Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài tập học kỳ Luật ngân hàng Đại học Luật Hà Nội: Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con,công ty liên kết của tổ chức tín dụng; từ đó đưa ra ý kiến pháp lý trên cơ sở đánh giá các vi phạm trong hoạt động ngân hàng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.79 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Khái quát chung...............................................................................................2
1. Tổ chức tín dụng...........................................................................................2
2. Công ty con công ty liên kết và hoạt động của công ty con, công ty liên kết
của tổ chức tín dụng..........................................................................................3
II. Vai trị của hệ thống các cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng...7
III. Các ý kiến pháp lý trên cơ sở đánh giá các vi phạm của các công ty con
công ty liên kết của tổ chức tín dụng...................................................................10
1. Thực trạng hoạt động của công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín
dụng năm 2015................................................................................................10
2. Các ý kiến pháp lý về các quy định của công ty con, công ty liên kết của
các tổ chức tín dụng.........................................................................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................19

0


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện
nay, hàng loạt các mơ hình các doanh nghiệp được ra đời với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận và hội nhập quốc tế. Các mơ hình cơng ty thành lập những cơng ty con,
cơng ty liên kết nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định, một trong những
lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay có tác động mạnh mẽ đến việc các ngành nghề
lĩnh vực khác là các hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế
thành lập và mua lại các công ty con nhằm thực hiện những cơ hội kinh doanh
khác nhau và hoạt động trên các lĩnh vực trong nền kinh tế. Nhận biết được vấn đề
này, trong bài tập học kỳ em xin chọn đề bài như sau: “ Phân tích vai trị của hệ
thống các công ty con,công ty liên kết của tổ chức tín dụng; từ đó đưa ra ý kiến


pháp lý trên cơ sở đánh giá các vi phạm trong hoạt động ngân hàng năm 2015”

1


NỘI DUNG
I.
Khái quát chung
1. Tổ chức tín dụng
Khái niệm: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.
( Điều 4 khoản 1 Luật tổ chức tín dụng 2010 )
Đặc điểm: Từ khái niệm theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín
dụng cũng là một doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Tuy
nhiên, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mang những đặc điểm khác biệt với
các doanh nghiệp riêng biệt:
- Đối tượng kinh doanh: tiền tệ;
- Hoạt động kinh doanh đặc thù
+ Huy động vốn: nhận tiền gửi vay vốn từ ngân hàng nhà nước
+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung cấp dịch vụ thanh tốn
- Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi roc ho tồn hệ thống tín
dụng;
- Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể quản lý là ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ yêu cầu vốn theo quy
định và nguồn nhân lực và chun mơn nghiệp vụ.
Phân loại: Tổ chức tín dụng được phân loại theo khái niệm quy định tại Điều 4
Luật tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng: (bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác xã) là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả

các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: (bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho
th tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác) là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số các hoạt động ngân hàng theo
quy định của pháp luật, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng;
- Tổ chức tài chính vi mơ: là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một
số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình
có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ;

2


- Quỹ tín dụng nhân dân: Là tổ chức tín dụng do các cá nhân, pháp nhân và hộ
gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng và Luật hợp
tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh
doanh và đời sống.
2. Công ty con công ty liên kết và hoạt động của công ty con, cơng ty liên
kết của tổ chức tín dụng
a) Công ty con và hoạt động của công ty con
Công ty con của tổ chức tín dụng là cơng ty thuộc một trong các trường hợp
sau:
Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức
tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu
quyết;
Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất
cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc
(Giám đốc) của cơng ty con;

Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay
gián tiếp kiểm sốt việc thơng qua nghị quyết, nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
(Điều 4 khoản 30 Luật tổ chức tín dụng 2010)
Từ các căn cứ pháp lý trên, có thể thấy cơng ty con có một số đặc điểm pháp
lý như sau:
Công ty con chủ yếu tổ chức và hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH hoặc
cơng ty cổ phần. VD: Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV,
cơng ty cổ phần chứng khốn BIDV là các công ty con của ngân hàng BIDV;
Công ty con và cơng ty mẹ có tư cách pháp lý độc lập với nhau. Các công ty
con và công ty mẹ tự nhân danh chính mình khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật;
Cơng ty mẹ có quyền thực hiện các quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền đối
với công ty con như bầu, bổ nhiệm các chức danh trong công ty con;

3


Tổ chức tín dụng (cơng ty mẹ) đóng vai trị là thành viên hoặc cổ đơng trong
cơng con vì vậy tổ chức tín dụng có quyền được chia lợi nhuận sau khi công ty
con đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính;
Cơng ty con chịu sự kiểm sốt đối với cơng ty mẹ bởi số tỷ lệ vốn góp của
cơng ty mẹ đối với công ty con là đa số, vì vậy mà cơng ty con chịu sự kiểm
sốt của cơng ty mẹ.

