Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bậc cử nhân ở trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.58 MB, 212 trang )


TR Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C L U Ậ T HÀ N Ộ I
K H O A P H Á P LUẬT K IN H T Ế

ĐỂ TÀ I N G H IÊ N CỨU K H O A H Ọ C C Ấ P T R Ư Ờ N G

c a sở KHOA HQC CÙA VIỆC XÂY DỰNG
NỘI DUNG GIÂNG DẠY PHẤP LUẬT VÊ THU0NG MẠI DỊCH vụ
BẬC
c ử n h An ở trưởng đ ại
luật
hà nội

■ học




MÃ s ố : LH-06-05/Đ HL

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HA NỘI
PHÒNG p ộ c .

HÀ N Ộ I - 2007


N H Ũ N G NGƯỜI TH AM GIA THỰC H IỆN ĐỂ TÀI

1 1TS Đồng Ngọc Ba


Đại học Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài;
đồng tác giả các

11
i
1iỊ


chuyên đề 1, 11
ThS Đoàn Trung Kiên

! 2

Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tài; đồng
tác giả Chuyên đề 12

3

TS Bùi Ngọc Cường

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 2

4


TS Nguyễn Viết Tý

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 3

5

TS Nguyễn Thị Dung

Đại học Luật H à Nội

Tác giả Chuyên đề 5

6

TS Nguyễn Thị Vân Anh

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 4

7

TS Nguyễn Văn Tuyến

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 6


8

TS Nguyễn Văn Phương

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 9

9

TS Nguyễn Hữu Chí

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 7

10

TS Nguyễn Thanh Tâm

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 10

11

ThS Nguyễn Thị Nga

Đại học Luật Hà Nội


Tác giả Chuyên đề 8

12

ThS Vũ Đặng Hải Yến

Đại học Luật Hà Nội

Đổng tác giả Chuyên

....

đề 12


13

]
TS Phan Thảo Nguyên

1

VNPT

Đồng tác giả các
chuyên đề 1, 11


M Ụ C LỤC
Trang

PHẨN I

MỞ ĐẨU

1

PHẨN II

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỂ TÀI

4

PHẨN III

CÁC CHUYÊN ĐỂ NGHIÊN c ứ u

25

1

Một số vấn đề cơ bản về thương mại dịch vụ và pháp luật về
thương mại dịch vụ

25

2

Pháp luật về thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế


40

3

Thực trạng giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ ở
Trường Đại học Luật Hà Nội

77

4

Nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về dịch vụ trung
gian thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội

88

5

Nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về dịch vụ xúc
tiến thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội

100

6

Nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính trong
khuôn khổ chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật
Hà Nội

108


7

Nội dung giảng dạy pháp luật về giới thiệu việc làm tại
Trường Đại học Luật Hà Nội

120

8

Nội dung giải dạy Pháp luật về các loại hình dịch vụ trong
lĩnh vực đất đai tại Trường Đại học Luật Hà Nội

127

9

Nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ môi trường tại
trường Đại học Luật Hà Nội

144

10

Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình giảng dạy
pháp luật về dịch vụ pháp luật

151

11


Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình giảng dạy
pháp luật về dịch vụ viễn thông

160

12

Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình giảng dạy
1 pháp luật về nhượng quyền thương mại

184

.............
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

209


Phần I:
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của để tài
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực thương mại đặc biệt có xu hướng ngày
càng phát triển, ở các nước tiên tiến, ngành công nghiệp dịch vụ được gọi là
“công nghiệp thứ ba” . Thu nhập của ngành dịch vụ ở các nước này chiếm
khoảng 60 - 70% tổng sản phẩm quốc dân. Là thành viên của ASEAN,
APEC và WTO, Việt Nam đã và đang tham gia vào tiến trình tự do hoá
thương mại dịch vụ. Việt Nam đã đưa ra các cam kết nhất định trong nhiều
ngành dịch vụ. Pháp luật về thương mại dịch vụ của Việt Nam đã từng bước
được xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế. Khung pháp luật vể thương mại dịch của Việt Nam hiện nay, về cơ
bản đã tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Với nội dung và tầm quan trọng của pháp luật về thương mại dịch vụ,
việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật vể thương mại dịch vụ trong các trường
đào tao luât cần phải được quan tãm đúng mức cả về nội dung và thời lượng.
Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo luật hiện
nay ở Việt Nam cho thấy, pháp luật về thương mại dịch vụ mặc dù được giới
thiệu ở các mức độ khác nhau, nhưng nội dung chương trình giảng dạy pháp
luật về thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
nghiên cứu ngày càng cao về lĩnh vực pháp luật quan trọng này. Thực tế này
cũng đã làm hạn chế đáng kể khả năng của cả giáo viên và sinh viên trong
việc tiếp cận nghiên cứu, học tập pháp luật về thương mại dịch vụ.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện
nội dung của pháp luật về thương mại dịch vụ cũng như thực trạng nghiên cứu
và giảng dạy chế định pháp luật này để chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc xây dựng, hoàn thiện nội dung và chương trình giảng dạy pháp luật về
thương mại dịch vụ là hết sức cần thiết.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về thương mại dịch vụ là một lĩnh vực pháp luật hết sức quan
trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nhưng còn nhiều nội dung mới
mẻ đối với Việt Nam và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình của các trường đại học, các công trình
nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề pháp luật thương mại dịch vụ, như:
các giáo trình Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế của Đại học Luật Hà
Nội; Giáo trình Ngành thương mại dịch dịch vụ của Đại học Kinh tế quốc dân;
"Gia nhập WTO - vấn để, thách thức và tác động đến khung pháp lý của
Việt Nam", dự án VIE 97/016, Viên nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

