Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 207 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CẢNH CHÍ HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - năm 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CẢNH CHÍ HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Lê Kim Sa


2. TS. Cảnh Chí Dũng

HÀ NỘI - năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tơi.
Ngồi những thơng tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn
nguồn, tồn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ
liệu điều tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện. Tất cả các dữ liệu đều trung thực và nội
dung luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả

Cảnh Chí Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỒNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ............................... 6
1.1. Các nghiên cứu về động lực làm việc của giảng viên ............................ 6
1.2. Các nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên............ 8
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cho đề tài ........................................................................................................ 14
1.3.1. Nhận xét chung về những nghiên cứu trong nước ...................... 14
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án ................................................ 14
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........... 16
2.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học ........................................................ 16

2.1.1. Khái niệm chung về khoa học và nghiên cứu khoa học trong
các trường đại học ................................................................................. 16
2.1.2. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học............................................ 18
2.1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ............ 18
2.2. Giảng viên đại học và động lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên đại học .................................................................................................... 20
2.2.1. Giảng viên đại học ...................................................................... 20
2.2.2. Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học .............. 21
2.3. Đặc điểm, vị trí và vai trị của các trƣờng đại học ở Việt Nam ......... 23
2.3.1. Vị trí và vai trị của các trường đại học ...................................... 23
2.3.2. Vị trí, vai trị và thành tựu của hoạt động khoa học công
nghệ trong các trường đại học............................................................... 24
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên đại học .......................................................................................... 24
2.5. Lý thuyết nền của đề tài ........................................................................ 35


2.5.1. Lý thuyết tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1942) ............... 35
2.5.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) .................................... 36
2.5.3. Thuyết kỳ vọng của Victor H. Vroom (1964) ............................ 36
2.5.4. Thuyết đặc điểm công việc của Hackman và Oldham ............... 37
2.5.5. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) ...... 37
2.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 40
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 41
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 41
3.2. Thiết kế thang đo .................................................................................... 43
3.3. Chọn mẫu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ...................................... 46
3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu............................................................. 54
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 56
4.1. Tổng quan về các trƣờng đại học ở Việt Nam ..................................... 56

4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các trƣờng
đại học tại Việt Nam ...................................................................................... 66
4.2.1 Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ...... 66
4.2.2 Tình hình NCKH của các trường đại học Việt Nam ................... 67
4.2.3. Các rào cản NCKH ở các trường đại học Việt Nam................... 75
4.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực nghiên cứu khoa học của
giảng viên đại học khối ngành kinh tế tại Việt Nam .................................. 78
4.4. Đánh giá tác động của các nhân tố tới động lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên các trƣờng đại học khối ngành kinh tế ....................... 81
4.4.1. Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu.................... 81
4.4.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ..................................... 120
4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................. 125
4.4.4. Phân tích tương quan ............................................................... 128
4.3.5. Phân tích hồi quy ...................................................................... 129


Chƣơng 5: MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO
ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ........... 134
5.1. Bối cảnh đại học ở Việt Nam và quốc tế ảnh hƣởng đến hoạt
động NCKH của giảng viên ........................................................................ 134
5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................... 137
5.2.1. Tăng cường nhận thức về NCKH cho đội ngũ giảng viên ....... 137
5.2.2. Xây dựng văn hóa NCKH ......................................................... 140
5.2.3. Cải cách thủ tục và quy trình thanh tốn .................................. 143
5.2.4. Bồi dưỡng và phát triển năng lực cá nhân ................................ 145
5.2.5. Hoàn thiện chế độ cho giảng viên NCKH ................................ 147
5.2.6. Tạo môi trường NCKH lý tưởng .............................................. 150
KẾT LUẬN .................................................................................................. 155
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ..................................................................................................... 156
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CMCN

Cách mạng công nghiệp

2



Cao đẳng

3

CN

Công nghệ


4

ĐH

Đại học

5

GDĐH

Giáo dục đại học

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

KT

Kỹ thuật

8

NCCB

Nghiên cứu cơ bản


9

NCKH

Nghiên cứu khoa học

10

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

11

NCS

Nghiên cứu sinh

12

NSNN

Ngân sách nhà nước

13

EFA

Exploratory factor analysis


14

FTE

Full Time Equivalent

15

TPB

Theory of Planned Behaviour


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Kết quả sau hiệu chỉnh về các thang đo cho từng nhân tố ...................... 44
Bảng 3. 2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 47
Bảng 4. 1: Số liệu chung về giáo dục đại học ........................................................... 58
Bảng 4. 2: Nhân lực NC&PT chia theo khu vực hoạt động ...................................... 68
Bảng 4. 3: Nhân lực NC&PT chia theo khu vực hoạt động và chức năng cơng
việc (tính theo FTE) ..................................................................................... 69
Bảng 4. 4: Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ và khu vực hoạt động .................. 70
Bảng 4. 5: Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ và khu vực hoạt động (tính
theo FTE) ..................................................................................................... 70
Bảng 4. 6: Cán bộ nghiên cứu theo lĩnh vực nghiên cứu, khu vực thực hiện ........... 71
Bảng 4. 7: Cán bộ nghiên cứu theo lĩnh vực nghiên cứu, ......................................... 72
Bảng 4. 8: Chi cho NC&PT chia theo khu vực thực hiện và nguồn cấp kinh phí .... 73
Bảng 4. 9: Chi cho NC&PT theo lĩnh vực nghiên cứu và khu vực thực hiện .......... 74
Bảng 4. 10: Thống kê mô tả nhân tố phong cách lãnh đạo tác động đến động lực
NCKH của giảng viên .................................................................................. 81
Bảng 4. 11: Thống kê mô tả nhân tố năng lực tác động đến động lực NCKH của

