Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nhung hoat dong giup con ban tro nen thong minh hon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.39 KB, 7 trang )

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
1

Những hoạt động giúp con bạn thông minh hơn

Liệu việc mua cho con những đồ chơi hay cuốn bách khoa toàn thư đắt tiền có giúp
chúng thông minh hơn?
Bách khoa toàn thư hay đồ chơi đắt tiền chưa hẳn đã là cách hay giúp phát triển trí thông minh ở
trẻ. Đôi khi, các bậc cha mẹ bỏ qua những điều cơ bản nhất trong cuộc sống có thể tăng khả năng
học hỏi và trí tưởng tượng ở trẻ. Bởi thực tế, có những điều đơn giản trong cuộc sống sẽ đem tới
hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

Dưới đây là 4 hoạt động thú vị và đơn giản sẽ giúp con bạn học và nhớ lâu hơn.

1. Dạy bé làm vườn

Làm vườn là một cách hay giúp tăng khả năng học hỏi ở trẻ. Nếu có một mảnh vườn nhỏ bạn hãy
chỉ cho con các dụng cụ làm vườn, trò chuyện và giải thích cho bé về hoạt động của cuộc sống tự
nhiên. Nhờ đó, con yêu của bạn sẽ hiểu biết hơn về cuộc sống bởi lẽ chẳng có gì tuyệt hơn khi để
chúng nhìn nhận mọi thứ xung quanh và học hỏi từ chính bà mẹ thiên nhiên.

(Ảnh minh họa)
2. Chơi trò chơi trí tuệ

Nếu bạn đang kiếm tìm một cách thú vị giúp bé nhà bạn vừa học vừa chơi thì đây hẳn là cách
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
2

tuyệt vời.



Bạn hãy đưa ra những chủ đề đơn giản, gây hứng thú với các bé như các hành tinh hay tên các
thành phố. Tiếp đến, bạn tìm những tấm bìa cứng cắt thành nhiều miếng nhỏ rồi viết câu hỏi lên
đó để kiểm tra cũng như bổ sung kiến thức cho bé. Mỗi lần vượt qua câu hỏi sẽ cuốn hút bé vào
trò chơi của bạn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới độ khó dễ của các câu hỏi. Sẽ tốt hơn nếu bạn chú ý xen lẫn những
câu hỏi khó với câu hỏi ở mức độ hiểu biết của con.

3. Chơi thể thao

Chơi thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe nhờ sự vận động mà còn góp phần phát triển khả
năng suy nghĩ ở trẻ. Tất cả các môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn về thể chất và tinh thần. Vì
thế, bạn hãy cho con học môn thể thao yêu thích nhằm tăng cường thể lực và khả năng suy nghĩ
nhanh nhạy ở trẻ.

(Ảnh minh họa)
4. Thảo luận cùng con

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, chắc hẳn bạn cũng luôn bận rộn với công việc. Tuy vậy, bạn
nên cố gắng dành thời gian trò chuyện với các bé. Ngoài những vấn đề bình thường xoay quanh
cuộc sống hằng ngày, bạn hãy tìm ra những chủ đề mới mẻ, phù hợp với tuổi của con đề thảo
luận với chúng. Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ kích thích não bộ của các bé suy nghi mới mẻ
hơn, đa chiều hơn.

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
3







Muốn con thông minh, hãy để bé chơi trò đóng - mở cửa!
Chỉ vì sợ con kẹp tay mà nhiều phụ huynh đã cấm con chơi trò đóng - mở cửa.
Nhưng bé học được nhiều thứ hơn bạn tưởng từ trò chơi này đấy!
Bé yêu của bạn đã 2 tuổi và bé có rất nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, tất cả những gì bé muốn và thu
hút sự tập trung của bé lại là cánh cửa ra vào. Bé có thể đóng rồi lại mở cửa liên tục trong cả giờ
đồng hồ. Bé thực sự bị thu hút bởi công việc này.

Rất nhiều bé đang trong độ tuổi này cũng có sở thích tương tự. Bạn cứ nghĩ rằng bé chỉ thích
những tiếng động ồn ào phát ra khi bé đóng mở cửa, các ngăn kéo hay những chiếc hộp…

Nhưng thực ra, bé học được nhiều hơn là bạn tưởng: Bé hiểu được những vật này làm việc như
thế nào, chúng tạo ra những âm thanh gì và khái niệm cơ bản của việc “đóng” và “mở”. Bé cũng
bắt đầu có khái niệm về việc ngăn cách và khái niệm về việc các vật đã tách hẳn ra rồi lại trở lại.

Vì vậy, thay vì không cho con chơi trò này, cha mẹ hãy tìm cách để con chơi một cách an toàn
nhé!
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
4


Đừng cấm con chơi trò chơi, mà hãy tìm cách để con chơi an toàn. (Ảnh minh họa)

Giữ bé được an toàn

Để bé chơi ít ồn ào hơn, bạn hãy đưa bé một vài thứ đồ chơi và vật dụng gia đình có thể mở và

đóng được mà phát ra tiếng động nhỏ, chẳng hạn như những chiếc hộp bằng nhựa hay bìa cứng,
những chiếc hộp đồ chơi…

Bạn có thể bảo vệ những ngón tay nhỏ xinh của bé bằng cách lót những miếng mút chặn xung
quanh khung cửa để tránh nguy cơ bé bị dập tay khi chơi.

