VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--------------------I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dịng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm)
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.
Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? (1,0
điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
-----------------------Hết-----------------------
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án và Thang điểm
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều).
+ Tác giả: Nguyễn Du.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Từ Hán Việt:
Tiểu khê: Khe nước nhỏ
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
+ Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của
sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) :
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
- Tiêu chí về nội dung phần bài viết :
1. Mở bài : (1,0 điểm)
Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.
- Mức tối đa : (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa : (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Mức không đạt : (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc khơng có mở bài.
2. Thân bài : (3,0 điểm)
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Kể hồn cảnh diễn ra giấc mơ: Khơng gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ.
+ Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân:
Người thân có nét gì khác so với trước kia (Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục,
cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân - so sánh hình dáng bên ngồi với tính
cách bên trong trước đó và bây giờ).
Nội dung cuộc trị chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại;
nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của
người thân đối với em....(kết hợp yếu tố biểu cảm).
+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5-2,5 điểm)
+ Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
- Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ
ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Khơng hồn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu,
khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh
không làm bài.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập
phân.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--------------------I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm qn, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng
qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp
mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như
thế thì việc binh đao khơng bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm
như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải
Ngô Thì Nhậm thì khơng ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà
nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu qn mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hồng Lê nhất thống chí”- Ngơ gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hồn cảnh
nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn
trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu)
nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng
vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.
-----------------------Hết-----------------------
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án và Thang điểm
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
- Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngơ Thì Nhậm.
(0,5 điểm)
- Hồn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị
tướng võ (Sở, Lân) và Ngơ Thì Nhậm. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Phương lược: Phương hướng chiến lược
Câu 3: (1.0 điểm)
- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực
tiếp. (0,5 điểm)
- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời
dẫn. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm)
- Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 – 7 câu.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: (1.0 điểm)
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn
Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc
dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trơng rộng...
Câu 2: (5.0 điểm)
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết hợp linh hoạt với yếu tố miêu tả và
miêu tả nội tâm. Đặc biệt, học sinh cần dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân”, nhập
vai Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới - kể theo ngôi thứ nhất.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trơi chảy, mạch lạc; văn viết có
cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày: (3.5 điểm)
Học sinh có thể kể theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
* Thúy Kiều giới thiệu đôi nét bản thân và buổi du xuân của ba chị em trong tiết
Thanh minh. (0,25 điểm)
* Kể về việc đi chơi trong buổi sáng mùa xuân, kết hợp miêu tả khung cảnh mùa
xuân tuyệt đẹp: (1.0 điểm)
- Thời gian thấm thốt trơi mau...
- Miêu tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa xuân.
* Kể và miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: (1.0 điểm)
- Giới thiệu khái quát về các hoạt động lễ hội trong ngày Thanh minh.
- Kể về việc tham dự hội du xuân đông vui, náo nhiệt cùng các nam thanh nữ tú, các
tài tử giai nhân...
- Kể về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta qua phần lễ và hội. (Lễ tảo mộ
và hội đạp thanh)
(Chú ý trong khi kể chuyện cần xen yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm: tâm trạng vui
tươi, náo nức của con người khi tham gia lễ hội)
* Cảnh ba chị em du xuân trở về: (1.0 điểm)
- Kết thúc lễ hội, ba chị em trở về trong bóng chiều đang xuống...
- Miêu tả cảnh và người lúc tan hội...
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Bộc lộ tâm trạng buồn lưu luyến, có thể xen lẫn dự cảm trong lịng về những việc
sẽ xảy ra tiếp sau đó.
* Khái quát cảm xúc và suy nghĩ sau chuyến du xuân (0,25 điểm)
b) Hình thức trình bày: (1.0 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm)
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
c) Sáng tạo: (0,5 điểm)
- Có những chi tiết đặc sắc, mới mang nét riêng nhưng vẫn phù hợp với nội dung
văn bản (0,25 điểm)
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (0,25 điểm)
Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết sáng
tạo, có tư chất văn chương.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
ĐỀ SỐ 3
--------------------I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi:
“Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc
quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh
rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hồng Trúc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là
lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Cho biết một thơng điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết
trong khoảng 5 – 7 dòng).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về
tình cảm gia đình.
Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi
thăm trường xúc động đó.
-----------------------Hết-----------------------
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án và Thang điểm
I. Đọc hiểu văn bản:
Câu 1: Phương thức: tự sự
Câu 2: Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà
ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương
bụi, bố mẹ rưng rưng.
(HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; khơng cho điểm nếu HS tìm dưới ½
hoặc khơng nêu được, nêu sai.).
Câu 3:
- “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
- “Năm nay có tết rồi!”.
- Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.
