Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

một số giải pháp marketing nhằm thúc đảy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản sài gòn ( seaprodex saigon )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.76 KB, 92 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hơn hai năm qua đã mở ra
trước mắt Việt Nam một viễn cảnh kinh tế mới với nhiều cơ hội phát triển cũng như
không ít thách thức. Mà trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng
trong việc quyết định vận mệnh của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã và đang
thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động ngoại thương mà chú trọng hơn cả là
hoạt động xuất khẩu. Từ những tiềm lực sẵn có trong nước và một số nguyên liệu
nhập khẩu, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu phát triển các mặt hàng nông - lâm -
thủy sản.
Trong những năm vừa qua, các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam đã dần
khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Xuất khẩu
thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng
năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Cùng với ngành thủy sản, trong những năm qua Công ty Cổ phần Xuất Nhập
khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon) trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
thủy sản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ vào vai trò của
Marketing được lựa chọn đã thúc đẩy xuất khẩu phát triển qua các năm, thị trường
xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển của
nền kinh tế quốc gia nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn
(Seaprodex Saigon)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý
thuyết đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Bài viết
nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, điều kiện và năng lực
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN


kinh doanh để đề ra các giải pháp về Marketing nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu
tại công ty Seaprodex Saigon.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là: phương pháp biện chứng,
phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2008.
- Không gian nghiên cứu: nội bộ công ty Seaprodex Saigon.
- Giới hạn nghiên cứu: lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty khá rộng nhưng
đề tài này chỉ nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của công ty, mà cụ thể là hoạt
động Marketing xuất khẩu thủy sản.
5 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Kết cấu của bài luận văn như sau:
 Chương 1: Khái quát hoạt động Marketing xuất khẩu và Công ty
Seaprodex Saigon
 Chương 2: Thực trạng áp dụng Marketing xuất khẩu tại Công ty
Seaprodex Saigon
 Chương 3: Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu thủy sản tại Công ty Seaprodex Saigon.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT
KHẨU VÀ CÔNG TY SEAPRODEX SAIGON
1.1. Lý luận chung về hoạt động Marketing xuất khẩu:
1.1.1. Khái niệm về Marketing quốc tế:
“Marketing quốc tế là hoạt động Marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt
qua biên giới chính trị của một quốc gia. Do đó, nó cũng bao gồm đầy đủ các thành
phần như Marketing nội địa. Đó là việc lập kế hoạch, thực hiện các chương trình
truyền thông, phân phối, giá cả và dịch vụ sau hỗ trợ bán hàng cho các khách hàng

cuối cùng của công ty.”
Gerald ALBAUM
(1)
Nội dung Marketing quốc tế:
- Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng.
- Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
- Định giá bán sản phẩm nhằm thỏa mãn cả hai mục đích từ phía giá trị hữu dụng
của người tiêu dùng và cả phía lợi nhuận mong muốn của nhà sản xuất.
- Phân phối sản phẩm thông qua các kênh một cách thuận tiện cho khách hàng.
- Thực hiện các chương trình chiêu thị sản phẩm, dịch vụ.
- Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khách hàng trước và sau khi bán.
Các hình thức của Marketing quốc tế:
 Marketing xuất khẩu (Export Marketing): Là hoạt động Marketing nhằm giúp các
doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing xuất
khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên Marketing phải nghiên cứu nền
kinh tế mới, kể cả chính trị, pháp luật, văn hóa -xã hội.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
3
(1) Professor of Marketing at the University of Oregon and Senior Research Fellow at the IC2
Institute, the University of Texas at Austin.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing): là hoạt động Marketing bên
trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập.
Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với
một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống
phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi
quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau.
 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing): Nhấn mạnh đến sự phối hợp và
tương tác các hoạt động Marketing trong nhiều môi trường kinh doanh khác nhau.
Nhân viên Marketing phải có những kế hoạch thật cụ thể và kiểm soát cẩn thận nó

nhằm tối ưu hóa các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng
lẻ.
 Marketing toàn cầu (Global Marketing): Là việc vận dụng cùng một chiến lược
Marketing ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của Marketing
toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược Marketing và vận dụng nó một cách
đồng nhất cho tất cả các thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt. Thị
trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý.
Mục đích của Marketing toàn cầu là tận dụng các cơ hội sản xuất lớn để nâng cao
khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường thế giới.
1.1.2. Khái niệm về Marketing xuất khẩu:
Là những hoạt động Marketing nhằm giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu được sản
phẩm hoặc dịch vụ của mình ra nước ngoài trên nhiều thị trường khác nhau.
Marketing xuất khẩu xem mỗi thị trường là một tổng thể, vì vậy việc vận dụng các
phối thức Marketing đều có sự khác biệt cho từng thị trường cụ thể mà doanh
nghiệp muốn vươn tới.
Như vậy bản chất của Marketing xuất khẩu là việc duy trì sự phù hợp của các
chiến lược Marketing hỗn hợp của công ty trên các thị trường xuất khẩu với những
thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu là
một trong những hình thức của Marketing quốc tế.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay thì Marketing xuất khẩu đóng
vai trò rất quan trọng. Nó vừa là mục tiêu trước mắt và vừa là mục tiêu lâu dài cho
việc phát triển và mở rộng kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của Marketing xuất khẩu:
Giúp doanh nghiệp đánh giá, tìm ra các cơ hội tốt nhất trên thị trường thế giới
Giai đoạn thúc đẩy năng xuất khẩu: khi doanh nghiệp cảm nhận được lợi thế
tiềm năng của sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, khi thị trường trong
nước cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu bắt đầu giảm sút, doanh nghiệp buộc phải

