Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÁO án: rèn kỹ năng cho trẻ tự mặc quần áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KỸ NĂNG SỐNG
Câu 1. Giáo dục kỹ năng sống là gì? Phân tích hình thành q trình giáo dục kỹ năng sống
và lấy ví dụ minh họa.
- Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình
thành năng lực hành động tích cựcr có liên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá
nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện cơng việc, ứng phó có hiệu quả với
các yêu cầu,thách thức của cuộc sống hàng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách
trong điều kiện sống cụ thể.
- Quá trình hình thành giáo dục kỹ năng sống và lấy ví dụ minh họa.
Bước 1. Quan sát. Bước này giúp trẻ có biểu tượng về mục đích, phương tiện à cách thức hành
động. Có thể cho trẻ quan sát trên mẫu thực; do người làm mẫu, hoặc trên tranh ảnh. Người lớn
giải thích cho trẻ ý nghĩa của-kĩ năng sống, phương tiện được sự dụng và cách thức hàng động
của trẻquan sát Nên cung cấp nhiều cơ hội để trẻ quan sát kĩ năng sống.
Bước 2. Bắt chước/ tập thử: Bước này giúp cho trẻ được trái nghiệm về hành động thực. Nên
cung cấp các Cơ hội để trẻ tập kĩ năng sống một ách phù hợp.
Bước 3. Thực hành thường xuyên: Bước này giúp trẻ có cơ hội tập luyện các kĩ năng sống nhiều
lần. Nhưng bước này không thực hiện thứ tự bắt chước/ tập được thì cho trẻ quan sát lại. Trẻ
thực hành chưa tốt thì tập lại.
VÍ DỤ CÁC BƯỚC RỬA TAY:
- Bước 1: Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 7 bước rửa tay:
+ Bước 1: Làm ướt tay, lấy xà phòng, chà xát 2 lòng abn2 tay vào với nhau.
+ Bước 2: Xoay tròn lần lượt từng cổ tay
+ Bước 3: Chà xát lòng bàn tay này lên mu bàn tay kai và nguợc lại
+ Bước 4: Dùng các đầu ngón tay của bàn tay này miết nhẹ vào giữa các kẽ ngón tay cùa
tay kia và ngược lại


+ Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay tròn từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
+ Bước 6: Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này xoay tròn vào lòng bàn tay kia và
ngược lại.
+ Bước 7: Xả sạch xà phịng và lau khơ tay bằng khăn sạch.


- Bước 2: Cho trẻ tiến hành các bước rừa tay cùng với cô.
- Bước 3: Tiến hành cho trẻ rừa tay trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh, khi tay bị bẩn.
2. Kể tên các nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non. Phân tích nhóm
phương pháp trực quan. Cho ví dụ minh họa.
GỢI Ý:
2.1. Kể tên các nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non:
Nhóm phương pháp trực quan: Phương pháp làm mẫu; PP làm cùng; PP làm gương
Nhóm PP dung lời: PP trị chuyện; PP giảng giải
Nhóm pp thực hành: PP trải nghiệm; PP trị chơi; PP giao việc
2.2. Phân tích nhóm phương pháp trực quan. Cho ví dụ minh họa.
* Phương pháp làm mẫu:
Đặc điểm: Giáo viên làm hoàn chỉnh 1 KNS trước mặt trẻ có kèm theo lời miêu tả.
Cách thực hiện: Giáo viên xác định KN cần làm mẫu, gọi tên KN, vừa làm mẫu vừa nói bằng
lời, khuyến khích trẻ cùng làm theo.
Yêu cầu sư phạm: Giáo viên làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ dẫn ân cần để trẻ tri giác được
trọn vẹn, chính xác KNS cần hình thành, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao phải làm như
vậy.
* Phương pháp làm cùng
Đặc điểm: Trẻ làm cùng với người hướng dẫn một KNS đã biết, nhưng chưa thành thạo.
Cách thực hiện: Giáo viên xác định KNS cùng làm với trẻ, nói tên KNS với trẻ, làm đến đâu
chỉ dẫn đến đó.
u cầu sư phạm:
+ Tạo bầu khơng khí thoải mái, vui vẻ, tin cậy khi làm cùng trẻ.
+ Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành.