Câu 4: HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ:
- Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình.
- Tết khơng quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum
họp đầm ấm.
...
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1:
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giới thiệu về tình cảm gia đình.
* Giải thích:
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa
các thành viên trong gia đình với nhau (ơng bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em),
được biểu hiện thơng qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên.
* Vai trò của tình cảm gia đình:
+ Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương.
+ Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương.
* Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và
ứng xử.
* Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình.
(Trong khoảng 20 dịng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS.
Không “đếm ý” cho điểm).
d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
Câu 2:
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự
b. Xác định đúng vấn đề tự sự
c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau:
– Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương
tiện gì?
– Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này.
– Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế
nào ? ghế đá,…
– Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ…). Các dãy phịng: phịng giám
hiệu, phịng bộ mơn, phịng đồn đội..So sánh trước kia với hiện tại.
– Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của
em.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
– Nói về gặp lại thầy cơ, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể
về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất.
– Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cơ đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay
đổi ngoại hình, khn mặt.
– Thầy cơ trị nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm:
+ Trị hỏi thăm các thầy cơ cũ? Báo cho cơ biết tình hình các bạn cũ và cơng việc
của họ hiện tại.
+ Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra
sao ?
+ Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn…)
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--------------------Câu 1 (2,0 đ): Đọc các tổ hợp từ sau và trả lời theo yêu cầu bên dưới:
- Người sống đống vàng.
- Còn người còn của.
- Gan vàng dạ sắt.
- Quý hơn vàng.
a) Tổ hợp từ nào là thành ngữ?
b) Cho biết nghĩa của thành ngữ đã tìm được?
c) Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó?
Câu 2 (2,0đ):
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài
“Đồng chí” của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 3 (6,0đ):
Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
-----------------------Hết-----------------------
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (2,0 điểm) Cần trả lời các ý sau:
a) Tổ hợp từ gan vàng dạ sắt là thành ngữ (0.5đ)
b) Nghĩa của thành ngữ này là: Biểu thị tinh thần kiên định, vững vàng (0.5đ).
c) Đặt được câu sử dụng đúng thành ngữ trên, có dấu kết thúc câu (1,0đ).
Ví dụ: Chiến sĩ ta gan vàng dạ sắt.
Câu 2 (2,0 điểm): Yêu cầu:
- Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn cho (0,5đ)
- Về nội dung đảm bảo những ý sau (1,5đ)
+ Đây là đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
+ Trong cảnh “rừng hoang sương muối”, các anh bộ đội “đứng cạnh bên nhau” phục
kích, chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh “Đầu
súng trăng treo” lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực và lãng mạn, gợi lên
bao liên tưởng và cảm nhận lí thú cho người đọc về: Súng và trăng, gần và xa, thực
tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… khổ thơ cho thấy
bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu, đồng thời cho thấy vẻ đẹp
lãng mạn trong tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Câu 3 (6 điểm):
- Yêu cầu chung: HS viết bài văn nghị luận đủ 3 phần. Trong khi phân tích phải dẫn
thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. Nếu khơng dẫn thơ mà chỉ kể chung
chung trừ nửa số điểm của bài. Giáo viên khi chấm chỉ coi đây là định hướng chấm,
cần linh hoạt cho điểm hợp lý.
- Yều cầu cụ thể:
a. Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều
ở lầu Ngưng Bích.
b. Thân bài (5,0đ)
* Vị trí đoạn trích (0,5đ): Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống
một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm
mưu mới.
* Cửa bể chiều hôm, trước lầu Ngưng Bích, một mình Kiều trơ trọi, cơ đơn (1,0đ):
HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật.
Khơng gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia lìa (non xa - trăng
ngần; cát vàng cồn nọ - dặm hồng bụi kia), lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào
cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.
* Nỗi nhớ của Kiều (1,0đ)
- Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.
Nàng xót thương cho người yêu trước (Xót người… đó giờ), xót thương cho cha mẹ
sau (Sân Lai… người ơm). Điều đó rất hợp với logic tâm trạng của nàng. Bởi vì để
cứu nguy cho gia đình, nàng đã phải lỗi thề với người yêu. Mặc cảm tội lỗi cứ đau
đáu, đeo đẳng mãi trong tâm hồn nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu hiểu
nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lịng vị tha, hiếu nghĩa chung tình của nàng.
* Nỗi buồn của Kiều (2,0đ)
- Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp
(Buồn trông… ghế ngồi). Cảnh như khơi như vẽ từng biến thái tinh tế trong điệu
buồn riêng của nàng. (HS phân tích từng cặp câu thơ để làm nổi bật diễn biến tâm
trạng của Kiều, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, là nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô
định như cánh hoa, là nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo sợ, hãi hùng như
báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều)
* Khái quát (0,5đ)
Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ
nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích,
đồng thời cũng làm sáng lên tấm lịng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được
trân trọng ở Thuý Kiều.