giảng viên ..................................................................................................... 85
Bảng 4. 12: Thống kê mô tả nhân tố chế độ khen thưởng tác động đến động lực
NCKH của giảng viên .................................................................................. 89
Bảng 4. 13: Thống kê mô tả nhân tố thanh toán tác động đến động lực NCKH
của giảng viên .............................................................................................. 92
Bảng 4. 14: Thống kê mô tả nhân tố môi trường tác động đến động lực NCKH
của giảng viên .............................................................................................. 96
Bảng 4. 15: Thống kê mô tả nhân tố gia đình và bạn bè tác động đến động lực
NCKH của giảng viên ................................................................................ 100
Bảng 4. 16: Thống kê mô tả nhân tố nhận thức về NCKH tác động đến động lực
NCKH của giảng viên ................................................................................ 104
Bảng 4. 17: Thống kê mơ tả nhân tố văn hóa tác động đến động lực NCKH của
giảng viên ................................................................................................... 110


Bảng 4. 18: Thống kê mô tả biến phụ thuộc: "Động lực NCKH của giảng viên" .. 115
Bảng 4. 19: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến độc lập ...................... 120
Bảng 4. 20: Kết quả ma trận nhân tố xoay của phân tích EFA biến độc lập ......... 126
Bảng 4. 21: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ............................................... 127
Bảng 4. 22: Kết quả ma trận xoay của phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............ 127
Bảng 4. 23: Đặt tên đại diện trung bình các yếu tố ................................................. 128
Bảng 4. 24: Bảng ma trận tương quan Pearson ....................................................... 129
Bảng 4. 25: Tóm tắt mơ hình hồi quy ..................................................................... 129
Bảng 4. 26: Bảng ANOVA cho hồi quy ................................................................. 130
Bảng 4. 27: Kết quả hồi quy.................................................................................... 130


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2. 1: Mơ hình thuyết kiểm sốt hành vi............................................................ 38

Hình 2. 2: Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 40
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 41
Hình 3. 2: Năm sinh của giảng viên tham gia khảo sát ............................................. 50
Hình 3. 3: Thâm niên cơng tác của giảng viên.......................................................... 51
Hình 3. 4: Khu vực của các trường đại học tham gia khảo sát ................................. 51
Hình 3. 5: Nơi sinh của giảng viên tham gia khảo sát .............................................. 52
Hình 3. 6: Trình độ giảng viên tham gia khảo sát ..................................................... 52
Hình 3. 7: Chun mơn của giảng viên tham gia khảo sát........................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường đại học là yếu tố quan trọng cần được thực hiện
một cách nghiêm túc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định giảng viên phải dành ít
nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm để làm nhiệm vụ NCKH (Thông tư
số 47/2014/TT-BGDĐT). Như vậy, NCKH là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tiễn cho thấy, hoạt
động NCKH cùng với chất lượng đào tạo là một trong hai nhiệm vụ quan trọng đối
với bất cứ một trường đại học nào. NCKH đi đôi và gắn liền với nâng cao chất
lượng đào tạo, việc nâng cao chất lượng hoạt động NCKH là con đường ngắn và
hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo sư Hồng Chí Bảo, trong bài
viết về đổi mới chất lượng đào tạo đại học đã khẳng định, chất lượng đào tạo được
quyết định một phần lớn từ chất lượng NCKH của đội ngũ giảng viên. NCKH ở đại
học không chỉ phục vụ trực tiếp cho đào tạo mà còn nhằm phát triển tiềm lực khoa
học quốc gia, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Giảng
viên đại học phải là nhà khoa học thực sự để đứng trên bục giảng với tư cách là
người thầy thực thụ, thực sự là “thầy dạy” chứ không phải “thợ dạy” như chúng ta
thấy trong thực tế hiện nay, trong đội ngũ giảng viên đại học của chúng ta.
Khẳng định vai trò của hoạt động NCKH với chất lượng đào tạo, một số tác

giả trên thế giới đã bàn luận sâu về chủ đề này. Chẳng hạn, theo Lertputtarak
(2008), nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và phổ biến kiến thức,
hoạt động nghiên cứu dẫn đến sự phát triển của kiến thức mới cũng như củng cố
kiến thức đã có. NCKH là yếu tố nền tảng quan trọng để trở thành một giảng viên
thành cơng, góp phần tăng cường chất lượng giảng dạy và củng cố thêm nhiều kỹ
năng cần thiết cho việc giảng dạy đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, NCKH và cơng tác
giảng dạy có tác động bổ trợ cho nhau. Rowland (1996) cho rằng, việc giảng dạy và
nghiên cứu nên cùng tồn tại song song, bởi vì có một mối liên hệ rõ ràng giữa giảng
dạy và nghiên cứu là sự kích thích và hỗ trợ lẫn nhau. Ngồi ra, việc tham gia