nghĩ đến việc phát triểm mở rộng nhu cầu ở những nước khác. Và khi đó doanh
nghiệp phải tiếp cận hoạt động Marketing xuất khẩu để đánh giá tìm ra các cơ hội
tốt nhất trên thị trường thế giới.
Giúp doanh nghiệp bù đắp được các chi phí trong quá trình nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới
Quá trình nghiên cứu cải tiến và phát triển một sản phẩm mới cần rất nhiều chi
phí. Vì vậy một chiến lược sản phẩm mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay cần được xem xét với mức độ Marketing quốc tế để đánh giá được khả
năng sinh lời từ việc tiêu thụ trên nhiều thị trường thế giới khác nhau, để bù đắp
được các chi phí trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
1.1.4. Quy trình Marketing xuất khẩu:
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp: Mục tiêu là để xác định công
ty có đủ khả năng xuất khẩu hay không. Điều quan trọng là trong phân tích phải
chú ý đến kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, lĩnh vực được nhà nước khuyến
khích để được hưởng ưu đãi của chính phủ, phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất
khẩu là hướng về thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả
năng tài chính, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ
- Phân tích, nhận biết những sản phẩm có thể xuất khẩu và những thuận lợi của sản
phẩm trong nước.
- Tìm kiếm, phân tích và xếp hạng các thị trường tiềm năng và triển vọng.
- Phân tích tỉ mỉ để đưa ra quyết định lựa chon thị trường xuất khẩu.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
- Xây dựng kế hoạch Marketing.
Bảng 1.1 Kế hoạch Marketing
STT MỤC LỤC NỘI DUNG
I Tóm tắt tổng quát
Giới thiệu những vấn đề chính
của công ty, những vấn đề cần

giải quyết về mặt Marketing
II Nghiên cứu môi trường Marketing
Nghiên cứu môi trường kinh tế,
chính trị, pháp luật, văn hóa
III Phân tích điểm mạnh yếu Điểm mạnh, điểm yếu
IV Mục tiêu Doanh số, thị phần, lợi nhuận
V Chiến lược Marketing
Đề ra các chiến lược để đạt mục
tiêu
VI Kế hoạch hoạt động
Các bước, khoảng thời gian,
phương tiện
VII Kết quả dự báo
Dự báo khối lượng, kết quả tài
chính
Những điều cần lưu ý khi thực hiện Marketing xuất khẩu:
- Trước khi quyết định xuất khẩu phải chọn cẩn thận sản phẩm và thị trường mục
tiêu trên cơ sở nghiên cứu tại bàn.
- Một khi đã chọn thị trường mục tiêu nào thì cần nghiên cứu sản phẩm vào thị
trường đó trên cơ sở nghiên cứu tại hiện trường.
- Những chuyến đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài không nên bắt đầu vào mục
tiêu kinh doanh ngay mà nên phục vụ cho chiến lược xâm nhập lâu dài.
- Đánh giá tất cả những thông tin nhận được nhằm thảo ra kế hoạch và chiến lược
Marketing với mục tiêu đạt được vị trí vững chắc, có hiệu quả.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
- Đảm bảo đám ứng những đòi hỏi của người mua trước khi nhận đơn đặt hàng và
đảm bảo đúng thời gian giao hàng trong hợp đồng.
- Nghiên cứu kỹ khách hàng để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu khi bán ra.

- Thị trường thế giới là thị trường có phân khúc cao nên nhà xuất khẩu phải thuộc
lòng khi nghiên cứu.
1.1.5. Nghiên cứu thị trường trong Marketing xuất khẩu:
1.1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một quá trình thu thập tài liệu và các thông
tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng
biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để
xây dựng các chiến lược Marketing của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu làm
tốt nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm Marketing đưa ra
chiến lược phù hợp và hiệu quả cao. Ngược lại nó sẽ không sát với thực tế, dẫn đến
hoạt động Marketing không hiệu quả và lãng phí.
Những nội dung chính của hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
- Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm ẩn của công ty
- Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng: độ tuổi, thu nhập, trình độ…
- Thói quen mua sắm của khách hàng.
- Giá cả công ty đưa ra có đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như phù hợp với
giá cả các mặt hàng khác hay không?
- Hình ảnh của công ty trong nhận thức của khách hàng.
- Sự so sánh của khách hàng giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh ra sao?
Nghiên cứu thị trường thế giới phải giải quyết các vấn đề sau:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
- Xác định nước nào là thị trường triển vọng cho việc xuất khẩu với điều kiện thuận
lợi nhất.
- Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu
của đối thủ cạnh tranh.
- Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp khi muốn thâm nhập vào thị
trường đó. Sản phẩm muốn thâm nhập cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng,

