Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vấn đề tôn giáo liên hệ với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và chính sách tôn giáo ở việt nam trong TKQĐ lên CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.62 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CNXHKH( PLT09A)

ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề tôn giáo. Liên hệ với đời sống tơn giáo,
tín ngưỡng và chính sách tơn giáo ở Việt Nam trong
TKQĐ lên CNXH

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THẾ HÙNG
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ LINH CHI

Lớp

: PLT09A12

Mã sinh viên

: 18G401040


Hà nội, ngày…..tháng…..năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...........................................................................3
NỘI DUNG........................................................................................................................ 4
Phần 1. Phần lý luận...........................................................................................................4
1.1.

Khái niệm và bản chất của tôn giáo................................................................4

1.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH......................5
1.3. Chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam.................................................................................................................................... 6
PHẦN 2. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN...................................9
2.1. Liên hệ với thực trạng đời sống tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay................9
2.2. Nhận thức của cá nhân về vấn đề tôn giáo và lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay................................................................................11
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................15

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề tơn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam
mà còn với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu
hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế ln cần có hiểu
biết thấu đáo trước khi giải quyết về các vấn đề.
Vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ cho
âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã
hội chủ nghĩa nói chung. Chúng sử dụng tơn giáo như một chiêu bài trong âm mưu

diễn biến hòa bình hịng chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam cũng như các nước khác.
Việt Nam là một quốc gia tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau và đa dạng về
chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Vì vậy để tiến hành thắng lợi cơng
cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết địi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phải có cái nhìn
đúng đắn những vấn đề lí luận và thực tiễn về vấn đề tơn giáo cũng như có những
chính sách về tôn giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay.
Nhìn chung mọi giáo lý của các tơn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu
sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách
nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội. Tôn
giáo là sự tự do tin ngưỡng của mỗi công dân. Vì vậy trong định hướng trên con
đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trị của
các tơn giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ
cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn cịn tồn tại những kẻ lợi dụng tơn giáo để
chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta. Chính vì thế mà mỗi người dân cần
xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng phải đi đơi với chấp hành pháp luật của
Đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do tôi quyết định làm đề tài tiểu luận “Phân tích
2


quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo. Liên hệ với đời sống tơn
giáo, tín ngưỡng và chính sách tơn giáo ở Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu thực trạng giải quyết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Nêu rõ thực trạng giải quyết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đưa ra 1 số
giải pháp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
tôn giáo. Liên hệ với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và chính sách tơn giáo ở Việt
Nam trong TKQĐ lên CNXH.

Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vấn đề tôn giáo
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với
các phương pháp như: thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái qt
hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: đề tài giải quyết được vấn đề lý về tôn giáo.
Ý nghĩa thực tiễn: Qua đề tài giúp ta thấy rõ được tình hình tơn giáo ở Việt Nam
hiện nay. Đồng thời thấy được thực trạng và giải pháp ở Việt Nam đối với vấn đề
tôn giáo thơng qua những cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.

3


NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1.

Khái niệm và bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và

tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.
Nói chung bất cứ tơn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao
gồm: ý thức tơn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những
tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tơn giáo cùng với những hoạt động
mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó. Với tư cách là một hình thái ý thức xã
hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của

con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của
họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế".
Dựa trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, cũng như những quan niệm
của C. Mác về tôn giáo, Ph Ăng-ghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh
điển từ góc độ triết học về tôn giáo như sao: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo –vào đầu óc con người –của những lực lượng bên ngồi
chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng
ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế’’. Định nghĩa này
không những đã chỉ ra được bản chất của tơn giáo mà cịn chỉ ra con đường hình
thành ý thức hay niềm tin tôn giáo. Ở định nghĩa trên chúng ta thấy rằng, Ph Ăngghen đã tiếp tục luận điểm cho rằng con người sáng tạo ra tôn giáo (tất nhiên con
người ở đây là con người của hiện thực lịch sử). Sự sáng tạo ra tôn giáo của con
người được thực hiện của sự phản ánh mà con người sáng tạo ra tơn giáo là sức
mạnh bên ngồi thống trị cuộc sống hàng ngày của con người, còn phương thức
4


