Luận văn
Giải pháp mở rộng huy động vốn tại
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga,
chi nhánh Hà Nội
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tÕ Việt Nam trong tương lai sẽ là một bộ phận của chiến lược
kinh tế toàn cầu. Đối với các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh
vực Ngân hàng không thể không nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các vấn
đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền kinh tế vào
thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở xác lập một chiến lược huy động vốn cho sự
nghiệp phát triển của Đất nước.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành ngân hàng đã chuyển mình để
phù hợp với nền kinh tế, từng bước hoàn thiện về tổ chức, cơ chế nghiệp vụ
Thành công nổi bật nhất của ngành ngân hàng trong thời gian qua là đã cung
cấp cho nền kinh tế một lượng vốn khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng Chớnh vì vậy mà hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại thông qua các nghiệp vụ tiền tệ , tín dụng, thanh
toán là nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng
như các tổ chức cá nhân trong đời sống xã hội. Từ khi ngân hàng hình thành
thì huy động vốn và đầu tư vốn luôn luôn là một cặp phạm trù của tăng trưởng
kinh tế, nhưng muốn có vốn để đầu tư thì ngân hàng phải huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau.
Ngân hàng với chức năng vốn có của mỡnh luụn tạo ra nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu đối với tổ chức và cá nhân.Trước nhu cầu như vậy, để có
nguồn vốn cung cấp thì trước nhất ngân hàng phải tiến hành huy động vốn.
Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga là định chế tài chính có khả năng
to lớn trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn từ nội lực nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên các hình thức huy động vốn của ngân hàng vẫn còn
nhiều hạn chế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và đòi hỏi của nền kinh
tế, chưa khai thác được nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế. Một trong
những mục tiêu của các Ngân hàng là khai thác tối đa nguồn vốn trong nền
kinh tế để Ngân Hàng có khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu vốn
khác nhau của nền kinh tế, và đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
2
hàng Liên doanh Việt Nga.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng huy động
vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, chi nhánh Hà Nội”.
*Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Nghiờn cứu đề tài này nhằm đề xuất một số giải pháp mở rộng huy
động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong nước phù hợp với những đặc điểm,
điều kiện hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga. Tìm ra một cơ cấu
nguồn vốn hợp lý mà giúp cho Ngân hàng thực hiện tốt chức năng của mình.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn & hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên
doanh Việt - Nga, chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Liên
doanh Việt - Nga, chi nhánh Hà Nội.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGUỒN VỐN & VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NHTM.
1.1.1 Khái niệm & phân loại nguồn vốn
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính. Ở mỗi nước khác
nhau các trung gian tài chính lại được phân chia khác nhau. Tuy nhiên, luôn
tồn tại một điểm chung là vai trò chủ đạo của các Ngân hàng thương mại
đóng góp khối lượng tài sản và tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Để có
được vị trí đó NHTM phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và công cụ duy
nhất mà các NHTM phải có trước tiên là vốn.
1.1.1.2 Phân loại.
Xét về kết cấu và tính chất vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại
bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác. Thông thường
nguồn vốn của NHTM được phân chia như sau:
* Vốn tự có (Vốn CSH)
Vốn tự có gồm:
- Vốn tự có ban đầu
- Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động
* Vốn huy động
- Vay của NHTW.
- Vay các TCTD.
- Một nguồn vốn vay khác mà ngân hàng có thể huy động: là phát hành
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
4
kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Nếu những hình
thức huy động trên là hình thức huy động mang tính bị động thì hình thức này
là hình thức chủ động.
* Vốn khác
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.
1.1.2.1 Tiền gửi đối với tổ chức kinh tế.
Dưới đây là một số hình thức mà NHTM có thể sử dụng để huy động
vốn từ nguồn tiền gửi:
Thứ nhất, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng.
Thứ hai, tiền gửi thanh toán (hay tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch).
1.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm dân cư.
* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm dài hạn.
1.1.2.3 Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ cã giá.
Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức:
* Phát hành trái phiếu.
* Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
* Phát hành kỳ phiếu.
* Giấy tờ có giá khác.
