Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân Đái Tháo Đường týp 2 được điều trị tại bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.58 KB, 34 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các
nước phát triển, những biến chứng của bệnh thường rất phổ biến, xuất hiện
khoảng 50% số bệnh nhân bị đái tháo đường. Các biến chứng nặng đe dọa đến
tính mạng có thể gặp như: Bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ,
bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, cắt đoạn chi, suy thận, mù mắt, tăng tỷ lệ
những người bị khuyết tật, giảm hy vọng sống và phải tốn kém nhiều chi phí
cho cộng đồng khi mắc bệnh. Theo Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế thì bệnh
đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 85 – 95% tổng số bệnh nhân đái tháo
đường ở các nước phát triển và có tốc độ phát triển nhanh, được coi là một dịch
bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới cơng nghiệp hóa.
Bệnh đái tháo đường đang là một vấn đề y tế nam giải, là gánh nặng đối
với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của nó và vì các hậu quả nặng
nề của bệnh, do được phát hiện điều trị muộn. Các quốc gia thường phải dành
một phần ngân sách đáng kể của ngành y tế để quản lý bệnh đái tháo đường,
trong đó chủ yếu bao gồm những chi phí cho điều trị các biến chứng của bệnh.
Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) và tổ chức Y tế
thế giới (WHO), bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng trẻ hóa bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng đang trong tuổi lao động, ở phụ
nữ đang tuổi sinh đẻ, thậm chí ngay ở trẻ em tuổi dạy thì, nhất là ở khu vực các
nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương. Điều này cũng đồng
nghĩa với tăng gánh nặng khơng chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình người bệnh, mà
cịn làm tăng đáng kể gánh nặng cho tồn nền kinh tế xã hội.
Tại Việt Nam cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ trong 10 năm qua đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, những
số liệu về bệnh ĐTĐ týp 2 cũng chỉ mới giới hạn ở một số thành phố lớn,
nhưng số liệu về biến chứng bệnh ĐTĐ týp 2 cũng như về các yếu tố nguy cơ
1


gây bệnh ĐTĐ týp 2 cịn rất khiêm tốn. Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt
Nam cịn nhiều hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng bệnh


hầu như chưa được đề cập do chưa đánh giá hết được tình hình bệnh tật. Hiểu
biết về bệnh còn rất hạn chế, quan niệm và thực hành điều trị, phòng bệnh đái
tháo đường còn nhiều điểm chưa đúng. Điều này thậm chí có cả ở nhân viên y
tế.
Rối loạn lipid máu là một tình trạng rất phổ biến, là một biểu hiện của
hội chứng chuyển hoá, đặc biệt gặp nhiều ở bệnh nhân béo phì trong đái tháo
đường, rối loạn lipid máu rất thường gặp. Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ
các bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ.
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ bệnh ĐTĐ và hội
chứng chuyển hóa lipid, liên quan giữa tăng đường huyết với hội chứng chuyển
hóa lipid, ở Việt Nam nói chung và tại Bình Thuận nói riêng, chế độ ăn, uống
khơng kiêng khem sẽ làm cho đường huyết tăng lên, nhất là rượu bia, bánh,
kẹo, thức ăn nhanh có hàm lượng đường, mỡ cao. Đồng thời, với một số thói
quen như hút thuốc, ăn mặn, nhiều đường, mỡ… đó chính là một số yếu tố góp
phần làm tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Có một sự liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu với nguy cơ các bệnh
tim mạch trong đái tháo đường. Trong ĐTĐ ba yếu tố: Đường máu, HA và rối
loạn lipid máu luôn luôn đi song hành với nhau và có tác động tương hỗ lẫn
nhau, nếu ở bệnh nhân có đồng thời cả ba yếu tố, thì vấn đề tiên lượng bệnh
nặng nề lên gấp bội. Trong vấn đề điều trị ĐTĐ ngoài việc khống chế đường
máu, hạ huyết áp, thì việc điều trị rối loạn lipid máu cũng đóng một vai trị hết
sức quan trọng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu có một ý
nghĩa rất lớn trong việc dự phịng các biến chứng, kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân
đái tháo đường, cải thiện cuộc sống, góp phần giảm gánh nặng, hao tổn kinh tế
của gia đình và xã hội. Nhưng cho đến thời điểm nghiên cứu, chúng tôi chưa
thấy một cơng trình nghiên cứu nào cơng bố về tỷ lệ tăng đường huyết, mối
liên quan giữa nồng độ đường huyết với hội chứng chuyển hóa lipid trong cộng
2



đồng dân cư ở tỉnh Bình Thuận. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân Đái Tháo Đường týp 2 được
điều trị tại bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm 2019”, với mục
tiêu sau:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
2. Tìm hiểu mối liên quan, tương quan giữa đường huyết và hội chứng
rối loạn chuyển hóa Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm liên quan đối tượng nghiên cứu
1.1. Bệnh ĐTĐ
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc
tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn
insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động
của insulin".
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại
bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo
đường: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hố có đặc điểm là
tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết
trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường
kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” .