(CIEM), 2000; "Kế hoạch hành động cho một hành lang pháp lý ổn định hơn
cho dịch vụ tài chính và kinh doanh thúc đẩy tiến trình Việt Nam gia nhập
WTO, Dự án VIE 97/016, CIEM, 2000; "Cơ sở khoa học xây dưng định
hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam, giai đoạn 2001- 2005 và tầm nhìn đến năm 2010", Để án quốc gia về
nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt nam, Vụ Chính
sách thương mại, Bộ Thương mại; .... Các công trình nghiên cứu này đã tiếp
cận pháp luật về thương mại dịch vụ ở những phạm vi và mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu pháp luật về thương mại dịch vụ để tìm
ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy pháp
luật về thương mại dịch vụ dành cho bậc cử nhân luật tại các trường đào tạo
luật thì cho đến nay vẫn chưa có.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Chỉ rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung chương trình giảng
dạy pháp luật về thương mại dịch vụ dành cho bậc cư nhân luật tại Trường Đại
học Luật Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
(i)

Phàn tích cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung chương trình

giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ;
2


(ii) Đánh giá thực trạng nội dunơ chương trình và phương pháp giảng dạy
pháp luật về thương mại dịch vụ tại các trường đào tạo luật;
(iii) Xây đựng nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy một số
nội dung mới của pháp luật về thươnơ mại dịch vụ;

(iv) Để ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập pháp luật về thương mại dịch vụ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các quan điểm, tư tưởng luật học
về thương mại dịch vụ; các vãn bản pháp luật thực định của Việt Nam về
thương mại dịch vụ; pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về thương
mại dịch vụ; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật vể thương mại dịch vụ
ở Việt Nam; thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về
thương mại dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam.
Thương mại dịch vụ và vấn đề giảng dạy pháp luật về thương mại
dịch vụ là một lĩnh vực nghiên cứu có nội dung rộng và phức tạp. Nhóm
tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những nội dung mới của pháp luật về
thương mại dịch vụ, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng nội dung
chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bậc cử nhân luật
tại trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Phương pháp luậtn và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý luận về giảng dạy pháp
luật trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường. Nhóm nghiên cứu đé tài đặc biệt
chú ý đến việc sử dụng phương pháp biộn chứng, phương pháp lịch sử, các
phương pháp điểu tra thực tế, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3


Phần II:
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỂ TÀI
A. K H Á I QU ÁT PHÁP LUẬT VỂ THƯƠN G MẠI DỊCH v ụ
Dịch vụ ra đời là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người,
nhằm phục vụ các nhu cầu của con người. Khác với các tài sản thông thương,
dịch vụ là các “sản phẩm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá trị

và giá trị sử dụng. Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dàn
sự, kinh tế thương mại với nhiều chủ thể tham gia, mà nhà nước thông qua
pháp luật cần điều chỉnh trong trật tự xã hội chung.
Thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư tạo lập, phân phối, cung
ứns, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận, v ề phương diện pháp lý,
căn cứ cơ bản nhất để phân biệt giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch
vụ chính là đối tượng của các giao dịch thương mại này. Nếu như đối tượng
của giao dịch thương mại dịch vụ là các sản phẩm vô hình (dịch vụ), thì trong
giao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dịch là hàng hoá - các sản
phẩm hữu hình. Quá trình sản xuất và tiêu đùng hàng hóa thường được tách
biệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn
ra đổng thời. Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng
có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ).
Trên thực tế khái niệm thương mại dịch vụ nhiều khi được hiểu đồng nhất
với khái niệm dịch vụ thương mại cho dù chúng là hai khái niệm khác nhau.
Khái niệm thương mại dịch vụ có chu diên rộng hơn so với khái niệm về dịch
vụ thương mại. Dịch vụ thương mại là các loại hình dịch vụ gắn liền và phục
vụ cho thương mại hàng hoá như dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải và giao
nhận, dịch vụ quảng cáo, giám định hàng hoá.... Khái niệm thương mại dịch
vụ có chu diên rộng hơn so với khái niệm về dịch vụ thương mại.
Các quy định nêu trong Luật thương mại (2005) của Việt Nam chú yếu
liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh các dịch vụ thương mại. Các luật
chuyên ngành đề cập đến những lĩnh vực dịch vụ riêng biệt. Thực tế các văn
bản pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa pháp lý thống nhất về thương


mại dịch vụ, ngoại trừ giải thích về cung ứng dịch vụ thương mại trong Luật
thương mại (2005).
Về phương diện lý luận, có thể hiểu pháp luật thương mại dịch vụ là tổng
hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (thông lệ,

tập quán, án lệ, điều ước quốc tế...) để xác định địa vị pháp lý của thương
nhân và điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư, sản
xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. Pháp luật thương mại dịch vụ là một bộ
phận cấu thành của pháp luật thương mại. Pháp luật thương mại dịch vụ có đối
tượng điều chỉnh riêng, phạm vi áp dụng cũng như phương pháp điều chỉnh
theo đặc trưng của các quan hệ thương mại dịch vụ.
Theo cách phân chia “luật công” và “luật tư” thì pháp luật thương mại dịch
vụ có vị trí là một chế định trong hệ thống “luật tư”, điều chỉnh các mối quan hệ
phát sinh giữa các thương nhân, các chủ thể khác có liên quan đến giao dịch
thương mại dịch vụ với phương pháp bình đẳng, tự nguyện cam kết và tự do
thỏa thuận.
Nội dung của pháp luật về thương mại dịch vụ bao gồm các nhóm quy
phạm cơ bản là:
- Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giừa các bên chủ thể
trong giao dịch thương mại dịch vụ, xác định địa vị pháp lý của các thương
nhân khi tham gia vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Đây là bộ phận
quy phạm pháp luật chủ yếu, giữ vai trò quan trọng nhất trong pháp luật
TMDV;
- Nhóm các quy phạm xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan công
quyền trong quan hệ TMDV bảo vệ quyền lợi khách hàng và người tiêu dùng
dịch vụ;
- Nhóm các quy phạm pháp luật vẻ thủ tục (hình thức), quy định về trình
tự. thủ tục của việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật TMDV;
- Nhóm các quy phạm xác lập địa vị pháp lý của thương nhân nước ngoài
và người nước ngoài trong quan hệ TMDV

