Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tập lớn môn Luật tố tụng dân sự Đại học Luật Hà Nội: Điều kiện thụ lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ BÀI
Quyền lợi của mỗi cá nhân trong xã hội được pháp luật bảo vệ. vì vậy khi
quyền lợi ích của cá nhân , tổ chức bị xâm phạm sẽ có quyền u cầu Tịa án giải
quyết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chính vì vậy , hiện nay các
vụ án dân sự được mang khởi kiện tại Tòa án là một con số khá lớn. theo nguyên
tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tịa án khơng có quyền từ chối đơn khởi kiện của
đương sự. tuy nhiên để được Tòa án thụ lý đơn kiện thì cần đáp ứng những điều
kiện mà pháp luật đã đề ra, cũng như Tòa án sẽ thụ lý các đơn kiện khi đáp ứng các
điều kiện nhất định. Để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề bài “Điều kiện thụ lý vụ
án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”
Trong q trình làm bài tập, do cịn hạn chế về kiến thức nên khơng thể tránh
được những thiếu sót và sai lầm, em mong thầy cô bỏ qua và giúp em hoàn thiện
hơn
Em xin chân thành cảm ơn!!

2


BÀI LÀM
I, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Một số khái niệm
*Vụ án dân sự: là vụ việc phát sinh tại Tịa án nhân dân trong trường hợ
cơng dân, pháp nhân , tổ chức xã hội, việm kiểm sát nhân dân u cầu Tịa án bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình , của tập thể , của nhà nước hay của
người khác đeang bị tranh chấp hoặc xâm phạm. thông qua đơn kiện của công dân
tập thể, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết.


*Đương sự trong vụ án dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
*Thụ lý vụ án dân sự: là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi
kiện vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Thụ lý vụ án dân sự mở đầu trong
quá trình giải quyết vụ án dân sự , là cơ sở để các giai đoạn tố tụng sau đó được thụ
lý.
2. Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự.
1. Thụ lý vụ án dân sự là một hoạt động của Tịa án có thẩm quyền thực
hiện.
2. Thụ lý vụ án dân sự chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể cso
quyền khởi kiện.
3. Thụ lý vụ án dân sự không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là
cả một quy trình gồm nhiêu bước khác nhau để đi đến kết quả là Tòa án vào sổ thụ
lý vụ án dân sự
3. Ý nghĩa của việc thụ lý vụ án dân sự

3


1. Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm
của Tịa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định.
2. Nó cịn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động,, và
hơn nhân gia đình; giải quyết kịp thời mâu thuân tranh chấp, trong nội bộ Nhân dân
, tao niềm tin của Nhân dân và cơ quan bảo vệ pháp luật , trong đó Tịa án nhân
dân là cơ quan trực tiếp giải quyết.
II ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
Hiện nay Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng khơng có quy định cụ thể cho
các điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi , quan
điểm trong vấn để này, theo em , quan điểm của em khi các đương sự đã đáp ứng

các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự thì Tịa án mới xem xét các điều kiện khác để
thụ lý vụ án dân sự.
Bộ luật Tố tụng dân sự có nguyên tắc: quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp. Được quy định cụ thể tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự. Như
vậy khi một chủ thể trong xã hội bị xâm phạm về quyền và lợi ích chính đáng có
quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách gửi đơn lên Tịa án .
tuy nhiên, để Tồn án thụ lý vụ án đó cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Đầu tiên cần đáp ứng các điều kiện để khởi kiện vụ án dân sự, sau khi đáp
ứng điều kiện về khởi kiện vụ án dân sự, Tòa án xem xét các điều kiện khác để tiến
hành thụ lý vụ án dân sự.
Các điều kiện thụ lý vụ án dân sự:
1.

Điều kiện về quyền khởi kiện của chủ thể khởi kiện.

4


Điều kiện đầu tiên cần đáp ứng đó là chủ thể khởi kiện, hay nguyên đơn có
quyền được khởi kiện hay không.
Người khởi kiện trong vụ án dân sự là nguyên đơn trong vụ án dân sự, theo
căn cứ tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “ Nguyên đơn trong vụ án dân
sự là người khởi kiện , người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này
quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng , lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ
trách cũng là nguyên đơn”.
Chủ thể có quyền khởi kiện, khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1.


