kinh tế. Đó là lý do tại sao nhiều người đang đổ tiền vào khai thác TMĐT
và ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, xuất khẩu hàng
hóa ra nước ngoài nhanh chóng hơn, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản – một thế mạnh
của Việt Nam ta. Người nông dân với hy vọng sẽ không còn cảnh được mùa thì mất giá còn
mất mùa lại được giá.
Với những lý do đó, nhóm chúng em xin chọn đề tài “ thực trạng và giải pháp
thương mại điện tử cho trái Thanh long Việt Nam” trình bày về tình hình xuất
khẩu Thanh Long ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao khả năng
hội nhập kinh tế quốc tế.
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
3
Tiểu luận: Thương mại điện tử
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới; ngay tên gọi cũng có nhiều; có thể

gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade),
"kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại không có giấy tờ" (paperless
commerce, hoặc paper trade); gần đây, tên gọi "thương mại điện tử" (electronic commerce)
được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù
rằng các tên gọi khác vẫn có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung.
Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các
mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua
truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như
gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
4
Tiểu luận: Thương mại điện tử
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động
của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc
tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo
nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù
có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm,
nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc

trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy
thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ
thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác
hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh
doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới
dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua
bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử;
mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên
trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau
bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và
thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt
động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị
ảo)
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
5
Tiểu luận: Thương mại điện tử
1.2 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các
loại hình phổ biến như sau:
• Người tiêu dùng
o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

• Doanh nghiệp
o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
• Chính phủ
o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT
B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực
hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung
ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào
hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở
một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
6
Tiểu luận: Thương mại điện tử
nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin
tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện
điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người
tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt
hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong
TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông
thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ;
tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT
B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm
nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng,

chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới
tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan
nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ
quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể
thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà
nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website.
Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường
tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện
điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người
bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những
mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng
mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
7
Tiểu luận: Thương mại điện tử
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao
dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người
dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...
1.3 Vai trò của thương mại điện tử
Các doanh nghiệp và các cá nhân có thể dùng TMĐT để giảm các chi phí giao dịch
bằng cách đẩy luồng thông tin và tăng cường thêm sự phối hợp các hoạt động để giảm bớt
tình trạng không rõ ràng. Bằng việc giảm bớt chi phí tìm kiếm thông tin về người kinh
doanh và người bán và tăng số lượng tham gia thị trường, TMĐT có thể thay đổi sự thu hút
thống nhất theo chiều thẳng đứng đối với rất nhiều công ty. Cũng chưa thể chắc rằng là
việc chấp nhận TMĐT sẽ khiến cho các tổ chức theo cấu trúc vòm quay trở lại cấu trúc thị
trường cũ của họ, nhưng đây cũng là một khả năng hoàn toàn có thể.
Để biết được làm thế nào mà TMĐT có thể thay đổi được cấp độ và hiện trạng của các
chi phí giao dịch, hãy xem một giao dịch thuê nhân công, thoả thuận thuê một nhân công

chiếm chi phí giao dịch rất cao từ người bán. Những chi phí giao dịch này bao gồm thoả
thuận không thuê nhân công khác vào vị trí đó và tạo các cơ hội thăng tiến trong công việc
cho nhân công được thuê. Các cá nhân có thể đầu tư cao hơn nữa trong việc học tập và
chấp nhận sự phát triển của người sử dụng lao động. Nếu đồng ý một công việc liên quan
đến một hoạt động thì nhân công mới đó có thể phải chịu những chi phí rất cao, bao gồm
chi phí thực cho hoạt động và các chi phí có liên quan. Hầu hết đầu tư này là do một công
ty xác định và nó không thể chuyển một công việc mới ở cùng một chỗ trong cùng một
công ty. Nếu có đủ một số lượng nhân công trên toàn thế giới có thể phát trên truyền hình,
thì có thể thực hiện công việc của họ từ bất kể một nơi nào nhờ các công nghệ TMĐT, về
sau thì tất cả các chi phí giao dịch này có thể bỏ. Thay vì phải đi khắp nơi để tìm việc thì
một công nhân có thể có được một công việc mới đơn giản bằng cách truy cập vào một
server Internet khác.
Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng rất nhiều công ty và các đơn vị kinh tế chiến
lược hoạt động trong một cơ cấu kinh tế tồn tại giữa các thị trường và các thị trường vòm
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
8
Tiểu luận: Thương mại điện tử
ẩn. Trong cơ cấu kinh tế này các công ty phối hợp các chiến lược, tiềm năng, và các kỹ
năng bằng cách hình thành một mối quan hệ lâu bền và ổn định dựa trên mục đích cùng
chia sẻ. Tổ chức mạng lưới này rất phù hợp với các ngành kỹ thuật công nghiệp chuyên sâu
về thông tin. Trong thí dụ về áo len ở trên, những người tham gia có thể tổ chức một mạng
lưới cho các tổ chức nhỏ hơn chuyên về các chủng loại cụ thể hoặc thiết kế. Một số thợ đan
lành nghề có thể để cho người buôn áo len tổ chức công ty riêng của họ chuyên sản xuất áo
len đan truyền thống. Một số nhân viên tiếp thị của những người buôn áo len có thể từ một
chi nhánh riêng quản lý nghiên cứu thị trường về các kế hoạch của các cửa hàng bán lẻ
định mua trong những tháng tới. Họ có thể bán những báo cáo nghiên cứu cho cả người
buôn áo len và công ty đan truyền thống. Khi mà điều kiện thị trường thay đổi thì các tổ
chức nhỏ hơn và nhanh nhậy hơn có thể tiếp tục tự mình thâm nhập và tìm các cơ hội có lợi
trên các thị trường áo len.
TMĐT có thể khiến cho các mạng lưới dựa hoàn toàn vào chia sẻ thông tin này có thể

