Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO THUÊ NGHỀ CÁ QUY MÔ NHỎ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.65 KB, 28 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




Nguyễn Quang Vinh Bình



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO NGHỀ
CÁ QUY MÔ NHỎ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành: Khai thác thủy sản
Mã số: 62.62.80.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT




NHA TRANG - 2008

Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Nha Trang

Người hướng dẫn khoa học:
+ PGS.TS Nguyễn Văn Động


+ PGS.TS Hà Xuân Thông

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thanh Phương
Đại học Cần Thơ

Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Chỉnh
Bộ Nông nghiệp và PTNT

Phản biện 3: PGS.TS Trương Văn Tuyển
Đại học Nông Lâm Huế


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
nhà nướ
c họp tại Trường Đại học Nha Trang

Vào hồi 8 giờ 00 ngày 28 tháng 7 năm 2008

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trường Đại học Nha Trang
Thư viện Quốc gia



1
MỞ ĐẦU

Huyền thoại về nguồn lợi thuỷ sinh được coi là quà tặng
không giới hạn của tự nhiên đã dần biến mất, khi cả thế giới phải
đối mặt với hiện thực nguồn lợi thuỷ sản dẫu có tái tạo nhưng

ngày càng cạn kiệt. Do đó, ngày nay phát triển và bền vững là hai
từ luôn đi song hành khi nói đến ngành thủy sản hiện đại. Không
thể chỉ chú trọng
đến công nghệ, kỹ thuật... để tạo ra năng suất
cao, phát triển vượt bực mà chúng ta còn cần phải quan tâm đến
quản lý ngư trường, nguồn lợi, môi trường thuỷ sinh... tạo thế bền
vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, tài nguyên và xã hội nghề cá.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với nghề cá quy mô nhỏ ở vùng
ven bờ biển, là nơi hầu như sự khai thác thường đã vượ
t quá giới
hạn cân bằng về nguồn lợi, sức tải môi trường.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới của đất nước đã được đặt
ra; tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở mức thấp, tình
trạng đói nghèo và sự thiếu hiểu biết của người dân còn tồn tại,
cộng với việc thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm quản lý và
thiếu sự
định hướng cụ thể nên công cuộc cải tổ quản lý nghề cá
vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chung chung... Do sức ép của
đời sống nghèo khó cộng thêm việc quản lý nghề cá chưa được
quan tâm đầy đủ, nên nguồn lợi thủy sản, vốn đã có dấu hiệu kém
bền vững tiếp tục bị khai thác quá mức, khai thác huỷ diệt... Nguy
cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, kéo theo tình trạ
ng đói nghèo của
bộ phận ngư dân dựa vào nguồn lợi này là rất rõ ràng.
Nghề cá quy mô nhỏ ở Thừa Thiên Huế, cả nghề cá đầm
phá lẫn nghề cá ven bờ cũng nằm trong tình trạng trì trệ chung
như của cả nước. Trải qua nhiều thế hệ, các loại nghề khai thác