5


Cùng với quá trình cải cách kinh tế, pháp luật về TMDV ở Việt Nam đã

được xây dựng và phát triển xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh
tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Việt Nam đã và đang tiến những bước dài
trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế với khu
vực và thế giới nói riêng.
Trong những năm qua, khuôn khổ pháp lý cho khu vực dịch vụ đã từng
bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng, đặc biệt
là những văn bản điều chỉnh các ngành dịch vụ và đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế liên tiếp được sửa đổi và ban hành mới. Điều chỉnh hoạt động TMDV
hiện nay là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau,
do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Các quy phạm pháp luật về thương mại
dịch vụ được thể hiện trong những văn bản pháp luật chủ yếu sau:
- Bộ luật dân sự (2005): Bộ luật dân sự được coi là đạo luật chung điều
chỉnh các giao dịch dân sự, thương mại, trong đó có nhiều điều khoản quy
định về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, và hợp đổng dịch vụ cũng là một
nội dung được đề cập đến trong BLDS (từ Điều 518 đến Điều 589).
- Luật thương mại (2005): Luật Thương mại là văn bản pháp pháp luật
chung quy định vé các hoạt động thương mại, trong đó có những vấn đé chung
về giao dịch thương mại dịch vụ; ngoài ra Luật này chủ yếu quy định về các
loại dịch vụ thương mại cụ thể.
- Luật doanh nghiệp (2005): Luật doanh nghiệp xác định tư cách chủ thể
của các thương nhân (có tư cách doanh nghiệp), trong đó có các thương nhân
cung cấp dịch vụ trong thương mại.
- Các luật chuyên ngành: các luật chuyên ngành quy định cụ thể về
thương mại dịch vụ trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như: Luật tổ chức tín
dụng, Luật chứng khoán, Luật xây đựng, Luật kinh doanh bo hiểm, Luật du
lịch, Luật Luật sư,... Các văn bản luật chuyên ngành quy định theo hướng chi
tiết hoá các quan hệ giao dịch TMDV trong từng ngành, lĩnh vực dịch vụ cụ
thể, như quvền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch cụ thể thuộc cách

6



ngành dịch vụ, bổ sung các tiêu chí đê thương nhân được cung cấp dịch vụ và
tham gia thị trường.
- Các nghị định của Chính phủ và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành
của các Bộ, ngành.
- Các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, vị trí
này đã góp phần tác động tích cực và thúc đẩy tiến trình xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật thương mại
thương mại dịch vụ. Việt Nam đã có nhiều nỏ lực sửa đổi, bổ sung hộ thống
pháp luật của mình. Với những các cam kết quốc tế về thương mại nói chung
và thương mại dịch vụ nói riêng trong điều kiện hiện nay, Việt Nam sẽ phải
tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về
thương mại, kèm theo đó là việc đưa vào thực hiện một cách công khai, minh
bạch, đảm bảo hiệu quả trong thực tiễn phát triển hoạt động thương mại.
B. THỰC T RẠ N G GIẢNG DẠY PH Á P LUẬT VỂ THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ TẠI TRƯ ỜN G ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
I. Nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ tại trường
Đại học Luật Hà Nội
Trong Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội,
nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ được đưa vào nhiều môn
học khác nhau và giao cho nhiểu tổ bộ môn đảm nhiệm giảng dạy. Nội dung
pháp luật thương mại dịch vụ được đưa vào giảng dạy trong các môn học bắt
buộc của Khoa Pháp luật kinh tế như: Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật
chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm trong
thương mại, một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại... Nội dung chi tiết
pháp luật về thương mại dịch vụ được đưa vào giảng dạy trone các môn học
này có thể chia ra thành: Những chế định pháp luật về thương mại dịch vụ
theo Luật Thương mại (2005) và nhĩme chế định về thương mại dich vụ theo

các văn bản luật chuyên ngành.
7


/. N ội dung giảng dạy pháp luật vê thưong mại dịch vụ trong khuôn
khó môn học Luật thưong mại
Về phương diện đào tạo, việc đưa pháp luật thương mại vào chương trình
giảng dạy bắt buộc đối với hệ cử nhân luật đã được các cơ sở đào tạo luật
trong cả nước thực hiện. Luật thương mại là môn học chuyên ngành quan
trọng và trung tâm trong các môn học thuộc Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học
Luật Hà Nội. Việc giảng dạy môn Luật thương mại là bắt buộc. Thời lượng
giảng dạy, thời gian giảng dạy, nội dung của môn học cũng như nội dung cụ
thể của các chương (bài) được quy định cụ thể trong quy chế của nhà trường.
Việc giảng dạy chế định pháp luật về thương mại dịch vụ theo Luật Thương
mại (2005) do Bộ môn Luật thương mại đảm nhiệm và các chế định này là bộ
phận cấu thành nội dung của môn học luật thương mại.
Kể từ năm 2003 đến nửa đầu năm 2006, nội dung giảng dạy môn luật
thương mại cho hệ đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội (theo niên chế), với
thời lượng 120 tiết. Nội dung của luật thương mại không chỉ bao gồm pháp
luật về thương dịch vụ mà còn đê cập những vấn đề khác. Tuy nhiên, pháp luật
về thương mại dịch vụ chiếm một tỷ lệ đáng kể (4/14 vấn đề) trong nội dung
giảng dạy môn luật thương mại ở trường Đại học Luật Hà Nội. Cụ thể, môn
học Luật thương mại bao gồm những vấn đề cơ bản là: Khái quát luật thương
mại Việt Nam; Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể;
Pháp luật về công ty; Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; Pháp luật về hợp
tác xã; Mua bán hàng hóa; Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại; Pháp luật về
xúc tiến thương mại của thương nhân; Pháp luật về đấu giá hàng hoá và đấu thầu
hàng hoá, dịch vụ; Pháp luật về vận chuyển, giao nhận và giám định hàng hoá;
Khái quát về phá sản và pháp luật phá sản; Thú tục phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã; Giải quyết tranh chấp thương mại; Thủ tục giải quyết Tranh chấp thương

mại bàng trọng tài thương mại.
Sau khi Luật Thương mại năm 2005 được thông qua, nội dung giảng
dạy pháp luật về dịch vụ trong thương mại có nhiều điểm mới so với giai
đoạn trước đây:


Thứ nhất, đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điểu chình
hoạt độnẹ thương mại (theo nghĩa rộng), bằng việc phân tích khái niệm dịch
vụ thương mại và thương mại dịch vụ, phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản,
có tính chất đặc trimg của dịch vụ trong thương mại (là cơ sở để nhận diện loại
hoạt động thương mại dịch vụ tronơ thực tiễn). Các vấn đề lý luận cơ bản về
pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ: sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt
động thương mại dịch vụ bằng bằng pháp luật, nội dung cơ bản, hệ thống văn
bản pháp luật đã được giới thiệu khái quát.
Thứ hai, nội dung giảng dạy về từng loại dịch vụ thương mại: trung gian
thương mại, xúc tiến thương mại, logistics, giám định,... được giới thiệu bám
sát các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ thương mại trong đó LTM
2005 được lấy là chủ đạo. Các vấn đề chính được giảng đối với mỗi loại dịch
vụ thương mại là: khái niệm, đặc điểm; quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch
vụ và bèn cung cấp dịch vụ; chấm dứt việc thực hiện dịch vụ. Trong quá trình
giới thiệu các vấn đề cơ bản nêu trên, đã có sự so sánh các quy định của LTM
2005 với các quy định trong LTM 1997 để thấy điểm tiến bộ cúa pháp luật
hiện hành.
Thứ ba, nội dung giảnơ pháp luật về dịch vụ thương mai không chỉ đơn
thuần được thực hiện ở giờ giảng lý thuyết như trước mà đã được đưa vào
trong giờ thảo luận giúp sinh viên có thể trao đổi ý kiến của mình với giáo
viên và với các sinh viên khác, tạo cho sinh viên tính chủ động trong việc học
chế định pháp luật này.
Thứ tư, phương pháp giảng dạy pháp luật về dịch vụ thương mại đã được
đổi mới một bước. Ngoài phương pháp thuyết trình được áp dụng chủ yếu ở

giờ giảng lý thuyết, tại giờ thảo luận phương pháp nghiên cứu tình huống gỉa
định hướng tới làm rõ các nội dung lý thuyết về pháp luật điều chỉnh dịch vụ
thương mại đã bắt đầu được sử dụng.
Kể từ năm học 2007 - 2008, nội dung giảng dạy môn luật thương mại
cho hệ đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội (theo tín chỉ) được xây dựng
theo 2 module. Tronạ moclule 2, nội dung giảng dạy có một số vấn đề liên quan
9


trực tiếp đến pháp luật về thương mại dịch vụ. Cụ thể, nội dung của module 2,
với 45 giờ tín chỉ, bao gồm những vấn đề: Pháp luật về mua bán hàng hoá;
Những vấn đề chung vể cung ứng dịch vụ thương mại; Pháp luật về đại diện
cho thương nhân và môi giới thương mại; Pháp luật về uỷ thác mua bán hàng
hoá và đại lý thương mại; Pháp luật về khuyến mại và quảng cáo thương mại;
Pháp luật về dịch vụ logistics; Pháp luật về đấu thấu hàng hoá; Pháp luật về
đấu thấu hàng hoá, dịch vụ; Pháp luật về mọt số hoạt động thương mại khác;
Chế tài thương mại; Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại;
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. Qua đó cho
thấy, môn học Luật thương mại chủ yếu đề cập đến các nội dung về dịch vụ
thương mại.
Với những nội dung và phương pháp mới nêu trên, việc giảng dạy pháp
luật về dịch vụ thương mại trong môn học Luật thương mại kể từ khi áp dụng
chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, và đặc biệt sau khi LTM
2005 và Bộ luật dân sự 2005 được ban hành đã phần nào đạt được mục tiêu :
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ
năng thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường
thuộc chuyên ngành được đào tạo theo yêu cầu của Luật giáo dục năm 2003.
2. Các môn học vê pháp luật thương m ại dịch vụ chuyên ngành
Ớ Việt Nam hiện nay, các hành vi thương mại dịch vụ được điểu chỉnh
bởi nhiều luật chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, do những khó khăn nhất

định trong xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy mà việc giảng dạy
pháp luật về các hành vi thương mại dịch vụ ở Trường Đại học Luật Hà Nội,
mới chỉ tập trung vào một số loại dịch vụ.
-

Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Việc giảng dạy pháp luật về các dịch vụ

tài chính, ngân hàng ớ trường đại học Luật Hà Nội do Bộ môn Luật Tài chính
- Ngân hàng đảm nhiệm. Các vấn đề này được chia thành các môn học nhỏ với
thời lượng giảng dạy từ 20 đến 30 tiết. Các môn học liên quan đến dịch vụ tài
chính bao gồm:

10


+ Dịch vụ bảo hiểm: được giảng dạy như là một môn học bắt buộc đối
với sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quốc tế, với thời lượng 20 tiết, bao gồm
các nội dung: Những vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh
doanh bảo hiểm; Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm; Các giao dịch phát sinh
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh bảo hiểm. Trong môn học này, ngoài việc giải quyết một số vấn đề
lý luận về kinh doanh bảo hiểm với tư cách là hành vi thương mại dịch vụ,
môn học còn giới thiệu cho sinh viên các quy định pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm được ghi nhận trong Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Dịch vụ ngân hàng: được giảng dạy với tư cách là những môn học bắt
buộc cho tất cả các đối tượng sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo của
Trường đại học Luật Hà Nội, với thời lượng 45 tiết, bao gồm những vấn đề cơ
bản là: Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Địa vị pháp lý của
tổ chức tín dụng; Pháp luật về huy động vốn của tổ chức tín dụng; Pháp luật vể

cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; Pháp luật về dịch vụ thanh toán của tổ chức
tín dụng; Pháp luật về dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.
+ Dịch vụ chứng khoán: đươc giảng day như là một môn học bắt buộc
đối với sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quốc tế, với thời lượng 30 tiết, bao
gồm các nội dung: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia thị trường chứng
khoán; Pháp luật về phát hành chứng khoán; Pháp luật về kinh doanh chứng
khoán; Pháp luật về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trên thị trường
chứng khoán.
-