1.1.2. Dịch tễ học bệnh ĐTĐ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới
có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tương
đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642
triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ. Nhưng một điều đáng khả
quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ týp 2 có thể dự phịng hoặc làm chậm xuất
hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường
luyện tập thể lực. Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ
là 1,1% (ở thành phố Hà nội), 2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành
phố Huế), nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy:
tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái
tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Tỷ lệ rối loạn
4


dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói tồn quốc 1,9%
(năm 2003). Theo kết quả điều tra STEP wise về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho
thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và phân loại
1.1.3.1. Cơ chế bệnh sinh:
Là quá trình chuyển hóa glucose; Glucose là chất cần thiết cho cơ thể
của người, nó đóng vai trị là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và
các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm ăn vào và được dự trữ
trong gan (tạo thành glycogen).
Trong trường hợp biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp,
gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng
đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ
thể.Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một
cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi

tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế
bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết đã giảm,
tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có
thể làm cho glucose khơng thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết
quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua
thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng
đường huyết.
1.1.3.2. Phân loại bệnh ĐTĐ
Có 3 loại: đái tháo đường týp 1, týp 2 và thai kỳ.
* Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân
đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên
sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc
5


mất hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối
liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường tuýp 1
Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc váo nhiều yếu tố gen và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên
biểu hiện nhiễm ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp
được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy
nhiên người béo phì cũng khơng loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có
đời sống phụ thuộc insulin hồn tồn.
Gồm các nhóm sau:
- Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.
- Đái tháo đường tuýp 1 không rõ nguyên nhân.
* Đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế

giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng
dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói
quen ăn uống, đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển
nhanh.
Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất
muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm khơng có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều
khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người
mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen lối
sống, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu q trình
này thực hiện khơng tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách sử dụng
insulin, hoặc kết hợp vừa dùng thuốc uống và insulin.
6


.
* Đái tháo đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai
kỳ. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt
hơn. Thơng thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt
qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ
insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào
giảm và lượng đường tích tụ trong máu tăng, dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
1.1.4. Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân
nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.

- Tiểu nhiều: Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng
nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường.
Lượng nước tiểu thường từ 3 - 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô
thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là
dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
- Ăn nhiều: Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng
làm cho bệnh nhân nhanh đói, đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.
- Uống nhiều: Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm
cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
- Gầy nhiều: Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể khơng
thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và
protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.Với
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường khơng có bất kỳ triệu chứng nào ở giai
đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đốn muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có
cách kiểm tra đường huyết cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
1.1.5. Các xét nghiệm cận lâm sàng
* Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
* Đường huyết sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
7


* Định lượng HbA1C
Ngoài các xét nghiệm này, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp việc
chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong
máu có thể gắn kết với hemoglobin (phần mang oxy) của hồng cầu để tạo nên
một phức hợp gọi là HbA1C (Hemoglobin glycosylat). Một khi glucose gắn kết
với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài
khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng
glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ
HbA1C cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng

đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường huyết cân bằng tốt nếu HbA1C < 6,5%.
1.1.6. Chẩn đoán ĐTĐ
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường
Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Đường huyết lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay
7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước
lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8
-14 giờ), hoặc:
b) Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerancetest: OGTT) ≥ 200mg/dL (hay
11,1mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm
trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g
glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước
đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5%.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc mức
đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dl (hay11,1mmol/L). Nếu khơng có
triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều,
8


ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên
cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét
nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng đường huyết lúc đói 2 lần
≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). HbA1c ≥ 6,5%.
* Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đốn tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
– Rối loạn đường huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): đường
huyết lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
– Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): đường
huyết ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
– HbA1c từ 5,7% đến 6,4%.
Những tình trạng rối loạn đường huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn
đốn đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch
máu lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes)
1.1.7. Điều trị
Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh
nhân.
Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 8% phù hợp với
những bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết trầm trọng, lớn tuổi, các biến
chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ2 trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
Nếu đã đạt mục tiêu đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần
xem lại mục tiêu đường huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt
đầu ăn.