Như vậy theo quy định trên thì tổ chức tín dụng có cơng ty con nếu sở hữu ít
nhất trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo quy định này, tại khoản 2 Điều 103 Luật tổ chức tín dụng quy định:
- Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty

liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh sau đây:
a) Bảo lãnh phát hành chứng khốn, mơi giới chứng khốn, quản lý, phân
phối chứng chỉ quỹ đầu tư cứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
b) Cho thuê tài chính;
c) Bảo hiểm;
Từ các quy định trên, có thể thấy rằng, Ngân hàng thương mại muốn thực
hiện các hoạt động trên các lĩnh vực như bảo lãnh phát hành chứng khốn, mơi giới
chứng khốn, cho th tài chính hay bảo hiểm… thì khơng thể tự mình nhân danh
chính mình thực hiện các hoạt động này được, mà phải thông qua thành lập hoặc là
mua lại các công ty khác, nếu sở hữu vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của cơng ty đó
ít nhất trên 50% vốn điều lệ, hoặc vốn cổ phần của công ty đó thì cơng ty đó sẽ là
cơng ty con của tổ chức tín dụng.
Từ các quy định của pháp luật và các phân tích nêu trên, con đường hình
thành của các cơng ty con trong các tổ chức tín dụng có thể thơng qua hai con
đường sau đây:
Thứ nhất: Thơng qua con đường góp vốn thành lập, ngân hàng thương mại
sẽ dùng vốn điều lệ hoặc quỹ dự trữ để mua cổ phần, góp vốn của các cơng ty hoạt
động trong lĩnh vực: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, mơi giới chứng khốn, quản
lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và mua bán cổ phiếu, cho thuê tài
chính và bảo hiểm; tuy nhiên việc mua cổ phần, góp vốn này phải đáp ứng được tỷ
lệ sở hữu nhỏ nhất là 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của công ty con.
Thứ hai: Thông qua con đường mua lại giá trị cổ phần, phần vốn góp. Tỷ lệ
mua lại cổ phần, phần vốn góp của ngân hàng thương mạiít nhất bằng 50% giá trị

4


vốn cổ phần hoặc vốn điều lệ của công ty con (cơng ty có cổ phần, phần vốn góp
được mua lại).
Ngoài ra, ngân hàng thương thương mại được thành lập, mua lại công ty

con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảo, kiều hối,
kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu
dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng.
(Khoản 3 điều 103 Luật tổ chức tín dụng 2010)
Đối với cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính: quy định về việc thành
lập công ty con, công ty liên kết quy định như sau tại điều 110 luật tổ chức tín dụng
2010 quy định cụ thể về cơng ty tài chính: Cơng ty tài chính được thành lập mua
lại cơng ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận
bằng văn bản. Đối với cơng ty cho th tài chính: Cơng ty cho th tài chính
khơng được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới
mọi hình thức. Đều là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tuy nhiên pháp luật lại đưa
ra những cách đối xử khác nhau đối với hai loại hình này. Nếu như cơng ty tài
chính có những quyền được thành lập, mua lại các công ty con, công ty liên kết để
thực hiện các hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán ,
quản lý tài sản bảo đảm thì cơng ty cho th tài chính lại hoàn toàn bị pháp luật
cấm, cũng bởi một số lý như: cơng ty cho th tài chính cần một lượng vốn rất lớn
để thực hiện các hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn trên cơ sở hợp đồng
cấp tín dụng vì vậy cần một lượng vốn rất lớn để thực hiện hoạt động cho thuê tài
chính, nếu cho phép các cơng ty cho th tài chính thành lập hoặc mua lại các công
ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh doanh khác trên các
lĩnh vực như chứng khốn, bảo hiểm… thì các cơng ty cho th tài chính khó đảm
bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ và hoạt động của chính mình. Bên cạnh đó,
các cơng ty cho th tài chính một phần cũng được thành lập là các cơng ty con
của các ngân hàng thương mại, vì theo quy định tại điều 103 Luật tổ chức tín dụng
đã trích dẫn ở phần trên thì ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại cổ phần
của công ty con, công ty liên kết trên lĩnh vực cho thuê tài chính. Chính vì vậy, để
khơng xảy ra vấn đề sở hữu chồng chéo lẫn nhau, pháp luật đã đặt ra quy định như
vậy để các vấn đề xảy ra trên thực tế khơng có những tranh chấp xảy ra mà trách
nhiệm lại khơng thể quy về một chủ thể duy nhất:

Ví dụ Ngân hàng BIDV có cơng ty con là Cơng ty cho thuê tài chính TNHH
một thành viên BIDV lĩnh vực hoạt động là cho thuê tài chính, cho vay bổ sung
vốn lưu động, cho thuê vận hành, các hình thức cấp tín dụng khác. Trong trường
hợp nếu pháp luật quy định cơng ty cho th tài chính được phép thành lập, mua lại

5


các công ty con, công ty liên kết nhằm thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh
vực chứng khoán, bảo hiểm… thì như vậy trong trường hợp trên, cơng ty cho th
tài chính TNHH BIDV là cơng ty con của ngân hàng BIDV, lại thành lập 1 công
con, công ty liên kết khác. Như vậy, lượng vốn của công ty Cho th tài chính lại
đổ về một cơng ty con của nó, trong khi đó Cơng ty cho th tài chính BIDV lại
được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên mà chủ sở
hữu duy nhất là ngân hàng BIDV, nếu để tình trạng này diễn ra sẽ xảy ra những
tình huống giả định như: cơng ty con Cho th tài chính BIDV sẽ dùng số tiền từ
công ty mẹ để mở rộng lĩnh vực tình kiếm lợi nhuận bằng cách sử dụng vốn từ
cơng ty mẹ. Trong khi đó, cơng ty mẹ sẽ khơng thể có đủ nguồn lực để thực hiện
việc thành lập và hoạt động cho một chuỗi công ty con, cháu, chắt, chút chít như
vậy được.Nếu để tình trạng như vậy diễn ra thành một hệ thống thì ngân hàng
BIDV sẽ khó có thể tiến hành hoạt động và phát triển.
Đối với tổ chức tài chính vi mơi; quỹ tín dụng nhân dân đây là hai loại hình
của tổ chức tín dụng, tuy nhiên điểm khác biệt ở chỗ hai loại hình tổ chức hoạt
động này có đối tượng hướng tới lại là những đối tượng, mục đích được xác định
cụ thể như tổ chức tài chính vi mơ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu các cá nhân, hộ
gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ hay đối với quỹ tín dụng nhân
dân với mục tiêu là tương trợ phát triển sản xuất, kinh doanh đây là những tổ chức
tín dụng được thành lập và hoạt động với mục đích khơng đặt mục đích lợi nhuận
lên hàng đầu. Chính vì vậy, mà việc thành lập các công ty con công ty liên kết đối
với các tổ chức tín dụng này pháp luật khơng quy định, tổ chức tín dụng này được

