Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

thực trạng và giải pháp cho công tác giao nhận xuất khẩu hàng trang trí nội thất bằng gỗ bằng đường biển tại công ty tnh hoàng tân hòa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.9 KB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
1
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng bằng gỗ. Mặt hàng trang trí tủ, ghế, giường là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Trong vài năm qua kim ngạch xuất khẩu của các
mặt hàng này ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày một mở rộng hơn. Đạt
được điều trên là nhờ công ty luôn coi trọng công tác tổ chức thực hiện chất lượng
trong sản phẩm, đặc biệt là khâu giao nhận hàng xuất khẩu, để đảm bảo giao hàng
đúng tiến độ, thu hồi tiền hàng nhanh chóng, góp phần nâng cao uy tín của công ty đối
với khách hàng. Đây cũng chính là lý do của đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho
công tác giao nhận hàng trang trí nội thất bằng gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại
Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa”
vMục tiêu của đề tài
Phân tích tình hình hoạt động giao hàng trang trí nội thất bằng gỗ xuất khẩu bằng
đường biển nhằm rút ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra một số kiến nghị
để hoàn thiện công tác này với mục tiêu là ngày càng nâng cao và phát triển hơn nữa
hoạt động này tại công ty. Đồng thời cũng nhằm góp phần tạo nên một hệ thống làm
việc hợp lý, khoa học để hỗ trợ cho việc thực hiện nghiệp vụ giao hàng phù hợp với
các quy định của pháp luật, phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của chi nhánh.
v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình giao hàng trang
trí nội thất xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Đó là công tác giao hàng trang trí nội thất bằng gỗ của công
ty trong những năm gần đây.
v Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế kết hợp với thực tế, sử dụng phương pháp
phân tích, lựa chọn, so sánh…để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
* Đề tài gồm 3 phần:
Ø Phần I: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
2
Ø Phần II: Thực trạng công tác giao nhận xuất khẩu mặt hàng trang trí nội thất bằng
gỗ bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân Hòa.
Ø Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao nhận xuất khẩu mặt
hàng trang trí nội thất bằng gỗ bằng đường biển tại công ty TNHH Hoàng Tân
Hòa.
Tuy có nhiều cố gắng để hoàn thành nhưng với kiến thức còn hạn chế đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Trần Thị Trang và Công ty TNHH Hoàng Tân Hòa đã giúp em hoàn
thành đề tài này.

Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát về giao nhận trong hoạt động ngoại thương:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động giao nhận:
1.1.1.1. Khái niệm:
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực
hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gởi tới nơi nhận hàng. Giao nhận bao gồm việc
thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như: bao bì,
đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển
tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận…Như
vậy giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên
quan đến quá trình chuyên chở đó.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui t¾c mẫu của FIATA về
dịch vụ giao nhận: “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các
dịch vụ trên, kể cả các vấn đề liên quan đến Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
toán, thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng hóa”.
Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì:
“giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá từ người gởi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao nhận cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hay người giao nhận khác”.
1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận:
· Điểm đầu và điểm cuối quá trình giao nhận nằm ở những quốc gia khác nhau.
Hàng hoá thông qua quá trình giao nhận sẽ được chuyển từ tay người bán sang tay
người mua bằng các phương tiện vận tải.

· Hoạt động giao nhận luôn đi đôi với hoạt động vận tải. Chính vì người bán ở
những quốc gia khác nhau, do đó phương tiện vận tải là công cụ không thể thiếu trong
quá trình di chuyển hàng hoá từ nơi gởi đến nơi nhận hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
4
· Hoạt động giao nhận chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, khách quan
cũng như chủ quan.
1.1.2. Phân loại hoạt động giao nhận:
v
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
-Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở hàng hoá
quốc tế.
-Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá trong
phạm vi quốc gia.
v
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
-Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gởi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
-Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn bao
gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tàng.
v Căn cứ vào phương thức vận tải:
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sông
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không
-Giao nhận hàng chuyên chở bằng ô tô
-Giao nhận hàng chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
v Căn cứ vào tính chất giao nhận:
- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức

không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
5
1.1.3. Các cơ quan liên quan đến giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển:
Giao nhận là một quá trình thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ khác nhau liên quan
đến quá trình tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nước người gởi hàng đến nước người
nhận hàng.
Quá trình giao nhận thường bắt đầu khi người chủ hàng thực hiện hay uỷ thác cho
người giao nhận và thanh toán xong cho mọi chi phí liên quan đến giao nhận. Trong
quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận) cần phải liên hệ nhiều cơ
quan tổ chức khác nhau như: các cơ quan kiểm soát thuộc chính phủ như hải quan,
giám sát xuất nhập khẩu, các tổ chức y tế, lãnh sự…
- Các công ty xuất nhập khẩu thường là người thực hiện hay uỷ thác cho người
khác thực hiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá, lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, cấp
Giấy ra vào…
- Các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với
chủ hàng hay người giao nhận.
- Công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các
thủ tục chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hoá.
- Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường
cho hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
- Công ty giám định khi được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định.

