BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
VƢƠNG THỊ PHƢƠNG UYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
ĐÖNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
download by :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
VƢƠNG THỊ PHƢƠNG UYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
ĐÖNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
download by :
i
TÓM TẮT
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tập trung phát triển dịch vụ bán lẻ do
tiềm năng phát triển rộng trong đó dịch vụ tín dụng cá nhân được các ngân hàng
quan tâm vì nhiều lợi ích mang lại như gia tăng dư nợ, bán chéo sản phẩm bảo
hiểm, thẻ,…Mặc dù lĩnh vực tín dụng cá nhân có nhiều tiềm năng và tạo cho các
ngân hàng có được nhiều nguồn thu từ việc bán chéo sản phẩm tuy nhiên cũng chứa
đựng rủi ro mà cụ thể là rủi ro không thể trả nợ hoặc trả nợ trễ hạn.
Luận văn nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín thơng qua sử
dụng mơ hình binary logistics và dữ liệu thu thập từ 550 mẫu hồ sơ khách hàng cá
nhân đang có dư nợ tại thời điểm ngày 30/06/2017 của 11 chi nhánh (Chi nhánh
Bình Dương, chi nhánh Bình Phước, chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Thủ Đức, chi
nhánh Củ Chi, chi nhánh Tây Ninh, chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Đắk Lắk, chi
nhánh Tiền Giang, chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Long Biên ). Từ mơ hình nghiên
cứu dự kiến ban đầu bao gồm 14 biến độc lập thông qua phương pháp phân tích
thống kê mơ tả và phân tích hồi quy đã thiết lập thành mơ hình nghiên cứu tối ưu
bao gồm 9 biến có ý nghĩa thống kê bao gồm tình trạng cơng việc, trình độ học vấn
từ đại học trở lên, thu nhập, kích cỡ khoản vay, lãi suất vay, mục đích vay, thời hạn
vay, hình thức thế chấp và kinh nghiệm, trình độ cán bộ thẩm định, trong đó biến lãi
suất vay có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mơ hình, luận văn
kiến nghị một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách chọn lọc khách hàng và
nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân.
download by :
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Vƣơng Thị Phƣơng Uyên
Sinh ngày 26 tháng 08 năm 1992
Là học viên lớp cao học 17B2 trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Mã số học viên: 020117150219
Cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng
hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương Tín”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của tơi
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vƣơng Thị Phƣơng Uyên
download by :
iii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thiện được bài luận văn này là một quá trình trải nghiệm khá dài của
tác giả với nhiều cảm xúc, nhiều giai đoạn khó khăn từ khâu hình thành ý tưởng, thu
thập dữ liệu cho đến khi hồn thành luận văn. Trong q trình đó, với sự nỗ lực và
quyết tâm của mình, tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn trong thời
gian cho phép. Tuy nhiên, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với sự
giúp đỡ, sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình – những
người ln ủng hộ, động viên và khuyến khích tơi trong thời gian qua.