1


nghiên cứu còn cải thiện sự tự tin cho giảng viên, góp phần phát triển nghề nghiệp
và sự thăng tiến trong công việc (Katz & Coleman, 2001).
Gần đây, hoạt động NCKH của giảng viên ở các trường đại học Việt Nam đã
có nhiều khởi sắc, cơng trình khoa học tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, cơng bố quốc
tế cịn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay, giảng viên đại học chủ yếu tập trung vào
hoạt động giảng dạy, chưa chú trọng đến hoạt động NCKH. Ngun nhân có thể từ
phía chủ quan của giảng viên như chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt
động này. Nguyên nhân khách quan như sự quan tâm của lãnh đạo, kinh phí ít, thủ
tục đăng ký còn rườm rà, chưa được huấn luyện về kỹ năng nghiên cứu, chưa hình
thành nhóm nghiên cứu. Hoạt động NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội nói
chung và khoa học kinh tế nói riêng cịn nhiều hạn chế về cơng trình cũng như cơng
bố quốc tế. Bởi vậy, cần có một nghiên cứu tồn diện, đầy đủ nhằm xác định những
yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên đại học nói chung, giảng
viên đại học khối kinh tế nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ
kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo
các trường đại học khối kinh tế có những chính sách nhằm tạo động lực NCKH cho
giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập quốc tế.

Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học
khối kinh tế ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt
Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị giúp lãnh đạo các
trường đại học khối kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những biện pháp nhằm gia
tăng động lực NCKH của giảng viên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên các
trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam;

2


- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến động lực NCKH của
giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam;
- Kiểm định sự khác biệt về động lực NCKH của giảng viên các trường đại
học khối kinh tế ở Việt Nam về đặc điểm cá nhân như giới tính, trình độ, thâm niên,
…;
- Đề xuất các hàm ý quản trị giúp lãnh đạo quản trị đại học, Bộ Giáo dục và
Đào tạo có những biện pháp nhằm gia tăng động lực NCKH của giảng viên trong
thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên các trường
đại học khối kinh tế ở Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào đến động lực NCKH của
giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam?

- Có sự khác biệt khơng về động lực NCKH của giảng viên các trường đại học
khối kinh tế ở Việt Nam về đặc điểm cá nhân như giới tính, trình độ, thâm niên…?
- Hàm ý quản trị nào giúp lãnh đạo quản trị đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
có những biện pháp nhằm gia tăng động lực NCKH của giảng viên trong thời gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến động lực
NCKH của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là các trường đào tạo khối
ngành kinh tế, kể cả các trường đại học công lập và ngồi cơng lập, khơng nghiên
cứu các trường đại học nước ngồi đóng trên địa bàn Việt Nam hoặc các trường đại
học liên kết có đào tạo khối ngành kinh tế.
- Đối tượng khảo sát là những giảng viên trực tiếp giảng dạy trình độ đại học
và những giảng viên kiêm chức.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu NCS sử dụng các phương pháp
chính sau trong luận án:

3


Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm xây dựng khung lý thuyết,
mơ hình nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực nghien cứu khoa học
của giảng viên đại học, mối quan hệ giữa các nhân tố tới động lực nghiên cứu khoa học
của giảng viên đại học. Nghiên cứu tài liệu dùng để thu thập thông tin, các kết quản
nghiên cứu, các số liệu có liên quan đến nội dung của luận án. Phương pháp nghiên cứu
định tính được sử dụng chủ yếu trong luận án bao gồm: Phương pháp phân tích - so
sánh, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thống kê mô tả…
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Để đánh giá tác động của các yếu tố tới động lực nghiên cứu khoa học của

giảng viên đại học khối kinh tế tại Việt Nam luận án sẽ tiến hành điều tra khảo sát
về hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhân tố ảnh hưởng, cũng như động lực
nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế. Bằng việc áp dụng phần
mềm SPSS 22 trong phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mơ hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
đại học khối ngành kinh tế tại Việt Nam thơng qua phân tích nhân tố khám phá
(EFA). Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và
phân tích, phân tích nhân tố khám phá. Sau đó, sử dụng kiểm để phân tích hồi quy
đa biến để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đóng góp được các điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung lý luận về động lực
nghiên cứu khoa học của giảng viên và làm rõ các nhân tố tác động đến động lực
nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Thứ hai, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án đã kiểm chứng, phân
tích được tác động và ảnh hưởng của các nhân tố tới động lực nghiên cứu khoa học của
giảng viên khối ngành kinh tế của Việt Nam như thế nào?.
Thứ ba, luận án phân tích được thực trạng cũng như những vấn đề đặt ra đối với
hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
khối ngành kinh tế -một trong những ngành thuộc xã hội nhân văn.