+ Tránh la mắng, quát nạt, yêu cầu trẻ làm tốt ngay hoặc hối thúc trẻ hồn thành cơng việc, chỉ
chú ý vào kết quả công việc.
+ Sử dụng lời hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu với trẻ, trong khoảng 3 - 5 phút. Không hướng dẫn
quá dài

*Phương pháp làm gương
Đặc điểm: Giáo viên thể hiện tích cực KNS ở mọi lúc, mọi nơi, ở tình huống tương ứng.
Cách thực hiện: Giáo viên thể hiện KNS trong tình huống thích hợp để trẻ quan sát thấy, bắt
chước được mà làm theo.
Yêu cầu sư phạm: Giáo viên nêu gương những hành vi tích cực, thể hiện phẩm chất nhân cách
tốt đẹp của mình.
(Phần ví dụ từng phương pháp sinh viên tự lấy)
3. Trình bày nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non. Phân tích các bước xác định
mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non theo từng độ tuổi.
GỢI Ý:
31. Nội dung GDKNS
a) Nhóm kĩ năng ý thức về bản thân r bao gồm các giá trị như: an toàn, gồm các kĩ năng về thực
hiện các quy tắc an tồn thơng thường, phịng chống các tai nạn thơng thường; tụ lự tự kiểm
sốt, gồm các kĩ năng về tự phục vụ, quản lí thời gian, kiểm sốt cảm xúc; tự tìmr gồm các kỉ
năng về nhận ra giá trị của bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng; tự trọng, gồm các kĩ
năng về lịch sự- ăn uống , khơng khua thìa bát, khơng để nơi vãi; , sạch sẽ; nói năng lễ phép có
thưa gửi, dạ vâng ạ, nói lời cảm ơn , xin lỗi đúng lúc, đúng cách,... Bé tự xúc ăn
b) Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội r bao gồm các giá trị như: thân thiện, gồm
các kĩ năng về kết bạn, hoà giải xung đột, giúp đỡ, nhường nhịn; yêu thương, gồm các kĩ
năng về quan tâm, chia sẻ buồn, vui, khó khăn, thành cơng, thất bại...; biết ơnr gồm các kĩ năng
về giũ gìn đồ vật, ghi nhớ sự đóng góp, đền ơn đáp nghĩa, tiết kiệm; tự trọng, gồm các kĩ
năng về thục hiện các quy tắc xã hội, chấp nhận sự khác biệt, công bằng, kính trọng người lớn.
c) Nhóm kỹ năng giao tiếp, bao gồm các giá trị như: hoà nhãr gồm các kĩ năng về lắng nghe
trình bày ý kiến rõ ràng, bình tình; cởi mởr gồm các kĩ năng về khởi xướng, duy trì và kết thúc
cuộc giao tiếp một cách vui vẻ;


d) Nhóm kĩ năng thực hiện cơng việc, bao gồm các giá trị như: hợp tác, gồm các kĩ năng về thỏa
thuận mục đích, phân cơng vai trị, thực hiện đúngvai trị, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ; vượt
khó , gồm các kĩ năng về chấp nhận từ chối thử thách, đối mặt với khó khăn, giải quyết vấn

đề chấp nhận bỏ qua thất bại, hài lòng với thành công; và trách nhiệm, gồm các kĩ năng về
nhận nhiệm vụ, hồn thành nhiệm vụ đến cùng. Cùng trị chuyện vui vẻ hiệu quảr gồm
các kĩ năng về đàm phán thuyết phục thương lượng.
e) Nhóm kĩ năng về ứng phó với thay đổi, bao gồm các giá trị như: Sững sờ' gồm các kĩ năng về
tạo ra cái mũi, theo cách phương tiện mới; mạo hiểm, gồm các kĩ năng về chấp nhận thử thách,
thích đưa ra cách thức và phương tiện mới; ham hiểu biết, gồm các kĩ năng về thú nhận và chia
sẻ thơng tin, tị mị, hay hỏi.
3.2. Phân tích các bước xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non theo
từng độ tuổi.
Bước 1: Liệt kê các nhóm nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
Bước 2: Liệt kê các giá trị giáo dục tương ứng ở từng nhóm nội dung
Bước 3: xác định các kĩ năng tương ứng với mọi giá trị theo nội dung giáo dục của chương trình
giáo dục mầm non.
Bước 4: Xác định mức độ kĩ năng sống cần dạt được ở độ tuổi tương ứng (tra cứu trong chương
trình giáo dục mầm non).
Ví dụ:
Các bước xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cụ thể trong nhóm ý thức bản thân với
gia trị An toàn cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi ở vùng nơng thơn.
Bước 1: Mục tiêu chung: An tồn cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi.
Bước 2: Mục tiêu An toàn trong chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi:
- Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.... là nguy hiểm khơng đến gần. Biết các vật
sắc nhọn không nên nghịch
- Nhận ra những nơi như: hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước…là nơi nguy hiểm, không
được chơi gần.


- Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
+ Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....
+ Khơng ăn thức ăn có mùi ơi; khơng ăn lá, quả lạ... không uống rượu, bia, cà phê; không tự ý
uống thuốc khi không được phép của người lớn.

+ Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo.
- Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
+ Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã
chảy máu.
+ Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi
cần thiết.
Bước 3: Bổ sung những kĩ năng sống theo đặc trưng văn hoá và điều kiện sống ở nông thôn cho
trẻ mẫu giáo 3 tuổi. Phịng tránh những hành động nguy hiểm: trêu ghẹo chó, mèo, bắt sâu róm,
đốt rơm rạ, cho tay vào máy tuốt lúa, máy xay mía... Phịng tránh những vật dụng nguy hiểm
đến tính mang: liềm, hái, dao phay, cuốc, máy kéo mía... Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp
và gọi mọi người giúp đỡ: chó cắn, ngã xuống ao hố vôi, bị máy xay chẹt vào tay,...
Bước 4: Xác định mức độ kĩ năng sống cần đạt được ở trẻ 4 tuổi
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản
- nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm và những nơi khơng an tồn, những vật
dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
4. Thiết kế kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non.
GỢI Ý:
LĨNH VỰC: PTTC- KNXH
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
I.
Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức


- Trẻ biết sắp xếp giầy dép vào giá ngăn nắp gọn gàng
- Trẻ biết tự mặc quần áo, biết phân biệt quần áo theo mùa, phân biệt theo giới tính, khơng
mặc quần áo ướt bẩn.

+ Biết phân biệt những đồ dùng trong gia đình có thể gây nguy hiểm cho bản thân trẻ.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng diễn đạt mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng,
- Trẻ có kỹ năng tự mặc quần áo, phân biệt quần áo theo mùa, đi giầy dép phải trái, đi giầy,
tất, đội mũ quàng khăn. Có kỹ năng tránh xa những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản
thân.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết tự phục vụ và bảo vệ bản thân
- Có hứng thú tham gia hoạt động.
II.Chuẩn bị
- 30 đôi dép, 30 đôi giày, 3 cái giá để giầy, dép.
- 6 chiếc áo len, 6 chiếc áo khốc cài khóa, mũ len, khăn qng, găng tay, giầy
- 3 cái quần tất ( bạn gái) 3 Quần bò (bạn trai )
- Thêm: 1 số quần áo mùa hè, mũ mùa hè.
- Những đồ dùng gia đình có thể gây nguy hiểm cho trẻ bằng tranh lô tô: dao, kéo, lị vi
sóng, bàn là, dao cạo (dao lam) ấm đun nước siêu tốc, bình nước nóng, phích nước, ổ điện, cốc
thủy tinh, lọ hoa thủy tinh... ( đôi dép đôi giày, cái lược, cái chậu, cải rổ nhựa, cái ca nhựa, gáo
múc nước, cái bát, cái thìa,
III. TIẾN TRÌNH
1. HĐ 1: Giới thiệu bài
- Giới thiệu gia đinh sô 1, số 2, số 3
2. Hoạt động 2: Bé giỏi- bé tài
* Trò chơi: Ai khéo hơn
- Cách chơi: Trên đây là 3 giá để giầy dép nhiệm vụ của 3 đội là cùng sắp xếp những đôi
giầy dép lên giá sao cho gọn gàng, phù hợp.
- Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc đội nào xếp nhiều hơn, xếp đúng, xếp gọn gàng
ngăn nắp sẽ là đội chiến thắng. Và nhớ là khi xếp xong các con phải nói được cách xếp của đội
mình xếp nhé!
- Trẻ chơi( Bật nhạc) Cô bao quát trẻ.
( Cô nhắc trẻ cổ vũ cho các bạn)

- Nhận xét quá trình trẻ chơi.( Cho trẻ nhận xét chéo nhau)
* Trình diễn thời trang
- Cơ đọc câu đố:
Mùa gì gió rét căm căm. Đi học bé phải quàng khăn đi giầy.
( Là mùa gì?)
- Mùa đơng thời tiết như thế nào? Vậy chúng ta phải mặc ntn?
- Cách chơi như sau: Trên đây là quần áo có cả mùa đơng và mùa hè. Mỗi đội cử 2 bạn đại diện
cho đội. Khi nhạc vang lên các con nhanh tay cầm rổ chọn trang phục mùa đơng phù hợp với
mình( bao gồm; áo khốc, mũ, khăn, tất, các con chọn những bộ mà các con thích nhất. Sau đó
các con ngồi vào ghế thay thật nhanh. Sau khi thay xong trang phục các con sẽ trình diện thời
trang.