tiêu chuẩn bao bì đóng gói…
- Thu nhập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.
- Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị
trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra
các chiến lược Marketing.
1.1.5.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Gồm các bước sau:
 Gạn lọc sơ khởi.
 Phỏng ước thị trường tiềm năng:
D = P + M – X
Trong đó:
D: Nhu cầu hiện tại
P: Số lượng sản phẩm do quốc gia đó sản xuất
M: Khối lượng hàng nhập khẩu
X: Khối lượng hàng xuất khẩu
 Tuyển chọn thị trường mục tiêu
Trong trường hợp phải so sánh các thị trường với nhau, chúng ta có thể dựa
thêm trên các tiêu chí: dân số và tốc độ tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người,
tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng A để tiêu thụ, tiêu thụ mặt hàng A/ đầu người, số
lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thuế suất và các loại chi phí khác, mức độ
kiểm soát của Chính phủ đối với mặt hàng A, chi phí cho hoạt động chiêu thị,…
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
1.1.6. Chính sách Marketing hỗn hợp (Marketing - mix):
Marketing - mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã
hoạch định.
Marketing - mix còn được gọi là chính sách 4 Ps do viết tắt bốn chữ đầu các
thành tố: Sản phẩm (Product), giá cả ( Price), phân phối (Place), chiêu thị

(Promotion) (Theo quan điểm của Giáo sư Jerome Mc Carthy đưa ra năm 1960).
Tùy thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể của thị trường mà các doanh nghiệp sẽ vận
dụng và phối hợp các thành tố trên một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách
hàng ở thị trường đã xác định và khai thác tối đa cơ hội của thị trường.
1.1.6.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm trên thị trường thế giới là toàn bộ những loại hàng hóa, dịch vụ và ý
tưởng được chào bán để thỏa mãn một nhu cầu vật chất hoặc tâm lý nào đó của
người mua ở thị trường hải ngoại.
Chính sách sản phẩm trên thị trường thế giới là một tiến trình lựa chọn sản phẩm
thích hợp nhất cho một thị trường hoặc một khu vực thị trường thế giới nhất định.
Chính sách sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa riêng biệt và
khách hàng.
Trong hoạt động Marketing-mix, chính sách sản phẩm có ý nghĩa sống còn
quyết định đến các chính sách khác như: chính sách giá, chính sách phân phối và
chính sách chiêu thị. Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm được thể hiện ở chỗ:
- Chính sách sản phẩm luôn chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh
- Chính sách sản phẩm phải thích ứng với các vấn đề kỹ thuật:
* Sự thay đổi của khách hàng do xu hướng quốc tế hóa đời sống, sự thâm nhập
của các thị hiếu tiêu dùng từ bên ngoài, do xu hướng khu vực hóa và toàn cầu
hóa, do thu nhập tăng lên của dân cư.
* Kỹ thuật do cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ với vô số các phát
minh, sang chế làm cho các sản phẩm hiện tại bị lạc hậu nhanh chóng, rút ngắn
vòng đời sản phẩm.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
* Cạnh tranh giá cả ngày nay đã nhường chỗ cho cạnh tranh phi giá cả mà chủ yếu
dựa vào chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng.
Các chiến lược sản phẩm xuất khẩu:
♦Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm:

Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm biểu hiện ở việc bán ra thị trường thế giới
những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố vật chất như: kích cỡ, màu
sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ…
Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức đồng nhất của
nhu cầu trên thị trường, mức độ sẵn sang chấp nhận của người tiêu dùng và chính
bản thân doanh nghiệp đó.
Điều kiện áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm là sản phẩm phải đáp
ứng được nhu cầu hay chức năng nào đó trên thị trường một số nước, phải “phù
hợp” với các sản phẩm đã được du nhập vào thị trường và sản phẩm không quá lạc
hậu với các sản phẩm cùng loại trong một thời điểm nhất định.
Lợi thế của chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm::
− Có thể tiêu thụ được ngay sản phẩm trên thị trường thế giới mà không cần thay
đổi mẫu mã.
− Khai thác để kéo dài vòng đời của sản phẩm.
− Có thể tiêu thụ được ngay số hàng tồn kho hiện có.
− Không phải tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí
đầu tư thiết bị máy móc mới và cho phép công ty có lợi thế lớn về sản xuất đại
trà.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược này sẽ gặp những trở ngại sau:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
− Sức ép chi phí buộc nhà sản xuất đi theo khuynh hướng tiêu chuẩn hóa để tạo
năng lực sản xuất quy mô lớn trong khi áp lực thị trường đòi hỏi phải theo đúng
ý của khách hàng.
− Những ràng buộc bên ngoài (hạn ngạch, thuế quan…) và ràng buộc bên trong
(hợp đồng, giấy phép…) của doanh nghiệp có thể ngăn cản hoặc kìm hãm sự tiêu
chuẩn hóa sản phẩm.
 Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm:
Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm được thể hiện ở việc thay đổi một số đặc