nhận thức để tạo ra tton giáo là phương thức hư ảo. Với chủ đề đối tượng và
phương thức của nhận thức như trên thì kết quả là con người tạo ra cái siêu nhiên
thần thánh trong đầu óc của mình thuộc lĩnh vực ý thức và niềm tin
Định nghĩa của Ph. Ăng-ghen về tông giáo tuy là định nghĩa có tính chất bao
qt về hiện tượng tơn giáo, là định nghĩa rộng nhưng cũng đã chỉ rõ cái đặc trưng,
cái bản chất của tôn giáo là niềm tin hay thế giới quan hoang đường hư ảo của con
người. Sự ra đời hiện tượng tôn giáo với bản chất như trên là tất yếu khách quan, vì
khi con người bị bất lực trước sức mạnh của thế giới bên ngoài thì con người cần
đến tơn giáo nhằm bù đắp cho sự bất lực ấy. Điều đó cũng có nghĩa là bản chất tôn
giáo được thể hiện rõ nhất thông qua chức năng đền bù hư ảo của nó.
1.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
cần quán triệt những quan điểm sau:

-Thế giới quan duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin và thế giới quan tôn giáo là
đối lập nhau. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng: không bao giờ được
phép xem thường hoặc trấn áp tôn giáo hợp pháp của nhân dân; phải tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân.
-Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng
tôn giáo khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con người đi tới tự
do, hạnh phúc cho con người. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
-Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do khơng tín
ngưỡng của cơng dân; mọi người có hay khơng có tín ngưỡng, tơn giáo đều bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Nghiêm cấm những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân
dân.
5


-Thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết những người theo hoặc khơng theo tơn
giáo; đồn kết những người theo các tơn giáo khác nhau; đồn kết các tơn giáo hợp
pháp, chân chính để cùng xây dựng đất nước.
-Cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tượng trong giải quyết vấn đề tôn
giáo. Mặt tư tưởng thể hiện nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân nên phải tơn
trọng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Do vậy, đấu tranh để loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh
vực tơn giáo là nhiệm vụ thường xuyên.
-Phải có quan điểm lịch sự cụ thể khi giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề tôn
giáo. Bởi vì ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trị, tác động của từng tơn giáo
đối với đời sống xã hội khơng giống nhau.
1.3. Chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
ở Việt Nam
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại

thừa, Tiểu thừa, Hịa Hảo…,một số nhánh Kitơ giáo như Cơng giáo Rooma, tin
lành, tôn giáo nội sinh như Đao Cao Đài, và một số tơn giáo khác. Nền tín ngưỡng
dân gian bản địa cho tới nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam. Nhiều
người dân Việt Nam xem họ là những người khơng tơn giáo, mặc dù họ có đi đến
các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm. Theo tác giả Trần Đình Hượi,
người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tơn giáo, các tơn giáo thường được tập
trung ở mặt thờ cúng, còn mặt giáo lý, tinh thần lại ít được quan tâm. Theo số liệu
cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 thì tồn quốc có
15.651.467 người xác nhận mình theo một tơn giáo nào đó. Cùng với đó, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo phổ biến, được thực
hành bởi đa số dân cư. Để quản lý nhà nước về tôn giáo, Chính phủ Việt Nam đã

6


thành lập Ban Tơn giáo Chính phủ để phục vụ việc quản lý hoạt động của các tơn
giáo, tín ngưỡng.
Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tơn giáo đối với các đối
tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đơng Sơn đã phản ánh các nghi
lễ tơn giáo thời ấy, trong đó mơ tả rất nhiều về hình ảnh một lồi chim, mà cụ thể là
chim Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ.
Ngoài ra, con Rồng cũng được xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nghệ thuật, mỹ
thuật Việt Nam, phát sinh từ việc thờ kính Lạc Long Quân, một huyền thoại về
người được cho là cha đẻ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng tự
nhiên khác như động vật, núi, sông, biển... cũng được người Việt tôn làm thần bảo
vệ, chúc phúc cho con người. Tôn giáo tại Việt Nam có mối liên hệ với nền văn
minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố truyền
thống đạo đức dân tộc mình vào đó để hình thành tơn giáo mang bản sắc riêng.
Trong thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích,
được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả

nước. Tuy nhiên trong các Triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn
Phật giáo cũng có vai trị quan trọng trong triều đình và được các chính quyền
phong kiến khuyến khích. Các tơn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là Khổng giáo,
Lão giáo và Phật giáo (gọi chung là tam giáo).
Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề
tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý
thức hệ. Họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm
linh đều bị đả phá Đền Hùng cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan. Họ
xóa đi tất cả, trong khi đáng lẽ tín ngưỡng tơn giáo là thuộc về nhu cầu, quyền cơ
bản của con người. Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu
như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa thì trong khoảng thời
gian đó, trong miền Trung và miền Nam vẫn duy trì. Việc ngắt quãng trong một
7


thời gian dài, từ 1954 đến đầu những năm 80 đã khiến cho hệ thống lễ hội bị phá
vỡ. Từ năm 1986 đến nay, gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành mới,
được quan tâm nhiều nhất là lễ hội dân gian. Việc phục hồi lễ hội đang được phản
chiếu dưới nhãn quan là văn hóa tinh thần mà qn đi mất phần trình diễn, phơ bày
nghi thức, biểu hiện của người dân đối với thần linh. Hiện nay, nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương tự do tín ngưỡng, nhưng có một số nguyên
tắc khiến việc thực hành đôi khi lại bị ngăn cản bởi một vài cá nhân thiếu hiểu biết
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, nhận xét "dường
như những chính sách về tơn giáo nghiêm trọng và sai lầm trước đây mà cả hiện
nay nữa đã tạo ra một q trình sa mạc hóa về tâm linh ở Việt Nam, để giờ đây tâm
hồn của người Việt đã biến thành một bãi hoang có thể chấp nhận các loại bụi gai
xương rồng và không thể trồng được loại cây có hoa thơm, quả ngọt". Theo ông,
đây là bài học về việc đừng nên tạo ra những sa mạc nhận thức như đã từng làm, vì
khơng ai khác, chính các thế hệ người Việt sau này sẽ phải gánh chịu hậu quả.


8


PHẦN 2. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Liên hệ với thực trạng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay
- Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tơn giáo. Do tơn giáo
có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem nó như một
phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan truyền trên bình
diện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người, mà
cịn có vai trị chuyển tải, hồ nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức
xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con
người. Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng
xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể
hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật
chất cũng như tinh thần.
-Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về
niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện.
Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là ngồi những điều phù hợp với tình
cảm đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thơng qua tình cảm tín ngưỡng,
niềm tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tơn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo
thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các
quan hệ cộng đồng. Họat động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở
nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
-Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tơn giáo đã
góp phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo

9


đức của các tơn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm

cho xã hội ngày càng thuần khiết.
-Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu
nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng được thiêng hóa,
nên các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác. Song, suy cho
cùng, việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ấy cũng là để phục vụ
cho mềm tin siêu nhiên. Sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái
thiêng đã mang lại cho tơn giáo khả năng thuyết phục tín đồ khá mạnh mẽ. Trên
thực tế, chúng ta thấy nhiều người cung tiến rất nhiều tiền của vào việc xây dựng
chùa chiền, làm từ thiện… vốn là những tín đồ tơn giáo.
-Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích
cực vào việc hồn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến tình
u. Tinh thần “từ bi” trong Phật giáo khơng chỉ hướng đến con người, mà cịn đến
cả mn vật, cỏ cây Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thương và bảo vệ sự
sống. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con người với con người, Phật giáo muốn tình
yêu thương ấy phải biến thành hành động “bố thí”, cứu giúp những người đau khổ
hoặc “nhẫn nhục” để giữ gìn đồn kết.
-Muốn giải thóat khỏi đau khổ, con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,
diệt trừ tham, sân, si, xố bỏ vơ minh, chặt đứt cây “nghiệp” để vượt qua biển khổ
luân hồi. Đạo đức của Kitô giáo cũng đề cập đến tình yêu: yêu thương bản thân
mình, yêu tha nhân và yêu thiên nhiên, trong đó, yêu tha nhân là trọng tâm của
quan niệm đạo đức về tình u. Những chuẩn mực của đạo đức Kitơ giáo giúp con
người hoàn thiện đạo đức cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Tình u tha nhân
ở đây khơng đơn thuần là tình yêu trong tâm tưởng mà được cụ thể hóa: cho kẻ đói
ăn, cho kẻ rách mặc, chăm sóc người ốm đau, bệnh họan, khuyên can người lầm
lỗi… Tóm lại, đây là những hành vi đạo đức rất cụ thể, rất thiết thực khi trong xã
hội còn nhiều cảnh khổ cần được cứu vớt, giúp đỡ.
10