2
đã tăng gấp nhiều lần về số lượng, nhưng năng suất khai thác

ngày càng giảm khiến ngư dân đua nhau sử dụng nhiều nghề
khai thác mang tính hủy diệt như te quệu, giã, xung điện... để
mong đạt thu nhập cao hơn, làm cho nguồn lợi thủy sản ở đây
có nguy cơ bị cạn kiệt. Những năm gần đây, dù đã có rất nhiều
nỗ lực c
ủa các cơ quan quản lý thủy sản, cũng như của chính
quyền các cấp, song tiến trình quản lý vẫn chưa có chiều hướng
tốt hơn. Lực lượng cán bộ quản lý thuỷ sản, ngân sách Nhà
nước dùng trong quản lý thuỷ sản có hạn... mà khu vực quản lý
và thời gian quản lý nghề cá là “mọi nơi, mọi lúc” trên các vùng
nước, ngư trường, nên hiệu lực và hiệu quả quản lý không cao.
Vì thế, việc tìm kiế
m, vận dụng phát triển những cách thức
quản lý hợp pháp mới có tính hiệu lực hơn, khả thi hơn, đỡ tốn
kém các nguồn lực và phù hợp với những điều kiện cụ thể của địa
phương là một công việc hết sức cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi khách
quan đó, khi thực hiện xây dựng luận án tiến sỹ tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho
nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
Mục đích Luận án này là nghiên cứu xây dựng mô hình
quản lý có hiệu quả và hiệu lực hơn, dựa vào cộng đồng những
người làm nghề cá, góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.
Nhiệm vụ là xây dựng mô hình quản lý nghề cá quy mô nhỏ,
vừa phù hợp với thể chế pháp lu
ật hiện nay, vừa phát huy được
các sáng kiến của những người trực tiếp sử dụng nguồn lợi, kế
thừa các phương thức quản lý truyền thống ở địa phương, cơ sở.
Yêu cầu đặt ra là vừa phải dễ thực hiện, lại vừa có tính khoa
học, tiếp thu các thành quả quản lý nghề cá của thế giới.


3
Đối tượng nghiên cứu được xác định là vấn đề quản lý
nghề cá quy mô nhỏ và phương cách quản lý dựa vào cộng
đồng với phạm vi địa bàn nghiên cứu được xác định trong tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Do giới hạn về thời gian thực hiện lẫn nguồn kinh phí
nên phạm vi triển khai thực nghiệm chỉ chọn trong một thôn
nghề cá. Tuy nhiên về mặt lý luận, Luận án thực hiện nghiên
cứu mở
rộng sang toàn bộ các hệ thống thuỷ sản các vùng đầm
phá, vùng ven bờ trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Về mặt thời gian, luận án tập trung trong giai đoạn bắt
đầu từ cuối năm 2002 đến cuối năm 2006.
Nghiên cứu đề tài quản lý nghề cá dựa vào dân có ý
nghĩa lý luận là cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng, Nhà
nước vào thực tiễn quản lý ngành thủy sả
n tại địa phương. Mặt
thực tiễn, Đề tài mở ra đường lối quản lý nghề cá vừa tiết kiệm
kinh phí vừa đạt hiệu lực cao hơn thông qua việc huy động
nguồn lực nhân dân, phát huy tính chủ động quản lý ở cơ sở.
Luận văn được trình bày theo cơ cấu ngoài chương mở đầu
nêu tính cấp thiết, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi
nghiên c
ứu cũng như những đóng góp mới về khoa học của đề tài,
thì phần nội dung chính được thể hiện trong 4 chương:
+Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
+Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
+Chương 3: Kết quả mô hình và thảo luận
Cuối cùng là phần kết luận gồm các kết luận và các
khuyến nghị hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.




4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ THUYẾT QUẢN LÝ NGHỀ CÁ DỰA VÀO DÂN
Thuật ngữ "đồng quản lý" xuất hiện năm 1995 tại khoá
tập huấn "Đồng quản lý nguồn lợi sinh vật ven bờ ở Đông Nam
Á: Lý thuyết, thực tiễn và gợi ý cho Việt Nam" do Bộ Thuỷ sản
tổ chức tại Hà Nội. Trước đó ít lâu, thuật ngữ "quản lý nguồn
lợi ven bờ dựa vào cộ
ng đồng" đã sử dụng tại Dự án: "Quản lý
nguồn lợi sinh học phá Tam Giang" tại Huế, do Canada tài trợ.
Thuật ngữ "quản lý nghề cá dựa vào dân" được nghiên cứu sinh
sử dụng lần đầu tiên tại Nha Trang năm 2002, khi xây dựng các
chuyên đề nghiên cứu, mục đích muốn chỉ rõ tính độc lập của
khái niệm Việt Nam, so với các nước khác.
Đồng quản lý được định nghĩa như là sự chia s
ẻ trách
nhiệm và/hoặc quyền hạn giữa Chính phủ và người/cộng đồng
ngư dân địa phương sử dụng nguồn lợi để quản lý nghề cá hoặc
tài nguyên tự nhiên khác. Có nhiều định nghĩa khác nhau về
đồng quản lý ở nhiều tác giả, nhiều thời điểm khác nhau.
Thuật ngữ “quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” được sử
dụng đầu tiên trên thế giới t
ại Hội thảo “hát triển hệ thống quản lý
nghề cá ven bờ ở châu Á - Thái Bình Dương”, tổ chức tại Kobe -
Nhật Bản, năm 1992. Hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng, được định nghĩa kiểu Nhật Bản, là một hệ thống quản lý