- Ngân hàng là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh.
1.1.4. Nhiệm vụ các bên tham gia trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu:
1.1.4.1. Nhiệm vụ của cảng:
- Kí kết hợp đồng bốc dỡ, giao nhận,bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.
- Kết toán với tàu việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng ngoại thương.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
6
- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hoá trong khu vực cảng.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao
nhận, vận chuyển, bốc dỡ…
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu
có biên bản hợp lệ, và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện hoặc dấu
seal còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu sai hoặc không rõ.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương:
- Kí kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Tiến hành việc giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng không qua
cảng.
- Kí hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển lưu kho, bảo quản với cảng
- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hoá và tàu, và các chứng từ cần thiết
cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
+ Đối với hàng nhập khẩu: chủ tàu phải cung cấp chứng từ như bản lược khai
hàng hóa (Cargo Manifest), sơ đồ xếp hàng, chi tiết hầm tàu (Hatch list), vận đơn
đường biển (nếu ủy thác giao nhận cho Cảng), 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
+ Đối với hàng xuất khẩu: chủ hàng phải cung cấp chứng từ như bản lược khai
hàng hóa 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, sơ đồ xếp hàng 8h trước khi bốc hàng

xuống tàu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các
bên liên quan
- Thanh toán các loại phí cho cảng
1.2. Quy trình nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển:
1.2.1. Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi của cảng:
Đối với loại hàng này việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương giao
hàng cho cảng sau đó cảng mới tiến hành giao cho tàu.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
7
1.2.1.1. Giao hàng xuất khẩu cho Cảng:
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác kí kết hợp đồng lưu kho, bảo quản
hàng hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng phải giao cho cảng các giấy tờ như:
+ Danh mục hàng hóa
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
+ Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp
+ Chỉ dẫn xếp hàng
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
1.2.1.2. Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu:
- Trước khi giao hàng cho tàu thì chủ hàng phải:
+ Làm các kiểm nghiệm kiểm dịch (nếu có), hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến, chấp nhận NOR
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Tổ chức xếp và giao hàng lên tàu như sau:
+ Trước khi xếp hàng lên tàu, chủ hàng phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra
cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số màng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp

tải nếu cần.
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân
cảng làm. Hàng sẽ được giao dịch cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm hàng của càng phải ghi số lượng hàng
giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu
thì ghi vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm hàng và ghi kết quả
vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm hàng cũng có thuê nhân viên kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu thì cảng phải lấy biên lai thuyền
phó để trên cơ sở đó lập vận đơn đường biển.
- Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các
chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ để xuất trình cho ngân hàng thanh toán
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
8
tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách
máy móc với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu
cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lưu kho.
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
1.2.2. Đối với hàng xuất khẩu không phải lưu kho bãi:
Đây là các hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi
trong nước để xuất khẩu, họ có thể để hàng tại kho riêng của mình chứ không cần qua
kho của cảng. Từ kho riêng của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể
giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng được diễn ra tương tự như đối với
hàng lưu kho bãi của cảng.
1.2.3. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong các container:
1.2.3.1. Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL ):

-Chủ hàng hoặc người gửi được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và đưa
cho đại diện của hãng tàu để xin kí cùng với bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu.
-Sau khi kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao container rỗng cho chủ hàng
mượn.
-Chủ hàng lấy container rỗng về kho riêng của mình , đóng hàng vào .kiểm
nghiệm ,.kiểm dịch , làm thủ tục hải quan ,và niêm phong cặp chì
-Giao cho tàu tại CY qui định, trước khi hết thời hạn qui định của từng chuyến tàu
và lấy Mate’ Receipt
-Sau khi hàng đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.
1.2.3.2. Nếu gửi hàng lẻ:
-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thac mang hàng đến giao cho người
chuyên chở tại ICD qui định và lấy vận đơn
-Người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào container
sau khi đã kiểm tra hải quan và niêm phong cặp chì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
9
-Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
1.3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng xuất khẩu chuyên chở bằng
đường biển:
1.3.1. Chứng từ hàng hóa:
Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán, nó là yêu cầu của người bán đòi
hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn .Hóa đơn ghi rõ đặc đểm của
hàng hóa, đơn giá và tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương
thức thanh toán và phương thức chuyên chở hàng hóa.
1.3.1.1. Phiếu đóng gói:
Là chứng từ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng khác nhau được vận chuyển
trong một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc kiểm đếm trong mỗi kiện
và có ích đặc biêt khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau và cung cấp nhiều dữ kiện
hơn hóa đơn trong kiểm tra để biết qui cách ,đặc điểm của đơn hàng có được tôn

trọng hay không. Phiếu đóng gói do người sản xuất hàng lập khi đóng hàng.
1.3.1.2. Giấy chứng nhận phẩm chất:
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm cấp
hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng .Nếu hợp đồng không có qui định gì
khác,Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiêp sản xuất hàng hóa
cấp hoặc cũng có thể do cơ quan kiểm nghiểm, giám định hàng xuất khẩu cấp.
1.3.1.3. Giấy chứng nhận số lượng:
Là giấy chứng nhận số lượng mà người bán giao cho người mua ,có thể do công ty
giám định cấp ,hoặc do xí nghiệp sản xuất hàng lập và được công ty giám định hay
hải quan xác nhận ,được dùng trong mua bán bách hóa ,hoặc loại hàng cần biết số
lượng hơn trọng lượng như : bút máy ,thuốc lá điếu , bàn ghế …Nếu hàng gồm nhiều
chi tiết phức tạp như phụ tùng máy móc ,dụng cụ cắt gọt ,thường dùng bảng kê chi tiết
trong bộ chứng từ thanh toán ,nhưng khi hàng thanh toán là loại động nhất ,sẽ dụng
Giấy chứng nhận số lượng