- Luật chơi: Bạn nào mặc đẹp gọn gàng, trình diễn thời trang đẹp, mạnh dạn tự tin sẽ giành phần
chiến thắng. - Ai muốn lên chơi nào?
- Cho trẻ thực hiện( Bật nhạc)
- Cơ động viên khuyến khích trẻ.
- Trẻ thay trang phục xong cô bật nhạc cho trẻ trình diễn thời trang mở nhạc to cho trẻ trình diễn
thời trang.
- Nhận xét: Cho trẻ nhận xét ( Cháu thấy bạn nào mặc nhanh và đẹp nhất, * Trò chơi: Tinh mắt
nhanh tay
- Cách chơi: 3 Gia đình
Xếp thành hàng dọc, khi nghe tiếng nhạc. Lần lượt từng bạn, bật qua các vịng. Nhanh tay tinh
mắt, chọn vật có thể nguy hiểm cho mình. Dùng tay khéo léo bóc băng dính ra Dán lên trên
bảng. Đội nào dán nhiều và đúng yêu cầu là chọn các vật, nguy hiểm cho mình là đội chiến
thắng.
- Cơ bao qt trẻ chơi( Cho trẻ chơi 1- 2 lần)
- Nhận xét kết quả chơi: Hôm nay cô thấy cả 3 đội chơi chơi rất xuất sắc cả 3 đội đều trở thành
những bé tài nhất giỏi nhất của ngày hôm nay!! Xin chúc mừng cả 3 đội!!!
3. Hoạt động 3; Kết thúc

- Trò chơi có tên gọi Thượng đế yêu cầu:
- Cùng nhau lắc mông lắc thật mạnh
- Cùng nhau nhảy, xoay 1 vòng... - Thượng đê yêu cầu: Hãy cùng chào tạm biệt các cô.

Giáo án 3-4 tu ổi: D ạy tr ẻ k ỹ n ăng chào h ỏi
1. Mục đích - yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết chào hỏi phù hợp với tình huống
* Kỹ năng
- Kỹ năng chào to, rõ dàng…phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp
* Thái độ
- Trẻ có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ lễ phép ông, bà, cha, mẹ, cô giáo....mọi người xung quanh
2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trong lớp
- Trò chơi: Thượng đế cần, 1 câu chuyện có ( 2 nhân vật ), bài hát “Chào hỏi khi về, tiếng chào
theo em”
3. Tổ chức hoạt động
* Trị chuyện, gây hứng thú
- Chúng mình cùng khởi động bằng một trị chơi xem ai giỏi, đó là trò chơi “Thương đế bảo:
+ Thượng đế bảo các bạn ngồi xuống, các bạn đứng lên, các bạn giơ tay lên cao, các bạn quay phía sau
khoanh tay chào các cô…
* Hoạt động 1: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép
- Cô kể tặng cho các con một câu truyện nói về hai bạn đó là bạn vịt và bạn gà, xem ai là người
ngoan hơn và giỏi hơn nhá


- Cô đố các bạn biết trong câu truyện cô kể hai bạn vịt và gà ai ngoan hơn? Vì sao?
- Các con có muốn làm các e bé ngoan không? Vậy khi gặp mọi người con phải như thế nào?

Con chào như thế nào?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách chào lễ phép để làm các em bé ngoan
(Khi gặp ông bà, cô giáo…hai tay khoanh trước ngực, miệng tươi cười và nói to rõ ràng: Con
chào ông ạ, con chào cô ạ…)
- Cả lớp hát: Tiếng chào theo em
- Đó là cách chào với những người lớn hơn mình cịn khi đến lớp hoặc đi ngồi đường gặp các
bạn con chào như thế nào?
(Nhìn thẳng bạn, mặt tươi cười, tay giơ ngang mặt vẫy tay và nói tớ chào bạn)
* Hoạt động 2: Trẻ thực hành
- Ai ngồi sau các con đây
- Chúng mình cùng chào các cô nào?
- Cô nào đây? Các con chào cô nào?
- Các bạn trai, bạn gái, cá nhân lên chào
- Cô cho các bạn trai đi chơi các bạn trai chào các bạn gái nào?
- Bạn Hiên nào con có bố mẹ đến đón con sẽ chào như thế nào?
- Con có bố mẹ đón con chào cơ ntn? Chào các bạn như thế nào?
* Hoạt động 3: Nhận xét- tuyên dương
- Các con rất là giỏi nếu các con biết chào hỏi lễ phép thì các con sẽ luôn là các em bé ngoan
đấy
- Hàng ngày đến trường gặp các cô các bạn các con thấy như thế nào?
- Cả lớp hát: Chào hỏi khi về
GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG
Đề tài: Dạy trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ
Độ tuổi: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Người dạy: Vũ Thị Mai
1. Kiến thức:
- Trẻ biết không đi theo người lạ và nhận quà của người lạ
- Trẻ biết tự bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn trước người xấu, không đi chơi hay đi 1 mình khi
khơng có người thân đi cùng.