tự do lựa chọn sao cho phù hợp với những mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.
Đối với việc giới hạn về việc góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con:
Quy định tại điều 135 Luật tổ chức tín dụng năm 2010:
1.Cơng ty con, công ty liên kết của cùng một công ty kiểm sốt khơng được góp
vốn, mua cổ phần của nhau.
2. Công ty con, công ty liên kết của một tổ chức tín dụng khơng được góp vốn, mua
cổ phần của chính tổ chức tín dụng đó.
3. Tổ chức tín dụng đang là công ty con, công ty liên kết của cơng ty kiểm sốt
khơng được góp vốn, mua cổ phần của cơng ty kiểm sốt đó
b) Cơng ty liên kết và hoạt động của công ty liên kết
Khái niệm: Cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng là cơng ty trong đó tổ chức tín
dụng hoặc tổ chức tín dụng và người liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên
11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết nhưng khơng
phải là cơng ty con của tổ chức tín dụng.
6


(Theo điều 4 khoản 29 Luật tổ chức tín dụng 2010)
Theo quy định của pháp luật trên thì cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng
nếu tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có
quyền biểu quyết. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định giới hạn để xác định giữa
công ty con và công ty liên kết. Nếu theo quy định đã trích dẫn ở phần trên, thì là
cơng ty con nếu tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có
quyền biểu quyết. Đối chiếu với quy định của công ty liên kết của tổ chức tín dụng
này, thì cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng nếu tổ chức tín dụng sở hữu từ 11%
đến không quá 50%. Đây là giới hạn để xác định sự khác nhau giữa công ty con và
cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Đặc điểm của cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng:
Cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng có tư cách pháp lý độc lập;
Công ty liên kết quyết định các vấn đề của mình một cách độc lập, mọi ý

kiến của tổ chức tín dụng đều đóng vai trò như ý kiến của các thành viên khác,
quyết định các vấn đề theo đa số hoặc điều lệ của cơng ty;
Tổ chức tín tín dụng được hưởng các lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty liên kết tương đương với tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần trong công ty
liên kết sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính .
Có thể thấy, cơng ty liên kết có những đặc điểm tương tự như cơng ty con
của tổ chức tín dụng.Tuy nhiên, bởi giới hạn sở hữu phần vốn góp, cổ phần khác
nhau, vì vậy cơng ty con có tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn nên quyền hạn của tổ
chức tín dụng là vượt trội hơn hẳn so với công ty liên kết.
II.

Vai trị của hệ thống các cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín
dụng

Để có thể xác định được rõ ràng vai trị của cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ
chức tín dụng. Tơi xin phân tích một hoạt động của một ngân hàng cụ thể, từ đó
đưa ra các vai trị của hệ thống công ty con. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIDV) bao gồm một số các công ty con sau đây: Cơng ty cho th tài chính
TNHH một thành viên BIDV; Cơng ty cho th tài chính TNHH một thành viên
BIDV II; Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV; Cơng ty cổ phần chứng
khốn BIDV; Công ty cổ phần bảo hiểm BIDV; Công ty TNHH quốc tế BIDV tại
Hồng Kông. Đây là hệ thống các cơng ty con của BIDV, có thể thấy các cơng ty
con này, trải rộng trên nhiều lĩnh vực như: cho th tài chính, chứng khốn, bảo
hiểm đây là những ngành lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn pháp định lớn, bên cạnh đó
lợi nhuận thu được từ những hoạt động này rất nhiều vì vậy việc BIDV đầu tư để tổ