4


Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu, luận án đề đề xuất một số hàm ý quản trị có thể
đem lại những ý nghĩa nhất định cho các trường Đại học khối ngành kinh tế của Việt
Nam trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao động lực và hiệu
quả nghiên cứu khoa học của giảng viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến

động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Đề tài sẽ giúp tiến thêm một
bước về lý luận khi xác định các yếu tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên đại học của một khối ngành và trong trường hợp của Việt Nam.
Đây là luận cứ khoa học có giá trị về áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các khối ngành khác và ở các quốc
gia đang phát triển như Việt Nam.
Về thực tiễn: Luận án sẽ đầy đủ và toàn diện về sơ sở lý luận, thực trạng
hoạt động nghiên cứu khoa học, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và tác động của
các yếu tố tới động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối ngành kinh
tế. Đây là cơ sở để NCS đưa ra những đề xuất, khuyến nghị giúp các trường đại học
nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, cũng như gợi mở cho Nhà
nước, cơ quan quản lý giáo dục xây dựng chế độ, chính sách để nâng cao động lực
nghiên cứu khoa học và hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học.
7. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan và khoảng
trống nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số hàm ý quản trị đối với các trường đại học khối ngành kinh
tế trong việc nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

5


Chƣơng 1
TỒNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về động lực làm việc của giảng viên
Chủ đề về động lực làm việc của giảng viên trên thế giới cũng được một số

nhà nghiên cứu. Tiêu biểu như nghiên cứu của Blackburn và Lawrence (1995), dựa
vào lý thuyết về nhu cầu, thuyết xã hội hóa, thuyết về các giai đoạn của cuộc đời
(life-stage theory) và thuyết tăng cường, nhóm tác giả đã đưa ra mơ hình về động
cơ, mong đợi và sự thỏa mãn trong công việc của giảng viên. Thành phần của mơ
hình được liên kết với nhau tạo thành mơ hình các yếu tố động viên đến từ nhận
thức. Nghiên cứu tìm ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu, cụ thể: các
biến nhân khẩu – xã hội học; các biến liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp; môi
trường làm việc và các biến cố không thể kiểm soát.
Shah và các cộng sự (2012) cho rằng, tiền thưởng, sự ghi nhận, sự hài lòng
với cấp lãnh đạo cũng như tính chất cơng việc tác động đến động lực làm việc của
giảng viên. Zembylas và Papanastasiou (2004) nghiên cứu về thái độ của giảng viên,
sự hỗ trợ của lãnh đạo trực tiếp, tiền lương, cơ hội học tập và cho thấy giáo viên có
mức độ hài lịng thấp và thiếu động lực lao động liên quan đến các yếu tố này.
Nghiên cứu của Seebaluck và Seegum (2013) đã đưa ra những bằng chứng
thuyết phục cho thấy các khía cạnh: (1) ý nghĩa của sự hồn thành cơng việc và sự
hãnh diện của người thầy đối với sự thành công trong kết quả học tập của giảng
viên; (2) khả năng giao tiếp và truyền đạt kiến thức đến giảng viên; (3) việc thực
hiện được những mong muốn trong nghề nghiệp của bản thân; (4) phát triển mối
quan hệ xã hội; (5) trách nhiệm trong giảng day; (6) cơ hội nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp; (7) địa vị xã hội (nhận được sự tôn trọng của giảng viên và cộng đồng)
đã tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc và giúp giảng viên gắn bó nhiều hơn
với nghề.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả khác đã nghiên cứu sâu về một nhân tố và cho
thấy những tác động của nhân tố này đến động lực lao động của giảng viên, trong

6


đó phải kể đến nghiên cứu của Barnett và McCormick (2003). Hai tác giả đã
nghiên cứu về tầm nhìn của người lãnh đạo và mối quan hệ của nó đến động lực

làm việc của giảng viên. Nghiên cứu của Ori và Guy (2011) cho thấy tác động của
phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của giảng viên.
Một số cơng trình là luận án tiến sĩ như nghiên cứu của Nguyễn Thuỳ Dung
(2015) với đề tài “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các
trường đại học tại Hà Nội”. Trong luận án này, bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, tác giả tiến hành khảo sát 395 giảng viên cơ hữu ở hơn 30 trường đại học
trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết nền là thuyết đặc
điểm công việc của Hackman & Oldham (1980) và lý thuyết công bằng trong tổ
chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố như sự công bằng của lãnh đạo
trực tiếp; sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên đối với giảng viên; sự
công bằng về kết quả thu nhập, sự công bằng về ghi nhận; cơ hội thăng tiến, sự
công bằng trong thái độ và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo; sự công bằng
trong quy trình đánh giá của sinh viên; sự cơng bằng trong mối quan hệ với đồng
nghiệp có tác động đến động lực làm việc của giảng viên. Nghiên cứu này cũng
kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc giữa các giảng viên theo đặc điểm cá
nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội, nơi chiếm khoảng 1/3 các trường đại học trên cả nước. Việc phản ánh động lực
làm việc của giảng viên tại một thời điểm cũng là một hạn chế của nghiên cứu này.
Chủ đề về động lực làm việc của giảng viên cũng được Trương Đức Thao
(2018) với đề tài “Động lực làm việc của giảng viên trong các trường đại học ngồi
cơng lập ở Việt Nam” nghiên cứu bàn luận thêm ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập
trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên trong các
trường đại học ngồi cơng lập ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 yếu tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên, trong đó yếu tố “Sự trao quyền” tác
động ngược chiều với động lực làm việc. Nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp
nhằm tăng cường động lực làm việc của giảng viên trong các trường đại học ngồi
cơng lập ở Việt Nam hiện nay, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các
trường đại học ngồi công lập trong việc quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, giảng