trưng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khác biệt nhau. Đó là những
thay đổi trong cấu thành sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chức năng công dụng của
nó.
Những yêu cầu khách quan của chiến lược:
- Để phù hợp với tập quán tiêu dùng, môi trường khí hậu, khả năng thanh toán của
thị trường.
- Để phù hợp với tập quán về cách thức đo lường và tính trọng lượng.
- Để giảm thiểu cước phí vận chuyển và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng về
đường sá vận chuyển.
- Để phù hợp với cách thức kiểm hóa và ưu đãi của hệ thống thuế quan đối với màu
sắc, kích cỡ, tốc độ, xuất xứ hay nguyên vật liệu cấu thành phẩm.
Các hình thức thích nghi hóa sản phẩm:
- Cải tiến về chất lượng sản phẩm: làm tăng độ tin cậy, độ bền, tốc độ, khẩu vị hoặc
các tính năng khác của sản phẩm.
- Cải tiến kiểu dáng: thay đổi màu sắc, bao bì, kết cấu sản phẩm.
- Cải tiến về kỹ thuật: thay đổi tính năng, bổ sung thêm các giá trị sử dụng.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Bảng 1.2 Ví dụ về thích nghi hóa sản phẩm với môi trường
Yếu tố môi trường Những thay đổi trong sản phẩm
Trình độ nhận thức của khách hàng
thấp
Hướng dẫn dễ hiểu, sản phẩm đơn
giản
Mức thu nhập thấp Chuyên môn hóa sản phẩm, thay đổi
giá
Rủi ro do lãi suất cao và lạm phát Sử dụng nhiều phương pháp thanh
toán khác nhau
Sử dụng trong những khu vực biệt lập Nâng cao độ tin cậy của sản phẩm

Nguồn điện ở các địa phương khác
nhau
Thay đổi kích thước, đặc tính sản
phẩm cho phù hợp với dòng điện.
1.1.6.2. Chính sách giá:
Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà người nhập khẩu phải trả cho người
xuất khẩu để sở hữu lượng hàng hóa tương ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà người
xuất khẩu thu về khi xuất lượng hàng tương ứng.
Trong Marketing-mix, giá cả là một yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số
quan trọng mang lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và chi
phí. Biến số giá cũng gây ra những phản ứng tức thì hơn cả những biến số khác của
Marketing-mix đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh. Ngoài
ra, giá cả có tác động mãnh mẽ đến doanh số, do đó giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hình 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá xuất khẩu
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
12
Các nhân tố nội tại
Khả năng sinh lời
Chi phí vận tải
Thuế quan
Thuế khác
Chi phí sản xuất
Chi phí kênh
Các nhân tố nội tại
Khả năng sinh lời
Chi phí vận tải
Thuế quan
Thuế khác

Chi phí sản xuất
Chi phí kênh
Các nhân tố thị
trường
Mức thu nhập
Cạnh tranh
Các nhân tố thị
trường
Mức thu nhập
Cạnh tranh
Các nhân tố môi
trường
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Kiểm soát giá cả
Các luật lệ
Các nhân tố môi
trường
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Kiểm soát giá cả
Các luật lệ
Các
chiến
lược
định giá
quốc tế
Định giá qua từng
thị trường
Định giá qua từng

thị trường
Định giá thống
nhất
Định giá thống
nhất
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Các phương pháp định giá xuất khẩu:
 Định giá dự vào chi phí: phương pháp này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi
nhuận của công ty
G = Z + m
Trong đó
G: giá
Z: phí tổn một đơn vị sản phẩm
M: mức lời dự kiến
So với các phương pháp định giá khác thì phương pháp này đơn giản hơn nhiều
nhưng không hợp lý vì nó bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.
 Định giá theo người mua: công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của
người mua về sản phẩm chứ không phải chi phí của người bán.
Công ty sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị nơi ý nghĩa của
người mua trong sụ tương quan với những cống hiến cạnh tranh khác
 Định giá dựa vào cạnh tranh: là định giá theo mức cạnh tranh hiện hành, không
để ý đến chi phí và cầu trên thị trường.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Các chiến lược định giá xuất khẩu:
 Định giá hớt váng sữa (Skimming pricing):
Đây là chính sách giá cao giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời cao trong một thời
gian nhất định. Định giá cao gây ấn tượng sản phẩm có chất lượng tốt.
Điều kiện để áp dụng chính sách này là: đường cầu không co giãn theo giá, các