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
10
1.3.1.4. Giấy chứng nhận trọng lượng:
Là chứng từ xác nhận trọng lượng hàng, do hải quan hoặc công ty giám định hàng
cấp, tùy theo qui định của hợp đồng. Nếu hàng có khối lượng lớn đây sẽ là một căn cứ
để người mua đối chiếu giữa hàng người bán đã gởi với hàng thực nhận của từng mặt
hàng cụ thể
1.3.2. Chứng từ hải quan:
Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo chế độ hải quan người chủ hàng
phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa qua biên giới quốc gia.
1.3.2.1. Tờ khai hải quan:
Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.Theo điều lệ hải quan Việt Nam, tờ khai hải quan

phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay khi hàng hóa đến cửa khẩu, tờ khai hải
quan phải được đính kèm Giấy phép xuất nhập khẩu, bảng kê chi tiết và vận đơn.
1.3.2.2. Giấy phép xuất nhập khẩu:
Là chứng từ do Bộ thương mại cấp, cho phép chủ hàng được phép xuất hay nhập
khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định có cùng tên hàng, từ một nước nhất định, qua
một cửa khẩu nhất định, trong một thời gian nhất định.
1.3.2.3.Các Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh:
Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác
nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…
v Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật:
Là giấy chứng nhận do cơ quan thú y cấp, chứng nhận không có vi trùng gây bệnh
cho giống súc vật khác hoặc động vật có liên quan đã được tiêm chủng đề phòng dịch
bệnh.
Công dụng:
-Ấn định phẩm chất hàng và là căn cứ hàng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng
-Bổ sung các chứng từ trình hải quan, làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
11
-Bổ sung cho bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho người mua để người này làm
thủ tục nhập ,vì ở các nước cũng đều qui định chế độ kiểm dịch nhằm bảo vệ nền
móng công nhgiệp của nước mình
v Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật:
Do các cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hóa là thực vật ,thảo mộc hoặc có
nguồn gốc từ thực vật đã dược kiểm tra và xử lí các dịch bệnh.
v Giấy chứng nhận vệ sinh:
Là giấy xác nhận tính chất vô hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ ,thường do
cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp và nếu trong hợp đồng mua bán hoặc
L/C qui định ,cũng có thể do một cơ quan y tế lập và cấp.
1.3.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ:

Là chứng từ do phòng thượng mại của nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng ,theo yêu
cầu và lời khai của chủ hàng để chứng nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng.
Công dụng:
-Giúp hải quan nước nhâp khẩu căn cứ tính thuế dựa trên áp dụng biểu thuế quan
ưu đãi của các nước với nhau.
-Giúp hải quan thực hiện chích sách khu vực ,chính sách phân biệt đối xử trong
mua bán khi tiến hành việc giám sát và quản lí.
-Xác nhận một phần chats lượng hàng ,nhất là hàng thuộc thổ sản địa phương.
1.3.2.5. Hóa đơn lãnh sự:
Là hóa đơn trên đó lãnh sự của các nước nhập khẩu đang công tác tại nước xuất
khẩu chứng thực về giá cả và tổng giá trị lô hàng.
Một số nước qui định rằng lãnh sự có thể kí trực tiếp trên hóa đơn thương mại,
một số nước khác lại qui định rằng hóa đơn lãnh sự phải được lập trên những Giấy in
sẵn và phải được lãnh sự kiểm tra về thị thực.
1.3.3. Chứng từ vận tải:
Là chứng từ do người vận tải cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng đã chở.
1.3.3.1. Vận đơn đường biển: Là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh
toán.Vận đơn đường biển có 3 chức năng:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
12
-Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng đã chở.
-Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng biển.
-Là bằng chứng chuyên chở hợp đồng hàng hóa.
Trong thương mại hàng hóa quốc tế thường gặp nhiều loại vận đơn đường biển với
tên gọi khác nhau và có tác dụng khác nhau.
1.3.3.2. Biên lai thuyền phó:
Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hóa trên tàu về việc nhận
hàng để chuyên chở, trong đó người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hóa mà
các nhân viên kiểm điện của tàu đã tiến hành khi hàng hoá được bốc lên tàu.

Biên lai thuyền phó không phải là bằng chứng cho việc sở hữu hàng hóa mà chỉ là
chứng từ để đổi lấy vận đơn đường biển
1.3.3.3. Sơ đồ xếp hàng:
Sơ đồ xếp hàng do thuyền trưởng hay nhân viên chuyên trách dưới tàu hoặc có khi
do đại lí vận tải biển lập để sử dụng một cách khoa học các khoang, các hầm chứa
trên tàu, giữ thăng bằng tàu khi tàu di chuyển, giữ độ chênh dọc hợp lí.
Người gởi hàng, người nhận hàng cũng cần biết sơ đồ xếp hàng để biết rõ vị trí lô
hàng, từ đó có kế hoạch hữu hiệu trong việc bốc dỡ hàng và dự kiến mọi tổn thất nếu
có do vị trí đặt hàng trên tàu











Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN XUẤT HÀNG TRANG
TRÍ NỘI THẤT BẰNG GỖ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG TÂN HÒA.
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hoàng Tân Hòa:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.1.1 Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiêp: Coâng Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Tân Hoà

-Địa chỉ : 23/7/ Kp8/ Phường Long Bình/Biên Hòa Đồng Nai
- Điện thọai : 613.984859
- Fax: 0613.981322
- Ngày thành lập : 04/03/2003
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 4702000206 do sở kế hoạch đầu tư cấp.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: hơn 320 người
- Trình độ:50% tốt nghiệp THPT, trong đó 15% tốt nghiêp cao đẳng, Đại học.
- Công Ty TNHH Hoàng Tân Hoà là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng
nội thất được chế biến từ gỗ, được thành lập vào ngày 04/03/2003 do ông Nguyễn
Minh Hoàng sáng lập, là một công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ.
- Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp giáp
với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và khu vực Tây Nam Bộ. Là vùng
kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh cũng là
trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt Nam.
- Với đội ngũ Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được đào tạo
chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc
trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì thế sản phẩm của Công ty
ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả
về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Với sự phát triển của công ty và nhu cầu về hàng hóa của khách hàng ngày
càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, Công ty đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
14
2.1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty
- Sau một thời gian daì hoạt động từ các cơ sở kinh doanh đồ mộc, do hoat động
ngày càng được mở rộng, cơ sở có nhiều thêm các khách hàng, số lượng nhân công
nhiều, để mở rộng thêm hoạt động Ngày 04/03/2003 công ty chính thức được thành
lập bởi ông Nguyễn Minh Hoàng.