7



viên ngồi cơng lập và cơng lập cũng có những điểm khác biệt cơ bản như chế độ hợp
đồng; yêu cầu đối với giảng viên; chế độ đãi ngộ; tuổi đời và tuổi nghề…
Một số cơng trình là luận văn cùng chủ đề cũng được nghiên cứu như nghiên
cứu của Nguyễn Thị May (2013) với đề tài “Hồn thiện cơng tác tạo động lực cho
cán bộ, giảng viên trường đại học Hải Dương”; nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phượng (2016) với đề tài “Tạo động lực làm việc cho giảng viên đại học Sao Đỏ”
hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung (2017) với đề tài “Tạo động lực làm
việc cho giảng viên đại học Kinh tế Nghệ An”. Nói chung, những nghiên cứu này
đều hệ thống cơ sở lý thuyết về động lực làm việc tương đối đầy đủ, hệ thống; bằng
phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả đều cho thấy bức tranh thực trạng
của công tác tạo động lực cho giảng viên của từng đơn vị cụ thể, đề xuất những giải
pháp có tính khả thi cho lãnh đạo các trường trong việc tạo động lực làm việc cho
giảng viên trong thời gian tới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
những đơn vị cụ thể, chưa tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
của giảng viên cũng như động lực NCKH của họ, những nghiên cứu này không thể
đại diện cho những giảng viên đại học ở Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về các yếu tố tạo động lực cho
giảng viên tham gia NCKH cũng được bàn luận sôi nổi. Tiêu biểu như nghiên cứu
của Chen, Gupta & Hoshower (2006). Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 320 giảng
viên khoa kinh doanh ở 10 trường đại học. Kết quả cho thấy, các yếu tố bên ngoài
và bên trong đều ảnh hưởng đến việc thúc đẩy giảng viên NCKH, trong đó phần
thưởng có giá trị vật chất ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Nghiên cứu này
cũng kiểm định sự khác biệt giữa giảng viên hợp đồng và giảng viên biên chế về
năng suất NCKH, giảng viên biên chế với trường có năng suất cao hơn; khơng có
mối liên hệ giữa năng suất nghiên cứu và giới tính. Như vậy, trong nghiên cứu của
Chen và cộng sự, đã tìm ra được các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài đến
động cơ thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, các yếu tố về môi trường làm việc, năng

lực, nguồn lực để thực hiện nghiên cứu chưa được đề cập, xem như các giảng viên
đều có điều kiện, năng lực như nhau để thực hiện nghiên cứu.

8


Bên cạnh cách tiếp cận theo nhóm yếu tố bên ngồi thì cịn rất nhiều nghiên
cứu tiếp cận động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên theo hướng động lực nội
tại. Có nhiều lý thuyết và quan điểm về động lực trong giáo dục (de Brabander &
Martens, 2014; Smit và cộng sự, 2014). Cách tiếp cận lý thuyết quan trọng nhất đối
với động lực làm nghiên cứu khoa học của giảng viên là lý thuyết sự tự quyết (Deci
& Ryan, 1985; Ryan & Deci, 2000). Lý thuyết này dựa trên tiền đề rằng con người
về bản chất là có động cơ học hỏi. Động lực nội tại này được dự đoán bằng cách
mọi người nhận thức về sự liên quan, quyền tự chủ và năng lực, vốn được coi là
những nhu cầu tâm lý cơ bản (Ryan & Deci, 2000). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảng
viên viên có nhiều hình thức động lực tự chủ hơn có nhiều khả năng vừa khám phá
vừa thực hiện các đổi mới kiến thức, và nghiên cứu khoa học (Klaeijsen và cộng sự,
2018). Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) cho rằng, việc hình thành ý định
hành vi chỉ được xác định bởi ba biến số, đó là thái độ, nhận thức chuẩn mực và
kiểm soát hành vi nhận thức. Ba yếu tố quyết định này lần lượt bị ảnh hưởng bởi
những niềm tin cơ bản. Niềm tin cơ bản bị ảnh hưởng bởi các biến cơ bản ở cấp vi
mơ, trung bình và vĩ mơ, tương ứng chủ yếu là cấp cá nhân, cấp tổ chức trường học
và cấp chính phủ (Kreijns và cộng sự, 2013).
Mặc dù định hướng về tác động thực tế, một phần của chủ đề này cũng được
định hướng cụ thể về mặt lý thuyết, chẳng hạn về mối quan hệ chính xác giữa các
biến trong lý thuyết sự tự quyết và cách chúng được đo lường tốt nhất (in de Wal và
cộng sự, 2014; Jansen in de Wal và cộng sự, 2020) và sự kết hợp của một số lý
thuyết trong lĩnh vực phức tạp của khoa học động lực nội tại để tăng khả năng dự
đoán về ý định hành vi, cụ thể ở đây là ý định thực hiện nghiên cứu khoa học
(Kreijns và cộng sự, 2013; Smit và cộng sự, 2014).