Lời đầu tiên, với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cám ơn đến TS.Trần Thị
Kỳ. Người đã chỉ dẫn tận tình và động viên tinh thần tơi trong q trình thực hiện
khóa luận nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sau Đại học cùng
tồn bộ các thầy cơ tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền dạy
kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị, các bạn đồng nghiệp là
những người đã giúp đỡ, chia sẻ thông tin, cung cấp dữ liệu để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
Và tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình tơi và bạn bè của tơi, là những
người đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tơi rất nhiều trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vƣơng Thị Phƣơng Uyên
download by :
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 5
1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÖNG HẠN CỦA
KHCN ......................................................................................................................... 7
2.1. Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng đối với KHCN ................................................ 7
2.1.1. Khái niệm tín dụng cá nhân .............................................................................. 7
2.1.2. Đặc điểm tín dụng cá nhân ................................................................................ 8
2.1.3. Các sản phẩm của tín dụng cá nhân ................................................................ 11
2.2. Khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN ............................................................... 11
2.2.1. Khái niệm khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN ........................................... 11
2.2.2. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng và rủi ro tín dụng13
download by :
v
2.3. Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ đúng hạn của KHCN ....................................................................................... 14
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 14
2.3.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................................... 17
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN ................... 18
2.4.1. Đặc điểm cá nhân của người vay .................................................................... 21
2.4.2. Năng lực của người vay .................................................................................. 21
2.4.3. Đặc điểm của khoản vay ................................................................................. 22
2.4.4. Rủi ro về tư cách của người vay...................................................................... 23
2.4.5. Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng ....................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 26
3.1. Xác định mơ hình hồi quy và lựa chọn phương pháp ước lượng ....................... 26
3.1.1. Mơ hình xác suất tuyến tính (LPM) ................................................................ 26
3.1.2. Mơ hình phân tích phân biệt (MDA) .............................................................. 27
3.1.3. Mơ hình Logit và mơ hình probit .................................................................... 28
3.1.4. Mơ hình mạng Neutral .................................................................................... 29
3.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ban đầu................................................................. 29
3.3. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 31
3.4. Mơ hình dự kiến ................................................................................................. 36
3.4.1. Kỳ vọng dấu của hệ số β của các biến độc lập trong mơ hình ........................ 36
3.4.2. Mơ hình hồi quy dự kiến ................................................................................. 38
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 39
3.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 42
3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 42
3.6.2. Phương pháp phân tích hồi quy....................................................................... 43
3.7. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 48
download by :
vi
4.1. Thực trạng tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài gịn
Thương Tín qua các năm 2015-2017 ........................................................................ 48
4.2. Thống kê mô tả................................................................................................... 51
4.2.1. Thống kê mô tả chung ..................................................................................... 51
4.2.2. Cơ cấu mẫu theo biến độc lập ......................................................................... 52
4.3. Quy trình xây dựng mơ hình tối ưu .................................................................... 56
4.4. Phân tích hệ số tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ
hình ........................................................................................................................ 58
4.5. Kiểm định hồi quy .............................................................................................. 61
4.5.1. Độ phù hợp của mơ hình ................................................................................. 61
4.5.2. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ...................................................... 61
4.5.3. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát ............................................................ 62
4.5.4. Mức độ dự báo chính xác ................................................................................ 62
4.6. Phân tích kết quả hồi quy ................................................................................... 63
4.6.1. Kết quả hồi quy ............................................................................................... 63
4.6.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng .................................................................... 64
4.6.3. Giải thích các nhân tố khơng ảnh hưởng: ....................................................... 68
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 72
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 72
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 74
5.3 Hạn chế của đề tài............................................................................................. 79
5.4 Hướng nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87
download by :
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CRS