- Từ năm 2003 công ty, cũng từ khi thành lập công ty, công ty tập chung chuyên
sản xuất hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế,
tìm hiểu, tiếp cận với các loại cộng nghệ, máy móc trong ngành chế biến gỗ, nâng cao
trình độ và năng lực sản xuất tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu.
- Ngày 27/6/2004 công ty ký hợp đồng dài hạn với công ty Homeline Funiture
cuả Mỹ, một hơp đồng daì hạn, quan trọng. Trong quá trình hoạt động công ty đã có
nhựng hợp đồng dài hạn từ các nước hoa kỳ châu âu, tạo động phát triển, nâng cao
năng lực sản xuất, tạo ra được các sản phẩm có giá cả hợp lý, các sản phẩm thu hú
khách hàng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty:
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Công ty TNHH Hoàng Tân Hoà chuyên sản xụất các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty là những mặt hàng như bàn, ghế gỗ, salon, các loại
tủ, bàn trang điểm…được chế biến từ nguyên liệu gỗ cao su, gỗ thông và các loại gỗ
theo yêu cầu của khách hàng vói nguồn cung cấp từ trong nước và nhập khẩu từ nước
ngoài. Các nguồn gỗ nhập khẩu chính từ Capuchia, Thái Lan…Ưu điểm của nguyên
vật liệu nhập khẩu là có nguyên liệu chất lượng đảm bảo, cung cấp ổn định với số
lượng nhiều, giá thành còn rẻ hơn các nguyên liệu trong nước. Các nguồn nguyên liệu
trong nước như cao su, thông…số lượng ít và chưa qua chế biến vì vậy phải mất thời
gian xử lý chế biến trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm.
- Với các loại máy móc, công nghệ hiện đại được trang bị phục vụ cho quá trình
sản xuất nhờ đó các sản phẩm của công ty luôn đáp ứng tốt yêu cầu về mẫu mã, chất
lượng ngày càng cao của khách hàng. Các nguồn máy của công ty được nhập từ
các nước như Nhât, Mỹ…các loại máy Take, máy phun sơn công nghệ cao…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
15

- Chính từ những nguồn nguyên liệu đó, các máy móc, công nghệ đã một phần
tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt với nhu cầu của ngườ tiêu dùng, dành được sự

quan tâm của khách hàng từ Hoa Kỳ, Châu Âu…Công ty cũng đang sản xuất, chế
biến những mặt hàng, các sản phẩm thông dụng, phục vụ cho mọi nhà, những sản
phẩm này mang tính cạnh tranh cao đối với các đối thủ trong cùng ngành sản xuất.
Bảng 2.1. Bảng tên các mặt hàng của công ty năm 2009
TÊN M
ẶT H
ÀNG

BÀN B982
GHẾ B982
GIƯỜNG B986
KỆ TIVI B910
TỦ B382
KHUNG GƯƠNG B310
BÀN TRANG ĐIỂM B910
MẶT HÀNG KHÁC
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
- Nhiệm vụ chính cuả công ty là lợi nhuận, tạo ra được quá trình hoạt động tốt,
hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra, các vấn đề an toàn lao động, an toàn về kỹ thuật,
vệ sinh môi trường, trong qui trình sản xuất luôn đặt lên hàng đầu.
- Khuyến khích tinh thần học hỏi, tạo điều kiện cho người lao động tìm hiểu về
ngành gỗ và nâng cao tay nghề.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, các chính sách đề ra, chính sách lương,
thưởng tốt nhằm khuyến khích nhằm kích thích tinh thần lao động nâng cao hiệu quả
sản xuất cũng như âng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt các nhu cầu cuả
khách hàng.






Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
16
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý của công ty

















Ngoài ra còn có các phân xưởng khác
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
· Phòng giám đốc: là người chịu trách nhiêm cao nhất trong công ty, trưc tiếp
chỉ đạo các họat động của công ty, xây dựng phương án, chiến lược họat động,
kỉem tra quá trình họat động của doanh nghiệp, phân công công việc cho các trưởng
phòng ban va phụ trợ giám đốc.