sản phẩm phải độc đáo mới lạ.
 Định giá thâm nhập (Penetration pricing):
Đây là cách định giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở
rộng thị phần. Công ty sẽ thu lợi nhuận qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và
trong những trường hợp nhất định người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí.
Điều kiện áp dụng: chi phí sản xuất và phân phối cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ
giảm xuống khi số lượng sản phẩm tăng lên, thị trường phải nhạy bén với giá cả và
công ty phải có nguồn tài chính đủ mạnh. Tuy nhiên, với chính sách định giá này thì
nhà xuất khẩu rất khó tăng giá trở lại vì người tiêu dùng đã quen với giá thấp.
 Định giá theo từng thị trường:
Là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát với mức giá phổ biến trên thị trường.
Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới.
Nhược điểm của cách định giá này là khi đưa ra thị trường thế giới một sản
phẩm hoàn toàn mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh.
 Định giá hủy diệt (Extinction pricing):
Mục tiêu của chính sách định giá này là loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang có ra
khỏi thị trường, thường được các công ty đa quốc gia sử dụng như một phương
pháp để đẩy nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành để độc quyền thị trường.
Tuy nhiên khi áp dụng chính sách định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm
thường xuyên đe dọa là chính phủ nước sở tại sẽ áp đặt những hạn chế đến việc
nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm và nguy hiểm hơn khi định giá hủy diệt là khách
hàng đã quen mua giá thấp, công ty sẽ gặp khó khăn khi muốn tăng giá.
1.1.6.3. Chính sách phân phối:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là một tiến trình hoạch
định và triển khai thực hiện các giải pháp về tập hợp hàng hóa, dự trữ, đóng gói,
chuyên chở và tổ chức tiêu thụ sản phẩm qua một hệ thống kênh phân phối thích
hợp nhằm thực hiện mong muốn về mức độ bao phủ trên một thị trường mục tiêu

nhất định ở hải ngoại. Chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là một
bộ phận của Marketing-mix, vì vậy nó phải phù hợp với các chính sách khác như:
chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách chiêu thị.
Hình 1.4 Quy trình phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế
và các thành viên tham gia
Mục tiêu của chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là thỏa mãn
tốt nhu cầu của người tiêu dùng ở hải ngoại đúng thời gian, đúng địa điểm với mức
giá phù hợp thông qua các phương thức xuất khẩu sản phẩm hoặc tổ chức sản xuất
và phân phối ở nước ngoài.
Tại những quốc gia khác nhau đòi hỏi phải thực thi những phương thức phân
phối khác nhau, và do đó các mục tiêu chính sách phân phối cũng khác nhau.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
15
Thành viên
phân phối
trong nước
Thành viên
phân phối
nước ngoài
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Công ty kinh
doanh xuất
khẩu
Công ty kinh
doanh xuất
khẩu
Đại lý xuất
khẩu
Đại lý xuất

khẩu
Xuất khẩu trực
tiếp
Xuất khẩu trực
tiếp
Nhà bán
buôn địa
phương hay
đại lý
Nhà bán
buôn địa
phương hay
đại lý
Trung gian
nhập khẩu
Trung gian
nhập khẩu
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
công nghiệp
Người tiêu dùng
công nghiệp
Văn phòng
đại diện hay
chi nhánh ở
nước ngoài
Văn phòng

đại diện hay
chi nhánh ở
nước ngoài
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối:
 Chi phí:
Chi phí cho kênh phân phối bao gồm: chi phí ban đầu, chi phí duy trì và chi phí
cho hệ thống hậu cần phân phối. Chi phí cho kênh phân phối cao thường làm cho
giá thành cao hơn ở mức độ tiêu dùng, điều này có thể cản trở việc thâm nhập thị
trường mới. Các công ty thường có xu hướng xây dựng kênh phân phối trực tiếp với
mong muốn giảm được chi phí trong phân phối.
 Nhu cầu đồng vốn:
Nhu cầu đồng vốn bao gồm: vốn cho hàng tồn kho, vốn cho hàng đang trên
đường vận chuyển, các khoản phải thu, vốn ở kho hàng ký gởi. Việc xây dựng kênh
bán hàng trực tiếp thường đòi hỏi khoản đầu tư đồng vốn tối đa, trong khi sử dụng
các nhà phân phối sẽ giảm được khoản đầu tư vốn này.
 Đặc điểm sản phẩm:
Đặc điểm của một sản phẩm có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân
phối. Nếu sản phẩm dễ hư hỏng hay chu kỳ sống ngắn, nhà sản xuất buộc phải dùng
những kênh phân phối ngắn hơn đẻ đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh hơn.
Một sản phẩm kỹ thuật hay có độ phức tạp cao thì phải bán hàng trực tiếp hoặc
thông qua đối tác phân phối có trình độ kỹ thuật cao. Còn các sản phẩm thông dụng,
khó hư hỏng thì có thể phân phối qua kênh phân phối dài để tới nhiều nhà bán lẻ.
 Nhân tố về kiểm soát:
Mỗi loại cấu trúc kênh cho thấy một mức độ khác nhau trong việc kiểm soát của
nhà sản xuất. Với kênh phân phối trực tiếp, nhà sản xuất có thể kiểm soát giá,
khuyến mãi, mức độ nỗ lực và điểm bán cần sử dụng. Còn các kênh phân phối dài
thường làm cho nhà sản xuất thiếu hoặc mất tầm kiểm soát, và trong nhiều trường
hợp sẽ không biết được ai là người cuối cùng mua sản phẩm.
 Nhân tố về sự khác biệt thị trường thế giới:

Sự khác biệt về môi trường giữa các quốc gia hình thành các cấu trúc kênh phân
phối khác nhau ở từng quốc gia. Các cấu trúc kênh phân phối sẵn có ở mỗi quốc gia
tác động rất lớn đến việc lựa chọn kênh và các chính sách phân phối thích hợp theo
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy một kênh phối được lựa chọn phải thể hiện
được sự thích hợp với những khác biệt của từng thị trường trên thế giới.
 Nhân tố về độ bao phủ:
Độ bao phủ là việc chiếm lĩnh địa lý trong một khu vực thị trường. Việc lựa
chọn kênh phân phối sẽ chịu tác động bởi kỳ vọng về sự bao phủ của thị trường. Để
xác định độ bao phủ của một đại lý, nhà mô giới, nhà phân phối thì cần xem xét đến
các yếu tố sau: vị trí của văn phòng bán hàng, nhà của nhân viên bán hàng, mức bán
năm vừa qua của khu vực địa lý này.
 Nhân tố tổng lực:
Việc chọn kênh phân phối cũng chịu ảnh hưởng bởi những kỹ năng toàn diện
của từng thành viên trong kênh, và đó cũng là yếu tố có thể làm tăng khả năng đầu
ra của toàn bộ hệ thống phân phối.
Các chiến lược phân phối trên thị trường thế giới:
 Chiến lược phân phối từng đợt cho thị trường:
Chiến lược này dựa vào quy luật vận động của vòng đời sản phẩm, vì vậy cần
phải điều tiết sao cho càng kéo dài vòng đời của sản phẩm càng tốt. cùng với chiến
lược phân phối này, doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến một số đặc trưng của sản
phẩm để tạo ra một chu kỳ sống mới cho sản phẩm.
 Chiến lược phân phối đồng loạt cho tất cả các thị trường:
Chiến lược này dựa trên lợi thế sản xuất quy mô lớn. Trong quá trình thực hiện,
chiến lược này cần được phối hợp với các chiến lược khác như:
- Chiến lược thâm nhập vào các thị trường
- Chiến lược sản xuất bằng lợi thế quy mô lớn
- Chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ khách hàng

- Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm và đa đa dạng hóa chủng loại.
1.1.6.4. Chính sách chiêu thị:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Chính sách chiêu thị quốc tế bao gồm các hoạt động: quảng cáo, khuyến mãi,
giao tế, chào hàng, Marketing trực tiếp được thực hiện trên phạm vi thị trường quốc
tế.
Hình 1.5 Chiến lược chiêu thị quốc tế
 Chiến lược quảng cáo:
Chiến lược quảng cáo quốc tế là một quá trình xác định các chủ đề quảng cáo
phù hợp với các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ của mỗi quốc gia hoặc trong
phạm vi toàn thế giới và vận dụng những phương tiện truyền thông thích hợp để
truyền đạt các thông điệp về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng và
người tiêu thụ tiềm năng ở một thị trường mục tiêu nhất định trên thế giới.
Những quyết định của quảng cáo bao gồm tổ chức, chọn đại lý, nghiên cứu
quảng cáo, chọn phương tiện quảng cáo, quyết định sáng tạo và thông điệp.
Chiến lược quảng cáo quốc tế bao gồm: chiến lược quảng cáo toàn cầu và chiến
lược quảng cáo địa phương
 Chiến lược quảng cáo toàn cầu: là một nội dung của Marketing toàn cầu, công ty
sẽ sử dụng cùng một thông điệp quảng cáo cho tất cả các thị trường.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
18
CHIẾN LƯỢC CHIÊU
THỊ QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC CHIÊU
THỊ QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC
ĐẨY
CHIẾN LƯỢC

ĐẨY
CHIẾN LƯỢC
KÉO
CHIẾN LƯỢC
KÉO
PHỐI THỨC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
PHỐI THỨC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
Quảng cáo
Quảng cáo
Khuyến mãi
Khuyến mãi
Chào hàng
Chào hàng
Giao tế
Giao tế
Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
 Chiến lược quảng cáo địa phương (sản phẩm toàn cầu, thông điệp địa phương):
nhiều công ty có sản phẩm tiêu chuẩn hóa nhưng thông điệp quảng cáo mang
tính chất địa phương. Cách tiếp cận này xuất phát từ ước muốn, mục tiêu, nhu
cầu và sử dụng sản phẩm giống nhưng thiết kế thông điệp quảng cáo phù hợp
với nền văn hóa và điều kiện của mỗi thị trường. Công ty sẽ thiết kế nhiều thông
điệp quảng cáo với nhiều hình ảnh, nội dung phù hợp với đặc thù về văn hóa,
điều kiện kinh tế, pháp lý ở mỗi thị trường.
Những lưu ý khi thiết kế nội dung quảng cáo:
- Nội dung quảng cáo phải ngắn gọn, xác thực, dễ hiểu, nêu bật được sự khác biệt
giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Nội dung quảng cáo phải luôn bám sát mục tiêu đề ra, thông qua quảng cáo để
thu hút được nhiều khách hàng hơn.

