Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân biệt Quản lý nhà nước về đầu tư và DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.77 KB, 16 trang )

A.

PHÂN BIỆT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
I.

Quản lý nhà nước về đầu tư

1. Khái niệm :
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu của chủ thể quản lý vào
quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu
tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ
thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất trong điều kiện
cụ thể, xác định và trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.
2. Nội dung

 Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư.
 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư (đặc biệt là về nguồn vốn)
 Ban hành kịp thời các chính sách, chủ trương đầu tư cải thiện môi trường và thủ tục






3.

đầu tư.
Ban hành các định mức kinh tế-kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư (tiêu chuẩn)
Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư
Đề ra chủ trương, chính sách hợp tác với đầu tư nước ngoài (2007)


Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư
Quản lý trực tiếp nguồn vốn đầu tư nhà nước đặc biệt dự án đầu tư thuộc nhóm A và
các hoạt động cơng ích.

Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư :
a. Hoạch định chiến lược đầu tư chung hướng; cung cấp thông tin, dự báo để hướng dẫn đầu
tư.
b. Xây dựng luật pháp
c. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi
d. Điều hoà thu nhập giữa các chủ thể tham gia lĩnh vực đầu tư
e. Thực hiện sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư


f. Đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đường lối của Đảng (kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN)
g. Tiến đến đáp ứng các chuẩn Quốc tế
h. Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư từ ngân sách
i. Quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác
j. Đảm bảo chất lượng các cơng trình xây dựng, quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn
cho xã hội.
k. Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư
l. Có chủ trương đúng đắn trong hợp tác đầu tư với nước ngoài
4. Chức năng quản lý đầu tư được áp dụng:
 Chức năng định hướng (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, luật pháp, chính sách…)
 Chức năng bảo đảm (điều tiết, khuyến khích đầu tư,…)
 Chức năng phối hợp (các bên tham gia, nguồn, khu vực, thành phần kinh tế…)
 Chức năng kiểm tra và điều chỉnh (kiểm soát, phát hiện sai lệch, điều chỉnh kịp thời…)
5. Các phương pháp quản lý:
a) Phương pháp kinh tế : sử dụng chính sách và địn bẩy kinh tế (Lương, thưởng, phạt,
giá, lợi nhuận, tín dụng, thuế…)

b) Phương pháp hành chính : sử dụng các văn bản, chỉ thị, quy định… về đầu tư (tác động
trực tiếp)
c) Phương pháp giáo dục : hướng các cá nhân phát triển theo hướng có lợi cho sự phát triển
chung của XH (tinh thần, ý thức, trình độ…)
d) Phương pháp thống kê : thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu thống kê về đầu tư
e) Phương pháp toán : Là phương pháp sử dụng toán học để lượng hóa các thuộc tính cơ
bản trong đầu tư
f) Phối kết hợp các phương pháp trong quản lý đầu tư
II.

Quản lý đầu tư của doanh nghiệp


Quản lý đầu tư trong doanh nghiệp là sự tác động có mục đích của các nhà quản lý doanh
nghiệp vào các hoạt động đồng tư của đơn vị mình nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư của doanh
nghiệp đó.
Nhiệm vụ quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp


Tiến hành các công cuộc đầu tư của đơn vị



Quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư



Quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí theo kế hoạch

1.Các mơ hình tổ chức quản lý đầu tư (dự án) của doanh nghiệp

Mô hình #1: Tổ chức phân quyền (Hierarchical Organization)
Chỉ thị được ban hành từ trên xuống dưới.
Mơ hình #2: Cơ cấu theo chức năng (Functional Organization)
Cơ quan có chức năng chuyên trách nào thì đảm nhận cơng việc đó.
Mơ hình #3: Cấu trúc ma trận (Matrix Organization)
Cơ cấu tổ chức ma trận dựa trên hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều. Thông tin sẽ
được luân chuyển theo cả chiều dọc (tuyến chức năng hoạt động) và chiều ngang (tuyến sản
phẩm hay cơ sở hoạt động).
Mơ hình #4: Cấu trúc phẳng (Flat Organization ) hay tự quản lý
Tất cả mọi người trong tổ chức đều bình đẳng với nhau.
Mơ hình #5: Quản lý phi tập trung (Holacratic Organizations)
Công việc sẽ được phân cơng theo vai trị khơng cần đến chức danh, cấp bậc
2.Phương pháp quản lý dự án
a) Agile – Dự án Nhanh nhẹn
b) Mơ hình Thác nước
c) Lean – Dự án Tinh gọn
d) Scrum


e) Kanban

3.

Phân biệt quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp

Tiêu chí

Về phía Nhà nước

Về phía các doanh nghiệp


Thể chế quản quản lý chung nhất hoạt động đầu tư quản lý hoạt động đầu tư ở đơn vị

của đất nước
mình
Quy mơ quản Ở tầm vĩ mơ bao qt chung


Bó hẹp ở phạm vi từng doanh
nghiệp riêng lẻ

Mục tiêu quản Bảo vệ lợi ích xã hôi


Xuất phát chủ yếu từ lợi ích cá
nhân

Phương hướng -Hoạch định, định hướng, thông tin,
và nội dung dự báo.
phát triển đầu

-Không quá trực tiếp trên nguyên tắc
định hướng, tạo mơi trường và điều
hịa lợi ích xã hơi

- Phát hiện cơ hội, chịu hoàn toàn
trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.

Phương
quản lý


- Hoạt động trong tự do trong
khuôn khổ pháp luật

pháp -Bằng pp hành chính-pháp luật: cưỡng Doanh nghiệp quản lý bằng
chế
phương pháp kinh tế và nghệ
thuật.
-Biện pháp kinh tế, chính sách: định
hướng, khuyến khích

Tài chính cơ Nguồn vốn cấp phát từ ngân sách.
quan

Tự chủ tài chính bằng vốn tự có,
tín dụng hoặc vốn cấp phát đối với
các cơng cuộc đầu tư do ngân
sách cấp phát.

*Mối liên hệ giữa quản lý Nhà nước về đầu tư với quản lý đầu tư trong doanh
nghiệp:


Thứ nhất, quan hệ giữa quản lý Nhà nước về đầu tư và đầu tư trong doanh nghiệp
xuất phát từ chính chức năng của Nhà nước.
Đó là chức năng quản lý, điều hành nền kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng.
Thứ hai, do sự thất bại của thị trường khi thiếu đi sự chi phối quản lý của Nhà nước
(sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với NN)
Một là, thiếu đi môi trường cạnh tranh lành mạnh
Hai là, các ảnh hưởng ngoại vi (ngoại tác) : phá giá, thơn tính, chiếm thị phần, thuế quan,


Ba là, sự thiếu hụt hay bất cân xứng về thông tin: kênh thông tin NN
Bốn là, sự bất ổn định vĩ mơ: mỗi doanh nghiệp có định hướng đầu tư riêng rẽ dẫn đến từ
góc độ tổng thể hoạt động đầu tư diễn ra manh mún, rời rạc thiếu hiệu quả.
Năm là, rào cản khi bước ra trường quốc tế: thông qua hoạt động ngoại giao Chính phủ
ký kết được các hiệp định thương mại mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp vươn ra nước ngoài.
Thứ ba, lịch sử thất bại của quản lý về đầu tư của Nhà nước khi thiếu đi sự tham gia
của các doanh nghiệp (sự cần có của NN đối sụ chung tay của doanh nghiệp)
- Bản thân nhà nước không thể nhanh nhạy như thị trường
-Khơng chấp nhận vai trị tư nhân trong hoạt động đầu tư đã dẫn đến sự phân bổ nguồn
lực khơng hợp lý, lãng phí, thất thốt, triệt tiêu động lực tăng trưởng
- Sự can thiệp quá mức cũng như việc xóa bỏ thị trường đều khơng thể thành cơng trong
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư
- Để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các
khiếm khuyết.
 Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là mối quan hệ tất yếu,
tương tác phụ thuộc nhau.