· Phòng phó giám đốc: Giúp đỡ giám đốc trong các lĩnh vực theo sự ủy quyền
của giám đốc.
Giúp cho công tác quản lý, điều hành và phát triển còn có phòng nhân sự,
chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực cho các
họat động của công ty, tổ chức đào tạo và chỉ đạo công viêc cho công nhân viên,
lập quy chế tiền lương.
PHÒNG
KINH
DOANH
Quan hệ trực tuyến
Quan h
ệ chức năng
Ghi chú:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÒNG
VẬT TƯ
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG
NHÂN SỰ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
17

· Phòng kế tóan: Hạch tóan kế tóan họat động sản xuất kinh doanh, tập hợp chi
phí, trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, tìm hiểu các thong tin về tình hình
tài chính, kết quả họat động kinh doanh làm cơ sở để giám dốc đưa ra các quyết định .
· Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện công việc xuất nhập khẩu như kiểm tra
chứng từ, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Thực hiện các công việc về lĩnh vực xuất
nhập khẩu.
· Phòng vật tư: Chuẩn bị, kiểm tra tài liệu mua hàng, tổ chức tiếp nhận vật tư
tìm kiếm nhà cung cấp, thu mua vật tư sao cho đúng quy cách tiêu chuẩn, phù hợp với
chất lượng sản phẩm công ty.
· Các phân xưởng :
1. Phân xưởng sấy :thực hiện công việc sấy gỗ cho khô sau khi tẩm chống bị
mốc, mục.
2. Phân xường xử lý gỗ và ghép gỗ: Thực hiện công việc cắt, chà nhám, ghép
các phần của sản phẩm, tạo thành sản phẩm.
3. Phân xưởng sơn: Thực hiện công việc xịt sơn để tạo ra sản phẩm.
Tóm lại với cơ cấu tổ chức như trên là phù hợp với kế họach phát triển của công ty,
phù hợp với cộng việc và quá trình họat động của công ty. Qua việc phân chia công
việc của giám đốc cùng sự phụ trợ của các phòng ban, tất cả thực hiện tốt các công
việc của mình, không có sự trùng lắp trong công việc. Những điều đó nhắm một
mục đích là cho doanh nghiệp đi lên ,và tất cả là l2m cho qui trình công việc của
công ty được đúng tiến độ.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trong
ba năm2007, 2008, 2009 - hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng về mọi
mặt: kim ngạch, doanh số, lợi nhuận, nguồn vốn. Mặc dù năm 2008 và 2009 tình hình
kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh số năm 2008 có
giảm hơn năm 2007, tuy nhiên tình hình đã được cải thiện trong năm 2009. Đặc biệt
trong lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của đơn vị ngày càng tăng nhanh, thị
trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, uy tín của đơn vị đối với khách hàng trong
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang

SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
18
và ngoài nước ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó được thể hiện qua các
bảng chỉ tiêu sau:
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
(ĐVT: đồng, %)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008


Mức độ (đồng)

Tốc độ (%)

Mức độ (đồng)

Tốc độ (%)

Tổng doanh thu
39.543.222.018
35.968.853.495
50.846.043.891

(3.574.368.523)
(9.0)
14.877.190.396

41.36

Các khoản giảm trừ
27.013.321

9
44.635.622
12.186.228

91
7.622.301
165.24
(32.449.394)

(72.70
)
Doanh thu thuần
39.516.208.697
35.024.217.873

50.833.857.633 (4.491.990.824)

(11,37
)
15.809.639.760

45,14
Giá vốn hàng bán
35.692.331.012
32.627.276.084
47.439.318.464

(3.065.054.928)

(8,59

)
14.812.042.380

45,40
Lợi nhuận gộp
3.123.877.685
2.369.941.789
3.394.539.199

(753.935.896)
(24,13
)
1,024,597,410

43,23
Doanh thu họat động tài chính

21.320.123
95.199.253
16.050.240

(73.879.130)

346,5 (79.149.013)

(83,14)
Chi phí tài chính
425.201.899
409.726.502
545.545.191


(15.475.397)

(3,64
)
135.818.689

33,15
Chi phí bán hàng
752.919.022
499.514.377
1.171.222.589

(253.404.645)

(33,66
)
671.708.212

134,47
Chi phí quản lí doanh nghiệp
823.998.327
1.039.088.802
805.729.132

215.090.475
26,10
(233.359.670)

(22,46)

Lợi nhuận hoạt động kinh
doanh
1.143.078.
560
543.891.401
888.092.518

(599.187.159)

(52,42
)
344.201.117

63,28
Lợi nhuận hoạt động tài chính

-
-
-

-

-

-

-

Lợi nhuận bất thường
-

-
-

-

-

-

-

Lợi nhuận trước thuế 1.143.078.
560
543.891.401
888.092.518

(599.187.159)

(52,4
2)
344.201.117

63,28
Thuế thu nhập 320.061.996 152.289.592

248.665.905

(167.772.404)

(52,42)

96.376.313

63,28
Lợi nhuận sau thuế 823.016.563 391.601.808

639.426.612

(431.414.755)

(52,42)
247.824.804

63,28
(Nguồn: Phòng kế toán )
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua đều tốt, tuy
năm 2008 tình hình kinh tế bị suy thoái nhưng công ty vẫn tạo được lợi nhuận. Năm
2007 doanh thu đạt 39.543.222.018 đồng, so sánh với năm 2008 thì hoạt động năm
2007 tốt hơn, ta có thể thấy điều này qua doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty
năm 2008 giảm hơn so với năm trước-giảm 3.574.368.523 đồng tương ứng 9%, điều
này cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2008 chưa tốt, mặc dù vậy
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
19
nhưng năm 2008 hoạt động xuất khẩu bị chậm lại do suy thoái kinh tế. Năm 2009 tình
hình kinh tế đã bắt đầu hồi phục ở gần cuối năm, nên các đối tác đặt hàng nhiều, và
doanh thu được cải thiện đạt 50.846.043.891 đồng, tăng hơn năm 2008
14.877.190.396 đồng, tương ứng 41.16%.
- Mặc dù giá thành sản phẩm năm 2009 có cao hơn năm trước từ 32.627.276.084
(2008) đến 47.439.318.464 (2009), (45,4%), tuy nhiên điều này là do khối lượng hàng