1.1.2.4 Vay vốn của NHTW & tổ chức tín dụng khác.
-Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua
quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương
hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
5
1.1.3 Vai trò của vốn đối với Ngân hàng Thương mại.
1.1.3.1 Vai trò của vốn đối với hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có
vốn, vốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng và quy mô hoạt động.
1.1.3.2 Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
1.1.3.3 Vốn quyết định đến năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của
Ngân hàng trên thị trường.
1.1.3.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
1.1.3.5 Vốn quyết định quy mô của Ngân hàng Thương mại.
1.2 MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1 Tầm quan trọng của mở rộng huy động vốn.
1.2.1.1 Đối với nền kinh tế.
1.2.1.2 Đối với NHTM
Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn là một trong những yếu tố tiên
quyết tác động đến quy mô, phạm vi hoạt động, hiệu quả và khả năng mở
rộng hoạt động kinh doanh của NHTM. Nếu ngân hàng có nguồn vốn lớn thì
ngân hàng có thể đa dạng hóa các nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Đồng thời, với các nguồn vốn lớn thì uy tín của ngân hàng trên thị
trường được nâng cao tạo điều kiện ngân hàng tiếp xúc với việc huy động vốn
và cho vay đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng huy động vốn
Để đánh giá khả năng huy động vốn, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
-Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn:
Tốc độ tăng trưởng của
nguồn vốn
=
Nguồn vốn năm trước
x 100%
Nguồn vốn năm sau
-Cơ cấu nguồn vốn:
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
6
Cơ cấu nguồn vốn i% = Nguồn vốn loại i x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nguồn vốn vay =
Nguồn vốn vay
x 100%
Tổng nguồn vốn
-Tốc độ tăng trưởng huy động vốn:
Tốc độ tăng trưởng huy
động vốn
=
Vốn huy động năm trước
x 100%
Vốn huy động năm sau
Cơ cấu huy động vốn:
Tỷ lệ nguồn vốn loại i% =
Vốn huy động loại i
x 100%
Tổng nguồn vốn huy động
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.3.1. Các nhân tố khách quan.
•Tình hình kinh tế - xã hội:
•Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô.
•Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền.
•Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân
hàng.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan.
Địa điểm giao dịch, lãi suất do ngân hàng đưa ra, đội ngũ cán bộ nhân
viên ngân hàng, công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ của
ngân hàng cung ứng…Tất cả các nhân tố này tạo nên sức cạnh tranh của
NHTM trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động huy động
vốn nói riêng.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
7
•Mức lãi suất Ngân hàng đưa ra.
•Các hình thức huy động vốn của ngân hàng.
•Các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.
•Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hang.
•Mức độ an toàn tiền gửi.
•Mức độ thâm niên của ngân hang.
•Công nghệ, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
8
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH VIỆT – NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.1.1 Sự hình thành & phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga.
Ý tưởng thành lập ngân hàng liên doanh giữa Nga và Việt Nam để tăng
cường hợp tác song phương được lãnh đạo Chính phủ hai nước nhất trí trong
chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov vào tháng 2 năm
2006. Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) chính thức đi vào hoạt động
ngày 19/11/2006 và là kết quả hợp tác của hai ngân hàng hàng đầu hai nước là
BIDV (Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam) và RTB (Ngân hàng Ngoại
thương Nga), với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.
2.1.2 Chức năng nhiệm vô & cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh
Việt - Nga.
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàn Liên Doanh Việt- Nga.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt -
Nga, Chi nhánh Hà Nội.
2.1.3.1 Hoạt động tín dụng và bảo lãnh.
Bảng 1: Dư nợ tín dụng NHLD
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ tín dụng 25,232 28,436 36,621
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
9
Dư nợ ngắn hạn 17,788 19,194 24,811
Dư nợ trung hạn và dài hạn 7,444 9,242 11,811
(Nguồn:Bỏo cáo tín dụng VRB – Chi nhánh Hà Nội)
Biểu Đồ 1: Dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng tăng dần qua 3 năm được thể hiện qua bảng biểu
trên. Cùng với việc củng cố và phát triển có chọn lọc quan hệ tín dụng với các
khách hàng đã và đang vay vốn, chi nhánh cũng luôn chú trọng mở rộng và
đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa đối tượng loại hình khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Về tình hình thực hiện đảm bảo tiền vay: Tính đến thời điểm 31/12/2009,
dư nợ có tài sản đảm bảo tại chi nhánh đã đạt trên 21 triệu USD quy đổi, tăng
43% so với năm 2008 và chiếm 74% tổng dư nợ của chi nhánh.