duy trì và quản lý dễ dàng hơn. Một số nhà nghiên cứu tin tưởng rằng những hình thức tổ
chức thương mại này sắp tới sẽ trở nên có ưu thế.
1.4 Lợi ích của TMDT
1.4.1 Lợi ích cho DN
- Quảng bá trên thị trường toàn cầu với chi phí thấp Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so
với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận
người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà
cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được
nhiêu sản phẩm hơn.
- Mở rộng thị trường
- Tiết kiệm chi phí hoạt động, liên lạc, in ấn... Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia
xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
9
Tiểu luận: Thương mại điện tử
- Quản lý thông tin tốt hơn, chính xác hơn
- Đẩy mạnh quảng bá thông qua mạng Internet với chi phí thấp, hiệu quả cao (đối với
một số loại hình DN)
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng để tăng lợi thế cạnh tranh
- Có thêm nhiều khách hàng
Nếu DN đứng ra xây dựng những website như nói trên thì sau một thời gian, website
này cũng có thể có doanh thu từ nguồn quảng cáo như các DN khác đặt banner trên website
này.
1.4.2 Lợi ích cho quốc gia
- Xuất khẩu tăng
- Lợi nhuận DN tăng làm tăng nguồn thu cho nhà nước
- Lợi nhuận DN tăng làm tăng nguồn thu cho nhà nước
- Góp phần gánh vác với nhà nước về việc nâng cao dân trí, kiến thức cho mọi người
1.4.3 Lợi ích cho cộng đồng
- Công ăn việc làm tăng khi DN làm ăn hiệu quả và mở rộng quy mô

- DN đóng góp cho những chương trình dành cho cộng đồng
- Công ăn việc làm tăng khi DN làm ăn hiệu quả và mở rộng quy mô
- DN đóng góp cho những chương trình dành cho cộng đồng
- Chất lượng dịch vụ tốt hơn, thông tin cung cấp đầy đủ hơn
- Kho kiến thức để học hỏi
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
10
Tiểu luận: Thương mại điện tử
- Được cộng đồng quan tâm hướng dẫn khi có nhu cầu
Tóm lại, có thể nói như sau:
* Đối với DN: Thương mại điện tử hiện nay hỗ trợ DN rất tốt trong việc marketing và
tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị trường quốc tế. Tương lai không xa, Thương
mại điện tử sẽ giúp DN tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động vì đa số các hoạt động kinh doanh
đều được hệ thống CNTT quản lý.
* Đối với cá nhân hay cộng đồng: Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá
nhân như:
- Quyền chọn lựa dịch vụ, sản phẩm để có thể an tâm khi mua (vì Thương mại điện tử
buộc các DN phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người tiêu
dùng có lợi)
- Truy cập nguồn thông tin, kiến thức phong phú, bổ ích
- Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng
giúp nhau khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ
* Đối với quốc gia: Thương mại điện tử sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh
tế quốc gia, phục vụ lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thông tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp
Việt Nam nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, sớm sánh vai cùng các nước trong khu vực.
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
11
Tiểu luận: Thương mại điện tử
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG NGÀNH XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh long Hoàng Hậu.
- Trụ sở: thôn Phú Sum, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
- Điện thoại: +84.62.898616
- Fax: +84.62.898558
- Email: dragonfruithoangha hoặc
- Website: www.hoanghau.com.vn
- Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng
đầu tại Việt Nam.
- Công ty được thành lập vào năm 1988 với mô hình trang trại. Bắt đầu sự nghiệp chỉ
với 3 ha đất khai hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn ngày. Đến thời điểm
năm 2003, Hoàng Hậu đã có 100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long. Hoàng Hậu là
trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là
nhà xuất khẩu thanh long với quy mô lớn. Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm
thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu.
- Phát huy những thành quả đạt được, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm
để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính ở nước ngoài.
Kế hoạch năm 2005-2010, Công ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh long hữu cơ (organic)
theo quy trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn châu Âu (EUREPGAP).
2.1.2 Thành tựu
GVHD: Ths Đào Ngọc Duy Linh Nhóm: Greatwallba
12

×