B. LIÊN HỆ THỰC TẾ PHÂN BIỆT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU

TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I.Quản lý nhà nướ về đầu tư


1. Thể chế quản lý đầu tư

- Ở cấp nhà nước ( QH, CP, Thủ Tư ) có nhiệm vụ
+ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho đầu tư
+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư

+ Ban hành chính sách, chủ trương đầu tư nhằm cải thiện môi trường và thủ tục
đầu tư và các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn đầu tư
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư
+ Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài
- Ở cấp bộ ngành và địa phương
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch và danh mục các dự án đầu tư , kế hoạch huy
động vốn
+ Ban hành văn bản quản lý đầu tư thuộc cấp quản lý


+ Chọn đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với nước ngoài
+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát các DA thuộc cấp quản lý
+ Xử lý vấn đề phát sinh trong đầu tư (mặt bằng, nhân lực…)
- Ở cấp cơ sở ( cuối cùng)
+ Xây dựng cụ thể chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư
+ Lập dự án đầu tư hoàn chỉnh
+ Quản lý thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư ở quy mô nhỏ
+ Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư, DA đầu tư
2. Quy mô quản lý

Quy mô quản lý của nhà nước là ở tầm vĩ mô, bao quát chung. Nhà nước sẽ
tham gia điều chỉnh và quản lý và định hướng toàn bộ nền kinh tế, thực hiện các
mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, huy động và sử dụng hiệu quả các
nguồn đầu tư, đề ra các điều luật kiểm soát hoạt động đầu tư.
Đối tượng quản lý của Nhà nước khơng chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp nhà
nước mà sẽ rộng hơn, bao quát toàn bộ nền kinh tế, tất cả các đối tượng trong nền
kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động đầu tư ở
Việt Nam.

3. Phạm vi quản lý


- Các đơn vị hành chính nhà nước
- Các cơng trình lớn như cơ sở hạ tầng, đường xá, chung cư, dịch vụ công,…
- Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia
và dự án quan trọng quốc gia.
- Chính phủ xem xét,quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có
thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công
khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý, đặc biệt là các dự án đầu tư công khẩn cấp.


4. Mục tiêu

a) Với quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô:
- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư
-Thực hiện đúng quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong đầu
tư (quy hoạch,thiết kế, kỹ thuật, chất lượng, thời gian, chi phí…)
b) Với quản lý đầu tư ở cấp cơ sở:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn
- Tăng năng suất lao động
- Đổi mới cơng nghệ
- Tiết kiệm chi phí
c) Với quản lý đầu tư ở từng dự án:
- Thực hiện đúng mục tiêu của dự án
- Nâng cao hiệu quả KTXH của đầu tư

5. Phương hướng và nội dung quản lý phát triển đầu tư


- Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng để VN trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
- Năm 2020, cả thế giới hứng chịu dịch bệnh Corona và VN cũng là 1 trong những
nước bị ảnh hưởng, tăng trưởng GDP năm 2020 khó đạt được mục tiêu đề ra là
6,8% nên Chính phủ cần đẩy mạnh các yếu tố như đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn
và tập trung tháo gỡ khó khăn các dự án trọng điểm bằng cách
* Đẩy nhanh tiến độ giải ngân : kích thích chính sách tài khóa. Theo số liệu năm
2019, nguồn vốn đầu tư công chiếm 10,7% tổng giá trị GDP, chiếm 32% tổng mức
đầu tư tồn xã hội, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ ra chỉ
thị số 11/CT-TTg yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương
hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước
năm 2020 ngay trong tháng 3-2020
* Tập trung tháo gỡ khó khăn các dự án trọng điểm : Thủ tướng giao Bộ Giao
thơng vận tải khẩn trương hồn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các
dự án đầu tư cơng quy mơ lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội như các dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn


Nhất, Nội Bài, xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc bắc nam phía đơng giai đoạn 2017 - 2020... và không được để chậm trễ như vừa qua.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý năm 2020 phải thực hiện song song
hai nhiệm vụ, vừa tập trung giải ngân thực hiện kế hoạch năm 2020, vừa xây dựng
kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, sẽ làm phân tán sự tập trung chỉ đạo
cũng như nguồn lực thực hiện.
* Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư và các Luật liên quan như
luật thuế, luật đầu tư, luật đất đai, đấu thầu,… theo 2 chiều hướng: để khuyến
khích đầu tư, đồng thời cũng đảm bảo hoạt động đầu tư là đúng luật và hiệu quả.
Cụ thể, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30%, thay đổi phân cấp thẩm định nguồn
vốn và khả năng cân đổi chương trình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ưu đãi về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp
- Xúc tiến thương mại, đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước

ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu
quả cao.
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách một
cách chặt chẽ
6. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư

- 2 phương pháp chính
+ Phương pháp hành chính: ban hành quyết định hành chính dựa trên chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định
+ Phương pháp kinh tế: quy định chế độ thưởng, xử phạt, quyền tự chủ trong sản
xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế để đối tượng quản lý phát huy năng lực
sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.
- Các phương pháp khác:
+ Phương pháp giáo dục
+ Phương pháp thuyết phục
+ Phương pháp cưỡng chế hành chính
7. Tài chính cơ quan

- Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu là từ từ ngân sách nhà nước, thuế dân đóng, do
viện trợ, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.
- Về thu ngân sách nhà nước, tính từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2019 ước tính
đạt 1.299,4 nghìn tỷ đồng, bằng 92,1% dự tốn năm. Trong đó, thu nội địa đạt


1.051,2 nghìn tỷ đồng, bằng 89,6%; Thu từ dầu thơ 49,5 nghìn tỷ đồng, bằng
111,1%; Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 194,5 nghìn tỷ đồng,
bằng 102,8%.
- Về chi ngân sách nhà nước, từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2019 ước tính đạt
1.211,1 nghìn tỷ đồng, bằng 74,1% dự tốn năm.Trong đó, chi thường xun đạt
858,4 nghìn tỷ đồng, bằng 85,9%; Chi đầu tư phát triển 228,9 nghìn tỷ đồng, bằng

53,3%; Chi trả nợ lãi 93,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8%.

II.Quản lý đầu tư tại Doanh nghiệp
1. Thể chế
- Tùy thuộc vào ngành nghề, điều kiện, đặc điểm mơi trường, tính cạnh
tranh của thị trường mà lựa chọn cơ chế quản lý khác nhau cho phù hợp
với doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh nghiệp có đặc điểm cơ chế quản lý
dự án như sau:

- Ngoài ra, căn cứ theo từng dự án đầu tư cụ thể mà các doanh nghiệp có
thể lựa các mơ hình cụ thể để quản lý dự án đầu tư như tổ chức quản lý
dự án theo chức năng, tổ chức chuyên trách quản lý dự án, quản lý dự án
theo ma trận.


- Đối với thể chế quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp cịn có sự can thiệp
nhất định của quản lý nhà nước thơng qua các chính sách và hệ thống
pháp luật như Luật Doanh nghiệp 2014.., nhà nước quy định cơ bản về
quyền hạn và trách nhiệm chung nhất của các bộ phận và cơ quan quản lý
trong doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật để
đảm bảo hoạt động quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp.
2. Quy mô quản lý
- Đối với các doanh nghiệp, quy mô hoạt động quản lý đầu tư được thực
hiện trong mơi trường doanh nghiệp, bó hẹp theo từng dự án, từng đơn vị
doanh nghiệp riêng lẻ. Việc quản lý đầu tư trong các doanh nghiệp chỉ
tác động đến các mặt như chi phí, kỹ thuật, thời gian, … thực hiện đầu tư
của doanh nghiệp. Quy mô quản lý đầu tư của các doanh nghiệp có thể
lớn hoặc nhỏ phụ thuộc vào tính chất và quy mơ của hoạt động đầu tư.
3. Phạm vi quản lý
- Các doanh nghiệp là đối tượng hoạt động bên trong môi trường đầu tư