- Biết kêu cứu khi bị người lạ tấn công
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng,
- Rèn kỷ năng ứng phó với người xấu.
3. Thái độ:
- Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân tránh sự dụ dỗ của người lạ.
II. Chuẩn bị:
Ti vi, loa, máy tính
Một cơ giáo hóa trang người lạ


III. Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú:
- Xin chào tất cả các con đã đến với chương trình “ Bé giỏi bé ngoan” của lớp 5 tuổi A ngày
hôm nay.
- Tham gia chương trình hơm nay có sự góp mặt của các bạn nhỏ vô cùng xinh xắn và đáng
yêu. Cô xin giới thiệu: các bạn thỏ con, các bạn vit con và các bạn gà con .
- Đến với chương trình, cơ và các con sẽ cùng nhau học bài học be không đi theo và nhận quà
người lạ nhé!
- Để biết được vì sao chúng mình khơng đi theo và nhận quà người lạ cô đã chuẩn bị một bộ
phim rất là hay, và không để các con phải chờ đợi lâu nữa cô mời các con cùng hướng lên màn
hình và cùng xem nhé!
2. Dạy trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ:
- Cho cả lớp xem đoạn video “ Mimi bị lạc ở siêu thị”
+ Chúng mình vừa được xem đoạn video nói về bạn gì nhỉ?
+ Bạn nhỏ Mimi đã được mẹ cho đi đâu?
+ Điều gì đã xảy ra với bạn Mi Mi? (bị lạc mẹ)
- Đúng rồi khi đi chơi ở siêu thị bạn Mi Mi đã bị lạc mất mẹ đấy. Thế khi bị lạc mẹ điều gì đã
xảy ra với Mi Mi tiếp theo nhỉ?
- Theo các con bạn Mi Mi ăn bánh và đi theo người lạ thì có chuyện gì sẽ xảy ra? (người lạ bế

đi)
- Đúng rồi nếu chẳng may mà bạn Mi Mi ăn bánh và đi theo người lạ mà người ta có ý đồ xấu
thì bạn sẽ bị người lạ dụ và bế đi mất và sẽ không được gặp bố mẹ nữa đấy.
- Thế mẹ Mi Mi đã dặn Mi Mi điều gì? (khơng được đi theo và khơng được nhận quà của người
lạ)
- Theo các con người lạ là người như thế nào? (không quen biết mặt, không biết tên và không
thường xuyên gặp)
- Thế các bạn đã được người lạ cho quà chưa? Bạn nào được người lạ cho quà rồi?
- Thế người lạ cho quà ngon như thế chúng mình có nhận khơng?
- Thế người lạ cho q con sẽ làm gì? ?(cháu sẽ khơng nhận đâu ạ, )
- Vì sao chúng mình lại khơng nên nhận q của người lạ?(có thuốc mê)
- À các con ạ! Vì người lạ có ý định xấu, họ có thể cho thuốc mê vào thức ăn, bánh, kẹo khi
chúng mình ăn thì sẽ ngủ qn đi khi thức dậy sẽ khơng nhìn thấy bố mẹ.
- Nếu người lạ cho quà, là em bé ngoan các con sẽ từ chối như thế nào? (con cảm ơn cô, con
không nhận đâu ạ)
- Đúng rồi các con ạ, chúng mình là những em bé ngoan phải lịch sự khi từ chối không nhận
quà. Các con hãy quan sát cô giáo sẽ làm cho chúng mình xem nhé. Trước tiên khi người lạ cho
quà chúng mình phải khoanh 2 tay trước ngực tỏ ra mình là em bé ngoan này và nói cháu cảm
ơn ạ! Nhưng bố mẹ cháu không cho nhận đâu ạ! Cô mời cả lớp đúng lên và làm cùng cô nào.
(cháu cảm ơn cô ạ, nhưng bố mẹ cháu không cho lấy đâu ạ)
- Chúng mình rất giỏi, bây giờ cơ xem chúng mình có từ chối khéo khơng nhé!
- Một cơ giáo đóng người lạ mang bim bim, thạch vào cho các bé.
- Nếu bây giờ chúng mình đã từ chối như thế rồi nhưng mà người lạ vẫn cứ cho chúng mình,
dúi vào tay chúng mình bắt chúng mình phải lấy thì chúng mình sẽ làm gì?(khơng lấy, kêu cứu,
giãy giụa, )