7


chức và mua lại các phần vốn góp, cổ phần từ các công ty này nhằm nâng cao được

lợi nhuận cho chính mình, qua đó cũng mở rộng được các thị trường trên các lĩnh
vực và các quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc thành lập và mua lại các công ty
con của BIDV cũng 1 phần nhằm để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng mình như
hoạt động cho thuê tài chính, để thực hiện hoạt động này thì ngân hàng thương mại
bắt buộc phải có tổ chức là cơng ty con, cơng ty liên kết của mình. Ngoài ra, trong
trường hợp BIDV thiếu nguồn vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh các công
ty con cũng là nơi để BIDV thực hiện việc huy động vốn thông qua các công ty
con như Công ty cho thuê tài chính TNHH một thành viên BIDV, cơng ty cho th
tài chính BIDV II, cơng ty cổ phần chứng khốn BIDV. Tuy nhiên, các công ty con
của BIDV cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, trong nhiều trường hợp, việc
các nhân giám đốc nhân viên trong các công ty con của BIDV đã thực hiện những
hành vi gây thiệt hại cho chính cơng ty mẹ (BIDV). Vụ việc cụ thể như sau:
Cơng ty xi măng Lào Cai có cơng văn gửi Cơng ty cho th tài chính TNHH
một thành viên chi nhánh Hà Nội (Công ty BLC) Hà Nội về việc cho thuê tài chính
để thực hiện dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Giê (Bình Lư – Tam Đường –
Lai Châu) có tổng mức đầu tư là 74 tỷ đồng. Sau một thời gian, BIDV chi nhánh
Lào Cai có cơng văn đề nghị tham gia đồng tài trợ dự án thủy điện Nậm Giê của
công ty xi măng Lào Cai. Sau đó cơng ty BLC của Hà Nội đã có cơng văn đồng ý
cho th phần thiết bị thủy điện Nậm Giê của công ty xi măng Lào Cai với số tiền
tối đa là 22 tỷ đồng. Và hai bên đã ký hợp đồng cho th tài chính.
Mặc dù sau đó phát sinh việc chủ đầu tư khơng đủ các điều kiện thanh tốn
nhưng ơng Bùi Văn Khen nguyên Giám đốc công ty TNHH một thành viên BIDV
chi nhánh Hà Nội và ông Nguyễn Việt Hưng ngun trưởng phịng kinh doanh 2
thuộc cơng ty cho thuê tài chính TNHH 1 thành viên BIDV chi nhánh Hà Nội vãn
thẩm định và giải ngân khoản tiền 11,8 tỷ đồng. Trong đó giải ngân trực tiếp cơng
ty xi măng Lào Cai số tiền 5,98 tỷ đồng để mua thiết bị máy móc và giải ngân
thơng qua BIDV Lào Cai số tiền 5,85 tỷ đồng để mua thiết bị thủy điện và dịch vụ
kỹ thuật dự án thủy điện Nậm Giê. Cơ quan điều tra đã xác định, không có khả
năng thu hồi được tài sản do cơng ty xi măng Lào Cai đã bán, gán nợ.
Vụ việc như thế này diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn đến BIDV nói riêng và nhà

nước nói chung. Các cơng ty con được thành lập và hoạt động tuy có những vai trị
tích cực đối với lợi nhuận và các vấn đề kinh tế khác, tuy nhiên việc thành lập
những công ty con cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, mà cơng ty cho th tài chính
TNHH một thành viên BIDV là một ví dụ điển hình, việc các nhân viên, giám đốc
ngân hàng thực hiện các hành vi về thẩm định hồ sơ đối với các hồ sơ cho th tài
chính trái phép, phê duyệt những hồ sơ khơng đủ điều kiện đã làm thất thoát cho
nhà nước cũng như công ty mẹ những thiệt hại nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra là chỗ,

8


cơng ty mẹ liệu có thể kiểm sốt được tình này trong khi hàng loạt các hoạt động
của công ty mẹ diễn ra hàng ngày chưa được kiểm soát chặt chẽ hễ là các hoạt
động của công ty con. Đối với BLC Hà Nội nói trên là loại hình cơng ty TNHH
một thành viên vì vậy 100% vốn điều lệ thuộc về BIDV mà việc kiểm sốt cịn nảy
sinh cịn khó kiểm sốt như vậy hễ là việc kiểm sốt đối với công ty con, công ty
liên kết mà số vốn chỉ trên 50% vốn điều lệ đối với công ty con hay trên 11% đối
với công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Từ việc phân tích ví dụ cụ thể về cơng ty con của BIDV, có thể nhận thấy hệ
thống các công ty con, công ty liên kết của các tổ chức tín dụng là một con dao hai
lưỡi đối với nền kinh tế nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. Tuy nhiên,
nếu khơng thực hiện các công cụ để phát triển kinh tế như vậy, thì liệu nền kinh tế
sẽ như thế nào. Qua những phân tích từ một trường hợp cụ thể, tơi xin khái qt
vai trị của hệ thống các cơng ty con cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng:
Thứ nhất: Công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng có vai trị giúp tổ
chức tín dụng mở rộng các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế
từ đó tìm kiếm những lợi nhuận thông qua việc được phân chia lợi nhuận từ các
công ty con, công ty lien kết;
Thứ hai: Công ty con, công ty liên kết là cái tay nối dài của tổ chức tín dụng
thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng mà pháp luật bắt buộc phải thành lập công ty

con, công ty liên kết;
Thứ ba: Công ty con, công ty liên kết là nơi các tổ chức tín dụng huy động vốn
khi cần thiết, đây là biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng trong trường hợp ngân hàng cần một khoản vốn để hoạt động và phát
triển;
Thứ tư: Công ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng cịn có vai trị dàn
trải lượng vốn của các tổ chức tín dụng, giúp tổ chức tín dụng hạn chế được những
rủi ro nhất định khi thực hiện hoạt động ngân hàng mà nhân danh chính mình;
Thứ năm: Cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng là nơi tìm kiếm lợi
nhuận, sinh ra nhiều lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng sau khi cơng ty đó đã thực
hiện các nghĩa vụ tài chính thì lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ đối với công ty mẹ.
Thứ sáu: Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, thì một giải
pháp như thành lập mua các công ty con, công ty liên kết là một giải pháp hữu hiệu
đối với các tổ chức tín dụng. Trong nhiều giai đoạn Chính phủ đưa ra chính sách
thắt tín dụng thì hệ thống các cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng sẽ
giúp tổ chức tín dụng vượt qua những giai đoạn như vậy, nhằm đảm bảo việc duy

9


trì hoạt động cho chính tổ chức tín dụng trước sức ép thắt tăng trưởng tín dụng,
giảm lãi suất.
III.