Một số hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực thương mại: theo Chương trình

đào tạo đại học, được ban hành kèm Quyết đinh số 709/ĐT ngày 4 tháng 6
năm 2003 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, "Một số hợp đồng
trong lĩnh vực thương mại" là một môn học bắt buộc đối với chuyên ngành
pháp luật kinh tế, với thời lượng 30 tiết. Nội dung giảng dạy của môn học này
gổm nhiều loại hợp đổng khác nhau trong lĩnh vực thương mại, hay nói cách
khác gồm hình thức của các hành vi thươn® mại khác nhau: có những loại hợp

11


đồng là hình thức của thương mại hàng hoá, có những loại hợp đồng là hình
thức của thươnơ mại trong lĩnh vực đầu tư và cũng có những hợp đổng là hình
thức của thương mại dịch vụ. Thực tế, trong môn học "Một số hợp đồng trong
lĩnh vực thương mại" có 3 nội dung giảng dạy gằn liền với pháp luật về thương
mại dịch vụ, đó là: (i) Hợp đồng nhượng quyền thương mại; (ii) Hợp đồne vận
chuyển hàng hoá; (iii) hợp đồng trong xây dựng. Như vậy, thực chất việc
giảng dạy các hợp đồns này cũng chính là giảng dạy các quy định của pháp
luật về dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ vận chuyển hàng hàng hoá

và dịch vụ xây dựng - những hoạt động thương mại thuộc thương mại dịch vụ.
- Ngoài ra, ở nhiều môn học khác trong chương trình giảng dạy của trường
Đại học Luật Hà Nội, còn đề cập đến những nội dung khác của pháp luật về
thương mại dịch vụ: dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, dịch vụ trong lĩnh vực lao
động, dịch vụ trong lĩnh vực môi trường... Tuy nhiên, nội dung giảng dạy
những vấn để này chưa được xây dựng một cách có hệ thống.
- Dịch vụ việc làm: Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật
Hà Nội, việc làm được đưa vào giảng dạy với tư cách là một chế định của môn
học Luật ỉao động. Trong nội dung này, các sinh viên được giới thiệu hệ thống
các quan điểm, chính sách, đường lối, chủ trương và các quy đinh của pháp
luật lao động về việc làm và những vấn đề liên quan đến việc làm, đảm bảo và
giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể các nội dung chính bao gồm:
+ Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa Nhà nước và người lao động
+ Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động và người lao
động
+ Quan hệ giữa người lao động và các Trung tâm giới thiệu việc làm
Tuy nhiên, theo như nội dung giáo trình Luật lao động mới được biên soạn
và chuẩn bị được đưa vào sử dụng thì ngoài những nội dung nói trên, còn bao
gồm một số vấn đề khác như:
+ Khái niệm việc làm
+ Các yếu tố cấu thành việc làm
12


+ Vai trò, ý nghĩa của việc làm
Trong chương trình đào tạo của môn Luật lao động chi có một nội dung
liên quan trực tiếp đến pháp luật giới thiệu việc làm, đó là: Quan hệ giữa
người lao động và các Trung tâm giới thiệu việc làm. Song do thời lượng
chươno trình đào tạo có hạn nên nội dung này được trình bày sơ sài, chủ yếu
học viên tự đọc giáo trình và các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên

trong chương trình tự chọn của sinh viên khoa Pháp luật kinh tế có chuyên
đề: Tư vấn hợp đổng trons pháp luật lao động, với các nội dung chính là: Tư
vấn hợp đồng học nghề và hợp đồng giới thiệu việc làm, Tư vấn hợp đồng lao
động, Tư vấn hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài. Nội dung của chuyên đề này chủ yếu lưu ý giảng dạy cho sinh viên về
kỹ năng tư vấn đối với từng loại hợp đổng nói trên.
3.

N ội dung giảng dạy pháp luật về thương m ại dịch vụ theo các điều

ước quốc tẻ
ở Trường Đại học Luật Hà Nội, việc giảng dạy pháp luật về thương mại
dịch vụ theo các văn bản pháp luật trong nước do các bộ môn thuộc khoa Pháp
luật kinh tế đảm nhiệm, còn việc giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ
theo các điều ước quốc tế do các bộ môn thuộc khoa Pháp luật quốc tế và kinh
doanh quốc tế đảm nhiệm. Nhiều định chế pháp lý về thương mại dịch vụ theo
các điều ước quốc tế được đưa vào chương trình giảng (lạy bắt buộc hoặc tự
chọn của nhà trường, như: Luật hàng hải quóc tế, luật vận chuyển hàng không
quốc tế, luật tài chính, ngân hàng quốc tế. Đặc biệt, trong môn học Luật
thương mại quốc tế đã có những chương bài riêng về Pháp luật thương mại
dịch vụ quốc tế. Các bài giảng về các định chế này tập trung giới thiệu, phân
tích các điều ước quốc tế điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ tương
ứng.
II.