Có năng lực hành vi tố tụng dân sự: Đối với cá nhân người có đầy đủ
năng lực hành vi tố tụng dân sự là người đủ 18 tuổi trừ trường hợp người
đó bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Tổ chức có năng lực hành vi tố tụng dân sự từ khi được sinh ra cho

2.
3.

đến khi nó khơng cịn tồn tại.
Bị xâm phạm về quyền và lợi ích.
Khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của

-

người khác.
Trường hợp người chưa có năng lực hành vi tố tụng dân sự, hoặc chưa có
đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật
người giám hộ, hoặc tổ chức có thẩm quyền đứng ra khởi kiện để bảo vệ
quyền và lợi ích cho cá nhân đó. Tuy nhiên có 2 trường hợp ngoại lệ:
+ Trường hợp: Người đủ 15 tuổi chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động
theo hợp đồng lao động hoặc gia dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình,
được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ

5


lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này Tịa án có quyền
2.


triệu tập người đại diện hợp pháp của người họ tham gia tố tụng
Đối với trường hợp đương sự là cơ quan tổ chức sẽ do người đại diện hợp

pháp tham gia tố tụng.
Vụ án khởi kiện phải đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Tòa án chỉ giải quyết các vụ

việc, tranh chấp được quy định tại mục I Chương III, từ Điều 23 đến Điều 34 Bộ
luật Tố tụng Dân sự liên quan đến các vấn đề về: Dân sự; hôn nhân và gia đình;
kinh doanh và thương mại; lao động; thẩm quyền của Tòa án đối với các quyết
định cá biệt của cơ quan tổ chức.
Tòa án chỉ thụ lý các đơn kiện đúng với thẩm quyền của mình, ngồi vấn đề
đúng vụ việc được phép thụ lý, nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền của một cơ quan tổ
chức khác không phải Tịa án, thì Tịa án phải trả lại đơn khởi kiện. Ví dụ như
trong tranh chấp thương mại, khi hợp đồng hai bên có thỏa thuận có tranh chấp xảy
ra các bên sẽ lựa chọ trong tài thương mại để giải quyết , căn cứ theo Luật trọng tài
và Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp này Tịa án khơng được thụ lý, vì
thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về trọng tài thương mại và Tịa án phải
tiến hành trả lại đơn khởi kiện.
Ngồi ra Tòa án còn phải xem xét thẩm quyền theo cấp Tòa án và theo lãnh
thổ, theo yêu cầu của đương sự.
*Theo cấp Tòa Án: Được quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38
Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo đó, đối với từng Cấp Tịa án khác nhau sẽ có thẩm
quyền giải quyết các vụ việc khác nhau. Để thụ lý vụ án dân sự, Tòa án cần xem
xét vụ án đó có thuộc thẩm quyền của mình hay khơng. Nếu khơng thuộc thẩm
quyền của Tịa án cấp mình, thì tiesn hành chuyển đơn kiện đến Tịa án cấp có
thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

6



*Theo lãnh thổ: được quy định chi tiết tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự:
khi đó xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự là : (1) Tòa án nơi
cư trú, làm việc của bị đơn, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sợ nếu bị đơn là
cơ quan tổ chức; (2) các đương sự có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu
cần Tòa án nơi cứ trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân, hoặc
trụ sở nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chứ; (3) Đối tượng tranh chấp
là bất động sản thì chỉ có Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
*Tịa án cần phải xem xét thẩm quyền về mặt lãnh thổ để giải quyết các vụ
án xảy ra trên địa bàn của mình, hoặc theo yêu cầu của đương sự, tránh trường hợp
giải quyết chồng chéo.
*Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
được quy định cụ thể tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trong một số
trường hợp quy định tại Điều 40 thì các đương sự hoặc người u cầu có thể lựa
chọn một trong nhiều Tòa án theo lãnh thổ để giải quyết quyền và lợi ích của mình,
tùy thuộc vào nhu cầu của đương sự, người yêu cầu, theo quy định của pháp luật
Tố tụng dân sự.
*Nếu vụ án dân sự này thuộc thẩm quyền của Tòa án, nhưng nộp đơn sai
cấp, sai Tịa án theo lãnh thổ thì Tịa án nơi nhận được đơn sẽ chuyển đơn khởi
kiện đến cơ quan Tòa án đúng thẩm quyền theo quy định của luật này.
3.

Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của
pháp luật.