Liên quan đến chủ đề này, nghiên cứu của Zhang (2014) tập trung vào sáu
khía cạnh của động lực nội tại bao gồm sự quan tâm đối với NCKH, cảm nhận
thành tích, cải thiện năng lực NCKH, sự đóng góp, trách nhiệm, và quyền tự chủ.
Sự quan tâm đối với NCKH (Scientific research Interest – INT) đề cập đến một sự
cam kết, hoặc mục tiêu, hoặc giá trị được hình thành bởi một cá nhân hay một tổ
chức (Schiefele và cộng sự, 1992). Ví dụ bao gồm một dự án nghiên cứu sẽ được

9


hồn thành, đạt được vị thế thơng qua việc thúc đẩy hoặc công nhận bởi các cá
nhân hoặc tổ chức khác mà khơng có bất cứ áp lực hoặc sự bắt buộc từ những
người khác (Levinsky, 2002). Cảm nhận thành tích (Sense of Achievement – SEA)
được định nghĩa là cảm giác tự hào vì đã làm được điều gì đó khó khăn và đáng giá
(Magen-Nagar & Cohen, 2017). Ngồi ra cảm nhận thành tích cịn được xem như
sự hài lịng khi nhận được sự tôn trọng bởi người khác khi một người đạt mục tiêu
mà họ đang hướng tới như hồn thành bài nghiên cứu khoa học hoặc có nhiều bài
nghiên cứu (Ross & Broh, 2000). Ngoài ra, cải thiện năng lực NCKH (Scholar
improvement – SCI) mơ tả mục đích theo đuổi hay nâng cao khả năng nghiên cứu
và học thuật của nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, động lực cải thiện năng lực NCKH
cũng được thể hiện thông qua mong muốn phát triển, nâng cao kỹ năng nghiên cứu
và kiến thức của mình bằng cách thực hiện nghiên cứu (Niyivuga và cộng sự, 2019;
Zhang, 2014). Một giảng viên hay một nhà nghiên cứu cũng thường xem sự đóng
góp cho việc giáo dục, xã hội là động lực quan trọng. Các nhà nghiên cứu thường
tạo động lực cho bản thân khi suy nghĩ rằng kết quả mà họ nghiên cứu ra sẽ có ích
cho xã hội, nền giáo dục và giải quyết các vấn đề phức tạp chưa có đáp án hoặc
đang còn nhiều tranh cãi trong khoa học (Xie & Freeman, 2019). Một yếu tố nữa
được xem như động lực NCKH của giảng viên là tính trách nhiệm (Responsibility –
RES). Trách nhiệm được hiểu là trạng thái có thể trả lời hoặc đảm bảo nhiệm vụ về
một điều gì đó trong quyền lực, quyền kiểm sốt hoặc sự quản lý của một người

(Edsall, 1976); trong trường hợp này, giảng viên phải thực hiện các nghiên cứu
khoa học là điều bắt buộc trong qui định của các trường đại học (Rahardja và cộng
sự, 2018). Quyền tự chủ (Autonomy – AUT) có thể được định nghĩa là khả năng
một người đưa ra quyết định của riêng mình (Niemiec & Ryan, 2009). Đối với
giảng viên, khi thực hiện các NCKH thì họ sẽ được tự do trong việc lựa chọn chủ
đề, và đối tượng để hợp tác; đồng thời, các trường cũng tạo nhiều điều kiện để
giảng viên có thể tự do nghiên cứu.
Bằng việc khảo sát 409 giảng viên ở một số trường đại học lớn ở Thái Lan
năm, nghiên cứu của Phannomphon Patchawong và cộng sự (2012) đã kết luận có
hai nhóm ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên bao gồm: nhóm động lực

10


vật chất và nhóm động lực phi vật chất. Nhóm vật chất bao gồm: nguồn tài trợ cho
nghiên cứu; tiền thù lao; tiền khen thưởng cịn nhóm phi vật chất bao gồm: sự
khẳng định; trình độ chun mơn; khả năng NCKH.
Như vậy, động lực NCKH và các yếu tố tác động đến động lực tham gia
NCKH là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Các
nghiên cứu đã chỉ ra có rất nhiều yếu tố tác động đến động lực tham gia NCKH của
giảng viên, như yếu tố về thu nhập, hỗ trợ cho công việc giảng dạy, nguồn vốn tài
trợ, tiền thù lao và khen thưởng …
Chủ đề nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng được một số tác giả Việt
Nam nghiên cứu trong những năm gần đây. Chẳng hạn, nghiên cứu của Nguyễn
Thuý Nga (2005) đã tiến hành khảo sát giảng viên và những vấn đề liên quan tới
NCKH. Kết quả cho thấy, đa số giảng viên cho rằng, NCKH có tác động đến giảng
viên và lợi ích của hoạt động này giúp họ giảng dạy tốt hơn. Những hình thức NCKH
của giảng viên như soạn bài giảng; hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập; viết báo
và đặc biệt là thực hiện luận văn thạc sĩ cho chính họ. Tuy nhiên, hoạt động NCKH bị
giảm mạnh sau khi họ đã hoàn thành chương trình thạc sĩ bởi 68% giảng viên được

