Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.77 KB, 1 trang )
Những từ có thể gây tác dụng ngược trong CV của bạn
Bạn là người giàu kinh nghiệm? Trước khi khẳng định điều này trong CV (hồ sơ
xin việc) của mình, hãy chắn chắn là mình có thể chứng minh điều đó với nhà
tuyển dụng, ít nhất là hãy cho họ thấy được những bằng chứng cụ thể.
Thông thường, khi tìm kiếm việc làm người lao động luôn cố gắng tiếp thị bản thân mình
ở mức tốt nhất với nhà tuyển dụng, họ chỉ ghi vào CV của mình những điều tốt đẹp,
những thành tích nổi bật, những kinh nghiệm nghe rất “hoành tráng” Họ hầu như
không đá động gì đến những điểm yếu, những sở đoản của mình, nói chung là những
mặc không tích cực của mình.
Vậy thì, có nên không? Nói về những điểm yếu của mình một cách khéo léo – để nhà
tuyển dụng có một cái nhìn toàn diện về bạn, hay là hoàn toàn giấu biến chúng đi, chỉ
đến khi nào nhà tuyển dụng hỏi đến mới nói, thậm chí là mãi sau khi bạn đã được nhận
vào làm việc và lúc đó nhà tuyển dụng mới biết đến (coi như đã muộn)?
Theo các chuyên gia nhân sự, cũng như những người làm công tác tuyển dụng lâu năm
thì: bạn nên nói. Ngay từ đầu, những mạnh, yếu của mình như thế nào, hãy cho nhà
tuyển dụng biết. Đó cũng là cách để chắc chắn bạn có làm được công việc ấy hay không.
Tuy nhiên, nói như thế nào để CV của bạn không bị nhà tuyển dụng loại đi. Đó là cả một
nghệ thuật và điều này còn phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ, sự khéo léo của bạn.
Và đây là những những bạn cần tránh ghi trong CV của mình, vì chúng có thể sẽ gây nên
những tác dụng không hay đối với ý muốn tìm việc và cả quá trình làm việc sau này của
bạn.
Tháo vát
Nhiều hoài bão
Xông xáo
Sáng tạo
Kỹ lưỡng
Quyết đoán
Có năng lực
Giàu kinh nghiệm
Linh hoạt
Kiên nhẫn với mục tiêu