Những ưu điểm và hạn chế của nội dung chương trình giảng dạy

pháp luật về thương mại dịch vụ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Với nội dung các bài học như đã nói trên, các môn học về pháp luật
thương mại dịch vụ đã để cập những vấn để lý luận và những quy định cơ bản

13


của pháp luật thực đinh vể thương mại dịch vụ. Nhìn một cách tổng quát, sinh
viên chuyên ngành pháp luật kinh tế đã được học tập và nghiên cứu những nội
dung cơ bản về thương mại dịch vụ.
Có thể nói, việc đưa thươnơ mại dịch vụ vào giảng dạy trong chương
trình đào tạo cử nhân luật với những nội dung như trên đã thể hiện nỗ lực đáng
kể của các bộ môn có liên quan, đặc biệt là Bộ môn Luật thương mại, bước
đẩu đã mang lại những kết quả tích cực. Nội dung và chương trình giảng dạy
các môn học (các chuyên đề) vể pháp luật thương mại dịch vụ đã giải quyết
nhiều vấn để lí luận cơ bản về thương mại dịch vụ và pháp luật về thương mại
dịch vụ, xác định được hệ thống khái niệm khoa học về những sự vật, hiện
tượng hiện hữu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đưa ra, phân tích, giảng
dạy, cập nhật tươn^ đối đầy đủ nội dung của một số văn bản pháp luật kinh tế
hiện hành. Từ đó, tạo điều kiện cho người học không chỉ nắm bắt được những
vấn đề lí luận, những quy định pháp luật về thương mại dịch vụ mà còn nắm
bắt được thực tế xây dựng và thực hiện pháp luật của nước nhà.
Tuy nhiên, gắn với nhu cầu học tập và nghiên cứu pháp luật vể thương
mại dịch vụ hiện nay, chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ
vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần được từng bước khắc phục. Đó là:
- Nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ nhìn chung còn
chậm được đổi mới, cập nhật; chưa thực sự bám sát thực tiễn hoạt động thương
mại trong lĩnh vực dịch vụ đang diễn ra rất đa dạng và phức tạp ở Việt Nam và
thế giới. Nội dung giáo trình Luật thương mại, học liệu chính chi phối nội
dung bài giảng nhìn chung chưa vượt ra khỏi khuôn khổ mô tả, kèm những
giải thích ở chừng mực nhất định nội dung của pháp luật thực định1.
- Nhiều nội dung giảng dạy pháp luật về thươg mại dịch vụ vẫn còn
trùng lặp, thiếu thống nhất, dẫn đến số giờ giảng tăng mà vẫn không truyền
đạt hết những vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng trong cuộc sống.

- Nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ
chưa được xây dựng hoàn chính, còn nhiều nội duna; phái được bổ sung nhằm
' Xem Đại học Luật Hà Nội, Giáo trìnli Luật Thương mại (2 tập), Nxb CAND, Hà Nội, năm 2006

14


tiếp cận có hệ thống và toàn diện pháp luật về thương mại dịch vụ. Trong nội
dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ còn thiếu nhiều vấn đề quan
trọng như: Pháp luật về du lịch, pháp luật về dịch vụ kiểm toán, pháp luật về
dịch vụ pháp lý, pháp luật về dịch vụ đào tạo
-

V.V..

Với nội dung chồng chéo giữa các môn học như đã trình bày ở trên khó

có thể đáp ứng được yêu cầu giảm tải tronơ học tập của sinh viên. Trong khi đó,
xuất hiên yêu cầu mới đó là bổ sung những nội dung mới vào chương trình
giảng dạy.
-

Ngoài ra, trong nội dung giảng dạy các môn học về thương mại dịch vụ,

việc tiếp cận, làm rõ nội dung các cam kết quốc tế về thương mại của Việt
Nam, đặc biệt là trong WTO, còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Pháp luật về thương mại dịch vụ là một trong bốn bộ phận cấu thành
quan trọng của pháp luật thương mại, quy định cụ thể về nhiều loại hành vi
thương mại dịch vụ khác nhau. Hiện nay, một số vấn để thuộc nội hàm của
pháp luật về thương mại vụ được giảng dạy ở một số môn học luật trong

Trường Đại học Luật Hà Nội. Chương trình giảng dạy đó có những ưu điểm
lớn, bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cấn phải được sửa đổi
bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo đại học nói riêng và yêu cầu của xã
hội nói chung .
III.

Thực trạng phương pháp

giảng dạy pháp luật về thương

mại dịch vụ
Cho đến nay, để chuyển tải kiến thức các môn học nói chung cũng như
các môn học về pháp luật về thương mại dịch vụ nói riêng, ở trường Đại học
Luật Hà Nội, chủ yếu vẫn đang áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống
- phương pháp giảng thuyết trình. Theo đó, trên lớp giáo viên chủ động thuyết
trình, cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về các nội dung cần giảng
dạy, còn sinh viên thụ động tiếp nhận các kiến thức đó.
Để nâng cao tính chủ động của sinh viên, ở đa số các môn học có đều
sắp xếp một thời lượng nhất định để thảo luận (khoảng 1/4 số tiết cúa cả
môn). Tuy nhiên, ở các giờ thảo luận, vai trò chủ động cũng thuộc về giáo
15


viên, họ vẫn tiếp tục cũng cố các kiến thức lý luận cho sinh viên và hướng
dẫn sinh viên việc vận dụng các kiến thức lý luận để giải quyết một số tình
huốnẹ mang tính giả định, sinh viên vẫn chưa chủ động đật ra các vấn để để
cùnơ nhau giải quyết mà chủ yếu chí có các câu hỏi của giáo viên để kiểm
tra đánh giá hoặc cũng cố kiến thức cho sinh viên. Với thời lượng thảo luận
khôns nhiều và với cách thức thảo luận như vậy, có thể nhận thấy, về mặt
hình thức, ở một chừng mực nhất định đã có sự "tương tác" nhất định, nhưne

về thực chất, việc thảo luận vẫn chưa thoát khỏi phương pháp thuyết trình
truyển thống.
Phương pháp thuyết trình này cũng có những ưu điểm của nó, đó là kiến
thức mà giáo viên cung cấp và sinh viên thu nhận được tương đối cơ bản và
logic. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là làm mất đi tính chủ
động, sáng tạo trong học tập của sinh viên, họ có thể buộc phải lĩnh hội những
kiến thức mà họ cho là không cần, trong lúc đó có những kiến thức mà họ cho
là cần thiết lại không có điều kiện để nhận thức.
Trong thời, gian gần đây khi áp dụng thí điểm cơ chế đào tạo mới (đào
tạo theo tín chỉ), phương pháp "sư phạm tương tác" bước đầu được áp dụng để
giảng day một số môn học nhất định. Tuy nhiên, giảng dạy các môn học pháp
luật về thương mại dịch vụ vẫn theo phương pháp truyền thống. Nhìn chung,
phương pháp giảng dạy đó là phù hợp với cơ chế đào tạo theo niên chế. Tuy
nhiên, chuyển sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ, vấn đề đổi mới phương pháp
giảng dạy phải được đạt ra.
B.