hỏi ở nghiên cứu này cho rằng họ khơng có thời gian cho hoạt động NCKH.
Để đánh giá về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Hồng Thị Nhị Hà (2006) đã tiến
hành điều tra khảo sát với 50 giảng viên là cán bộ quản lý và 70 giảng viên tại các
khoa đào tạo của trường. Kết quả cho thấy có 73,5% ý kiến cho rằng NCKH là cần
thiết, hầu hết giảng viên đều đánh giá cao về mức độ cần thiết phải NCKH. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, giảng viên đầu tư cho NCKH còn rất hạn chế, ngun nhân
chính dẫn đến tình trạng này là giờ giảng quá nhiều, kỹ năng nghiên cứu còn hạn
chế, tiến độ thực hiện đề tài còn chậm, thủ tục đăng ký NCKH còn rườm rà…
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Gọn (2013) đã thực hiện nghiên cứu về thực
trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn
2006-2011. Bằng phương pháp tổng hợp lý thuyết, phân loại tài liệu, văn bản cũng
như nghiên cứu thực tiễn để khảo sát, đánh giá thực trạng, nghiên cứu đã khái quát
được tình hình NCKH của giảng viên, đánh giá những ưu và nhược điểm cũng như

11


đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động NCKH của giảng viên trong những
năm tiếp theo. Ở góc độ một trường đại học cụ thể, bề dày nghiên cứu cịn hạn hẹp,
chưa thể khái qt được tình hình chung về hoạt động NCKH của giảng viên đại
học nói chung. Ở quy mô khảo sát rộng hơn, nghiên cứu Võ Văn Lộc (2015) đã
thực hiện nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường
đại học địa phương thuộc miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Nghiên cứu này cũng
phân tích thực trạng hoạt động NCKH ở một số trường thuộc miền Tây Nam Bộ và
Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất 5 nhóm biện pháp có giá trị tham khảo cho lãnh đạo
các trường gồm: Nhóm biện pháp về tổ chức, quản lý và đầu tư kinh phí, trang thiết
bị cấp Trường; Nhóm biện pháp về năng cao năng lực NCKH; Nhóm biện pháp về
hợp tác trong và ngồi nước; Nhóm biện pháp về chuyển giao công nghệ. Tuy
nhiên, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, những đề xuất chỉ mang tính chủ

quan của tác giả; nghiên cứu chưa đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc
tham gia NCKH. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu với quy mơ rộng hơn, nghiên
cứu bằng số liệu khảo sát cỡ mẫu lớn hơn.
Nguyên nhân giảng viên ít tham gia NCKH cũng được tác giả Lê Minh Tiến
(2010) cho rằng, nguồn thu nhập chính của giảng viên đại học hiện nay từ hoạt
động giảng dạy trong khi NCKH vừa tốn nhiều thời gian, công sức mà thu nhập lại
ít ỏi. Thực tế hiện nay, nhiều giảng viên dạy vượt quá từ 200% - 300% số giờ quy
định để tăng thêm thu nhập, do vậy không còn thời gian cho NCKH. Nhiều chuyên
gia cho rằng, các trường nên quy định NCKH là hoạt động bắt buộc đối với giảng
viên, các sản phẩm NCKH không chỉ là những bài giảng, cần bồi dưỡng phương
pháp nghiên cứu cho giảng viên mới tạo ra động lực NCKH của họ.
Nghiên cứu của Vương Thị Thuỳ Trang (2012) đã bàn về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động NCKH của giảng viên đại học với việc nghiên cứu trường hợp
trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Bằng việc khảo sát 150 giảng viên là
tiến sĩ ở một số khoa thuộc trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, cụ thể: 18
TS thuộc khoa học cơ bản (chiếm 12%); 15 TS khối quản lý (chiếm 10%) và 117
TS khối khoa học kỹ thuật (chiếm 78%). Nghiên cứu xác định được 3 yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động NCKH của giảng viên trường này đó là

12


Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu; Các biến cố nằm ngồi tầm kiểm sốt và
Nhận thức về hành vi kiểm soát. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, yếu tố Thái độ đối
với việc thực hiện nghiên cứu có tác động mạnh nhất đến hoạt động NCKH của
giảng viên.
Nghiên cứu của Trần Mai Ước (2013) chỉ ra rằng những hạn chế và bất cập
khi giảng viên tham gia NCKH như thu nhập, trình độ ngoại ngữ, kinh phí phục vụ
đề tài… Tác giả đề cũng chỉ ra những lợi ích của giảng viên khi tham gia NCKH
như giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt kiến thức chun mơn tốt