Về tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh: đến thời điểm 31/12/2009, tổng
dư nợ quá hạn là 642 ngàn USD quy đổi chiếm 2,25% trên tổng dư nợ và tăng
tuyệt đối 0,15% so với tỷ trọng của năm 2008. Nguyên nhân là do món vay
của Tổng Công ty xây dựng Trung Du với số dư 3 tỷ đồng.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
10
2.1.3.2 Hoạt động thanh toán trong nước & quốc tế.
1. Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2: Hoạt động thanh toán quốc tế.
Đơn vị: 1.000 USD, 1.000.000 VND, 1.000 RUB
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu DV thanh toán quốc tế (ngàn USD)
26,7 26,7 32,7
Doanh số thanh toán Việt-Nga (triệu USD)
7,36 7,7 14,3
Doanh số chuyển tiền hai chiều ( triệu USD)
7,2 12,4 14,6
Doanh số chuyển tiền đi
VND
6,8 22 31
USD
2 1,9 3,7
RUB
139.2 103,4 63,1
Doanh số chuyển tiền từ Nga về
VND
5,7 21 4,6
USD
0,4 1,66 6,3
RUB
9,8 100,9 13,9
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VRB – Chi nhánh Hà Nội)
Tổng doanh số thanh toán quốc tế qua chi nhánh tăng dần qua các năm,
thể hiện được sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán trong VRB cũng như sự
tin tưởng của cỏc cỏ nhân và tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.
2.Nghiệp vụ thanh toán trong nước
Hoạt động thanh toán qua chi nhánh luôn nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng
tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như yêu cầu của giao dịch vốn
liên ngân hàng giữa chi nhánh và các TCTD khác, nâng cao uy tín của chi
nhánh trên thị trường tiền tệ.
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị tính: 1.000 USD, 1.000 RUB, 1.000 EUR
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
11
Doanh số mua ngoại tệ
RUB 188,7 96,1 115,9
USD 8,32 7,6 20,3
Ngoại tệ khác (EUR) 0 3,1 24
Doanh số bán ngoại tệ
RUB 188,4 96,4 116.3
USD 8,31 6,9 19,8
Ngoại tệ khác (EUR) 0 3,1 25
Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (tỷ VND) 1,7 1,22 1,32
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB)
Đến 31/12/2007 doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh đạt 153,9 triệu
RUB và 7 triệu USD. Sang năm 2008 con số này đã đạt 189,3 triệu RUB,
bằng 123% so với năm 2007 và 8,32 triệu USD, tương đương với 119% năm
2007. Năm 2009 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường tiền
tệ Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt đối với thị trường ngoại tệ USD tỷ giá
biến động phức tạp.
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: 1.000 USD
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu 2,6 3,3 4,3
Thu từ hoạt động dịch vụ và hoạt động tài
chính khác
0,156 0,172 0,225
Tổng chi phí 2,4 3,1 4,3
Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng 0,57 0,77 0,673
Chênh lệch thu chi sau dự phòng rủi ro 0,211 0,306 0
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
12
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB)
Tổng doanh thu của chi nhánh luôn tăng lên qua từng năm hoạt động.
Năm 2008 bằng 136% so với cả năm 2007 và đạt 102% so với kế hoạch đề ra.
Năm 2009 lại tiếp tục tăng lờn 265 so với doanh thu năm 2008.
Quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh đến 31/12/2010 đạt 24,3 tỷ đồng
(tương đương 1,24 triệu USD quy đổi), tăng 20% so với đầu năm. Trong đó:
- Dự phòng cụ thể đạt 22,7 tỷ đồng, tương đương 1,16 triệu USD quy đổi.
- Dự phòng chung đạt 1,62 tỷ đồng, tương đương 80 ngàn USD quy đổi.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH VIỆT - NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI
Qua 6 năm hoạt động, ngoài vốn vay hạn mức của BIDV qua các năm
(năm 2008 là 214 tỷ VND quy đổi) thì nguồn vốn huy động đã tăng bình quân
khoảng 47% qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2008 chi nhánh sử dụng hạn
mức tiền vay tại BIDV khoảng 4 triệu USD quy đổi. Thực tế năm 2007 nguồn
huy động tiến kiệm nội tệ giảm do biến động giá cả thị trường ở một số mặt
hàng chủ yếu như giá nguyên vật liệu, giá gạo … giá vàng, nhà đất, và tiền gửi
của các TCKT đó làm hạn chế tâm lý gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng.