- Nội dung quảng cáo phải tác động đến hành vi của khách hàng theo các bước
sau:
A (Get Attention): lôi cuốn sụ chú ý
I (Hold Interest): làm cho thích thú
D (Create Desire): tạo sự ham muốn
A (Lead to Action): dẫn đến hành động mua hàng
 Chiến lược khuyến mại:
Khuyến mại quốc tế được xem như là một công cụ khích lệ ngắn hạn, nhằm
khuyến khích người tiêu dùng mua sắm và cải thiện hiệu quả bán lẻ và sự hợp tác
của các trung gian phân phối.
Khuyến mại quốc tế cũng có những đặc trưng như khuyến mại trong thị trường
nội địa, tuy nhiên do có những khác biệt về môi trường ở mỗi nước nên doanh
nghiệp cần phải có sự thay đổi thích hợp trong chiến lược khuyến mại của mình.
Khi lựa chọn hình thức khuyến mãi cần lưu ý đến: sự phát triển kinh tế, mức độ
trưởng thành của sản phẩm, văn hóa, quy định chính phủ.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Để xây dựng một chiến lược khuyến mại quốc tế thích hợp, công ty cần phân
tích và lựa chọn các loại khuyến mại thích hợp với hoàn cảnh, môi trường ở mỗi thị
trường mục tiêu.
 Hoạt động giao tế:
Giao tế trong thương mại quốc tế nhằm thiết lập và duy trì sự tin tưởng, tín
nhiệm và hình ảnh đẹp về nhãn hiệu đối với các nhóm công chúng ở thị trường mục
tiêu. Nhóm công chúng mà hoạt động giao tế nhắm vào có thể là khách hàng, giới
báo chí, dân chúng, công chúng nội bộ, hoặc chính phủ…
Giao tế có mục đích phát triển, tạo hình ảnh đẹp về sản phẩm, nhãn hiệu và bảo
vệ sản phẩm khi gặp vấn đề.
Hoạt động giao tế có thể thực hiện thông qua các hình thức như: viết bài đưa tin,
họp báo, tổ chức sự kiện, hội thảo, tài trợ,…

 Hoạt động bán hàng:
Bán hàng quốc tế là sự mua bán và gặp gỡ trực tiếp giữa nhân viên của công ty
với khách hàng hải ngoại. Việc bán hàng quốc tế thường được áp dụng trong các
hoạt động kinh doanh máy móc và dịch vụ công nghiệp, hiếm thấy trong các hoạt
động kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ tiêu dùng. Nhân viên bán hàng quốc tế phải
có khả năng giao dịch hiệu quả với bộ phận mua hàng hải ngoại và phải có những
kỹ năng tốt về: ngôn ngữ, văn hóa, nghi thức giao tiếp, tích cách chào hàng cho phù
hợp với những nhóm khách hàng ở các nước khác nhau.
Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động bán hàng::
Thông tin giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng, thuyết phục khách hàng và có
được đơn đặt hàng.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, phải quan tâm tạo lập, duy trì và cải thiện
hình ảnh công ty với khách hàng và công chúng.
Thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản trị của công ty để xây dựng
hoặc điều chỉnh các kế hoạch thích hợp.
 Marketing trực tiếp:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Marketing trực tiếp bao gồm hàng loạt các phương pháp marketing nhằm tiếp
cận trực tiếp đến khách hàng, như là: thư trực tiếp (direct mail), bán hàng tận nhà
(door to door selling), tiếp thị từ xa (telemarketing). Phương pháp này đạt được
những thành công đáng kể nhưng không phải thị trường nào cũng đáp ứng tốt với
các phương pháp Marketing trực tiếp.
1.2. Giới thiệu về công ty Seaprodex Saigon:
- Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn.
- Tên giao dịch quốc tế: SEAPRODEX SAIGON.
- Tên viết tắt: SSGN.
- Trụ sở chính: 87 Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (84-8) 38 293601 – 38 293669 – 38 291335

- Fax: (84-8) 224 951
- Email:
- Website: www.seaprodexsg.com
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản TP.HCM được thành lập theo quyết định số
243TS/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản và giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 1052574 ngày 13/4/1993 do Sở Kế Hoạch - Đầu Tư TP.HCM cấp. Đây là
một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam –
SEAPRODEX VIETNAM.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản TP.HCM là sự hợp nhất của 3 đơn vị:
- Trung Tâm Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản.
- Công ty kho vận.
- Công ty vận tải biển.
Đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp vận tải biển: 200 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM.
- Xí nghiệp kho vận: 318 Âu Cơ, Q.Tân Bình, TP.HCM.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Tổng số vốn khi mới thành lập: 56.022.000.000 VND.
Sau một thời gian hoạt động, công ty đã phát triển với một số cơ sở vật chất có
giá trị:
 Cơ sở vật chất:
- Xí nghiệp kho vận.
- Xí nghiệp vận tải biển.
- Khách sạn liên doanh Đà Lạt.
 Máy móc, trang thiết bị chủ lực:
- Cụm thiết bị tủ đông 500Kg/ca (MYCOMF 42A Nhật) công suất 4 tấn/ngày
1760 Kg/ca (MYCOMF 62 B Nhật) công suất 8 tấn/ngày.
- Thiết bị kho lạnh với công suất 12 tấn/ ngày.