-Tuy nhiên, tình u, lịng từ bi mà đạo đức tơn giáo đề cập đến cịn chung

chung, trừu tượng. Các tôn giáo đều muốn san bằng mọi bất công, mâu thuẫn trong
xã hội bằng đạo đức ý tưởng đó dù tất đẹp, nhưng khó có thể hiện thực hóa trong
cuộc sống trần thế. Song, có thể nói, việc hồn thiện đạo đức cá nhân mà đạo đức
tôn giáo đề ra nhằm hướng đến mục đích siêu nhiên, hướng đến chốn Thiên đường
của Chúa hay cõi Niết bàn của Phật, dẫu sao vẫn có những tác động tích cực đến
đạo đức cá nhân và xã hội.
-Tất cả các tôn giáo như: Phật Giáo, Kitơ Giáo, Tin Lành, Hịa Hảo, Cao Đài,
…đều hướng thiện, muốn con người hồn hảo hơn, tơn giáo nào cũng dạy con
người làm việc tốt khơng gây ốn thù, tu dưỡng rèn luyện đạo đức và giúp con
người hiểu hơn về nhận thức cũng như bản chất con người.
-Hầu hết các tôn giáo đều hướng tới con người tới cái thiện cái tốt đẹp khuyên
răn con người làm điều hay lẽ phải và nhân từ với đồng loại.
2.2. Nhận thức của cá nhân về vấn đề tôn giáo và lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay
Sự nghiệp đổi mới và q trình dân chủ hóa đất nước đã mở ra nhiều khả
năng to lớn cho sự phát huy tính chủ động, sáng tạo cũng như phát triển những
thiên hướng cá nhân ở mỗi người, kể cả những người có đạo. Đời sống tinh thần
phong phú, mong đem lại niềm tin và sự hướng thiện ngự trị trong mỗi con người;
để mà hướng tới và kỳ vọng, để cho hôm nay đẹp hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn
ngày hôm nay; âu cũng là ước mong vươn tới cái chân, thiện, mỹ- những giá trị tốt
đẹp của con người. Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ
Chí Minh: “Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tơn Dật Tiên chẳng phải có cùng một
điểm chung đó sao. Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi
cho xã hội. Nếu hơm nay họ cịn sống trên đời này, nếu họ hợp nhau lại một chỗ ,
tôi tin rằng họ sẽ sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”(1). Tôn
11


giáo hồn ngun - mặt tích cực và nhân bản của nó là đồng nhất với điều đó. Mặc
dù, phản ánh hư ảo xã hội, nhưng với tác động của đức tin, tơn giáo có vai trị nhất

định trong việc liên kết, tập hợp cộng đồng. Và ở một chừng mực nào đó, tơn giáo
như là một trong những nhân tố làm ổn định trật tự xã hội hiện tồn dựa trên các giá
trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành. Vì thế, Đảng ta đã khẳng định, dưới chủ
nghĩa xã hội, tơn giáo vẫn tồn tại và cịn tồn tại lâu dài như một nhu cầu tinh thần
của một bộ phận quần chúng nhân dân. Do đó, để thực hiện tốt quan điểm của
Đảng ta về công tác tơn giáo, thì những người làm cơng tác tơn giáo, phải tun
truyền về chủ trương, chính sách tơn giáo phải có hiểu biết những vấn đề cơ bản,
chung nhất về tín ngưỡng, tơn giáo. Tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, nắm bắt
nhanh các thông tin cập nhật về những xu hướng, những biến đổi của tôn giáo hiện
nay. Trên cơ sở đó có thái độ chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, tự tin trong ứng xử
với những thay đổi của tôn giáo. Đủ tỉnh táo, minh mẫn phân biệt sự khác nhau
giữa tín ngưỡng, tơn giáo với mê tín dị đoan và kịp thời ngăn chặn sự lợi dụng tôn
giáo của các thế lực phản động trong và ngồi nước cho những mục tiêu chính trị
đen tối. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tơn giáo và nhiệm
vụ cơng tác tơn giáo trong tình hình mới, qn triệt các chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tơn giáo.
Có thể nói, các tơn giáo truyền thống có hệ thống lý luận và những quy phạm,
có tổ chức và đồn thể hồn chỉnh, có các chức sắc chun trách, với mục đích phi
vụ lợi; là sự sùng bái và kính sợ các lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống
thường nhật của con người; là dùng hình thức siêu nhân gian kết hợp với nhân cách
hóa và q trình phản ánh ảo vọng đối với nó. Với một ý nghĩa nào đó, nó đưa
người ta trở về trạng thái tĩnh tâm, làm dịu bớt “bụi trần” và những căng thẳng với
sức ép của cuộc sống hiện đại. Những xu hướng biến đổi của tơn giáo có thể diễn
tiến theo ba chiều cạnh. Một là, làm cho tơn giáo thích ứng với thời đại. Hai là,
nhằm tranh thủ được linh cảm và con tim, thu hút rộng rãi chúng sinh. Ba là, bảo
12