nghề cá được phát triển bởi các nhóm ngư dân dựa trên "quyền
đánh cá" và được thực hiện dưới sự sáng tạo của ng
ư dân.
Tại Nhật Bản tồn tại 3 cỡ loại dựa vào cộng đồng:
1) Một nhóm trong tổ chức ngư dân sử dụng cùng nghề
khai thác, tự quy định và cùng thực hiện các quy tắc đánh bắt.

5
2) Hội Hợp tác Nghề cá (tổ chức ngư dân) tự quản lý,
thông qua các quy chế quản lý nghề cá trong Hội Hợp tác.
3) Nhóm Hội Hợp tác Nghề cá lân cận cùng thoả thuận
để quy định điều phối các nguồn lợi chung, để cùng có lợi.
Gần đây, thuật ngữ "đồng quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng" cũng được sử dụng như trung gian giữa hai khái niệm
"đồng quản lý" và "quản lý d
ựa vào cộng đồng". Theo Pomeroy
(1998): Đồng quản lý dựa vào cộng đồng bao gồm hai cấu
thành của cả "đồng quản lý" và "quản lý dựa vào cộng đồng",
như: người dân là trung tâm, hướng vào cộng đồng, dựa vào
nguồn lợi và sự tham gia của các đối tác. Theo đó, "đồng quản
lý dựa vào cộng đồng" có cộng đồng là tâm điểm của nó nhưng
thừa nhận để duy trì những hành động nói trên thì các mối
quan h
ệ dọc - ngang là cần thiết.
1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ DỰA VÀO DÂN
1.2.1. Các nghiên cứu và triển khai trên thế giới
Quyền đánh cá ven bờ với 3 hợp phần là nghề khai thác
cố định cỡ lớn, khai thác công cộng và nuôi trồng thuỷ sản chỉ
được cấp cho các Hội Hợp tác Nghề cá, ở gần kề ngư trường để
ngư dân phải tự quản lý trong khu vực đã được phân quyền là

phương th
ức quản lý của Nhật Bản. Kết quả, tổng số tổ chức
quản lý nghề cá của Nhật Bản vào năm 1952 là 359, tăng lên
1.339 vào năm 1988, 1.524 vào năm 1993 và 1.734 vào năm
1998. Từ tổng số Hội hợp tác Nghề cá là 1.890 vào năm 1998,
trung bình một tổ chức quản lý nghề cá đã phát triển ở mọi Hội
Hợp tác Nghề cá (Yamamoto, 2000).
Comment [B1]
Ví dụ vào

6
Loại hình "nghề cá làng" của Hàn Quốc áp dụng cho
"Hội khai thác của làng" hoặc cho tổ chức Hợp tác Nghề cá cấp
huyện, nhằm mục đích nâng cao lợi ích chung cho ngư dân địa
phương, sống ở một vùng ven biển cụ thể. Bất kỳ "Hội khai
thác của làng" nào, sở hữu "nghề cá làng" phải đưa ra các quy
định quản lý ngư trường cần thiết, lựa chọn ngư dân tham gia
vào các ngư trường, quy đị
nh việc tham gia ngư trường, thời
gian và phương pháp hoạt động nghề cá,...
Tại Campuchia, từ năm 1998 các tổ chức "Nghề cá Cộng
đồng" bắt đầu được thành lập, trên cơ sở các quyền đánh cá
được giao cho cộng đồng cùng quản lý. Sau khi có kết quả tốt,
nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia đã quyết định áp dụng từ năm
2000. Với thể chế tương đối rõ so với các nước Đông Nam Á
khác, hệ thố
ng "Nghề cá Cộng đồng" phát triển nhanh và rộng
khắp ở Campuchia. Năm 2001 có 165 tổ chức Nghề cá Cộng
đồng và lên đến 368 tổ chức vào năm 2005 (Ly Vuthy, 2005).
1.2.2. Các nghiên cứu và triển khai ở trong nước

Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng xã
Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng thực hiện từ năm 1999. Ý
tưởng chính là phân cấp cho địa phương và lôi kéo sự tham gia
của người sử dụng nguồn lợi vào việc b
ảo vệ chính nguồn lợi
đó. Khu bảo tồn xã Phù Long được thành lập vào tháng 3/2003,
với Hội đồng quản lý khu bảo tồn gồm 10 thành viên là các ngư
dân và cán bộ địa phương... Tuy nhiên, khung pháp lý và cơ chế
tài chính bền vững để hoạt động lâu dài là vấn đề đặt ra...
Mô hình Bảo tồn biển Rạn Trào do địa phương quản lý ở
xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, được thực
hiện từ nă
m 2001 đến 2004. Mục tiêu là quản lý và bảo tồn tốt

7
hệ sinh thái rạn san hô 27 hecta, thông qua áp dụng quản lý có
sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ, bảo tồn,
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Tháng 3/2002, Khu
Bảo tồn ra đời và nguồn lợi thuỷ sản bước đầu có dấu hiệu phục
hồi... Tuy nhiên, tồn tại của mô hình là chưa gắn kết với các
quy hoạch phát triển của địa phương và chưa áp dụng mở rộ
ng.
Dự án "Quản lý nghề cá hồ chứa" ở Đắc Lắc được tài trợ
bởi Uỷ hội sông Mê Công (MRC) bắt đầu từ tháng 8 năm 1995
cho đến nay. Dự án đã đã cố gắng đưa ra được một mô hình
đồng quản lý thí điểm và sau đó phát triển nhân rộng cho những
hồ khác. Các vấn đề tồn đọng cho đến nay, là hiếu tài chính để
thực hiện các kế hoạch hoạt độ
ng và chính quyền cấp huyện
vẫn còn thờ ơ, chưa quan tâm đến đồng quản lý nghề cá.

1.2.3. Các triển khai tại Thừa Thiên Huế
Mô hình "Bảo vệ, chống nghề rà điện dựa vào cộng
đồng" được triển khai trong giai đoạn 1995 - 1996 tại xã Quảng
Thái, huyện Quảng Điền. Tiến trình thực hiện: (1) thành lập
nhóm hoạt động, (2) nhóm hoạt động thuyết phục sự ủng hộ củ
a
cộng đồng để thực hiện, (3) tiếp xúc Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi
và UBND xã để thông qua kế hoạch, (4) chọn những người bảo
vệ ở địa phương, (5) xây dựng các quyết định của cộng đồng về
việc thực hiện các quy định, (6) giám sát và đánh giá.
Mô hình "Tiếp cận đồng quản lý để phát triển hệ thống
thuỷ đạo cho vùng nuôi trồng thuỷ sản"
ở Thuận An, thực hiện
vào giai đoạn 1999 - 2000. Mục tiêu của mô hình nhằm giảm
mâu thuẫn bằng cách mở rộng luồng lạch giữa các khu bao
chiếm, tạo thêm ngư trường cho ngư dân tiểu nghệ đồng thời
góp phần thông thoáng môi trường cho vùng bao chiếm.