Để tránh trường hợp chồng chéo, một vụ việc với tính chất và đương sự, bằng
chứng, chứng cứ khơng có sự thay đổi, nhưng lại khởi kiện nhiều lần. theo quy
định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tịa án chỉ thụ lý những vụ án
chưa được giải quyết bằng một bản án, hay quyết định có hiệu lực của pháp luật,


7


nếu đã gđược giải quyết bằng một bản án quyết định có hiệu lực của pháp luật, thì
Tịa án phải tiến hành trả lại đơn khởi kiện, trừ trường hợp :
+ Vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi
mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại.
+Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi
người giám hộ hoặc ;
+ Vụ án đòi tài sản , đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng
đất , cho mượn cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của
pháp luật được quyền khởi kiện lại.
Theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành, đương sự có quyền khởi
kiện lại trong các trường hợp sau đây được quy định cụ thể tại Khoản 3 Bộ luật Tố
tụng Dân sự:
(a)
(b)

Người khởi kiện đã có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, bồi
thường thiệt hại, yêu cầy thay đổi người quản lý tài sản , thay đổi người
quản lý di sản , thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho
mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà
trước đó Tịa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật

(c)
(d)

được quyền khởi kiện lại.

Đã có đủ điều kiện khởi kiện
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Một trường hợp khác mà đương sự được quyền khởi kiện lại như, đương sự
được triệu tập 2 lần kể từ khi thụ lý vụ án mà vẫn khơng có mặt thì Tịa án ra quyết
định đình chỉ vụ án, trong trường hợp này đương sự vẫn có quyền khởi kiện lại.
Ngồi ra còn các trường hợp khác theoquy định của pháp luật.

8


4.

Điều kiện tiền tố tụng

Các điều kiện về tiền tố tụng này được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.
Các trường hợp này đương sự phải đáp ứng các điều kiện trước khi gửi đơn lên
Tòa án, Tòa án xem xét các việc đáp ứng các điều kiện này hay chưa để tiến hành
thụ lý vụ án dân sự. Ví dụ như các bên phải tiến hành hịa giải trước khi ra Tòa
theo quy định tại Luật Đất đai. Luật Lao động khi có tranh chấp xảy ra….
+ Điều 202 Luật Đất đai 2013 có quy định : Nhà nước khuyến khích các bên
tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đi thông qua hịa giải
tại cơ sở, nếu cấc bên khơng tự hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
+Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012có quy định: Tranh chấp lao động cá
nhân phải thơng qua thủ tục của hịa giải viên trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết,
trừ một số trường hợp theo pháp luật Lao đơng quy định, trình tự thủ tục giải quyết
lao động tập thể cũng cần được thơng qua thủ tục hịa giải trước khi giải quyết tại
Tòa án.
Khi nhận đơn kiện một vụ án dân sự Tòa án cần xem xét các điều kiện tiền tố

tụng này để đảm bảo đúng trình tự thủ tục mà Luật nội dung quy định.
5.

Điều kiện về thời hiệu khởi kiện.

Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy
định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân
sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH1 ( quy
định tại Nghi quyết 103/2015/QH13. Các yêu cầu giải quyết tranh chấp pháp sinh
trước thời điểm luật này có hiệu lực, vẫn áp dụng điều kiện về thời hiệu khởi kiện.

9


Theo quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự khi xem xét thụ lý vụ án dân sự
Tòa án không xem xét đến thời hiệu khởi kiện đối với những vụ án dân sự phát
sinh sau ngày 01/01/2017, mà khi đã thụ lý, nếu một bên hoặc nhiều bên có u
cầu thì Tịa án mới xem xét đến điều thời hiệu khởi kiện quy định tại Bộ luật Dân
sự 2015 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện thời hiệu yêu cầu thụ lý ,
giải quyết vụ việc dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại , lao động,
nên hiện nay thời hiệu khởi kiện không phải là một trong các điều kiện để Tòa án
tiến hành thụ lý vụ án.Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Điều
4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP
Đây là một điểm mới so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm
2011. Việc quy định như vậy để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của đương sự. Nếu
trong luật cũ, khi hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án sẽ trả lại đơn kiện, nghĩa là quyền
là lợi ích của đương sự sẽ khơng được Tịa án bảo vệ trong trường hợp này. Nhưng
theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự hiện hành, khi hết thời hiệu khởi kiện
Tòa án vẫn sẽ thụ lý vụ án, nếu trong quá trình xét xử một bên hoặc nhiều bên yêu

cầu áp dụng thời hiệu, thì Tịa án mới áp dụng thời hiệu trong trường hợp này. Điều
này cũng là một hướng mở của luật mới để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sư,
cũng như đảm bảo sự cơng bằng cho các bên khi tham gia xét xử.
6. Các điều kiện khác.
6.1.
Điều kiện về hình

thức , nội dung đơn khởi kiện.