hoá sản xuất trong kỳ năm 2009 nhiều hơn năm trước, và để đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh, công ty phải tăng thêm chi phí (chi phi bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp) nên phát sinh thêm nhiều chi phí liên quan làm tăng giá vốn hàng
bán.
- Trong năm 2009 doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc giảm chi phí quản lý doanh
nghiệp-giảm 233.259.000 đồng, tuy nhiên chi phí bán hàng tăng cao 671.708.245.000
đồng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng kết quả
này là do việc tiêu thụ của năm nay tăng hơn so với năm trước, các hoạt động bán
hàng nhiều hơn dẫn đến chi phí tăng. Doanh nghiệp cần khắc phục khoản này, cần
giảm thiểu chi phí xuống, góp phần giảm giá thành.
- Sau khi tập hợp xong trừ đi các khoản chi phí lợi nhuân trước thuế của công ty
năm 2007 đạt 1.143.078.560 đồng, đây là năm lợi nhuận cao nhất của công ty so với
năm 2008 và 2009. Sang năm 2008 lợi nhuận giảm đi đáng kể- giảm 599.187.159
đồng so với năm 2007.Tuy nhiên tình hình tốt hơn trong năm 2009, so với năm trước
lợi nhuận đạt 888.092.518 đồng , (năm 2008 đạt 543.891.401 đồng) tăng 344.201.117
đồng.
- Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2007 công ty TNHH Hoàng Tân
Hòa vẫn đạt lợi nhuận là 823.016.563 cao nhất trong ba năm. Nhiều hơn so với năm
2008 431.414.755 đồng và nhiều hơn năm 2009 183.589.951 đồng
Tóm lại hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 là tốt hơn so với năm 2008,
2009 công ty đã hoàn thành mục tiêu là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh phát triển
ngày càng cao hơn, có sự tăng doanh thu rõ rệt của năm 2009 so với năm trước. Mặc
dù tồng giá vốn hàng bán có cao hơn so với năm 2008 tuy nhiên điều này là do đẩy
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
20
mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm phát sinh thêm nhiều chi phí liên
quan, công ty cần chú ý đến vấn đề này, cần hạ mức giá thành, giảm thiểu các chi phí
xuống là cần thiết để đưa mục tiêu của doanh nghiệp thưc hiện tốt hơn
2.1.5. Tình hình kinh doanh xuất khẩu:

Hiện nay mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là bàn, ghế, giường đây là mặt
hàng kinh doanh có tính ổn định cao. Vì vậy việc kinh doanh các mặt hàng này cũng
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tỉ trọng cao so với các mặt hàng khác, việc kinh doanh các
mặt hàng của Công ty ngày càng tăng do các sản phẩm của Công ty được thị trường
nước ngoài tín nhiệm, mặc khác là do việc kiểm tra hàng hoá của Công ty rất tốt và
đảm bảo chất lượng.
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
(ĐVT: đồng, %)
Tên mặt hàng
Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
BÀN B982
2.985.414.840
8,3
3.457.530.984
6,8
GHẾ B982
4.028.511.591
11,2
6.355.755.486
12,5
GIƯỜNG B986
6.294.549.361
17,5
10.423.438.997
20,5
KỆ TIVI B910
2.697.664.012
7,5
2.186.379.887

4,3
TỦ B382
15.826.295.537
44
20.135.033.380
39,6
KHUNG GƯƠNG B310
2.517.819.744
7
6.203.217.354
12,2
BÀN TRANG ĐIỂM B910
1.618.598.407
4,5
2.084.687.799
4,1
TỔNG CỘNG
35.968.853.495

100

50.846.043.891

100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Theo bảng số liệu 2.3:
Mặt hàng Tủ B382 là mặt hành xuất khẩu chủ lực của công ty. Tỉ trọng xuất khẩu
chiếm 44% đạt 15.826.295.537 đồng cao nhất trong tổng số các mặt hàng của công ty.
Tuy nhiên trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không tăng nhiều
nguyên nhân do sự thụ động tìm kiếm khách hàng của công ty và do sự trì trệ của nền

kinh tế, chính vì thế mà không mở rộng được thị trường xuất khẩu. Công ty quen làm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
21
việc với các khách hàng tiêu thụ hàng mặt hàng này chủ yếu là công ty Homeline
Funiture. Năm 2009 mặt hàng này giảm xuống về tỉ trọng tăng trưởng vì lý do suy
thoái kinh tế nên việc xuất khẩu mặt hàng Tủ B382 giảm xuống còn 39,6 %, các mặt
hàng khác thay đổi không đáng kể, do nhiều lý do: tình hình suy thoái, sản phẩm tiêu
thụ khó…
Mặt hàng bàn trang điểm chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu
của công ty, năm 2008 đạt 1.618.598.407 đồng, chỉ có 4,5% tổng doanh số, năm
2009 chỉ còn 4,1%, công ty cần chú trọng hơn tới mặt hàng này trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng bàn trang điểm, kệ tivi, khung gương giá trị
tương đối thấp trong tổng kim xuất khẩu của công ty và đang có xuất khẩu hướng
giảm, do quy định khắt khe về chất lượng của thị trường nước ngoài mà công ty đang
xuất khẩu qua, điều đó làm thất thu rất nhiều. Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa
việc xuất khẩu các mặt hàng này, từng bước mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều
khách hàng để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mình. Góp phần nâng cao hơn
nữa tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện nay, công ty đang tìm mọi cách hoàn thiện chất lượng sản phẩm để có thể
xuất khẩu sang những thị trường khó tính, bên cạnh hoạt động đó là sự mở rộng
nghiên cứu thị trường, tìm những khách hàng mới.
2.1.6. Tình hình kinh doanh nhập khẩu:
Trong nhiều năm qua, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là các máy
móc công nghệ như: Gỗ, máy Take, máy trà nhám, hệ thống sơn xịt theo công nghệ
Nhât…mặt hàng gỗ chiếm đến 72,65% kim ngạch nhập khẩu năm 2008. Đến năm
2008, nhu cầu nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại nhập từ Thái Lan, Campuchia…chiếm
đến 86,47% kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu của công ty nhỏ hơn so với kim ngạch
xuất khẩu, vì vậy mà cơ cấu hàng nhập khẩu cũng khá đơn giản.
2.2. Thực trạng công tác giao nhận xuất khẩu hàng nội thất bằng gỗ bằng đường