- Các con cho cơ biết chúng mình sẽ kêu cứu ntn? (kêu cứu to, cắn, cấu… cứu cháu với. mẹ ơi
cứu con với, cơ ơi cứu con, bắt cóc, bắt cóc cứu cháu)
- Bây giờ chúng mình cùng thử nhé! Một cơ đóng giả người lạ vào cho q và đưa 1 trẻ đi, trẻ

thực hành kêu cứu.
- Đó là cac bạn vừa có một mình thơi cịn bây giờ chúng mình đang chơi thì xem là chúng mình
có ngăn được người lạ không nhé.
- Cô mời một tổ đúng lên chơi để cô sang bên này lấy đồ chơi nhé. Cơ giáo đóng ngưoi lạ vào
cho bim bim và bế một cháu đi, các bạn cùng giúp đỡ và đẩy ngưoi lạ ra.
- các con ạ khi mà chúng mình đang chơi với nhau mà có 1 bạn bị người lạ dụ đi, bắt đi thì
chúng mình phải giúp đỡ bạn bằng cách kêu cứu thật to và đẩy người lạ đi nhé.
- À vừa rồi cô và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu và thực hành không nhận quà và đi theo người
lạ rồi. Thế chúng ta chỉ nhận quà khi nào? (khi được bố mẹ cho phép)
- Cô giáo dục trẻ: Khi đi chơi ở những nơi công cộng, đông người các con không nên chạy lung
tung vì rất dễ bị lạc và gặp người xấu. Khi bị lạc chúng mình tìm người giúp đỡ hoặc đứng yên
một chỗ và chờ bố mẹ đến. Và chúng mình chỉ nhận quà khi được bố mẹ cho phép và nhận quà
từ những người thân quen chúng ta gặp gỡ hàng ngày thôi nhé.
* Mở rộng:
- Hàng ngày các con đã được bố mẹ cho đi chơi ở nơi đông người chưa?
- Nếu chẳng may bị lạc ở siêu thị con sẽ làm gì? (nhờ cơ nhân viên bán hang, chú bảo vệ gọi
điện thoại cho bố mẹ)
+ Siêu thị là nơi rất đông người làm sao con biết ai là cô nhân viên, chú bảo vệ? (mặc đồng
phục)
+ Nếu con bị lạc con sẽ đọc số điện thoại địa chỉ nhà như thế nào?
- Khái quát: Khi bị lạc đầu tiên con phải nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đình để khi có sự cố hoặc
bị lạc con đọc số điện thoại, đia chỉ nhà ở để nhờ người đáng tin cậy giúp đỡ.
3. Trò chơi
*TC: Đội nào nhanh nhất
Vừa rồi, các con đã học bài rất giỏi rồi đấy. Bây giờ để thể hiện tài năng của mình, các con hãy
cùng cơ tham gia trị chơi “ Đội nào nhanh nhất” nhé! Cách chơi như sau:
Cách chơi: Cơ sẽ chia lớp mình thành 3 đội, trên màn hình là các ơ số, ẩn sau mỗi ô số là một
câu hỏi. Nhiệm vụ của các con là chọn ô số và lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.
Trong vịng 5 giây trả lời đúng câu hỏi sẽ chiến thắng, nếu không có câu trả lời thì 2 đội cịn lại
sẽ giành quyền trả lời

* Cho trẻ xem phim về bé Na ở nhà một mình.
4. Kết thúc:
Các con đã vừa được tham gia chương trình “ Bé giỏi bé ngoan”! Qua chương trình các bé đã
biết từ chối khi người lạ cho q và khơng đi theo người lạ. Chương trình “ Bé giỏi bé ngoan”
đến đây là kết thúc rồi. Cô chúc các con sẽ luôn là những em bé giỏi, bé ngoan, lễ phép và học
giỏi nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các con ở những chương trình sau.



×