Tiếng Anh
Customer Credit System
Tiếng Việt
Phần mềm chấm điểm tín dụng của
ngân hàng
CIC
Credit Information Center
Trung tâm thơng tin tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước
KHCN
Khách hàng cá nhân
LPM
Linear Probability Models
Mơ hình xác suất tuyến tính
MDA
Multiple Discriminant
Mơ hình phân tích phân biệt
Analysis
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
Sacombank
Saigon Thuong Tin
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Commercial Joint Stock bank
Gịn Thương Tín
TCTD
Tổ chức tín dụng
NHTMCP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
T24
Temenos T24
Hệ thống ngân hàng lõi (Core
banking) để quản lý thông tin và theo
dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
cơ bản
VAMC
VietNam Asset Management
Công ty trách nhiệm hữu hạn một
Company
thành viên Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam
download by :
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 - Kỳ vọng dấu của hệ số β trong mơ hình .................................................. 38
Bảng 3.2 - Mơ tả các biến và nguồn dữ liệu thu thập từ các biến ............................. 42
Bảng 4.1 – Tình hình dư nợ KHCN tại Sacombank giai đoạn 2015-2017 ............... 49
Bảng 4.2 – Báo cáo chất lượng nợ quá hạn của Sacombank từ năm 2014-2017 ...... 50
Bảng 4.3 – Bảng thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mơ hình ............................. 51
Bảng 4.4 - Đặc điểm giới tính ................................................................................... 52
Bảng 4.5– Số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình ........................................ 52
Bảng 4.6 – Trình độ học vấn ..................................................................................... 53
Bảng 4.7 – Tình trạng cơng việc ............................................................................... 53
Bảng 4.8 – Tài sản thế chấp ...................................................................................... 54
Bảng 4.9 – Mục đích vay vốn ................................................................................... 54
Bảng 4.10 – Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng...................................................... 55
Bảng 4.11 – Kinh nghiệm, trình độ cán bộ thẩm định cho vay ................................ 55
Bảng 4.12 – Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân ............................. 56
Bảng 4.13 – Kết quả mơ hình sau khi chạy bước 1 .................................................. 57
Bảng 4.14 – Kết quả mô hình sau khi chạy bước 2 .................................................. 57
Bảng 4.15 – Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập .................................. 60
Bảng 4.16 – Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 60
Bảng 4.17 – Mức độ phù hợp của mơ hình ............................................................... 61
Bảng 4.18 – Kết quả kiểm định Wald ....................................................................... 61
Bảng 4.19 – Kết quả kiểm định Chi-bình phương .................................................... 62
Bảng 4.20 – Mức độ dự báo chính xác của mơ hình................................................. 63
Bảng 4.21 – Kết quả kỳ vọng về dấu của mơ hình ................................................... 64
Bảng 4.22 – Tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ....................... 64
download by :
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 – Mơ hình nghiên cứu của Keneth (2013) ................................................. 20
Hình 3.1– Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
KHCN........................................................................................................................ 31
Hình 3.2 – Quy trình nghiên cứu mơ hình ................................................................ 46
download by :
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1
Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giữ vai trò quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế. Hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh
của mình theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng tín dụng. Tuy nhiên
khơng thể phủ nhận rằng hiện tại và trong tương lai tín dụng vẫn đem lại nguồn thu
nhập lớn cho các ngân hàng. Trong đó tín dụng cá nhân là một trong những sản
phẩm thiết yếu cấu thành nên hệ thống sản phẩm tín dụng của một ngân hàng
thương mại. Tại Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, trước bối cảnh tình hình
kinh tế rất khó khăn, khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trở nên rất thấp đã
khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng chững
lại. Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực
tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có nguồn thu bền
vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng
càng quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi do không thể trả nợ hoặc không trả nợ
đúng hạn. Do vậy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, đặc biệt
là khả năng trả nợ đúng hạn sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhận diện các
yếu tố có khả năng tạo ra rủi do tín dụng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín là một trong những
NHTMCP tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán
lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực. Sacombank không ngừng đẩy mạnh cho
vay đối tượng khách hàng cá nhân. Mặc dù đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng hoạt
động tín dụng cá nhân tiềm ẩn khá nhiều rủi ro có thể gây tổn thất cho ngân hàng,
trong đó có rủi ro khơng trả nợ đúng hạn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ nợ khơng đủ tiêu
chuẩn, nơ xấu làm tăng trích lập dự phịng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay sau khi Sacombank sáp nhập
với NHTMCP Phương Nam vào năm 2015.
download by :
2
Nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn nêu trên, đã có rất nhiều luận văn, nghiên
cứu và các bài báo khác chuyên ngành kinh tế có nội dung liên quan đến vấn đề trên
tuy nhiên nhìn chung các đề tài của các nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối
tượng nghiên cứu như nơng dân, hộ gia đình. Đối tượng nghiên cứu chưa được đa
dạng và các nhân tố được chọn lựa vẫn chưa đầy đủ, chưa được phân tích rõ ràng do
đó học viên mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín”. Mục tiêu của đề tài tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại
Sacombank từ đó đề xuất các kiến nghị tiêu chí chọn lọc KHCN góp phần nâng cao
khả năng trả nợ đúng hạn của đối tượng này.