Để Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của đương sự. Đơn khởi kiện phải đúng hình
thức, nội dung theo quy định Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
-Cơ quan tổ chức cá nhân muốn khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện
-Việc làm đợn khởi kiện được thực hiện như sau:

10


+ Người có đầy đủ nưng lực Tố tụng Dân sự có thể tự mình làm đơn hoặc
nhờ người khác làm
+ Người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự , người có khó
khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp có thể tự mình
hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án
+ Trong hai trường hợp trên là người khơng biết chữ, người khuyết tật nhìn,
người khơng thể tự mình làm đơn khởi kiện, người khơng thể tự mình ký tên hoặc
điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ
năng lực Tố tụng Dân sự làm chứng. người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn
kiện.
+ Nếu đương sự là cơ quan tổ chức do người đại diện hoặc nhờ người khác
làm đơn khởi kiện vụ án
-Đơn khởi kiện phải đáp ứng đủ nội dung theo quy định tại Khoản 4 Điều 189

Bộ luật Tố tụng Dân sự.
-Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền , lợi ích
hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà
người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
thì họ phải nộp tài liệu chứng cứ hiện có để có thể chứng minh quyền , lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung tài liệu, chứng cứ
khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
-Đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án
Trường hợp: đơn khởi kiện khơng đáp ứng đủ nội dung trên thì áp dụng theo
Điều 193 Bộ luật này Thẩm phán ra thông báo bằng văn bản yêu cầu người khởi
kiện sửa đổi, bổi sung đơn khởi kiện, , nếu người khởi kiện không sửa đổi bổ sung

11


đơn khởi kiện, căn cứ theo điểm e Khoản 1 Điều 192 Bộ luật này, Tịa án khơng
thụ lý vụ án và tiến hành trả lại đơn khởi kiện
6.2.

Điều kiện về án phí

Trong trường hợp người khởi kiện khơng thuộc diejn được miễn đóng tiền tạm
ứng án phí, căn cư theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự khi xét thấy đã đáp ứng
các điều kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án, Thẩm phán phải thơng báo
ngay cho người khởi kiện để họ tiến hành nộp tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người
khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày người khởi kiệ
phải nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu hết thời hạn này người khởi kiện vẫn chưa nộp
tiền tạm ứng án phí thì căn cứ thep điểm d Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân
sự 2015 Tịa án sẽ khơng thụ lý đơn khởi kiện và tiến hành trả lại đơn kiệ theo quy

định của pháp luật.
6.3.

Một số điều kiện khác

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định:
“chồng khơng có quyền u cầu ly hơn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con,
hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” . Như vậy trong trường hợp này, mặc
dù đáp ứng tất cả các điều kiện trên , nhưng Tòa án vẫn không thể thụ lý , đây là
các quy định trong luật nội dung để bảo vệ quyền và lợi ích của một số thành viên
yếu thế trong xã hội.
Như vậy khi nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét các
điều kiện nêu trên, nếu không đáp ứng các điều kiện này, Tịa án khơng tiến hành
thụ lý vụ án.
7.

Trình tự, thủ tục thụ lý vụ án dân sự

12


Bước 1: Nhận đơn khởi kiện
Tòa án nhận đơn khởi kiện của đương sự trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tịa theo
đường dịch vụ bưu chính ; gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua cổng thơng tin
điện tử của Tịa án nếu có. Và phải nghe vào sổ nhận đơn.
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện Chánh Tịa án phân
cơng một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong 05 ngày làm việc, Tòa án phải
xem xét đơn kiện nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì ra quyết định thụ lý vụ án
theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn. ( Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 191
Bộ luật Tố tụng Dân sự)

Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì căn cứ theo quy định tại khoản a, c, d
Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự đưa ra các quyết định sau:
+ Yêu cầu sử đổi bổ sung đơn khởi kiện
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền, thơng báo cho người khởi
kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó khơng thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tịa án.
Bước 2. Thơng báo tiền tạm ứng án phí
Sau khi xác định tài liệu chứng cứ, Thẩm phán xét thấy thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án, sẽ tiến hành thông báo cho đương sự, thông báo tiền tạm ứng án
phí trong trường hợp đương sự khơng thuộc đối tượng được miễn tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, mang biên
lai đến Tịa án để xác nhận. Sau khi xác nhận người nộp đơn đã nộp tiền tạm ứng
án phí, Tịa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 3: Vào sổ thụ lý và thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự
Khi đáp ứng đủ các điều kiện thụ lý Tòa án sẽ vào sổ thụ lý
Trong thời hạn 3 ngày làm việc , kể từ ngày thụ lý vụ án , Thẩm phán phải
thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn , bị đơn, cơ quan, tổ chức ,cá nhân có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án , cho Viện kiểm sát cùng
cấp về việc Tòa án thụ lý vụ án
13


Văn bản thông báo đáp ứng yêu cầu của pháp luật Tố tụng dân sự quy định tại
Khoản 2 Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
III, HIỆN TRẠNG THỤ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN
Theo báo của Tòa án Nhân dân tối cao , trong năm 2014 Tòa án đã thụ lý
415.000 vụ việc , giải quyết 385.000 vụ việc , giải quyết được 92,8%.
So với năm 2010 số vụ việc được thụ lý là 215.714 vụ, giải quyết được
194.372 vụ trên địa bàn toàn quốc giải quyết được 90% các vụ án được thụ lý(theo

báo cáo số 09/BC-TANDTC ngày 9/8/2010).
Trong gia đoạn từ 2010 đến 2014 số vụ án được thụ lý và giải quyết tăng lên
đang kể cụ thể tăng 199,286 số vụ việc được thụ lý tăng 52%. Số vụ được giải
quyết tăng 190.628 vụ tăng khoảng 50,5%. Như vậy ta có thể thấy các vụ án được
Tịa án thụ lý và giải quyết ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những vướng mắc, hạn chế hiện vẫn đang
còn tồn đọng, ở một số địa bàn vẫn cịn nhiều tình trạng án chưa được thụ lý, chưa
được giải quyết, thụ lý sai thủ tục, không đáp ứng đủ điều kiện vẫn tiến hành thụ
lý.
Hoặc tình trạng không thụ lý đơn khởi kiện , nhưng không nêu rõ lý do, gây
chậm trễ, tồn đọng án, bức xúc trong lòng dân.
Các vấn đề này xảy ra do năng lực chuyên môn của thẩm phán tại một số địa
phương còn chưa cao, việc xác minh chứng cứ cofnkeso dài, chậm trễ, đôi khi hấp
tấp không kiểm tra kỹ dẫn đến tình trạng thụ lý khi đưa đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện do pháp luật Tố tụng đề ra

14


Luật mới ra tuy nhiên các nghị định hướng dẫn thi hành vẫn chưa được ban
hành nhiều gây đến khó khắn cho cơ quan , tổ chức cá nhân khó khăn trong việc áp
dụng pháp luật vào việc giải quyết vấn đề cụ thể
Giải pháp:
Cần nâng cao trình độ, năng lực chun mơn của Thẩm phán Tịa án các cấp
trong việc thụ lý xét xử đơn khởi kiện.
Pháp luật cần quy định rõ ràng hơn để cơ quan nhà nước và nhân dân dễ
dàng trong việc áp dụng pháp luật.
Nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện hơn quy định của pháp luật để người
dân cũng như cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trog việc áp dụng pháp luật.


15


KẾT LUẬN
Qua trên ta có thể thấy các điều kiện thụ lý đơn khởi kiện, để người dân dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận cơng lý, u cầu Tịa án giải quyết quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Cùng với đó thấy được những vướng mắc khó khăn hiện nay,
khi luật ra nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thi hành , gây khó khăn trong việc
áp dụng pháp luật. mong rằng trong tương lai, hệ thống pháp luật Tố tụng Dân sự
sẽ hoàn thiện hơn

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bộ luật Tố tụng dân sự - 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự - 2004 sửa đổi , bổ sung năm 2011
Báo cáo số 09/BC-TANDTC ngày 9/8/2010).
Nghi quyết 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 6 năm 2016
Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà
Nội- NXB Tư Pháp


17



×