tồn và phát triển tơn giáo hồn ngun. Nếu chỉ dừng ở đó thơi thì tơn giáo hẳn vẫn
cịn là vấn đề của những cá nhân cùng một tín ngưỡng. Và vai trị của Nhà nước

khơng phải là khuyến khích tôn giáo mà trái lại, là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân
được sở hữu niềm tin của họ. Sự tơn trọng đức tin đối với những người có đạo
chính là tiền đề quan trọng, là điều kiện tiên quyết đề tiếp cận, tuyên truyền, vận
động quần chúng có đạo, thu hút, tập hợp họ trong khối đại đoàn kết tồn dân xây
dựng và phát triển đất nước.
Tính đến thời điểm này, nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 16 tổ
chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo chính: Phật giáo, Cơng giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao
Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Gần đây nhất, nhiều hệ phái đã được Nhà nước công
nhận như: Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ ân hiếu nghĩa...(2). Thâm nhập thực tế để
chúng ta hiểu cụ thể hơn đời sống, sinh hoạt, tâm tư, nguyện vọng của những
người có đạo. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ hiện nay. Đến
với họ, nhập thế cùng họ, cần phải bằng một thái độ khách quan, bình đẳng với
mọi tôn giáo hay hệ phái. Tuyệt nhiên tránh các hiềm khích hay xung đột tơn giáo
ở trên một vùng, miền hay mỗi địa bàn. Qua đó, cũng rõ thêm những gì cịn khiếm
khuyết trong nhận thức, chính sách và ngay trong chính những việc chúng ta đã
làm ; kiểm chứng cách thức tổ chức và biện pháp thực thi để có những đề xuất bổ
sung, điều chỉnh kịp thời, thậm chí thay đổi, sáng tạo thêm những cách thức tuyên
truyền mới, có chiều sâu, có sức thuyết phục.

13


KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo nước ta cũng như trên thế giới đang là một vấn đề nóng bỏng
nhất hiện nay. Cho nên bài tiểu luận đưa ra những lí luận đúng đắn của chủ nghĩa
Mác- Lênin về vấn đề tơn giáo để giúp ta thấy rõ được mặt tích cực và tiêu cực của
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho vấn đề
tơn giáo mà khơng đụng chạm đến tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Góp phần phát
triển tơn giáo một cách tồn diện mà khơng ảnh hưởng đến vấn đề chính trị của
quốc gia. Nhằm tạo ra một cộng đồng tơn giáo lành mạnh có những đóng góp tích

cực cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy chúng ta cần phải đồn kết trong mọi
tơn giáo cũng như tôn trọng lẫn nhau trong tôn giáo và mỗi tôn giáo chúng ta cần
phải phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực để tôn giáo ngày càng đi lên
một bước ngoặc lớn.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa

Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, 2010.
[2].

Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị

quốc gia, 2007.
[3].

Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia, 2007.
[4].

Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị

quốc gia, 2007.
[5].


Mác – Ăngghen Tồn tập; V.I.Lênin Tồn tập.

[6].

Giáo trình tơn giáo học đại cương( Hồng Ngọc Vĩnh )

[7].

Tạp chí Báo Mới ( bài viết của Trần Minh Thư về quan điểm của Đảng ta về

tôn giáo)
[8].

Tài liệu tiểu luận của kênh 123.doc

[9].

9.Tạp chí cộng sản ( bài viết về công tác tôn giáo của Đảng và nhà nước ta

hiện nay của Từ Thanh)
[10]. Tạp chí Mặt Trận ( bài viết về Nhìn lại quan điểm của đảng và nhà nước về
vấn đề tôn giáo của Lê Tấn Minh).

15



×