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
đúng hạn của KHCN tại Sacombank. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng
các tiêu chí chọn lọc khách hàng góp phần hạn chế rủi ro trả nợ trễ hạn và nâng cao
khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, đề tài nhằm giải quyết những mục tiêu
cụ thể sau :
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
tại Sacombank.
- Phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng
hạn của KHCN tại Sacombank.
download by :
3
- Dựa trên việc phân tích các nhân tố, đề xuất một số kiến nghị xây dựng các
tiêu chí chọn lọc khách hàng góp phần hạn chế rủi ro trả nợ trễ hạn và nâng cao khả
năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại Sacombank.
1.3
Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu đề tài đặt ra, một số câu hỏi cần có sự trả lời
thỏa đáng như sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại
Sacombank?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ đúng hạn của
khách hàng cá nhân tại Sacombank như thế nào?
- Những kiến nghị nào phù hợp nhằm góp phần nâng cao khả năng trả nợ
đúng hạn của KHCN tại Sacombank?
1.4
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1
Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại
Sacombank.
1.4.2
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính
hợp nhất của Ngân hàng Sacombank qua các năm từ 2014 đến 2017 nhằm đánh giá
sơ lược thực trạng nợ quá hạn tại ngân hàng. Số liệu dùng để phân tích định lượng
được lấy từ hồ sơ vay vốn của KHCN tại thời điểm 30.06.2017 vẫn còn số dư.
Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu khả năng trả nợ đúng hạn
của 550 khách hàng đang có dư nợ tại Sacombank. Số liệu được thu thập ở một số
chi nhánh Sacombank (11 chi nhánh: Chi nhánh Bình Dương, chi nhánh Bình
Phước, chi nhánh Sài Gịn, chi nhánh Thủ Đức, chi nhánh Củ Chi, chi nhánh Tây
Ninh, chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Đắk Lắk, chi nhánh Tiền Giang, chi nhánh Cần
Thơ, chi nhánh Long Biên , mỗi chi nhánh sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên có chọn lọc 50
download by :
4
hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân) từ dữ liệu vay vốn của KHCN được lưu trong hệ
thống.
1.5
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các
nghiên cứu trước để làm nền tảng đưa ra mơ hình lý thuyết và các giả thuyết kèm
theo, phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau q trình phân
tích định lượng.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là nguồn thông tin bên trong ngân
hàng, dữ liệu được trích từ phần mềm T24 của core banking ngân hàng và phần
mềm chấm điểm tín dụng khách hàng trên CRS. Luận văn tập trung nghiên cứu khả
năng trả nợ đúng hạn của 550 khách hàng đang có dư nợ tại Sacombank.
Bên cạnh đó, để đánh giá sơ lược về thực trạng của tình hình nợ quá hạn tại
Sacombank, luận văn sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất của Sacombank (bảng cân
đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh các báo cáo tài chính)
qua các năm 2014, 2015, 2016 và 2017. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu luận
văn cịn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua phỏng vấn số năm kinh
nghiệm của cán bộ thẩm định để phục vụ cho q trình phân tích số liệu.
Trên cơ sở số liệu thu thập, tác giả áp dụng phương pháp thống kê mơ tả để
phân tích đặc điểm cỡ mẫu và phương pháp phân tích hồi quy thơng qua mơ hình
binary logistic để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số
liệu như Microsoft Excel để xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, phần mềm SPSS 20.0
để chạy mơ hình binary logistic và kiểm định mơ hình.
download by :
5
1.6
Ý nghĩa của đề tài
Góp phần xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
đúng hạn của KHCN tại Sacombank từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố để xem xét tầm quan trọng của các nhân tố khi đưa ra tiêu chuẩn chọn
lọc khách hàng cá nhân ngay từ ban đầu nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro trả nợ
trễ hạn hoặc khơng có khả năng trả nợ.
Dựa trên kết quả phân tích, luận văn kiến nghị một số đề xuất góp phần nâng
cao khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại Sacombank từ đó giúp cải thiện hoạt
động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng.