VietJack.com
c. Kết bài (0,5đ)
- Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật.
- Liên hệ thực tế.
....................
Facebook: Học Cùng VietJack
VietJack.com
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ SỐ 5
Facebook: Học Cùng VietJack
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--------------------Phần I (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương
năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 : Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ
“Sơng núi nước Nam” có nội dung tương tự.
Câu 3 : Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển
đảo thiêng liêng của dân tộc.
Phần II (6 điểm)
Cho câu thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
Câu 1 : Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
Câu 2 : Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”,
“xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay
hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
Câu 3 : Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà
cả tài lẫn sắc”.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn
dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng
trong đoạn văn.
-----------------------Hết-----------------------
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án và Thang điểm
Phần I (4 điểm):
Câu 1 : (1 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Hồng Lê Nhất Thống Chí”. (0,5đ)
- Tác giả là nhóm Ngơ Gia Văn Phái, gồm có Ngơ Thì Chí (1758-1788) và Ngơ Thì
Du (1772-1840). (0,5đ)
Câu 2 : (1 điểm)
- Lời nói của nhà vua “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày
tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương
Nam. (0,5đ)
- Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung
tương tự :
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) (0,5đ)
Câu 3 : Viết đoạn văn (2điểm)
*Về hình thức (0,5 điểm):
- Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.
- Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi
*Về nội dung (1,5 điểm):
Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau.
Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo :
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều
hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền,
trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo
vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ :
sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền : thiếu
nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì
nhớ nhà,… - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này khơng làm mềm
đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người
dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em
được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển
cả,… nhờ có một phần khơng nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
- Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngồi biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa
vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.
Phần II. (6 điểm)
Câu 1 : Chép chính xác: (0.5điểm)
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Câu 2 : (2 điểm)
+ Giải thích
- Thu thủy : nước mùa thu (0,25đ)
- Xuân sơn : núi mùa xuân(0,25đ
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
- Làn thu thủy nét xuân sơn : mắt đẹp, trong sang như nước mùa thu, long mày đẹp,
thanh thoát như nét núi mùa xuân. (0,5đ)
+ Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ.(0,5đ)
Thông qua vẻ đẹp trong sáng của làn nước mùa thu, nét thanh thoát của núi mùa
xuân để làm nổi bật vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều – chiều sâu tâm hồn.(0,5đ)
Câu 3 : Viết đoạn văn (3,5 điểm)
*Về hình thức (1 điểm):
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân - hợp, có liên kết mạch lạc:
0,25 điểm
- Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối: 0,25 điểm.
- Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có
chú thích ở dưới mới được 0,5 điểm.
*Về nội dung (2,5 điểm): Phân tích vẻ đẹp – tài sắc của Thúy Kiều.
Đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau:
+Vẻ đẹp:
- Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của bậc tuyệt thế giai nhân
- Tính cách sắc sảo mặn mà
- Dự báo số phận long đong đau khổ.
+Tài năng:
- Thông minh vốn sẵn tính trời
- Thơ, ca ,nhạc, họa đều giỏi
- Sáng tác bản nhạc “Bạc mệnh” ->người con gái thong minh, có cuộc sống nội tâm
phong phú, trái tim đa sầu đa cảm.
⇒ Chân dung Thúy Kiều là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Kiều
làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị nên số phận của nàng sẽ
gặp nhiều trái ngang đau khổ.
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
VietJack.com
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ SỐ 6
Facebook: Học Cùng VietJack
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra này gồm: 02 trang)
--------------------I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới
nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con
nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lịng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ơng lại biết nói, chứ khơng như cha tơi trước
kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ơng, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi,
mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng
sâu, khơng có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối,
chia phơi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tơ son điểm phấn
từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân
như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực
nghi oan cho thiếp.”
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội
thoại nào?
b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ơng,
đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao
giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích
khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về con vật ni em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật
và yếu tố miêu tả).
-----------------------Hết-----------------------
Đáp án và Thang điểm
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1. (1.0 đ)
- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Tác giả: Nguyễn Dữ.
Câu 2 (1.0 đ)
a. Không tuân thủ phương châm lịch sự.
b. Tuân thủ phương châm về chất.
Câu 3 (1.0 đ)
a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất.
b. Từ bế dùng với nghĩa gốc.
Câu 4 (1.0 đ)
- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.
- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.
Câu 5 (1.0 đ)
- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích
hợp lý, thuyết phục.