9


1.2. Hội chứng chuyển hóa
1.2.1. Đại cương
Năm 1923, Kylin là người đầu tiên phát hiện ba biểu hiện bệnh lý có liên
quan với nhau là tăng đường huyết, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
Năm 1988, Gerald Reaven mô tả “Hội chứng X”, bao gồm một nhóm
các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành như tăng huyết áp, tăng đường

huyết, tăng triglycerid và hạ HDL-C trong máu. Ông cũng đưa ra giả thuyết coi
kháng insulin có vai trò trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của “Hội chứng X”.
Bởi vậy, cịn có những tên gọi khác là "Hội chứng kháng insulin", “Hội
chứng Reaven”. Hội chứng này còn được các nhà dịch tễ Australia bổ sung
thành hội chứng CHAOS bao gồm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, xơ vữa
mạch, béo phì và đột quỵ (Coronary artery disease, Hypertention,
Atherosclerosis, Obesity and Stroke). Trong thực tế, hội chứng này bao gồm
một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất
chuyển hố” - nhất là nhóm bệnh nội tiết - tim mạch. Cũng trong thời gian này,
nhiều tác giả với những nghiên cứu khác nhau đã từng bước thống nhất các tên
gọi, các tiêu chuẩn chẩn đoán: Hội chứng Reaven - Hội chứng kháng insulin Hội chứng rối loạn chuyển hóa - Hội chứng X - Tứ chứng chết người Diabesity – Plurimetabolic syndrome - CHAOS syndrome - Hội chứng chuyển
hóa.
Nhìn chung, các tác giả xuất phát từ mục đích nghiên cứu của mình để
đưa ra những tiêu chuẩn riêng biệt phục vụ cho mục tiêu phòng chống bệnh tật
mà họ theo đuổi. Song thực tế, ngồi phần đặc điểm của riêng mình, họ đều có
những tiêu chí chẩn đốn chung. Cũng năm 1998, một nhóm các chuyên gia
của Tổ chức Y tế Thế giới xác định vị trí của hội chứng này và gọi là “Hội
chứng chuyển hóa” và khuyến cáo khơng nên gọi là “Hội chứng kháng
insulin”. Các chuyên gia đã nêu nguyên nhân chính của việc gọi tên này là do

10


hiện tượng kháng insulin không phải là nguyên nhân cơ bản của tất cả các yếu
tố nguy cơ tạo nên hội chứng.
1.2.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn
các nước đang phát triển. Tỷ lệ này gia tăng song hành với q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà cư dân của các nước này giảm tỷ trọng về lao
động chân tay và gia tăng khẩu phần ăn giàu năng lượng.

1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán RLCH Lipid máu
* Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới
- Rối loạn chuyển hoá lipid:
+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L
+ Triglycerid > 2,3 mmol/L
+ LDL-cholesterol > 3,12mmol/L
+ HDL-cholesterol < 0,9mmol/L
+ Các tiêu chí khác:
- Tăng triglycerid máu > 2,3 mmol/l hoặc đã có điều trị các rối loạn lipid
máu bằng thuốc.
- Giảm HDL-C máu < 0,9 mmol/l.
Hoặc đã có điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc.
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa rất phức tạp, vì vừa bao
gồm các yếu tố đan xen có liên quan với nhau (như béo phì và rối loạn hoạt
động của mơ mỡ, tình trạng kháng insulin), vừa có những yếu tố độc lập (như
bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch). Sự
phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay đổi nồng
độ hormon... đều có ảnh hưỏng đến sự phát triển của bệnh.
Theo Hội Tim mạch học Mỹ/ Viện tim, phổi, huyết học quốc gia (2004),
có 3 cơ chế bệnh sinh quan trọng liên quan đến hội chứng chuyển hóa đó là:
11