1.7
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo kết cấu
luận văn có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong chương này, trình bày tóm
tắt tồn bộ nội dung của các chương đã thực hiên hay nói cách khác là giới thiệu
chung về đề tài thực hiện để người đọc có thể khái quát được toàn bộ bài nghiên
cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN. Trong
chương này, ngồi trình bày cơ sở lý luận và lý thuyết về tín dụng khách hàng cá
nhân, khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ đúng hạn của KHCN, cịn trình bày các cơng trình nghiên cứu trước đây liên
quan nhằm kế thừa có chọn lọc về mặt lý luận làm cơ sở thực hiện chương 3.
Chương 3: Phương pháp và mơ hình nghiên cứu. Trong chương này, luận
văn trình bày các mơ hình nghiên cứu, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng như
mơ hình được sử dụng trong bài nghiên cứu dựa trên nền tảng các cơng trình trước
đây đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
KHCN.
download by :
6
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, luận văn trình bày về kết
quả nghiên cứu cũng như phân tích sâu hơn về nhân tố ảnh hưởng và giải thích về
các nhân tố khơng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm xây dựng các tiêu chí chọn lọc khách
hàng góp phần hạn chế rủi ro trả nợ trễ hạn và nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn
của KHCN tại Sacombank.
download by :
7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÖNG HẠN
CỦA KHCN
Chương này tập trung vào ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày lý
thuyết về tín dụng cá nhân, khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN và mối quan hệ
giữa khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN với rủi ro tín dụng. Nội dung thứ hai đề
cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN. Và cuối
cùng, tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN nhằm rút ra cơ sở đề xuất cho
mơ hình nghiên cứu ban đầu.
2.1
Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng đối với KHCN
Tín dụng là quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thơng hàng hóa trong
nền kinh tế. Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum, hay được hiểu đơn giản
là một quan hệ sử dụng sự tín nhiệm. Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều
góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn trên thị trường tài chính, theo
nguồn gốc lịch sử,… Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng ta chỉ tập trung vào
quan hệ tín dụng ngân hàng, trong đó cụ thể tập trung vào chủ thể vay vốn là tín
dụng cá nhân.
2.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định.
Theo Bùi Diệu Anh (2009), Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao
một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân và các chủ thể khác) sử
dụng nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010,điều 4), “Cấp tín dụng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản
download by :
8
tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài
chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa về tín dụng ngân hàng nhưng nhìn chung tín
dụng ngân hàng chứa đựng các nội dung sau:
-
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng.
-
Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.
-
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.
Nếu căn cứ vào chủ thể vay vốn thì tín dụng cá nhân là một bộ phận của tín
dụng ngân hàng, trong đó KHCN là các cá thể hoặc hộ gia đình. Tín dụng cá nhân
là các khoản cho vay trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trị là người chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho KHCN sử dụng trong một thời hạn nhất
định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích tài trợ cho nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia
đình. Nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng như mua sắm,
xây dựng, sửa chữa nhà cửa, ô tô,… và nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh theo
quy mơ hộ gia đình.
Tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại đã góp phần rất lớn trong
việc lưu thông các nguồn vốn của xã hội và đây cũng là một thị trường tiềm năng tại
Việt Nam mà các ngân hàng đang hướng đến khai thác và phát triển.
2.1.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân
Ngồi một số đặc điểm giống như đặc điểm chung của tín dụng ngân hàng,
hoạt động tín dụng cá nhân cịn mang một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất về đối tượng của cho vay khách hàng cá nhân: Đối tượng của cho
vay khách hàng cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng
cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế,
KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông
download by :
9
thường nhu cầu vay vốn của mỗi cá nhân là không thường xuyên và chịu ảnh hưởng
lớn bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội.
Thứ hai về thời hạn vay vốn: Thời hạn vay vốn tùy thuộc vào từng mục đích
vay vốn và hình thức vay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn
ngắn, trung hay dài hạn.