biển tại công ty.
2.2.1. Những điều khoản liên quan đến giao nhận hàng xuất khẩu của công ty
2.2.1.1. Đóng gói bao bì:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
22
Tất cả các mặt hàng của công ty được đóng trong các thùng carton, được bọc lót
cẩn thận bên trong để tránh trầy xước. Khi đóng gói báo bì được các nhân viên KCS
của công ty và nhân viên của đối tác kiểm tra rất kỹ.
+ Hàng hóa được đóng gói trong các bao bì với nhiều kích thước khác nhau. Qui
cách từng mặt hàng phù hợp với các loại thùng mẫu khách hàng gửu qua.
+ Vì mặt hàng cho mỗi container hàng khá nhiều, hàng thường xuất đi đủ cho 1
container 40’, nên số lượng mỗi mặt hàng lên đền hàng trăm mặt hàng, vì thế mỗi
thùng hàng sẽ được dán số thứ tự , phân loại mặt hàng nào ra loại đó để khách hàng
dễ kiểm tra và tiện cho việc khai báo.
+ Trong container được đóng vừa khít và được bỏ bao hút ẩm bên trong.
+ Sau khi chất hàng lên container xong nhân viên kiểm tra công ty sẽ kiểm tra lại
cách đóng hàng, chụp hình và khóa seal riêng của công ty rồi kéo hàng đi.
2.2.1.2. Điều kiện cơ sở giao hàng
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi buôn bán với người
nước ngoài thường áp dụng điều kiện FOB khi xuất khẩu và điều kiện CIF khi nhập
khẩu. Và công ty Hoàng Tân Hòa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, trong hợp
đồng xuất khẩu cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác công ty thường sử dụng điều
kiện cơ sở giao hàng là FOB.
+ Điều kiện cơ sở giao hàng FOB:Giao hàng container tại bãi cảng hoặc tại kho
riêng rồi đưa container ra cảng để xếp lên tàu. Người mua là khách ngoại có trách
nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa sau khi người bán giao hàng qua lan can tàu.
Sở dĩ công ty Hoàng Tân Hòa cũng như hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nói
chung đều sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB bởi vì quyền thuê tàu thuộc về
phía khách hàng. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hăng xong khi qua khỏi lan can tàu tại

cảng gởi hàng, sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ
lúc đó. Mặt khác, đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số
lượng lớn mà khả năng của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải
kí hợp đồng với nhiều công ty khác cho nên của công ty phải đi ghép với nhiều đơn vị
khác, trong trường hợp này công ty phải k theo điều kiện FOB.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
23
+ Điều kiện cơ sở giao hành C&R: Công ty đang xuất khẩu theo điều kiện C&R
với một số đối tác tại Pháp và Homeline Funiture. Thuận lợi trong việc kí được điều
kiện này là công ty sẽ giành được quyền thuê tàu từ đó tạo điều kiện cho các đại lí
hãng tàu trong nước có cơ hội phát triển đội tàu, tạo công ăn việc làm cho người lao
động và tiết kiệm được ngoại tệ. Bên cạnh đó, công ty sẽ chủ động trong việc thuê
tàu, giao hàng ở cảng và chọn những thời điểm có lợi cho mình để đưa hàng lên tàu.
Còn đối với điều kiện FOB, quyền thuê tàu thuộc về phía khách hàng. Công ty chỉ có
nghĩa vụ giao hàng xong khi qua khỏi lan can tàu tại cảng gởi hàng, sau đó khách
hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ lúc đó, tuy nhiên cũng còn
phải có nghĩa vụ khai hải quan để xuất khẩu hàng. Thông thường điều kiện này được
kí bán hàng cho thị trường Đài Loan vì khách hàng Đài Loan thường có nhà môi giới
tại Việt Nam hoặc có văn phòng đại diện tại đây. Tuy nhiên đối với các thị trường
khác, có một số công ty có văn phòng đại diện tại Việt Nam (công ty Homeline
Funiture, Green Park, công ty môi giới…), nhưng công ty cũng thuận lợi trong việc
mua hợp đồng vận tải biển cho những đơn hàng với những công ty này. Mặc dù ban
đầu việc kí kết hợp đồng với các công ty này thì họ muốn mua theo điều kiện FOB để
giành được quyền thuê tàu và hưởng hoa hồng từ các hãng tàu, nhưng sau khi làm ăn
lâu dài công ty đã đàm phán trong việc vân chuyển, phù hợp với lịch trình giao hàng
tại công ty.
2.2.1.3. Địa điểm giao hàng:
Thông thường địa điểm giao hàng có thể tại kho riêng, kho nội địa, kho ngoại
quan hay tại bãi cảng theo yêu cầu của đơn vị với tư cách là người mua. Chi phí vận