8
Mô hình "Quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản dựa
vào cộng đồng" thực hiện tại xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc từ
2001 - 2003. Phương pháp thực hiện là thành lập "tổ tự quản"
thí điểm để quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trong khu
vực và thực hiện quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản có sự
tham gia của người dân cho xã Vinh Giang.
1.2.4. Đánh giá các nghiên cứu triển khai trước đây
Các nghiên cứu và triể
n khai mô hình quản lý nghề cá
dựa vào dân thời gian gần đây mở đường cho việc tiếp cận xu
hướng quản lý mới: từ dưới lên thay vì cứ bảo thủ một nền quản

lý nghề cá nặng nề từ trên xuống, vốn không hiệu quả và không
phù hợp thực tiễn nghề cá quy mô nhỏ, thiên hình vạn trạng.
Tuy nhiên, các mô hình triển khai cụ thể thường thiếu cơ sở lý
thuyết hoặc đôi lúc b
ị áp đặt lý thuyết của các nhà tài trợ nước
ngoài. Ngược lại, các nghiên cứu lại quá lý thuyết, ít chú ý đến
thực tiễn quản lý nghề cá đang diễn ra, khiến chưa thấu đáo,
khó phù hợp với thể chế của địa phương và quốc gia.
Do đó, cần phải phát triển nội lực Việt Nam từ truyền
thống và thể chế hiện hành để xây dựng một chiến lược
đổi
mới: quản lý nghề cá dựa vào dân theo phong cách Việt Nam.
Về thực tiễn, mô hình nghiên cứu triển khai cần phải súc tích,
đơn giản, dễ dàng phổ biến, nhân rộng trở thành hệ thống.

1.3. SƠ LƯỢC NGHỀ CÁ QUY MÔ NHỎ THỪA THIÊN HUẾ
Khái niệm nghề cá quy mô nhỏ áp dụng tại Thừa Thiên
Huế có thể bao gồm: nghề cá nước ngọt sông, hồ, hồ chứa nội địa;
nghề cá đầm phá nước lợ (bờ ven biển) và nghề cá biển ven bờ.

9
1.4. QUẢN LÝ NGHỀ CÁ QUY MÔ NHỎ
Quá trình tổng hợp về thu thập thông tin, phân tích, quy
hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguồn lợi, xây dựng và
thực hiện các quy định hoặc luật lệ và thi hành khi cần thiết,
nhằm quản lý các hoạt động thuỷ sản để duy trì nguồn lợi và đạt
hiệu quả kinh tế bền vững... được xem là "quản lý nghề cá". Vai
trò của quản lý nghề cá ngày càng quan trọng khi nguồn l
ợi
thuỷ sản, môi trường thuỷ sinh ngày càng cạn kiệt, xuống cấp...

Trên thế giới, có thể thấy được có hai xu hướng quản lý
nghề cá khác biệt rất rõ ràng. Các nước phương Tây tuân thủ
một cơ chế "tiếp cận mở” hoặc "tiếp cận tự do" với nguồn lợi
thuỷ sản, được hiểu là của tất cả mọi người. Chính phủ quản lý
nguồn lợ
i thủy sản bằng cách lập ra nhiều quy định về nghề cá.
Tại Nhật Bản, tuân thủ cơ chế "tiếp cận giới hạn” hay “tiếp cận
đóng” đối với nguồn lợi thuỷ sản. Chính phủ ban, cấp ngư
trường, nguồn lợi thủy sản cho lượng người giới hạn, bởi
“quyền đánh cá” cho tổ chức ngư dân và giấy phép đánh cá giới
h
ạn chỉ cho ngư dân.
Sự khai thác nguồn lợi thuỷ sản đã phát triển quá mức
của khả năng nguồn lợi. Nguy cơ sụp đổ nghề cá quy mô nhỏ,
vốn là ngư trường đã quá quen thuộc và quá dễ so với trình độ
kỹ thuật - công nghệ hiện đại là rất lớn. Sự suy sụp dần diễn ra
trên cả 3 khía cạnh: nguồn lợi, kinh tế và xã hội nghề cá.
Ở Vi
ệt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, các cơ
quan quản lý thủy sản đóng ở thành phố và huyện lỵ, rất cách biệt
với ngư trường. Đây là bất lợi lớn để quản lý thuỷ sản tốt, khi mà
hoạt động nghề cá diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Do đó, việc ủy quyền
một số chức năng quản lý nghề cá cho cộng đồng ngư dân địa

×