Địa điểm nơi đặt trụ sở của Ngân hàng chưa thật phù hợp với nền kinh tế
thị trường, không thuận tiện thực hiện giao dịch của Ngân hàng với khách
hàng. Trụ sở đi thuờ nờn vẫn mang tính tạm bợ, chật hẹp. Điều này đó làm
ảnh hưởng dến hình ảnh của VRB trong dân cư, gây khó khăn cho Ngân hàng
khi tiến cận với thị trường.
2.2.1 Kết quả hoạt động huy động vốn.
2.2.1.1 Quy mô nguồn vốn.
Bảng 5: Tổng nguồn vốn huy động
(Đơn vị tính: 1.000 USD quy đổi; 1.000.000 VND quy đổi)
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
13
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tăng,giảm
so với 2007
Năm
2009
Tăng,giảm
so với 2008
Năm
2010
Tăng,giảm
so với 2009
VND 484,391 + 21% 563,327 15%
USD 30,444 + 21% 35,112 15% 45,987 31%
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB,chi nhánh Hà Nội)
Qua 3 năm 2008, 2009, 2010, nguồn vốn huy động của chi nhánh đều
tăng lên. Năm 2008, tổng nguồn tăng lên 21% so với năm 2007, năm 2009
tổng nguồn tăng lên 15% so với năm 2008. Quy mô nguồn vốn huy động tăng
lên tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng các hoạt động của mình, trong đó
quan trọng nhất là hoạt động cho vay, qua đó tăng thu nhập cho chi nhánh.
Bảng 6: Huy động vốn năm 2008- 2010
(Đơn vị tính: 1.000 USD quy đổi)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng vốn huy động 22.303 30.541 41.600
TG của TCTD 19.322 24.463 -
TG của BIDV 4.022 11.471 -
TG của TCTD khác 15,300 12.992 -
TG của khách hàng 2.981 6,078 -
TG thanh toán 1.930 2.416 -
TG của TCKT, cá nhân 0 249 3.900
TG tiết kiệm 985 3.273 12.600
TG khác 65 140 -
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB,chi nhánh Hà Nội)
Năm 2008, 2009 vừa qua chi nhánh Hà Nội đã thu được những thành tựu
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
14
trong công tác huy động vốn.
- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 484,391 triệu đồng tăng
lên 21% so với năm 2007.
- Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2009 đạt 563,327 triệu đồng
tăng lên 15% so với năm 2008.
Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế đều tăng lên qua 2 năm
2007, 2008. (Trừ tiền gửi của các tổ chức tính dông khác có xu hướng giảm
xuống.)
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
* Huy động vốn theo thời hạn:
Bao gồm tiền gửi khụng kỡ hạn, tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng:
Bảng 7: Số liệu huy động vốn theo thời hạn từ năm 2007 – 2010
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Số
tiền
(1.000
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(1.000
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(1.000
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(1.000
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Nguồn vốn 10.28
2
100 22.350 100 30.500 100 41.600 100
Tiền gửi không
kì hạn
2.333 23 3000 13,4 7.350 24 9.800 24,3
Tiền gửi kỳ hạn
dưới 12 tháng
696 6,8 731 3,3 4.484 14,70 6.889 16,56
Tiền gửi kỳ hạn
trên 12 tháng
7.253 70,54 18.619 83,30 18.666 61,2 24.911 59,88
(Nguồn: Báo cáo KQKD 2007–2010 VRB –Chi nhánh VRB)
ơ
Nguồn tiền gửi cú kỡ hạn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, với một nguồn vốn huy động có tính ổn định cao,
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
15
thông thường loại tiền gửi cú kỡ hạn là khoản tiền gửi cú kỡ hạn dài và lãi
suất cao, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh.
Chính vì vậy, chi nhánh luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách
áp dụng nhiều kì hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của
mọi khách hàng.