NHŨNG GIẢI PH ÁP NHẰM HOÀN T H IỆ N NỘI DUNG

CHƯƠNG TRÌNH, NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÁP
LUẬT M ẠI DỊCH v ụ TẠI TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LUẬT HÀ NỘI
Để nâng hoàn thiện nội dung chương trình và nâng cao chất lượng giảng
dạy pháp luật về thương mại dịch vụ, nhóm tác giả kiến nghị những giải pháp
cơ bản sau:

16


I. Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy pháp luật về
thương mại dịch vụ

Về nguyên tắc, chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ
phải được xây dựng phù hợp với thời lượng chương trình đã được ấn định bởi
Bộ giáo dục & Đào tạo và Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong khuôn khổ của
đề tài này, sẽ là thiếu tính thực tế khi đặt vấn đề thay đổi thời lượng chương
trình đã được ấn định. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, với thời lượng như hiện
nay, việc truyền đạt những nội dung của pháp pháp luật về thương mại dịch vụ
sẽ gặp khó khăn không nhỏ vì thời lượng ngắn. Trong điều kiện đó, cần lựa
chọn những nội dung cơ bản hoặc có tính thời sự của pháp pháp luật về
thương mại dịch vụ để tập trung giới thiệu cho sinh viên. Với việc áp dụng
học chế tín chỉ như hiện nay, theo chúng tôi cần từng bước hoàn thiện và
thống nhất nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch
vụ trên cơ sở phù hợp với hệ thống tín chỉ và các tài liệu giảng dạy có liên
quan (mà nòng cốt là các giáo trình vể pháp luật về thương mại dịch vụ).
Chương trình giảng dạy (biểu hiện cụ thể ở giáo án của các giảng viên) cần
phải có sự thống nhất trong tổ bộ môn về những nội dung cơ bản (có tính
chất là những nội dung tối thiểu phải giới thiệu cho sinh viên).
1. Tiếp tục hoàn thiện nội dung giáng dạy các quy định về thương mại
dịch vụ trong khuôn khổ môn học Luật thương mại: với chương trình giảng
dạy môn học Luật thương mại theo học chế tín chỉ như hiện nay, nội dung
giảng dạy về thương mại dịch vụ được đưa vào modul 2.
2. Hoàn thiện nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính
Thứ nhất, cần thiết kế lại nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về
dịch vụ tài chính, dựa trên cách tiếp cận về khái niệm dịch vụ tài chính theo
chuẩn mực của GATSẠVTO.
Thứ hai, cần bổ sung thêm vào nội dung chương trình giảng dạy hiện tại
phần kiến thức pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về dịch vụ tài chính,
đặc biệt là pháp luật về dịch vụ tài chính của các quốc gia hoặc khối quốc gia
có quan hộ thương mại thường xuyên, ổn định với Việt Nam như Trung Quốc,
17


THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẠT h à n ộ i
PHÒNG Đ O C _


Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia thuộc khối
ASEAN.
Thứ ba, cần bổ sung thêm vào chương trình đào tạo tổng thể đối với bậc
học cử nhân luật những kiến thức nền tảng cơ bản về kinh tế học (chứ không
phải là kinh tế chính trị học như đang được giảng dạy hiện nay), bao gồm các
học phần chủ yếu như kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, kinh tế học
công cộng và kinh tế học phúc lợi, kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực
chứng...
Thứ tư, cần đưa thêm nội dung rèn luyện kỹ năng áp dụng và thực hành
pháp luật vào chương trình giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính như một
thành tỏ' bắt buộc.
3.

Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ môi trường, bao

gồm: Dịch vụ xử lý nước thải; Thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn; Dịch vụ
quan trắc, phân tích môi trường; Dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM; Dịch vụ
giám định vể môi trường; Dịch vụ bảo vệ cảnh quan và thiên nhiên
4.

Xảy dựng và tiếp tục hoàn thiện nội dung giảng dạy "Pháp luật vê

giới thiệu việc làm", bao gồm: Vị trí, vai trò của hoạt động giới thiệu việc
làm; Khái niệm giới thiệu việc làm và tổ chức giới thiệu việc làm; Nội dung
pháp luật về giới thiệu việc làm (Đối với trung tâm giới thiệu việc làm và

doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm); Giải quyết tranh chấp về giới
thiệu việc làm.
5.

Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch

vụ pháp luật, bao gồm các nội dung cơ bản: Vai trò của dịch vụ pháp luật đối
với thương mại trong nước và quốc tế; Khái niệm dịch vụ pháp luật; Dịch vụ
tư vấn pháp luật; Dịch vụ tranh tụng; Dịch vụ đại diện ngoài toà án; Dịch vụ
công chứng; Dịch vụ trọng tài và hoà giải; Pháp luật điều chỉnh việc cung cấp
dịch vụ pháp luật của luật sư trong nướ; Pháp luật điều chỉnh việc cung cấp
dịch vụ pháp luật của luật sư nước ngoài.

18


6.

Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ (rong lĩnh vực

đất đai, bao gồm: Điều kiện, tiêu chuẩn của cá nhân, tổ chức hành nghề trong
các lĩnh vực dịch vụ về đất đai; Các loại hình dịch vụ thương mại trong lĩnh
vực đất đai (Tư vấn quy hoạch; Tư vấn giá đất; Dịch vụ cung cấp thông tin và
trung ẹian môi giới...); Thực tiễn hoat động của các loại hình dịch vụ trong
lĩnh vực đất đai trên thực tế
7. 'Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ viễn thông,
bao gồm: Chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông; Gia nhập thị trường dịch vụ
viễn thông; Hình thức pháp lý của quan hệ dịch vụ viễn thông (hợp đổng
dịch vụ viễn thông); Những đặc thù về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở
Việt Nam

II.