Thứ ba về quy mô và số lượng các khoản vay: Quy mô của mỗi khoản vay
của KHCN thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. Nhìn chung, giá trị các
khoản vay cá nhân tương đối nhỏ hơn so với cho vay doanh nghiệp. Điều này một
phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải bên cạnh đó đa số các
khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ
chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ một phần nhu cầu vốn cịn thiếu. Tuy
quy mơ khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn,
do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn.
Thứ tư về lãi suất: Lãi suất cho vay của các khoản vay KHCN thường cao
hơn các khoản vay khác của ngân hàng thương mại do các chi phí của cho vay
KHCN lớn. Đặc điểm này có nguồn gốc từ tín dụng cá nhân có số lượng khách
hàng rất nhiều tuy nhiên quy mơ mỗi khoản vay thường nhỏ do đó ngồi tốn kém về
chi phí thẩm định và xét duyệt cho vay, chi phí quản lý hồ sơ,… ngân hàng cịn tốn
kém về chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nguồn
nhân lực,… Để bù đắp chi phí và thu về lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi
suất cao tuy nhiên KHCN lại thường quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng
hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng.
Thứ năm về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của KHCN khá đa dạng như nguồn
thu nhập từ lương, từ hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài sản,.., Nguồn trả nợ này
có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh
nghiệm đối với cơng việc của họ.
Thứ sáu về nhu cầu vay: Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân có thể phục vụ
cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh tuy nhiên chủ yếu hướng tới tiêu dùng do
download by :
10
nhu cầu đa dạng trong đời sống của KHCN cùng với sự phát triển của xã hội người
dân càng có xu hướng vay vốn để nâng cao đời sống, trong khi các sản phẩm tín
dụng doanh nghiệp thì phuc vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ bảy về rủi ro: Rủi ro trong cho vay đối với KHCN cao hơn cho vay
doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
-
Lãi suất cho vay của KHCN thường cao hơn so với khách hàng doanh
nghiệp. Đặc biệt đối với các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo hay vay tín chấp
thì lãi suất thường cố định do đó nguy cơ về rủi ro lãi suất đối với KHCN thường
cao hơn.
-
Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp thường không cao. Tư cách khách
hàng là yếu tố quan trọng tuy nhiên lại là yếu tố định tính, phụ thuộc vào đánh giá
chủ quan của người thẩm định. Đồng thời khả năng hoàn trả vốn vay đối với các
khoản cho vay cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với
những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ khơng thể thực
hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân
hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng tài chính của người đi vay, cơng việc
làm ăn không tốt,… ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ
đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Nhân tố khách quan như hạn
hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao,… cũng
là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
Thứ tám, lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Đặc điểm này xuất phát từ lãi
suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác
của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, thơng qua tín dụng cá nhân giúp cho các
ngân hàng thương mại bán chéo được sản phẩm như: bảo hiểm, thẻ, ngân hàng điện
tử,… tăng nguồn thu cho ngân hàng.
download by :
11
2.1.3 Các sản phẩm của tín dụng cá nhân
Các sản phẩm cho vay dành cho KHCN thường được phát triển và thiết kế
tương tự như sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có những nét đặc thù riêng của
từng ngân hàng thương mại (Nguyễn Minh Kiều 2011).
Cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN nhằm đáp ứng
nhu cầu mua nhà, hợp thức hóa nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà của khách hàng
nhưng chưa thể thực hiện được do gặp khó khăn về tài chính.
Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng của khách hàng nhằm nâng cao đời sống.
Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hoặc hộ gia đình với quy mơ nhỏ.
Bao gồm cho vay tiểu thương, cho vay nông nghiệp…
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Cho vay mua ơ tơ.
Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ cơng nhân viên và cán bộ quản lý điều
hành).
