Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.2 KB, 2 trang )

Các giai đoạn phát triển của buồng trứng



Noãn sào( buồng trứng) của cá thường là hai nhánh, có dạng hình túi, do mô lên
kết và cơ trên tạo thành. Vách buồng trứng có các vách ngang là nơi phát sinh tế
bào trứng(gọi là tấm sinh trứng). Noãn sào có các dây thần kinh và mạch máu
phân bố. Noãn sào hợp có ống dẫn trứng, thông ra ngoài qua lỗ sinh dục. Kicelevit
chia buồng trứng thành 6 giai đoạn phát triển.

1. Giai đoạn I
- Xuất hiện ở những cá thể có tuyến sinh dục chưa thành thục lần nào. Noãn sào
dạng sợi màu trứng nằm sát sống lưng và sau bong hơi. Ở giai đoạn này không
phân biệt được cá đực và cá cái bằng mắt thưòng.
- Trên lát cắt mô học của của buồng trứng ở giai đoạn này, trứng sắp sếp không có
quy tắc, đường kính từ 10 – 80 m (tuỳ từng loài cá). Thể tích nhân tế bào lớn,
chiếm phần lớn tế bào, xắp xỉ 1/2 thể tích của tế bào, mô liên kết mà mạch máu
không phát triển.
2. Giai đoạn II
Noãn sào dẹp, bằng, dẹp màu xanh sam hoặc trong suốt, mạch máu có màu hồng.
Với cá lần đầu ở giai đoạn II thì mạch máu và mô lien kết không phát triển nhưng
có thấy mạch máu lớn ở đầu buồng trứng, mát thường không thể nhìn thấy tế bào
trứng riêng biệt, dùng kính lúp hoặc kính hiển vi mới nhìn thấy được, đường kính
tế bào trứng từ 90 – 200 m. Đối với các cá thể đã sinh sản một lần trở lển trong
buồng trứng có lác đác những trứng ở phase III – IV, mô lien kết và mạch máu lúc
này rất phát triển. Trong ao nuôi nếu không có điều kiện môi trường thích hợp thì
tuyến sinh dục có thể dừng lại ở giai đoạn này thời gian dài.
3. Giai đoạn III
Buồng trứng tăng thể tích, màu trắng hoặc màu xanh sẫm, tế bào trứng có thể nhìn
thấy bằng mát thường nhưng không thể tách rời từng trứng riêng biệt. Ở cá mè
trắng, đường kích đạt tới 250 – 500 m, mạch máu phát triển, tế bào trứng nằm hai


bên tấm sinh trứng và bắt đầu tích luỹ noãn hoàng, buồng trứng có thể dừng lại ở
giai đoạn này 1 – 2 tháng tuỳ điều kiện nhiệt độ.4. Giai đoạn IV
- Mô liên kết và mạch máu rất phát triển, buồng trứng chiếm 2/3 xoang bụng, hệ số
thành thục cao. Buồng trứng có màu vàng nhạt hau xanh tối, buồng trứng có tính
đàn hôig, trong buồng trứng chứa đầy trứng nên rất dễ tách rời từng trứng.
- Giai đoạn này tuỳ theo cá đẻ một hoặc nhiều lần trong năm mà có các đặc điểm
khác nhau.
- Ở cá đẻ một lần trong năm, những trứng thành thục đã tích luỹ đầy đủ noãn
hoàng và có cùng một dạng hình, ở giai đoạn IV. Ở cá đẻ nhiều lần trong năm;
ngoìa những trứng đã chứa đầy noãn hoàng còn những trứng chưa tích luỹ noãn
hoàng đầy đủ và ở giai đoạn III hoặc quá độ từ giai đoạn thứ III đến giai đoạn thứ
IV.
- Căn cứ vào mức độ tích luỹ noãn hoàng nhiều hay ít mà người ta phân chia làm
các giai đoạn phụ sau: giai đoạn IVa, giai đoạn IVb, giai đoạn IVc. Trong sinh sản
nhân tạo, còn ở giai đoạn IVa chưa có thể kích thích cho cá đẻ trứng.
5. Giai đoạn V
Trứng đã rụng trong buồng trứng, mạch máu xung huyết (văn phòng), buồng trứng
rất mềm, vuốt nhẹ bụng cá, trứng có thể chảy ra thành dòng. Cá đẻ một lần trong
năm, ngoài trứng đã rụng, trong buồng trứng còn có những tế bào trứng ở thời kì
sinh trưởng nhỏ và sinh trưởng lớn giành cho những đợt sinh sản sau.
6. Giai đoạn VI
Ở giai đoạn IV, buồng trứng sau khi sinh sản có hai loại: Ở buồng trứng của cá đẻ
một lần trong năm thì teo lại, màng buồng trứng dày lên, mạch máu xung huyết có
màu đỏ tím, trong buồng trứng còn sót lại tế bàp trứng ở giai đoạn V và chúng sẽ
bị hấp thụ nhanh chống. Buồng trứng có nhiều màng follicle rỗng và có nhiều thẻ
vàng. Sauk hi sinh sản, buồng trứng trở lại giai đoạn II (đối với cá đẻ một lần trong
năm) giai đoạn III đói với cá đẻ nhiều lần trong năm.
Các giai đoạn phát triển của buông trứng, Nguồn: Việt Linh.


×