hơn góp phần nâng cao vị thế của bản thân giảng viên cũng như nhà trường trước xã
hội. Theo tác giả, để đẩy mạnh việc NCKH trong giảng viên, lãnh đạo các trường
cần có biện pháp bắt buộc, chỉ có vậy mới nâng cao chất lượng đào tạo của trường,
đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu của Đinh Tiến Minh (2013) thì cho rằng, hoạt động NCKH của
giảng viên các trường đại học ở Việt Nam chưa xứng với sự đầu tư của ngân sách
nhà nước. Tác giả phân tích nguyên nhân xuất phát từ phía chủ quan và khách quan
và đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động NCKH trong giảng viên như: Tái
cấu trúc hoạt động trường đại học; Hợp tác chiến lược với các đại học nước ngồi;
Cơng bố nghiên cứu; Thành lập nhóm nghiên cứu; Cải thiện cơ sở dữ liệu và sơ sở
hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu và quan trọng là Chính sách khen thưởng phải thoả
đáng. Đồng quan điểm với tác giả Đinh Tiến Minh, nghiên cứu của Nguyễn Minh
Đức (2013) về nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên để thực hiện vai trò
sáng tạo tri thức của các trường đại học cũng khẳng định, cần có chính sách chi trả
thù lao tương xứng cho hoạt động NCKH của giảng viên để họ tập trung sức lực
cho nghiên cứu thay vì loay hoay bươn chải để kiếm sống. Tác giả cũng đề xuất
giảm thủ tục hành chính, tạo sự tự chủ trong học thuật; khuyến khích các nhà
nghiên cứu trẻ nhằm thiết lập môi trường nghiên cứu phù hợp nhằm phát huy năng
lực nghiên cứu của giảng viên.
Gần đây nhất, nghiên cứu của Trần Thị Kim Nhung (2020) đã thực hiện
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên đại học khối kinh tế ở Hà Nội. Trong đa phần các nghiên cứu trước đây thường

13


không chỉ ra mối liên hệ giữa khả năng và động lực tuy nhiên trong nghiên cứu này
tác giả đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kỳ vọng vào nỗ lực các nhân (khả năng)
với động lực nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ngoài nhân tố
bên trọng và bên ngoài tác động đến động lực nghiên cứu khoa học thì nhân tố bối

cảnh văn hóa cũng tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bên
cạnh đó, nghiên cứu này của Trần Thị Kim Nhung cho thấy ba yếu tố kỳ vọng,
phương tiện và trong lý thuyết kỳ vọng có tác động động đồng thời tới động lực
nghiên cứu khoa học của giảng viên.
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài
Nhìn chung, những nghiên cứu trên thế giới cũng đã đề cập đến những yếu tố
ảnh hưởng đến việc tham gia NCKH của giảng viên các trường đại học. Những cơng
trình khoa học trên đều nghiên cứu dựa trên nền tảng là lý thuyết về động lực làm việc
để xác định động lực tham gia NCKH của giảng viên. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này được thực hiện ở các nước Thái Lan, Úc…và chưa có nghiên cứu nào được tiến
hành ở Việt Nam. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các yếu tố đến
động lực NCKH của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam.
1.3.1. Nhận xét chung về những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về động lực làm việc của giảng viên các
trường đại học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở những trường/ học
viện cụ thể hoặc một số trường đại học ở những khu vực nhất định hoặc ở các
trường đại học ngồi cơng lập. Những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, việc tham gia
NCKH của giảng viên các trường đại học mang lại lợi ích cho giảng viên trong hoạt
động nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động NCKH cũng gặp nhiều
khó khăn, trở ngại như thủ tục hành chính rườm rà, kinh phí cho nghiên cứu cịn hạn
hẹp, chưa tạo lập được những nhóm nghiên cứu mạnh… Vì vậy, việc nghiên cứu để
tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên các trường đại học
nói chung và các trường kinh tế ở Việt Nam nói riêng là cần thiết.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án
Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH của giảng viên đại học ở Việt
Nam nói chung và giảng viên ở các trường đại học khối kinh tế nói riêng đã có

14



những chuyển biến nhất định, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành
tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động NCKH vẫn chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng như số lượng các đề tài chưa tương xứng với số
lượng giảng viên của các trường. Một số đề tài nghiên cứu chưa thực sự chất lượng,
hoặc chưa có tính ứng dụng. Bên cạnh đó, chưa có nhiều giảng viên thực sự say mê
với hoạt động NCKH - một trong hai hoạt động quan trọng của một giảng viên đại
học. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do đội ngũ giảng viên chưa được tiếp
cận nhiều với các thông tin về NCKH, chưa hiểu được hết tầm quan trọng hay tính
hữu ích của hoạt động NCKH, chưa được trang bị phương pháp NCKH, chưa chủ
động, tự tin trong nghiên cứu.
Để khuyến khích giảng viên tham gia NCKH, nhà quản lý giáo dục cần nhận
biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thúc đẩy, khuyến khích họ thực hiện
nghiên cứu. Các yếu tố này có thể là yếu tố bên ngồi như: thu nhập, thăng tiến
trong cơng việc, học vị, học hàm...; cũng có thể là những yếu tố xuất phát từ bên
trong họ như: sự yêu thích nghiên cứu, sự tị mị muốn tìm hiểu tri thức mới, nhu
cầu được tôn trọng, ngưỡng mộ từ sinh viên hay đồng nghiệp... Điều đáng nói nhất
là chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về động lực NCKH của giảng viên các
trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng,
luận án sẽ tiến hành khảo sát cỡ mẫu lớn những giảng viên đang trực tiếp giảng dạy
ở khối kinh tế nhằm xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực NCKH; đo
lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó; kiểm định sự khác biệt giữa các
nhóm đối tượng (về giới tính, thâm niên, trình độ, tuổi, học vị, học hàm...) và đề
xuất hàm ý chính sách giúp lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các trường đại học khối kinh tế
có những biện pháp nhằm gia tăng động lực NCKH của giảng viên trong bối cảnh
hội nhập. Do đó, đề tài luận án là hồn tồn mới, có tính cấp thiết cao xét từ nhiều
phương diện.

15



×