thông qua hoạt động đầu tư mà tác động đến môi trường, đồng thời chịu
tác động của môi trường đầu tư bên ngoài làm ảnh hưởng tới hành vi
quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp.
- Khuôn khổ pháp luật mà nhà nước đưa ra tạo thành các hệ thống tiêu
thức chuẩn mực cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.
4. Mục tiêu
- Hoạt động quản lý đầu tư tại doanh nghiệp nhằm việc thực hiện tốt nhất
các hoạt động đầu tư thông qua việc giảm thiểu chi phí, đảm bảo tiến độ
và thời gian, đảm bảo chất lượng đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực,
thẩm định và đánh giá rủi ro để hạn chế đến mức thấp nhất của các tổn
thất,… thực hiện lợi ích trực tiếp kinh tế của các doanh nghiệp trong điều
kiện cho phép của pháp luật.
- Đối với tất cả các doanh nghiệp, việc quản lý đầu tư còn hỏi đảm bảo các
tiêu chuẩn, chỉ số môi trường, hoạt động đầu tư sản xuất không làm ô
nhiễm môi trường.
5. Phương hướng và nội dung quản lý phát triển đầu tư


- Mục đích của đầu tư phát triển xét đến cuối cùng cũng là vì sự phát triển
bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong khi đầu tư
nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân thì
đầu tư của doanh nghiệp lại nhằm tối thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận
nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực,
- Phương hướng và nội dung phát triển đầu tại các doanh nghiệp trước tiên
ln mang tính cụ thể và trực tiếp bởi nội dung này hướng đến lợi ích
trực tiếp của doanh nghiệp, trong khn khổ pháp luật do nhà nước quy
định.
- Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung đầu tư
phát triển trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn
bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai

đoạn vận hành. Nội dung đầu tư phát triển trong mỗi giai đoạn lại bao
gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau.
6. Các phương pháp quản lý hoạt động về đầu tư
- Doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước, mà nội dung chủ yếu của nó
là quản lý về mặt luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra,
kiểm tra. Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước với
mức độ khác nhau, còn thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển, can thiệp khi cần thiết để
bảo hộ hoặc hạn chế những rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự phat triển của
đất nước.
- Để quản lý các hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp kết hợp nhiều phương
pháp quản lý khác nhau trong tất cả các khâu của đầu tư dự án. Các
phương pháp quản lý này cụ thể, mang tính chất tác nghiệp đi sâu vào
việc điều chỉnh từng hoạt động. Có nhiều phương pháp quản lý khác
nhau địi hỏi các doanh nghiệp vận dụng cho đúng điều kiện, hoàn cảnh
để nâng cao tính hiệu quả của phương pháp. Ví dụ như phương pháp
quản lý thời gian, quản lý nguồn nhân lực, …
7. Tài chính cơ quan
- Các dịng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để phục vụ cho việc
quản lý đầu tư khá đa dạng, bao gồm: vốn từ ngân sách; từ các đối tác
của DN, các quỹ đầu tư nước ngồi; vốn tín dụng; thị trường chứng
khốn và vốn tự có của DN.


- Trong bối cảnh cơ cấu vốn ngân hàng ngày càng giảm, các DN cần quan
tâm hơn đến việc huy động vốn trung và dài hạn từ phát hành cổ phiếu,
trái phiếu và từ các quỹ đầu tư… để đảm bảo tăng trưởng của DN khoảng
15 - 20%/năm.







×