chuyển bên bán chịu, bốc xếp mỗi bên chịu một đầu. Tại địa điểm giao hàng, hàng
được cơ quan giám định kiểm định hàng 100% về trọng lượng và chất lượng theo tiêu
chuẩn Việt Nam.
Công ty Hoàng Tân Hòa có các địa điểm giao hàng: TPHCM, Đồng Nai. Trong đó
TPHCM vẫn là địa điểm giao hàng chính của công ty. Mỗi cảng đều có những thuận
lợi và khó khăn, vì vậy cần phân tích một cách kĩ lưỡng để lựa chọn địa điểm giao
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
24
hàng đúng đắn. Việc lựa chọn địa điểm giao hàng hợp lí sẽ góp phần quan trọng nâng
cao hiệu quả kinh doanh và tạo được uy tín của công ty trên thương trường.
Cảng TPHCM có những thuận lợi là cảng Sài Gòn là cảng lớn nên lịch trình tàu
chạy trên tuyến đường thường xuyên hơn, mặt khác, cảng có cơ sở vật chất kĩ thuật
hiện đại, chuyên dụng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty. Chính vì là cảng
lớn, tàu chạy thường xuyên nên cước phí thuê tàu là thấp nhất so với các cảng khác.
Bên cạnh đó, nếu việc giao hàng được tiến hành tại cảng TPHCM thì công ty sẽ gặp
một số khó khăn vì khi giao hàng tại TPHCM, việc vận chuyển bằng đường bộ có thể
gây nên tổn thất do các sự cố xảy ra trên đường đi. Mặt khác khi vận chuyển từ Đồng
Nai đến TPHCM nếu có sự cố xảy ra trên tuyến đường vận tải thì sẽ làm cho hàng hoá
không tập kết đúng thời gian giao hàng qui định, vì vậy sẽ gây khó khăn cho công ty
trong việc nhận tiền hàng.
2.2.1.4. Thời gian giao hàng:
Việc xác định thời gian giao hăng là căn cứ vào sự thoả thuận của công ty và
khách hàng. Đối với các khách hàng Mỹ thời gian phải chính xác trừ các trường hợp
bất khả kháng như do hãng tàu thay đổi lịch tàu…, còn các đối tác khác co thể giao
hàng chậm vài ngày. Với cách thức thức quy định thời gian như vậy công ty sẽ có
những thuận lợi nhất định trong việc lập kế hoạch chuẩn bị hàng và giao hàng cho tàu
đúng thời gian quy định.
2.2.1.5. Phương thức giao hàng:
Đối với công ty thường sử dụng cách thức giao hàng nguyên container, thường

là cont 40 vì mặt hàng trang trí bằng gỗ có qui cách lớn, chiếm nhiều diện tích
container. Với cách thức này, công ty rất khó chủ động trong việc giao hàng cũng như
cần có số lượng hàng lớn để giao một lần. Tuy nhiên việc giao nhận hàng nguyên
container lại tiết kiệm được chi phí do không phải gởi nhiều lần và việc giám sát quá
trình đóng hàng vào cũng không bị hạn chế do phân tán nhiều lần.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Thị Trang
SVTH: Hoàng Duy Tân MSSV: 08B4010065
25
2.2.2. Trình tự thực hiện hoạt động giao hàng theo các điều kiện cơ sở giao hàng:
2.2.2.1. Khi công ty xuất theo điều kiện CFR:
Phương thức này thường được sử dụng khi giao dịch với các đối tác Homeline
Funiture, Green Park. Đây là phương pháp tích cực trong việc tăng thêm thu ngoại tệ
và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thực hiện công tác giao nhận hàng cả phí xuất
khẩu của công ty.
² Trình tự thực hiện hoạt động vận tải và giao nhận hàng theo điều kiện CFR
được tiến hành như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hàng hoá:
Để đảm bảo hàng hoá được chuẩn bị đúng theo yêu cầu của hợp đồng, công ty
sẽ triển khai thu mua nguyên liệu theo size, kích cỡ của hợp đồng và tổ chức sản xuất.
Đây là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng vì nó sẽ quyết định hoạt động xuất khẩu
có tiến hành tốt hay không, giao hàng có đúng hạn không và điều quan trọng hơn cả là
nó quyết định đến phần lợi nhuận mà công ty có thể đạt được. Công ty cũng có thể đặt
gia công từ các đơn vị khác để đảm bảo tiến độ giao hàng theo hợp đồng trong trường
hợp số lượng đặt hàng lớn trong thời gian ngắn. Công tác chuẩn bị hàng luôn được
tiến hành khẩn trương nhưng cũng không kém phần cẩn trọng để vừa đảm bảo thời
hạn giao hàng vừa thoả mãn được các yêu cầu mà hợp đồng đề ra. Đối với công ty,

chưa thực sự có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, do đó công tác chuẩn
bị hàng xuất khẩu rất được công ty chú trọng vì ngoài mục tiêu lợi nhuận công ty còn
coi trọng uy tín để tạo được niềm tin nơi bạn hàng.
Bước 2. Tổ chức chuyên chở hàng và kí hợp đồng vận tải:
Sau khi chuẩn bị hàng hoá, công ty tiến hành liên hệ hãng tàu hỏi lịch trình và
cước phí phù hợp nhất để kí hợp đồng vận tải. Việc lựa chọn của công ty dựa vào
những yếu tố: thiết bị của hãng tàu, dịch vụ, lịch trình, giá cước thuê tàu và các yếu tố
khác. Công ty cũng ký hợp đồng dài hạn trong việc vân chuyển hàng hóa và kéo
Chuẩn bị
hàng hóa
Tổ chức
chuyên chở
Ký hợp đồng
vận tải

×