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Cho vay khác…
2.2
Khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
2.2.1 Khái niệm khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
Để xác định và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng
hạn của khách hàng, trước hết cần làm rõ khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
là như thế nào. Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về khả năng trả nợ
đúng hạn của khách hàng mà chỉ tập trung vào biểu hiện của khách hàng được đánh
giá là khơng có khả năng trả nợ. Như trong tài liệu Basel Committee on Banking
download by :
12
Super vision - điều 452 (2006), định nghĩa khách hàng khơng có khả năng trả nợ là
những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu như sau:
Khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi
ngân hàng chưa thực hiện hành động để thu hồi giống như giải chấp chứng khoán
(nếu đang nắm giữ).
Khách hàng đã quá hạn trên 90 ngày dựa trên nghĩa vụ bắt buộc đối với
ngân hàng.
Đồng thời, quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra định nghĩa tương đồng về nợ
khơng có khả năng hoàn trả hay nợ xấu tại IMF’s Compilation Guide on Financial
Soudness Indicators - điều 4.84 (2006), một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá
hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày
hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hỗn theo thỏa thuận; khi các khoản
thanh tốn đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho
thấy người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau
khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế
nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc
thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế.
Tại Việt Nam từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành
theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN
quy định nợ đủ tiêu chuẩn là nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng
hạn. Theo phương pháp định lượng được trình bày trong Quyết định 493/2005/QĐNHNN, nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)
Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90-180 ngày; nợ cơ cấu)
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày; nợ cơ cấu)
download by :
13
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày)
Cụ thể theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN
và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung của Thông tư 02/2013/TT-NHNN
quy định nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 cho đến nhóm 5, là các khoản nợ
bị đánh giá là có khả năng mất một phần vốn và lãi (nợ nhóm 3), có khả năng tổn
thất cao (nợ nhóm 4), và khơng cịn khả năng thu hồi nợ (nợ nhóm 5). Nợ nhóm 2
được cho là suy giảm khả năng trả nợ, tuy nhiên đây có thể chỉ là những khoản vay
cần chú ý, khách hàng vẫn cịn khả năng thanh tốn nợ. Thơng thường các ngân
hàng Việt Nam thường căn cứ vào tình trạng trả nợ thực tế của khách hàng để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Như vậy, có thể nói khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng là việc đánh
giá khách hàng có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ đúng hạn hoặc trong thời gian từ 10
ngày trở xuống cho bên cấp tín dụng trong tồn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc
trong một khoảng thời gian xác định hay không.
2.2.2 Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng và
rủi ro tín dụng
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hay nói cách khác,
rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực
hiện hồn trả nợ bao gồm lãi và nợ gốc khi đến hạn thanh toán. Như vậy, giữa khả
năng trả nợ đúng hạn của khách hàng và rủi ro tín dụng có mối liên hệ với nhau.
Nếu khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng càng cao thì rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng càng thấp và ngược lại, khách hàng có khả năng trả nợ kém
hay khơng có khả năng trả nợ sẽ làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả
download by :
14
năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cũng chính là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
tới rủi ro khơng trả được nợ của khách hàng.
2.3
Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng
đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực
tiền tệ, có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì
vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, mỗi đề tài các tác giả
thường đi sâu nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, cụ thể như: hoạt động tín dụng,
huy động vốn, thẻ, bảo lãnh,… Tính cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ đúng hạn của KHCN.
2.3.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu của Mohammad Reza Kohansal và Hooman Mansoori của
trường Đại học Ferdowsi of Mashhad, Iran năm 2009 về khả năng hoàn trả nợ vay
ngân hàng của người nông dân bằng phương pháp logit, khảo sát 175 nông dân tại
thị trấn Khorasan-Razavi. Mô hình nghiên cứu như sau:
Y = f ( X1, X2, X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9,X10,X11,D1,D2)
Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao
giờ trả nợ trễ hạn cho khoản vay trả dần theo từng phần, bằng 0 nếu một lần trả nợ
trễ hạn.
Biến độc lập:
X1: Độ tuổi của người vay chính.
X2: Diện tích của một trang trại.
X3: Số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân.
X4: Tổng thu nhập.
X5: Lãi suất của khoản vay.
download by :