Các ý kiến pháp lý trên cơ sở đánh giá các vi phạm của các công ty
con công ty liên kết của tổ chức tín dụng
1. Thực trạng hoạt động của cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín
dụng năm 2015
a) Tích cực
Năm 2015, nhìn chung theo đánh giá của các tổ chức tín dụng, các yếu tố nội và

khách quan trong môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng đều được cải
thiện rõ nét hơn trong năm 2015 so với năm 2014 trong đó điều kiện kinh doanh và
tài chính của khách hàng và cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ là hai
nhân tố được nhận định có sự cải thiện mạnh mẽ nhất.
Hơn 90% tổ chức tín dụng nhận định mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng
tại thời điểm cuối năm 2015 đang ở mức độ bình thường và thấp, có xu hướng
giảm rõ rệt so với năm 2014 và được kì vọng tiếp tục ổn định và có xu hướng
giảm.
Chính những thơng tin tích cực như vậy đã khiến cho việc thành lập và hoạt
động của các công ty con, cơng ty liên kết có những thuận lợi nhất định. Một trong
những ngân hàng được xác định thu được lợi nhuận từ việc tổ chức và hoạt động
của công ty con, công ty liên kết là ngân hàng BIDV. Trong Đại hội đồng cổ đông
BIDV thường niên năm 2016 diễn ra vào ngày 25/04/2016 đã thông qua nhiều nội
dung quan trọng trong đó nội dung quan trọng thành lập công ty con của BIDV
trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư trên cơ sở việc mua lại phần vốn góp của
Vietnam Partners tại BVIM . Trong năm 2015, BIDV còn đạt được những thành
tựu nhất định hoạt động của các công ty con, công ty liên kết của BIDV có sự phát
triển và tăng trưởng ổn định, đạt kết quả tích cực hơn so với năm trước. Tổng lợi
nhuận trước thuế đạt 438 tỷ đồng, tăng thêm 40% so với năm trước, hoàn thành kế
hoạch năm 2015 trong đó tổng cơng ty bảo hiểm BIDV (BIC) đạt được 157 tỷ,
Cơng ty chứng khốn BIDV (BSC) đạt được 101 tỷ đồng, cơng ty cho th tài
chính TNHH một thành viên BIDV (BLC) đạt được 180 tỷ đồng, như vậy, số lợi
nhuận mà BIDV đạt được từ hệ thống các cơng ty con là tương đố khả quan, chính
vì vậy mà trong Đại hội đồng cổ đông thường niên đã quyết định việc mua lại phần
vốn góp của Vietnam Partners tại BVIM đây cũng là một thơng tin tích cực.
Từ những diễn biến lạc quan trên từ BIDV có thể thể thấy, hệ thống các công ty
con, công ty liên kết có một vai trị hết sức quan trọng đối với tổ chức tín dụng trên
thực tiễn. Các ngân hàng thương mại thành lập và động trên cơ sở mục đích lợi
nhuận lên hàng đầu, vì vậy các cơng ty con, cơng ty liên kết chính là một trong
10



những biện pháp mà tổ chức tín dụng xây dựng để đạt được những mục tiêu đã đặt
ra.
b) Các vi phạm trong hoạt động ngân hàng đối với công ty con, cơng ty liên
kết của tổ chức tín dụng năm 2015
Bên cạnh mặt tích cực của hệ thống cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức
tín dụng thì năm 2015 cũng xảy ra gây những hậu quả đáng nghiêm trọng cho tổ
chức tín dụng cũng như nhà nước. Sau đây tơi xin phân tích một ví dụ điển hình về
một ngân hàng thực tế, đây là ngân hàng mà công ty con của ngân hàng này đã vi
phạm các quy định:
Ngân hàng MHB có cơng ty con là Cơng ty cổ phần chứng khốn Ngân hàng
phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBS). Sau khi thành lập, Công ty này
đã huy động hàng trăm tỷ đồng để tài trợ cho khách hàng trong hoạt động chứng
khoán, dẫn đến tình trạng bị âm vốn chủ sở hữu 171 tỷ đồng.Trước khi được sáp
nhập vào BIDV có thể nói đây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng xảy ra đối với
ngành ngân hàng nói chung và hệ thống các cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ
chức tín dụng nói riêng. MHBS là một cơng ty chứng khốn nhỏ trên thị trường,
được thành lập từ năm 2006 với số vốn là 60 tỷ đồng.Ngay sau đó, đến năm 2007
trong báo cáo tài chính cơng ty này đã ghi nhận khoản nợ ngắn hạn hơn 400 tỷ
đồng. Số tiền này lúc đó, được dùng để đầu tư tài chính, gửi ngân hàng và tài trợ
các khoản phải thu. Trong các năm sau đó, MHBS đã liên tục duy trì các nguồn
vốn vay tới hàng trăm tỷ đồng bằng việc phát hành trái phiếu hoặc các hình thức ký
quỹ, đặt cọc, mua trái phiếu của ngân hàng khác.

11


(Số dư các nguồn vốn của MHBS từ năm 2010 đến nay)
Năm


Giá trị (tỷ đồng)

Diễn giải

2010

400

Trái phiếu lãi suất 14,2%

2011

210

Trái phiếu

200

Ký quỹ để mua trái phiếu của ngân
hàng Đại Á (đã sáp nhập vào ngân
hàng HD bank từ năm 2014) – lãi suất
14,3%
Tiền đặt cọc hợp tác đầu tư từ ngân
hàng mẹ (MHB)
Ký quỹ của ngân hàng HTX Việt Nam
để mua trái phiếu chính phủ
Ký quỹ của MHB để mua trái phiếu
chính phủ
Ký quỹ của MHB để mua trái phiếu