- Thiết bị chiếu sáng, thông gió điều hoà không khí, bơm nước với công suất
18Kwh. Ngoài ra còn máy phát điện, máy biến thế, hệ thống lắng lọc…phục vụ
cho quá trình chế biến sản phẩm và xe chuyên dùng, xe tải
 Cơ sở hạ tầng:
- Tổng diện tích mặt bằng: 24833 m
2
.
- Diện tích nhà xưởng chế biến hàng xuất khẩu: 11.435 m
2
.
- Sân phơi hàng khô:4.200 m
2
.
- Diện tích mặt bằng phục vụ văn phòng: lầu 5,6,8 cao ốc 87 Hàm Nghi, Q.1,
TP.HCM: 600 m
2
.
- Diện tích kho bãi: 2.490 m
2
tại 667 Lò Gốm, P.9, Q.6, TP.HCM.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước ta có chủ trương khuyến
khích các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá hoạt động dưới hình thức
Công ty Cổ Phần. Do đó, ngày 7/12/2006 Công Ty XNK Thủy Sản TP.HCM chính
thức hoạt động với tên gọi Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn .
Việc thành lập công ty căn cứ theo:
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển
Doanh Nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.

Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005.
Quyết định số 604/QĐ-BTS ngày 8/8/2006 của Bộ Thủy Sản về việc phê duyệt
phương án và chuyển Công ty XNK Thủy Sản TP.HCM thuộc Tổng Công ty
Thủy sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần 4103005673, đăng ký
lần đầu ngày 7/12/2006 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 20/1/2007 do Sở Kế
Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp. Vốn điều lệ của công ty vào thời điểm thành
lập là: 96.000.000.000 VND
Cơ cấu vốn điều lệ khi thành lập phân theo sở hữu: Vốn thuộc sở hữu Nhà nước
là 5.858.500 cổ phần, chiếm 61,03% vốn điều lệ của công ty và vốn thuộc sở
hữu của các cổ đông trong và ngoài công ty là 3.741.500 cổ phẩn chiếm tỷ lệ
38.97% vốn điều lệ của công ty.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty:
1.2.2.1. Chức năng:
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, nhiên liệu hoá chất, vật liệu xây dựng,
hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất của công ty và các loại hàng hoá phục vụ
cho ngành thủy sản và các ngành khác.
- Khai thác, thu mua, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh,
khô, tươi sống…
- Bảo tồn và phát triển vốn được giao, được vay vốn ngân hàng, có quyền huy
động vốn trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các chính sách chế độ quản lý hành chính của
Nhà nước.
1.2.2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
- Chấp hành các chế độ quản lý kinh tế hiện hành, quy định về kinh tế đối ngoại,

được đề xuất với Bộ, các ngành chức năng có liên quan, giải quyết, tháo gỡ các
trở ngại, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu.
- Quản lý nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể nhằm đảm bảo nộp
ngân sách Nhà nước, tăng quỹ phúc lợi tập thể cho công ty và quỹ phát triển để
đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật để nâng cao trình độ, năng lực cho cán
bộ công nhân viên toàn công ty.
- Thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động trong sản xuất, kinh doanh xuất nhập
khẩu, bảo vệ tài sản Nhà nước và tập thể, bảo vệ môi trường, làm tròn nghĩa vụ
quốc phòng.
1.2.2.3. Mục tiêu:
− Căn cứ vào chiến lược phát triển kế hoạch hàng năm của công ty, xây dựng các
đề án phát triển hàng xuất nhập khẩu, lập danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu
của ngành, xây dựng các kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện các kế hoạch
đã đề ra.
− Định hướng xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường các nước vùng Trung Đông
và Châu Âu.
− Bảo toàn và phát triển vốn để tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật
chất cho công ty, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và thực hiện đầy
đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao. Đồng thời đảm bảo mức lương tối
thiểu và chăm lo đời sống cho công nhân viên.
1.2.3. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty.
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ VĂN HIỀN
(Nguồn:phòng hành chính nhân sự)

1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp 1 lần do Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
(HĐQT) triệu tập trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có
quyền thảo luận và thống kê qua các vấn đề sau: báo cáo tài chính hàng năm, báo
SVTH: TỪ NGỌC HƯƠNG
BAN KIỂM
SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BỘ
PHẬN
QUẢN LÝ
NHÂN
SỰ VÀ
HÀNH
CHÍNH
QUẢN
TRỊ
BỘ PHẬN
QUẢN LÝ
SẢN
XUẤT
BỘ PHẬN
KẾ
HOẠCH
VÀ ĐẦU


BỘ
PHẬN
KINH
DOANH
THƯƠNG
MẠI
DỊCH VỤ
BỘ
PHẬN
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN
NGHIÊN
CỨU VÀ
XD
CHIẾN
LƯỢC
PHÂN
XƯỞNG
KHO
LẠNH
PHÂN
XƯỞNG
CHẾ
BIẾN
PX SẢN
XUẤT
CÁC

MẶT
HÀNG
KHÁC
PHÒNG
KINH
DOANH
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
KINH
DOANH
DỊCH VỤ
PHÒNG
KINH
DOANH
XUẤT
KHẨU
25

×