- Béo phì và rối loạn tiết nội tiết tố của mô mỡ;
- Kháng insulin;
- Sự liên kết các yếu tố độc lập như yếu tố phân tử của gan, yếu tố thành mạch
và các yếu tố có nguồn gốc miễn dịch.
* Béo phì và sự phân bố lipid bất thường của cơ thể
ATP III coi béo phì như một yếu tố chính làm tăng tỷ lệ hội chứng

chuyển hóa. Béo phì cịn là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, tăng
nồng độ cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL-C máu, làm tăng nồng độ
đường huyết. Trong các thể loại béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội
chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Các mơ mỡ dư thừa là nguồn phóng thích
vào tuần hồn các acid béo khơng este hố, các cytokin, plasiminogen activator
inhibitor - 1 (PAI - 1) và adiponectin. Các yếu tố này đã làm tăng đề kháng
insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận
lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển.
* Kháng insulin:
Vai trị của kháng insulin có liên quan chặt chẽ, thậm chí có vai trị trung
tâm trong mối liên quan với các rối loạn khác trong hội chứng. Người ta cũng
biết rằng kháng insulin không phải là nguyên nhân gây ra béo phì; nhưng
kháng insulin có vai trị quan trọng trong bệnh sinh của bệnh béo phì. Kháng
insulin, tăng insulin máu còn là nguyên nhân của nhiều yếu tố nguy cơ khác
trong hội chứng chuyển hoá. Kháng insulin tăng song hành với tăng tỷ lệ mỡ
của cơ thể.
* Các yếu tố độc lập khác nhau trong hội chứng chuyển hố:
Các yếu tố về gen và mơi trường, yếu tố về tuổi, các yếu tố về sự thay
đổi nội tiết, tình trạng dễ viêm nhiễm.
1.2.5. Một số vấn đề về điều trị hội chứng chuyển hóa
* Điều trị béo phì và các rối loạn phân bố mỡ của cơ thể:

12


Điều trị béo phì phải đạt được mục đích là làm giảm cân. Song điều khó
khăn là duy trì việc giảm cân như thế nào vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải
đáp thỏa đáng.

* Mục đích cần đạt được điều trị kháng insulin:

Người ta thừa nhận việc giảm cân, tăng hoạt động thể lực là những yếu
tố chính để cải thiện tình trạng kháng insulin. Về thuốc, nhóm metformin và
glitazon được xem là có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của insulin.
* Liệu pháp điều trị:
Khi xem hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ đặc biệt:
+ Rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch thường sử dụng một số thuốc
nhóm statin hoặc fibrat kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện.
1.3. Nghiên cứu trong nước và thế giới
1.3.1. Tại Việt nam
Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của
Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là
2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1%.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang
sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh nhân
đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện
Bạch Mai, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ đái tháo đường týp 1
chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8%
Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại BV Quân Y
17 của Nguyễn Thị Phi Nga, Mai Tấn Mẫm, Lê Đình Tuân (2015), tỷ lệ rối
loạn lipid máu chung là 65,2%, trong đó rối loạn Lipid là cao nhất chiếm
47,8%.
13


1.3.2. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên
toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế
giới.

Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có
khoảng 2 triệu người đái tháo đường týp 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường
tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005).
Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước tính
khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm
khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát triển và
thậm chí cịn cao hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp
phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau.
Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu
vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu
Phi (1,2%).
Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu
vực Đông Nam Á (5,3%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do
mức độ đơ thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nơng thơn ra thành thị nhiều, sự
thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự
tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.

14


15


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám được chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 từ 40
tuổi trở lên, tại Bệnh viện YHCT - PHCN tỉnh Bình Thuận.

2.2. Tiêu chí chẩn đoán
Được chẩn đoán Đái tháo đường týp 2 theo tiêu chuẩn của WHO và theo
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã
nhịn đói sau 6 – 8 giờ.
Tiêu chuẩn 3: HbA1C: ≥ 6,5%.
Được chẩn đoán rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới.
- Rối loạn Lipid máu khi:
+ Cholesterol

> 5,2 mmol/l

+ Triglycerid

> 2,3 mmol/l

+ HDL – C

< 0,9 mmol/l

+ LDL – C

> 3,12 mmol/l

2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Những BN đang mắc các bệnh cấp tính, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc
đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, nhồi máu cơ tim,... BN được lựa
chọn nhưng không đồng ý hợp tác.