Bạn nên cất những món đồ không an toàn trong ngăn kéo hay trong tủ đi chỗ khác hoặc khóa tủ
và ngăn kéo lại. Bạn cũng có thể để vào trong đó những món đồ mà bé có thể chơi được, chẳng
hạn như những cái hộp gỗ hay những chiếc lọ nhỏ…

Trong khi bé đang bận rộn với trò chơi mới của mình, bạn sẽ có thêm thời gian cho riêng mình
hoặc chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.





Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
5


Mẹo để bé con học toán thông minh


Tập cho bé làm quen với thế giới toán học ngay từ khi bé bắt đầu biết chơi, biết nói
và biết đi.
Thường xuyên dạy bé tập đếm
Khi bé bắt đầu biết đi, biết chơi và biết nói, bố mẹ có thể dạy bé tập đếm. Đơn giản thôi nhé!
Dạy bé ôm từng người trong gia đình và đếm xem có tất cả bao nhiêu thành viên.

Bé ăn hoa quả hoặc bánh kẹo, để bé cầm và đếm từng quả một.
Bé đi chơi trên phố, dạy bé đếm từng cái cây…
Khi bé được 3 – 4 tuổi, bé sẽ đếm được trong nhà có bao nhiêu bóng đèn, bao nhiêu bát đũa, bao
nhiêu cửa sổ, giường tủ…
Lưu ý, khi học đếm, bố mẹ nên để cho bé cùng một lúc: đếm bằng miệng, mắt nhìn, tay hoạt
động. Sau khi đếm xong, mẹ dạy bé nói lại tổng số có bao nhiêu đồ vật. Khi mới học, bố mẹ cần
cổ vũ bé bắt chước đếm giống bố (hoặc mẹ) như khi bé bắt đầu học nói.
Dạy bé so sánh
Cùng với việc học đếm, mẹ hãy dạy bé cách so sánh những đồ vật có sự khác biệt rõ ràng: ngắn
– dài, cao – thấp, béo – gầy, to – nhỏ, dày – mỏng, rộng – hẹp, xa – gần, nặng – nhẹ…
Nhận biết hình học
Khi bé được 2 tuổi, hãy lấy bút màu hoặc phấn, vẽ và chỉ cho bé xem các hình khối, dạy bé hình
dạng, đặc điểm của các hình học như hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Tùy theo khả
năng tiếp thu của từng bé để bố mẹ điều chỉnh dạy các hình từ dễ tới khó.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
6


Bố mẹ nên cho bé làm quen với hình học qua các đồ chơi thông minh
Thường xuyên chỉ cho bé hoặc hỏi bé các đồ vật trong nhà có hình gì hoặc những đồ vật nào
trong nhà có hình vuông, hình tròn hoặc hình tam giác.
Đến ba tuổi, bé có thể phân biệt quả bóng hình tròn và quả trứng gà hình bầu dục.
Chia đồ vật
Mẹ mua một gói kẹo về. Trước khi ăn kẹo, mẹ hãy bảo bé đếm xem có bao nhiêu kẹo và trong
nhà có bao nhiêu người. Hỏi bé, mỗi người được ăn bao nhiêu kẹo. Có thể dạy bé: lấy 1 kẹo mời
1 người lớn, chia đều cho đến khi tất cả các thành viên trong gia đình đều cầm kẹo. Nếu vẫn còn
kẹo, bé tiếp tục quay lại chia vòng 2.
Có thể áp dụng cách chia này khi cả nhà ăn hoa quả, bánh, uống sữa…
Làm quen với chữ số

Bố mẹ cho bé làm quen với chữ số bằng cách so sánh, liên tưởng đơn giản và dễ nhớ nhất.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
7


Các chữ số nhiều màu sắc, liên quan tới đồ vật hàng ngày sẽ rất thu hút bé
Ví dụ: số 1 giống như chiếc roi đánh bé hư, số 2 như con vịt đang bơi, số 3 giống như cái tai
ngoan của bé hay nghe lời, số 4 giống như lá cờ bay phấp phới, số 5 giống như chiếc móc câu có
nét ngang trên đầu, số 6 giống quả lê có cuống xinh xinh, số 7 giống chiếc gậy biết đi, số 8 giống
củ cà rốt thật to, số 9 giống quả lê quay ngược đầu, số 10 là chiếc roi đánh bé hư và có thêm 1
quả trứng.
Nhận biết các con số
Đưa bé đi xem xiếc hoặc xem kịch, ca nhạc dành cho tuổi mẫu giáo, mẹ hãy giảng giải cho bé về
vị trí chỗ ngồi và số ghế ghi trên vé. Khuyến khích cho bé dẫn bố mẹ đi tìm chỗ ngồi.

×