chính phủ

2012

200

2013

410

2014

330

Q3. 2015

272

Nhưng MHBS không được phép thực hiện dịch vụ giao dịch ký quỹ (trực tiếp cho
khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo tỷ lệ được quy định). Do đó nguồn
vốn huy động được MHBS đã sử dụng vào các mục đích đầu tư tài chính và hợp
tác/ hỗ trợ đầu tư với khách hàng.
Từ năm 2011 đến nay, tổng các khoản hợp tác/hỗ trợ của MHBS cho khách hàng
duy trì ở mức hơn 140 tỷ đồng.
Trong khi đó, khoản đầu tư tài chính giảm dần từ 145 tỷ đồng về mức 75 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong nhiều năm qua, MHBS liên tục duy trì khoản phải thu gần 300 tỷ
đồng về hoạt động giao dịch chứng khoán nhưng cơng ty này khơng hề có khoản
phải trả tương ứng. Điều này không loại trừ khả năng MHBS đã phải dùng vốn vay
để “tài trợ” cho việc mua cổ phiếu của khách hàng.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, sau khi ngân hàng mẹ MHB về với BIDV, MHBS đã

phải trích lập gần 240 tỷ đồng chi phí dự phịng phải thu khó địi. Kết quả là cơngty
lỗ kỷ lục 258 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm và ghi nhận âm vốn chủ sở hữu 171 tỷ
đồng.

12


Khi xác định các vi phạm từ Công ty cổ phần chứng khốn Ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sơng Cửu Long (MHBS), kiểm toán nhà nước đưa ra những nội
dung kiến nghị xử lý các sai phạm tập thể, cá nhân liên quan được phát hiện từ kết
quả kiểm toán 2015. Báo kiến nghị đã nêu rõ, đối với Cơng ty cổ phần chứng
khốn Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBS) vi phạm các
quy định trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, dẫn đến nợ tồn đọng nhiều, khó
có khả năng thu hồi (cho khách hàng nợ tiền mua chứng khoán 282,72 tỷ đồng; cho
cho vay mua chứng khốn thơng qua hợp đồng hợp tác đầu tư 53,16 tỷ đồng, thông
qua hợp đồng uỷ thác đầu tư 70,4 tỷ đồng); kinh doanh thua lỗ không có nguồn để
trả trái phiếu đến hạn 400 tỷ đồng, khơng quản lý tách biệt tiền và chứng khốn của
nhà đầu tư và của cơng ty chứng khốn, gia hạn hợp đồng mua bán lại chứng
khốn có kỳ hạn khơng đúng hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...
MHBS còn khoản cho khách hàng nợ, vay để mua chứng khốn khơng đúng quy
định 406,28 tỷ đồng từ năm 2010.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ trách
nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm trong việc cho khách hàng vay
kinh doanh chứng khoán (cho khách hàng chậm tiền thanh toán mua chứng khoán;
cho khách hàng vay tiền cầm cố bằng chứng khoán và cho vay tiền mua chứng
khoán thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư) gây thiệt hại lớn cho Công ty, cụ thể:
Bà Lữ Thị Thanh Bình - Tổng Giám đốc MHBS có dấu hiệu làm sai quy định của
Nhà nước gây thiệt hại cho Công ty.
Ơng Đồng Quang Huy - Phó Giám đốc mơi giới giao dịch, ơng Trần Thành Nam –
Phó Giám đốc giao dịch và các cá nhân có liên quan có dấu hiệu lợi dụng chức vụ,

quyền hạn, mượn danh các cá nhân để kinh doanh chứng khốn gây thiệt hại cho
MHBS;
Ơng Huỳnh Nam Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị MHBS trong việc ban hành
Văn bản số 05/09/2011/HĐQT: “Yêu cầu Tổng Giám đốc chỉ đạo các phịng ban
chun mơn tiến hành các thủ tục để chuyển toàn bộ tài sản đang ở trong 02 tài
khoản cá nhân Nguyễn Quang Huy,Hoàng Xuân Tiến về tài khoản tư doanh của
MHBS” để hợp thức hóa khoản nợ do kinh doanh thua lỗ của 02 cá nhân trên cho
MHBS gánh chịu.

13


Kiểm toán Nhà nước nêu rõ Sở Giao dịch TPHCM và Ngân hàng MHB trong việc
ký nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư mua Trái phiếu Chính phủ nhưng khơng mua
được, đã để MHBS sử dụng sai mục đích và khó có khả năng và khó có khả năng
trả nợ. Thơng qua nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư có dấu hiệu của việc cấp vốn:
MHB chuyển hàng trăm tỷ đồng cho MHBS để đặt cọc cho công ty này tìm mua
trái phiếu chính phủ khơng khác gì một hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng
mẹ cho cơng ty con, với mức lãi suất hoàn trả số tiền đặt cọc (hay bản chất là chi
phí lãi của những “khoản vay” này) rất thấp, chỉ khoảng 1,2%/năm như được báo
cáo trong các năm 2013 và 2014. Trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng
trong các năm này luôn ở mức 6 – 7%/năm. Điều này là vi phạm các quy định của
Luật tổ chức tín dụng năm 2010
Sau khi vụ việc này xảy ra, hai lãnh đạo của ngân hàng MHB và 7 cán bộ tại
MHBS bị khởi tố, bắt tạm giam do làm trái quy định trong việc mua bán trái phiếu
chính phủ, tự doanh chứng khoán gây thiệt hại hàng tram tỷ đồng. Cụ thể, cơ điều
tra khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại
Cơng ty cổ phần chứng khốn Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu
Long (MHBS), Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
(MHB), khởi tố bị can và bắt tạm giam 9 cá nhân về tội danh trên.