Tiếp tục Đổi mói phương pháp giảng dạy pháp luật về thương mại

dịch vụ
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến chất lượng giảng dạy. Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy
học có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả dạy học. Tính hợp iý của các phương pháp
dạy học được sử dụng chịu sự chi phối của nhiểu yếu tố, trong đó cơ bản phải kể
đến là:
- Mục đích đào tạo;
- Đối tượng đào tạo;
- Nội dung chương trình đào tạo;
- Mức độ phù hợp của từng phương pháp giảng dạy đối với mục đích và
đối tượng đào tạo;
- Năng lực của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy;
- Các điều kiện khác cho việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập,
như: cơ sở vật chất (phương tiện giảng dạy, hội trường); nội dung chương
trình; giáo trình, tài liệu tham khảo; cách thức đánh giá chất lượng đào tạo
(cách thức thi, kiểm tra)...

19


Mỗi phương pháp giảng dạy, khi được sử dụng trong những điểu kiện cụ
thể, đều thể hiện những ưu điểm và hạn chế nhất định. Với tính chất nội dung
của pháp luật vể thương mại dịch vụ và thực tiễn giảng dạy pháp luật về
thương mại dịch vụ tại trường Đại học Luật Hà Nội như đã trình bày, theo
chúng tôi, ngoài phương pháp thuyết trình truyền thống hiện đang sử dụng,
cần tâng cường áp dụng phương pháp siảng dạy bằng tình huống. Để việc

giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bằng phương pháp tình huống, cần
lầm tốt những việc sau:
- Xây dựng tình huống nghiên cứu có chất lượng tốt. Từ kinh nghiệm cá
nhân, tôi cho rằng nên xây dựng những tình huống nhỏ. Mỗi tìnhhuống hướng
tới làm rõ một nội dung lý thuyết nhất định.
- Đối với những nội dung giảng dạy có thể sử dung phương pháp tình
huống, bài học cần được chuẩn bị (cả về nội dung và quy trình tiến hành) phù
hợp với phương pháp tình huống;
- Không ngìmg nâng cao trình độ của giảng viên.
III. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thông giáo trình, tài liệu về
pháp luật thương mại dịch vụ
-

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện giáo trình pháp luật về thương mại địch

vụ. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập pháp luật về thương mại dịch
vụ cẩn phải tiến hành nhiểu giải pháp, trong đó quan Irọng phải kể đến là biên
soạn giáo trình môn học. Việc biên soạn giáo trình nên tiếp cận theo hướng
phù hợp với học chế tín chi, một môn học có thể có nhiều giáo trình. Bên cạnh
giáo trình, cần xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo phong phú. Các bộ môn
giảng dạy có liên quan cần đầu tư thời gian để xây dựng một danh mục tài liệu
tham khảo đầy đủ và đảm bảo chất lượng cho các nội dung của môn học và
tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với các tài liệu tham khảo đó.
IV.

Thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho giờ học các môn học pháp luật

về thương mại dịch vụ
Để thực hiện được giải pháp này, vấn đề cốt lõi là các nội dung giảng
dạy, tình huống nghiên cứu và quy trình giảng dạy của từng bài học cần

phải có sự đàu tư thỏa đáng và cần có sự thống nhất trong tổ bộ môn về
những nội dung cơ bán. Đối với những giờ học sử dụng tình huống, tình
huống nghiên cứu cần được in và phát cho sinh viên nghiên cứu trước. Để
20


tạo định hướng cho việc chuẩn bị bài học của sinh viên cần phải có các yêu
cầu cụ thể cần được giải quyết từ tình huống. Các yêu cầu này có thể đặt
dưới hình thức câu hỏi.
Việc chuẩn bị nội dung bài học có ý nghĩa quyết định tới thành công
của giờ học. Để giờ học đạt hiệu quả, về phía sinh viên trước khi lên lớp cần
có những kiến thức cơ bản nhất định về pháp pháp luật về thương mại dịch vụ;
đối với những giờ học bằng phương pháp tình huống, sinh viên phải nắm vững
các tình tiết của tình huống và đã phải có những phương án ban đầu để giải
quyết. Nếu sinh viên đã nghiên cứu kỹ tình huống thì khi giáo viên đưa ra
phương án giải quyết, sinh viên mới có thể nắm bắt bài học được ngay.
Về phía giao viên, cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc
chuẩn bị bài giảng. Chuẩn bị tốt bài giảng giúp giáo viên tự tin hơn khi lên
lớp và có thể xử lý nhanh, chính xác các tình huống phát sinh trong giờ học.
Ngoài việc làm chủ kiến thức lý luận, các giáo viên cần phải tăng cường
trau dồi những kinh nghiệm thực tiễn. Giáo viên có thể tiếp cận thông tin
thực tiễn bằng cách thường xuyên đọc báo, nghe đài, truy cập Internet, đọc
hổ sơ các vụ án liên quan đến lĩnh vực pháp pháp luật về thương mại dịch
vu. Kinh nghiêm cho thấy viêc giáo viên dùng kiến thức lý luận để luận giải
một hiện tượng thực tế hoặc dùng một hiện tượng thực tế để chứng minh
cho lý thuyết bao giờ cũng gây được húng thú học tập cho sinh viên.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật về
thương mại dịch vụ theo học chế tín chỉ, cần thực hiện đổng bộ các giải
pháp sau:
Thứ nhất, xác định các mục tiêu nhận thức và nội dung cần trình bày

tại giờ giảng lý thuyết và giờ thảo luận. Việc xác định các mục tiêu nhận
thức mà sinh viên cần nắm được qua mỗi bài học rất quan trọng, nó liên quan
đến những gì giáo viên và sinh viên cần chuẩn bị khi lên lớp đồng thời nó
cũng dẫn đến cần chọn nội dung nào nên giảng lý thuyết, nội dung nào cần
thảo luận. Tron? học chế tín chỉ, thời gian tiếp xúc với sinh viên trên lớp

21


×