* Huy động vốn phân theo đối tượng huy động:
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động
Năm
Tổng
nguồn vốn
Tiền gửi dân cư Tiền gửi tổ chức kinh tế
Số tiền
(1.000
USD)
Tỷ trọng / tổng
nguồn vốn huy
động %)
Số tiền
(1.000
USD)
Tỷ trọng / tổng
nguồn vốn huy
động %)
2007 10.282 936 9,1 1.564 15,21
2008 22.350 983 4,39 2.017 9,02
2009 30.500 3.300 10,81 6.100 20
2010 41.600 12.600 30,28 -
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB,chi nhánh Hà Nội)
Các đối tượng huy động của Ngân hàng có thể là: Nguồn vốn từ dân cư,
từ các tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng, tiền gửi ủy thác đầu tư… Định
hướng của chi nhánh trong thời gian tới là: một mặt phấn đấu nâng cao tỷ
trọng huy động vốn tại chỗ, đồng thời vẫn tích cực tham gia thị trường tiền tệ
liên ngân hàng nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn này.
2.2.2. Chi phí huy động vốn.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
16
Chi phí nguồn vốn: Chi phí là tất cả những khoản mà ngân hàng phải
chi ra để phục vụ cho hoạt động của hoạt động kinh doanh của mình
Chi phí huy động vốn: tất cả các khoản mà Ngân hàng chi ra để phục
vụ cho hoạt động huy động vốn. Hiệu quả của công tác huy động vốn chính là
làm sao tập hợp được những nguồn vốn có chi phí thấp.
Bảng 9. Chi phí huy động vốn năm 2007 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng chi phí huy động vốn 19 26 34,7 45
Tỷ trọng trên tổng chi phí 11,40 7,43 8,59 65,40
(Nguồn: Bảng CĐKT năm 2007 – 2010 VRB – chi nhánh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí huy động vốn của chi nhánh tăng
lên đáng kể, so với các năm trước, năm 2010 tổng chi phí tăng lên đột biến vì
lương vốn huy động cũng tăng lên tương ứng, điều này là hợp lý.
Chênh lệch lãi suất BQ = Lãi suất BQ đầu ra – lãi suất BQ đầu vào
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH VIỆT - NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.3.1 Những kết quả đã đạt được.
Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn: trong những năm qua lượng vốn huy
động tại chi nhánh Hà Nội không ngừng tăng lên, trong đó lượng tiền gửi có
kỳ hạn của các tổ chức tín dụng luôn ổn định chiếm tỷ trọng lớn, giúp chi
nhánh luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Chi nhánh đã
kết hợp một cách hài hòa các hình thức huy động để tạo hiệu quả tối ưu.
Về chi phí huy động vốn: NHLD Việt - Nga, chi nhánh Hà Nội luụn
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
17
điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường,
vừa đảm bảo thu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn.
Đạt được kết quả như trên là do nhiều yếu tố.
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền
gửi dân cư còn nhỏ trong khi chiến lược phát triển lâu dài đòi hỏi các NHTM
để phát triển cần phải hướng vào nguồn tiền gửi dân cư vì đây là nguồn tiền
gửi ổn định và an toàn.
- Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định
tuy ổn định song vẫn dẫn đến rủi ro về lãi suất.
- Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi
suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với
lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của chi
nhánh vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Vốn của chi nhánh về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền,
cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý. Việc dư thừa lượng vốn
trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn
chưa mang lại hiệu quả.
- Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động
từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử
dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến
tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của chi nhánh và khó kế hoạch hóa.
Những mặt tồn tại của chi nhánh Hà Nội trong công tác huy động vốn
phát sinh do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
18
* Nguyên nhân chủ quan:
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH VIỆT - NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI
Ngân hàng đóng vai trò là trung gian vốn trong nền kinh tế, nhận tiền gửi
nhàn rỗi từ những người có vốn sang những người cần vốn. Chính vì vậy việc
huy động vốn trong nước của bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào thông qua
hệ thống ngân hàng luụn cú một tầm quan trọng đặc biệt. Điều này lại càng
có ý nghĩa hơn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Muốn nhận
được nhiều vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì ngân hàng phải tìm hiểu được
những yêu cầu của công chúng khi đem tiền đến gửi ở ngân hàng là gì và đáp
ứng tốt các nhu cầu đó. Dưới đây là các giải pháp áp dụng cho Chi nhánh Ngân
hàng liên doanh Việt - Nga tại Hà Nội để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng nhằm huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH VIỆT - NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1.1 Trong quá trình đổi mới, Ngân hàng đã đưa ra những định hướng
chung.