Trong số này có ơng Huỳnh Nam Dũng (60 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT MHB;
Nguyễn Phước Hòa (60 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc MHB.Sau khi MHB sáp
nhập vào BIDV, ông Hòa và ông Dũng trở thành ủy viên HĐQT của ngân hàng
này. Các cá nhân còn lại bị khởi tố, bắt tạm giam gồm Bùi Sỹ Hiếu (40 tuổi),
nguyên Giám đốc Sở giao dịch MHB; Lữ Thị Thanh Bình (46 tuổi), nguyên Tổng
Giám đốc Công ty MHBS; Đặng Văn Hồ (41 tuổi), Đồn Việt Thắng (39 tuổi),
đều ngun phó Tổng Giám đốc MHBS; Trương Thanh Liêm (33 tuổi), nguyên
Phó Giám đốc khối Ngân hàng đầu tư MHBS; Nguyễn Phương Duy (36 tuổi),
nguyên Trưởng phòng đầu tư MHBS và Võ Kim Phụng ngun trưởng phịng
nghiên cứu phân tích MHBS.
Khi xác định hành vi vi phạm của các bị can, cơ quan điều tra đã xác định. Trong
quá trình MHBS thực hiện kinh doanh, vào thời điểm tháng 4/2011 các ông Huỳnh
Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Bùi Sỹ Hiếu là những cổ đông của MHBS đã
chuyển vốn vào công ty dưới hình thức hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Sau đó, các cấp dưới là Lữ Thị Thanh Bình, Trương Thanh Liêm sử dụng để gửi
tiết kiệm có kỳ hạn tại chính các chi nhánh của MHB nhằm hưởng chênh lệch lãi
suất.
Khơng những vậy, các bị can cịn sử dụng chính nguồn vốn của Sở giao dịch MHB
mua bán lịng vịng trái phiếu Chính phủ của MHB với các cơng ty trung gian. Từ

14


đó chiếm hưởng lợi nhuận từ chính tiền của ngân hàng. Hành vi của các bị can đã
gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho MHB, trong đó các cá nhân gồm cả ơng Dũng,
ơng Hịa, các cơng ty đều được hưởng lợi.
Bên cạnh đó, q trình kinh doanh chứng khoán của MHBS, các bị can trong vụ án
đã sử dụng nhiều tài khoản đứng tên các cá nhân để làm tài khoản tự doanh của
cơng ty.
Tiếp đó, các bị can sử dụng chính nguồn vốn của cơng ty để kinh doanh chứng

khốn với mục đích tận dụng việc mua bán chênh lệch trong ngày và giao dịch
quay vòng giữa tài khoản tự doanh và tài khoản cá nhân để “kiếm” thu nhập cho
công ty thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán.
Từ vụ việc vi phạm thực tế của MHBS có thể thấy, các cơng ty con cơng ty
liên kết tuy có một vai trị hết sức quan trọng đối với các tổ chức tín dụng, tạo ra
những lợi ích đáng kể cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, những vi phạm của các
công ty con cũng gây ra những thiệt hại nặng nề cho tổ chức tín dụng. Từ đó đặt ra
những vấn đề liệu các quy định của pháp luật đã đủ nghiêm, đã đủ chắc chắn và là
cơ sở để các hoạt động của các tổ chức tín dụng được hoạt động một cách hiệu quả,
khong có những vi phạm gây ra những thiệt hại rất lớn như vậy. Từ vụ việc vi
phạm của MHBS, tôi xin phép đưa ra khái quát khái quái về những việc đánh giá
những ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các ý kiến pháp lý về các quy định của công ty con, công ty liên kết của
các tổ chức tín dụng.
Việc điều chỉnh về thành lập và hoạt động của công ty con, công ty liên kết được
quy định trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản pháp luật liên quan:
Từ hành vi vi phạm trên, có thể thấy các hành vi vi phạm được thực hiện thông qua
các cán bộ, người lãnh đạo của tổ chức tín dụng. Đây chính là mấu chốt dẫn đến
việc thiệt hại hàng tram tỷ đồng cho nhà nước, cũng như đối với các tổ chức tín
dụng.
Đối với việc quản lý của ngân hàng nhà nước, cần có sự quản lý, thanh tra
kiểm tra đối với các ngân hàng thương mại. Kiểm soát việc cấp tín dụng của các tổ
chức tín dụng đối với hệ thống cơng ty con của mình, đây là một trong những điều
kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thất thoát tiền từ nhà nước. Theo quy định của pháp
luật thì tổ chức tín dụng, Điều 126 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc
hạn chế cấp tín dụng Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng
được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối
tượng là công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà
tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt, trong đó tổng mức dư nợ cấp tín dụng cấp
tín dụng đối với một cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng, doanh


