Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.59 KB, 24 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
I. ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
I. 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển.
I. 1.1. Khái niệm đầu tư
Thuật ngữ “đầu tư” được hiểu với nghĩa chung nhất là sự bỏ ra, sự hy
sinh những cái gì đó ở hiện tại ( tiền, của cải vật chất, sức lao động, trí tuệ...)
nhằm đạt được các kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Đó có thể
là các mục tiêu kinh tế , xã hội, văn hoá,chính trị...
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại,
chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức, không phải là đầu tư
với nền kinh tế.
Còn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư là sự bỏ vốn( tiền, nhân lực,
nguyên liệu, công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm
mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem như bản chất cơ bản của các hoạt động
đầu tư. Kinh doanh cần nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hoạt
động đầu tư như : bản chất, đặc điểm, phân loại, vai trò... để có những đối sách
thích hợp đối với các đối tác đầu tư khác nhau.
Mặt khác, có thể hiểu đầu tư là việc đưa ra một khối lượng lớn vốn nhất
định vào qúa trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một khối lượng lớn hơn
sau một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm đầu tư còn được hiểu theo quan niệm tái sản xuất mở rộng,
đầu tư thực tế là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc
tạo ra năng lực tái sản xuất, tạo ra những yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá
trình sản xuất. Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên của nền kinh
tế ...
Với đầu tư phát triển thì đây là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu.
Loại đầu tư này, người có tiền bỏ tiền ra để xây dựng , sửa chữa nhà cửa và kết
cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng


nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này. Hoạt động đầu tư này nhằm nâng cao năng lực hiện có của các
cơ sở sản xuất hiện có cả về số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực sản xuất
mới. Đây là hình thức tái sản xuất mở rộng. Hình thức đầu tư này tạo việc làm
mới, sản phẩm mới và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, hoạt động đầu tư vốn là quá trình huy động và sử dụng mọi
nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm cung cấp dich
vụ đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội.
I. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển có những điểm khác biệt so với đầu tư tài chính và
đầu tư thương mại ở các điểm sau:
Thứ nhất : Tiền, vật tư, lao động cần cho công cuộc đầu tư là rất lớn.
Thứ hai : Thời gian cần thiết cho công cuộc đầu tư dài, do đó vốn ( tiền,
vật tư, lao động ) đầu tư phải nằm khê đọng, không tham gia vào quá trình chu
chuyển kinh tế và vì vậy, trong suốt thời gian này không sinh lời cho nền kinh
tế.
Thứ ba : Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ
lượng vốn đã bỏ ra hoặc thanh lý tài sản do vốn tạo ra cần và có thể thường là
vài năm, có khi hàng chục năm và có nhiều trường hợp là hoạt động vĩnh viễn.
Thứ tư : Nếu thành quả đầu tư là các công trình xây dựng thì nó sẽ được
sử dụng ngay tại nơi nó tạo ra.
Thứ năm : Các kết quả là hiệu quả hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố không ổn định trong tự nhiên, trong hoạt động kinh tế xã hội như
các điều kiện địa lý, khí hậu, chính sách, nghiên cứu thị trường và quan hệ quốc
tế. Vì vậy, độ mạo hiểm của loại hình này cao.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế xã
hội cao, trước khi tiến hành đầu tư phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị
này thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư và mọi công cuộc đầu tư
phải tiến hành theo dự án.
I.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển:

Lý thuyết kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi
đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của
sự tăng trưởng. Nó thể hiện các mặt sau:
Trên giác độ nền kinh tế:
-Đầu tư vừa có tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu : Đầu
tư là yếu tố chiếm tỷ trong lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đối với
tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn, tổng cung chưa kịp thay đổi, sự
tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Khi thành quả của đầu tư phát huy
tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung dài hạn tăng lên.
-Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định và phát triển kinh tế : Sự tác
động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và tổng
cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm
đều cùng một lúc vừa là yếu duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định
của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng, cần các yếu tố
của đầu tư tăng làm cho giá trị các hàng hoá liên quan tăng đến mức độ nào
đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất đình
trệ, đời sống người lao động khó khăn... Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các
yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm
lao động, giảm tệ nạn xã hội. Còn khi giảm đầu tư thì tác động ngược lại với
hai chiều hướng trên.
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung
bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được tù 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR
của mỗi nước.
ICOR = Vốn đầu tư / Mức tăng GDP.
Từ đó suy ra :
Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR.
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn là tăng

cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch
vụ. Vì các ngành nông, lâm, ngư nghiệp bị hạn chế về đất đai và khả năng sinh
học. Do đó chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh
tế.
Bên cạnh đó đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng, lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, kinh tế, chính
trị...
-Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ
đất nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất
nước.Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường công nghệ
của nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết có 2 con đường cơ bản để công nghệ là nghiên cứu
phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù tự nghiên cứu
hay nhập từ nước ngoài vào cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ:
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng
hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào
đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết
bị... và thực hiện chi phí khác với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở
vật chất, kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại : sau một thời gian
hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn hư hỏng. Để
duy trì hoặc đổi mới cũng có nghĩa là đầu tư.
Như vậy, đầu tư có vai trò rất lớn không chỉ với nền kinh tế mà còn đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, khi đầu tư ta thường
đặt câu hỏi : vốn đầu tư lấy từ đâu ra và sử dụng vốn như thế nào ? Có rất
nhiều cách và con đường để có vốn và sử dụng vốn em xin đề cập ở phần sau.
I. 2.Vốn và nguồn vốn đầu tư:

I. 2.1.Nguồn vốn đầu tư:
Trong nền kinh tế mở nguồn vốn đầu tư được hình thành từ 2 nguồn đó
là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
-Nguồn vốn trong nước: đó là nguồn vốn được hình thành và huy động
trong nước nó bao gồm 3 bộ phận: tiết kiệm của nhà nước (Sg), tiết kiệm của
các tổ chức doanh nghiệp ( Sc), tiết kiệm của khu vực dân cư ( Sh).
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đó là phần còn lại của thu ngân
sách sau khi đã trừ đi các khoản chi thường xuyên của nhà nước:
Sg= T - G.
Trong đó: Sg là tiết kiệm của nhà nước.
T là tổng thu ngân sách nhà nước.
G là các khoản chi thường xuyên của nhà nước.
+Nguồn vốn từ các tổ chức doanh nghiệp: Đó là nguồn vốn được tạo ra
từ các tổ chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó bao gồm lợi nhuận để lại doanh nghiệp ( lợi nhuận sau khi đã trừ đi các
khoản thuế và các khoản phải nộp khác ) và quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Sc = Dp + Pr.
Trong đó : Sc : là tiết kiệm của các doanh nghiệp.
Dp: là quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Pr : là lợi nhuận để lại doanh nghiệp.
+Nguồn vốn từ khu vực dân cư : Đó là nguồn vốn được hình thành từ
thu nhập sau thuế của dân cư sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thường
xuyên.
Sh = DI - C.
Trong đó : Sh : là tiết kiệm từ khu vực dân cư.
DI : là thu nhập sau thuế của khu vực dân cư.
C : là chi thường xuyên của khu vực dân cư.
-Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm 2 hình thức chính là vốn đầu tư trực
tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đó là nguồn vốn đầu tư của các

tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam trong đó người bỏ vốn và người sử
dụng vốn là một chủ thể . Hình thức này hình thành các doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiêp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Vốn đầu tư gián tiếp (Ví dụ: ODA): Đó là nguồn viện trợ phát triển
chính thức, là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội
của các nước hiện nay các tổ chức tài chính quốc tế cho các nước thuộc thế
giới thứ ba. Trong đó các tổ chức, các quốc gia bỏ vốn không trực tiếp sử dụng
vốn đầu tư. Các hình thức của đầu tư gián tiếp nước ngoài là viện trợ kinh tế
không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại với lãi suất ưu đãi.
I.2.2. Vốn và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế .
-Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác được đưa vào
sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo
tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Vốn đầu tư tạo điều kiện cho sự bắt đầu
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới hoặc được đổi mới, nâng cấp
hiện đại hoá đồng thời tạo ra các tài sản lưu động lần đầu tiên gắn liền với các
tài sản cố định mới tạo ra hoặc được đổi mới.
-Vai trò của vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế:
Vốn là yếu tố quan trọng nhất trong qúa trình phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia.ở Việt nam, để đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát
triển đạt 7-8% trong gia đoạn tới, vốn đầu tư là một trong các yếu tố hết sức
quan trọng. Theo tính toán của các nhà kinh tế , nguồn vốn cho đầu tư phát
triển gia đoạn 2002-2006 phải đạt ít nhất 58-59 tỷ USD : trong đó nguồn vốn
trong nước chiếm tỷ trọng 60%, cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển bao
gồm vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư tín dụng, vốn đầu tư của doanh
nghiệp, vốn đầu tư dân cư và vốn đầu tư nước ngoài. Dự tính trong vòng 5
năm tới vốn của các doanh nghiệp tự đầu tư chiếm tỷ trọng 14-15% tổng số
vốn đầu tư xã hội, chủ yếu đầu tư vào đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Ngoài ra theo tính toán của các nhà kinh tế trong giai