- Thứ nhất, phải tăng cường công tác phổ cập và hướng dẫn người
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
19
dân nhất là đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định và ở các khu vực
dân cư có đời sống cao như các khu đô thị mới.
- Thứ hai, cần mở rộng nhiều thành phần khách hàng, thu hút mọi tầng
lớp dân cư, Ngân hàng cần có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích bằng vật
chất đối với người gửi tiền.
- Thứ ba, đặc biệt tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đây là
thị trường có nhiều tiềm năng và là nguồn vốn hấp dẫn của các Ngân hàng.
- -Thứ tư, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt.
3.1.2 Nhiệm vô chính trong giai đoạn 2010 - 2012.
Việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Đầu tiên là việc tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đây là cầu
nối thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước.
Thứ hai là việc triển khai và liên tục đẩy mạnh các dịch vụ tư vấn.
Thứ ba là việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH VIỆT - NGA, CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.2.1 Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động.
Lãi suất luôn là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của mỗi ngân hàng,
bởi vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến động của khối lượng huy động cũng
như phương thức sử dụng vốn, qua đó làm tăng chi phí trả lãi
3.2.2 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Đa dạng hóa hình thức huy động vốn là mở thêm nhiều hình thức huy
động vốn phù hợp với nhu cầu gia tăng của khách hàng.
• Huy động từ hoạt động trả lương của các doanh nghiệp
• Huy động tiết kiệm tích luỹ
• Huy động tiết kiệm bậc thang
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
20
3.2.3 Phát triển các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn.
• Dịch vụ trả lương qua tài khoản.
• Dịch vụ tín dụng.
3.2.4 ĐÈy mạnh hoạt động Maketing.
Để làm được việc này, chi nhánh cần thực hiện các công việc cụ thể sau:
• Thay đổi mẫu mã các sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi để tạo ấn
tượng niềm tin cho khách hàng gửi tiền
• Làm tờ rơi.
• Tặng quà cho khách hàng.
• Bên cạnh những công tác marketing như trên, chi nhánh cần có
những chương trình khuyến mại hấp dẫn khách hàng.
3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng.
- Ðầu tư tập trung trọng điểm.
- Tiếp tục duy trì ổn định nâng cấp các chương trình ứng dụng hiện có
nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ trước mắt.
- Chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại từ bên
ngoài
- Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật tin học.
3.2.6 Thực hiện tốt chính sách khách hàng.
3.2.7 Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các ngân hàng, tổ chức kinh tế.
Mở rộng việc huy động vốn từ dân cư
Mở rộng việc huy động từ các tổ chức kinh tế
Mở rộng việc huy động vốn với các đối tượng khác
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
21
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Cần có những chính sách kinh tế đúng đắn và hợp lý
3.3.2 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
- NHNN cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và
hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường, các can
thiệp của NHNN phải thông qua thị trường bằng hệ thống các công cụ tiền tệ
gián tiếp (dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở )
- NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của
các NHTM được tăng trưởng và ổn định.
- Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ quốc
tế và làm cơ sở thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ
thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thị trường bù trừ NHNN.
3.3.3 Kiến nghị với Ngân Hàng Liên Doanh Việt - Nga.
Do đặc điểm Thành phố Hà Nội đang tập trung phát triển các khu vực
công nghiệp hoá, các dự án lớn đang cần rất nhiều vốn đầu tư tín dụng dài hạn
các ngân hàng. Đề nghị VRB tiếp tục giao chỉ tiêu giới hạn dự nợ cho chi
nhánh ở mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung cảu hệ thống & cơ
cấu tín dụng trung, dài hạn các năm.
Đề nghị VRB hỗ trợ nguồn vốn cho chi nhánh để phục vụ nhu cầu tăng
trưởng tín dụng. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật trang bị kiến thức mới cho cán bộ
chi nhánh.
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
22
Sv: Ngô Hoàng Sơn Líp: Líp: TC13A
23