15


nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt khơng được vượt q 10% vốn
tự có của tổ chức tín dụng, đối với tất cả các đối tượng trên khơng được vượt q
20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Ngồi ra theo Điều 12 khoản 1thơng tư
26/2016/ TT-VBHN quy định: điều kiện ưu đãi bao gồm ưu đãi về lãi suất, hồ sơ,
trình tự, thủ tục xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ và
các biện pháp xử lý thu hồi nợ. Tuy pháp luật đã đưa ra những quy định chặt chẽ
như vậy để hạn chế việc việc cấp tín dụng vượt q giới hạn đối với cơng ty con,
công ty liên kết. Tuy nhiên, cần phải đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát chặt
chẽ hơn, các báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm cần phải được kiểm tra, giám
sát. Các hệ thống công ty con, công ty lên kết cần được ngân hàng nhà nước có
những thơng tin cụ thể, tránh tình trạng cung cấp tín dụng vượt quá giới hạn hay
cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi như đối với trường hợp của ngân hàng MHB đối
với MHBS.
Biện pháp thanh tra, kiểm tra là hiệu quả, tuy nhiên các quy định của pháp
luật về kiểm soát các cán bộ, lãnh đạo của cả tổ chức tín dụng mẹ và cơng ty con,
cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng cũng cần phải có những quy định cụ thể. Các
cán bộ của công ty con, lãnh đạo tổ chức tín dụng mẹ đã liên kết, nhằm thiết lập
những hành lang pháp lý nhất định. Việc các lãnh đạo tổ chức tín dụng mẹ cấp tín
dụng cho các cơng ty con nhiều khi khơng xác nhận được những lý do, tuy nhiên
đây là một vấn đề trong nội bộ các tổ chức tín dụng, trong nhiều trường hợp là sự
móc nối của các cá nhân lãnh đạo của tổ chức tín dụng mẹ và cán bộ của công ty
con nhằm bỏ túi một khoản tiền bỏ túi riêng, gây thiệt hại rất lớn cho tổ chức tín
dụng. Vì vậy, việc xác định hồ sơ cấp tín dụng cho các cơng ty con, cơng ty liên
kết của tổ chức tín dụng cần có những quy định pháp lý chặt chẽ hơn, đối với
những hồ sơ cấp tín dụng có giá trị bao nhiên cần phải có sự đồng ý từ ngân hàng
nhà nước.Lượng tiền thông qua kênh của các tổ chức tín dụng cần phải có sự kiểm

sốt chặt chẽ từ ngân hành nhà nước.
Nhìn chung, hầu hết các vụ việc vi phạm của các công ty con, cơng ty liên
kết của các tổ chức tín dụng thì hầu hết các tổ chức tín dụng đều là ngân hàng
thương mại, đây là những tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động ngân hàng đầy
đủ, mục tiêu hoạt động đặt lợi nhuận lên hàng đầu và có quy mơ rất lớn ảnh hưởng
trực tiếp đến nền kinh tế và hoạt động điều phối thị trường tiền tệ của ngân hàng
nhà nước. Vì vậy, cần có những quy định pháp lý cụ thể hơn về việc cấp tín dụng
và thành lập các cơng ty con, cơng ty liên kết, nhằm giảm thiểu những rủi ro, cũng
như những vi phạm xảy ra. Ngân hàng nhà nước cũng cần phải kiểm sốt việc hoạt
động của các cơng ty con, công ty liên kết của các ngân hàng thương mại.
Tiếp theo về việc các cán bộ công ty con, công ty con của tổ chức tín dụng là
một cơng ty có tư cách pháp lý độc lập, vì vậy việc các cơng ty con tự mình thực

16


hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của cơng ty miinhf là hồn
tồn hợp pháp. Tuy nhiên, chính những sự độc lập này đã khiến các cán bộ của
cong ty sử dụng những khoản tiền được góp từ tổ chức tín dụng mẹ để tư lợi cá
nhân, các công ty liên quan đến các lĩnh vực khác nhau lại có những thủ đoạn tinh
vi khác nhau để sử dụng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nhằm thu lợi từ
số tiền này. Chính vì vậy cần có những quy chế pháp lý về việc kiểm sốt các
thơng tin từ các cán bộ của các cơng ty con, việc kiểm sốt này nhằm hạn chế mức
tối đa các cán bộ công ty con sử dụng nhân danh chính mình rùi sau đó dùng tài
sản của công ty để kinh doanh, các quy định của pháp luật cần đưa ra việc hạn chế
đối với việc đầu tư kinh doanh của các cán bộ, cần có sự tách bạch giữa tài sản của
công ty và tài sản của cá nhân;
Đối với việc ngân hàng lạm dụng ủy thác đầu tư, ngân hàng nhà nước cần
phải ban hành các quy định về ủy thác đầu tư để ngăn chặn các ngân hàng lợi dụng
hình thức này để lách lãi trần. Thanh tra ngân hàng nhà nước cần thường xun

tiến hành kiểm tra tài sản ngồi chính thống của các tổ chức tín dụng, cần đưa ra
những yeu cầu để ngân hàng nhà nước phải tuân thủ theo quy định;
Bên cạnh các công tác thanh tra kiểm tra, cần phải nâng cao các chế tài xử
phạt để từ đó các tăng cao sự răn đe cho các chủ thể vi phạm. Đồng thời cần tăng
cường các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh tra ngân hàng
nhà nước, cần có các hệ thống thơng tin kết nối giữa các hệ thống công ty con,
công ty liên kết đối với tổ chức tín dụng mẹ và hệ thống quản lý của ngân hàng nhà
nước để đưa ra những hướng giải quyết và xử lý kịp thời.

17


KẾT LUẬN
Có thể thấy, hệ thống các cơng ty con cơng ty liên kết có một vai trị rất quan
trọng đối với tổ chức tín dụng nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Nó
khơng chỉ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tìm kiếm cho mình các lợi nhuận
thơng qua việc đầu tư góp vốn mua cổ phần mà thơng qua đó, các tổ chức tín dụng
cịn tạo cho nền kinh tế một mơi trường phát triển đa dạng, đa ngành nghề, đã
dạng lĩnh vực. Tuy nhiên, chính các hệ thống các cơng ty con, cơng ty liên kết của
tổ chức tín dụng cũng chính nơi nảy sinh cho các tổ chức tín dụng gây ra những
thiệt hại cho chính mình gây ra những hành vi vi phạm thiệt hại nặng nề, đây là
vấn đề mà cần có những quy định nhằm giảm thiểu các vi phạm để từ đó hạn chế
những thiệt hại xảy ra.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật các tổ chức tín dụng 2010
2 Thơng tư số 26/2016 VBHN-NHNN

3 />4 />
19



×