đoạn 2002-2006, đòi hỏi tỷ lệ tiết kiệm nội địa phải đạt đến 25-26% GDP, trong
đó tiết kiệm từ khu vực ngân sách khoảng 6%, tiết kiệm từ khu vực dân cư và
doanh nghiệp là 19-20% GDP.Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong nước để
cho đầu tư đạt 75% tổng tiết kiệm. Theo kinh nghiệm phát triển của thế giới,
các nước có đạt mức tăng trưởng kinh tế cao đều có mức huy động vốn đầu tư
so với GDP khá lớn. Nói cách khác là đều có tỷ lệ đầu tư phát triển trong GDP
lớn hơn những nước có tốc độ phát triển bình thường và chậm biểu sau đây có
thể minh hoạ ý kiến trên.
Quốc gia Thời kỳ Mức tăng GDP
bình quân
năm %
Tỷ lệ đầu tư
phát triển
/GDP%
Số năm tăng
tốc độ cao
Nhật Bản 1964-73 9,28 35,17 10
Singapore 1965-93 8,80 38,32 29
Mỹ 1964-73 3,95 19,18 10
Canada 1964-74 5,55 23,74 10
Thái Lan 1964-90 7,64 25,58 27
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt nam số 12 năm 1999.
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrod và Domar thì sự phụ
thuộc giữa mức tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và hiệu quả
và sử dụng vốn được hiểu theo công thức sau:
G x K= I/K trong đó:
G - Tốc độ tăng trưởng / năm.
K - Hệ số ICOR ( vốn tăng thêm, hiệu quả vốn đầu tư).
I/K - Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP.
Như vậy, vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng thiết yếu trong quá trình

phát triển kinh tế và nhiệm vụ đặt ra đối với các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng là làm thế nào để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả được các
nguồn vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Đối với Ngân hàng đầu tư
nhiệm vụ này càng quan trọng và khó khăn hơn vì hoạt động chính của Ngân
hàng là huy động và cho vay các nguồn trung, dài hạn là chủ yếu trong khi
ngân hàng vẫn phải đảm bảo giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và
hoạt động đầu tư phát triển.
I. 3.Vai trò hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển
kinh tế.
I.3.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn:
Như trên đã phân tích vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế,
không những nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, mà còn đưa đất nước
phát triển theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậy để phát
triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy ở đâu và lấy bằng cách
nào ? Câu hỏi này đã được trả lời một phần ở trên ( bao gồm vốn đầu tư trong
nước và vốn đầu tư nước ngoài ). Muốn có nguồn vốn này, ta phải huy động.
Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào
cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những tình huống
thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, để có thể
huy động được số vốn mong muốn thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải
có các chiến lược huy động phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng thời kỳ ...
Tóm lại hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự phát triển kinh
tế nói chung và đầu tư phát triển nói riêng, nó đẩy nhanh quá trình Công
nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế hoà nhập với kinh tế thế
giới.
Trong hoạt động huy động này thì hệ thống ngân hàng đóng góp một
phần quan trọng đặc biệt là ngân hàng đầu tư và phát triển ngân hàng với
nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho vay đầu tư phát triển.
I.3.2 Vai trò của hoạt động sử dụng vốn:
Như đã trình bày ở trên vốn và hoạt động huy động vốn cho sự nghiệp

phát triển kinh tế xã hội đất nước là rất quan trọng. Nhưng một phần cũng
không kém phần quan trọng đó là hoạt động sử dụng vốn huy động này sao
cho có hiệu quả để đảm đem lại lợi ích và hiệu quả cao nhất. Nếu chúng ta sử
dụng vốn hiệu quả thì các nguồn lực dành cho đầu tư xẽ phát huy được tối đa
lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung và ngược lại nếu
chúng ta sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả thì các kết quả của những đồng
vốn mà chúng ta bỏ ra sẽ không phát huy được tối đa cho nền kinh tế. Để làm
được vấn này đòi hỏi chúng ta phải làm tốt các chiến lược sử dụng vốn cho đầu
tư như: quản lý đầu tư, kế hoạch hoá đầu tư, cũng như các công tác thẩm định
dự án và quản lý dự án đầu tư.
II. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
CHO VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
II.1.Vai trò và định hướng của ngân hàng đầu tư trong công cuộc
đầu tư phát triển kinh tế .
II.1.1.Vai trò của ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng đầu tư là một thể chế tài chính nhằm thu hút, tập trung các
nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Mục
tiêu của ngân hàng không phải chỉ là lợi nhuận mà chủ yếu vẫn là :” hiệu quả
chung của toàn bộ nền kinh tế “. Từ những đặc điểm này ngân hàng đầu tư ở
Việt Nam và các ngân hàng đầu tư ở các nước khác có một số nét khác biệt cơ
bản như: Trong hoạt động huy động vốn: Được nhận, vay từ các nguồn tài trợ
của chính phủ, các tổ chức nước ngoài, ngân hàng ĐTTW ... Hoạt động sử dụng
vốn cũng chủ yếu tập trung vào các dự án kinh tế, kỹ thuật có tầm chiến lược,
then chốt của quốc gia, chủ yếu là các lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức đầu
tư như: Giao thông, năng lượng, xây dựng thông tin...
Vấn đề đặt ra là ngân hàng đầu tư có nên thụ động dựa vào các nguồn
tài trợ từ ngân sách và các tổ chức quốc tế hay chủ động mở rộng hoạt động
tìm cách tạo nguồn vốn cho mình. Ngoài ra, trong hoạt động sủ dụng vốn ngân
hàng đầu tư cần phải chủ động nâng cao nghiệp vụ, sức cạnh tranh và uy tín
để thực hiện chiến lược phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế ngày càng

hiệu quả hơn.
II.1.2. Định hướng của ngân hàng đầu tư:
- Đối với việc huy động vốn cho đầu tư phát triển:
Ngân hàng đầu tư và phát triển chủ trương coi khâu tạo vốn là khâu mở
đường, tạo ra một nguồn vốn vững chắc cả VNĐ và ngoại tệ, Đa dạng các hình
thức, biện pháp, các kênh huy động từ mọi nguồn và xác định “ nguồn vốn
trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng ”. Với định
hướng không ngừng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ đầu
tư phát triển. Thông qua huy động dưới các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ
phiếu và tiền tiết kiệm có thời hạn dài. Mặt khác, tiếp tục tăng trưởng nguồn
tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn nước
ngoài thông qua chức năng ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ để tiếp nhận
ngày càng nhiều vốn từ các nguồn tài trợ, cộng tác đầu tư từ các quỹ, các tổ
chức quốc tế, các chính phủ và phi chính phủ cho đầu tư phát triển.
- Đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển:
Ngân hàng đầu tư phát triển coi việc phục vụ trong sự nghiệp đầu tư
phát triển là một định hướng chính thể hiện vai trò ngân hàng đầu tư của
mình. Trong hoạt động cho vay đầu tư ngân hàng chú trọng quá trình tìm chọn
dự án hiệu quả, thực hiện tốt công tác thẩm định và quản lý dự án sau khi cho
vay cũng như thực hiện công tác tư vấn đầu tư giúp các chủ đầu tư hoạt động
tốt nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
Như vậy định hướng nhìn chung rất rõ ràng, cái khó hiện nay là các
bước đi và giải pháp cụ thể . Để có được những giải pháp hữu hiệu cần phải có
sự nghiên cứu hệ thống hoá có lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn qua
nhiều năm để phục vụ tốt hơn cho đầu tư phát triển.

×