2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019.
Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện YHCT - PHCN Bình Thuận.
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu

16


Lấy toàn bộ số bệnh nhân đến khám được chẩn đoán và điều trị bệnh
ĐTĐ týp 2 từ 40 tuổi trở lên tại Bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm
2019.
Sau khi đã loại trừ những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn, số mẫu dự
kiến khoảng 200 mẫu trong suốt thời gian nghiên cứu.
2.6. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.7. Phương pháp nghiên cứu
2.7.1. Khám lâm sàng
Hỏi tiền sử, bệnh sử: ĐTĐ, RLLMM…
2.7.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm sinh hóa: Đường huyết; Cholesterol, Triglycerid, HDL- C, LDLC.
2.8. Kỹ thuật lấy mẫu máu
Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân nhịn đói 8-12 giờ, trước khi lấy mẫu máu phải kiểm tra thông
tin bệnh nhân (tên, tuổi, địa chỉ…) trên phiếu xét nghiệm và ghi trên ống lấy
mẫu phải phù hợp, ghi tên bệnh nhân vào sổ lấy mẫu của khoa. Giải thích cho
bệnh nhân an tâm, để bệnh nhân ở tư thế ngồi thoải mái.
Vị trí lấy máu
Vị trí lấy máu tĩnh mạch: thường lấy máu tĩnh mạch nếp khuỷu, mu bàn
tay...tùy theo từng bệnh nhân.
Chuẩn bị dụng cụ lấy máu

Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: syranh 3ml, 5ml x 23G, bông cồn, dây garô,
tube đựng máu, băng keo cá nhân, găng tay y tế.
Cách lấy máu tĩnh mạch
Cột dây garô cách nơi đâm kim khoảng 5-10cm, không cột q chặt, thời
gian cột khơng q 2 phút, tìm vị trí tĩnh mạch thích hợp bằng cách nhìn và sờ.
Sát trùng nơi đâm kim một chiều (từ trên xuống hoặc từ dưới lên, không sát
17


trùng 2 chiều). Đợi cho khô vùng da sát trùng rồi đâm kim xuyên qua da từ từ
vào tĩnh mạch theo một góc nghiêng khoảng 30-45º, mặt vác của kim hướng
lên trên, quan sát ở đốc kim có máu chảy ra thì dừng lại và tháo dây garơ, tiếp
tục kéo lui pitton từ từ cho đến khi đủ lượng máu cần dùng (1-2ml) thì dừng,
chậm nhẹ miếng bơng lên vết chích và rút nhanh kim ra. Đè ép chỗ xuyên kim
để cầm máu, dán băng keo cá nhân lên chổ xuyên kim cho bệnh nhân.
Dùng pene lẩy kim nhẹ nhàng vào hộp đựng vật sắc nhọn, bơm máu vào
ống nghiệm (ống ETDA, Tube Traite). Đậy nắp ống nghiệm trộn đều lên xuống
nhẹ nhàng vài lần, đặt nhẹ nhàng lên giá đựng mẫu theo thứ tự từng bệnh
nhân.Thu dọn vệ sinh cho vào thùng rác y tế.
2.9. Máy xét nghiệm
2.9.1. Mô tả và ngun lý của máy:
Mơ tả máy sinh hóa tự động Erba XL-200 sinh hóa tự động Erba XL-200
để định lượng đường huyết, Cho, Tri, HDL-C, LDL-C:
Model: Erba XL-200.
Hãng sản xuất: Đức.
Tiêu chuẩn chất lượng: ISO 2001, 13485, CE.
Màn hình DELL, CPU hiệu LENOVO, máy in hiệu Canon LBP 3300,
Máy ly tâm KOKUSAN, 3000 vịng/15 phút
Tủ bảo quản hóa chất SANYO.
Loại mẫu sử dụng: Huyết thanh, huyết tương

Lượng mẫu cần thiết: 2µl.
Thời gian phân tích: 10 phút/test.
2.9.2. Vận hành máy
Chuẩn bị các điều kiện trước khi bật máy
Kiểm tra các bình chứa nước và nước thải (châm thêm nước hoặc đổ bỏ
nước thải hóa chất).
Kiểm tra hóa chất ở khay đựng hóa chất cịn khơng để thay hóa chất.
Bật máy
Bật cơng tắc điện phía đằng sau máy bên ổ cắm điện.
Nhấn cơng tắc bật máy ở phía bên phải máy (đèn báo ).
Chú ý: Nếu khi bật công tắc phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường, đề nghị
tắt máy và giải quyết các vấn đề, sau đó khởi động lại, nếu vấn đề chưa được
giải quyết thì gọi kỹ sư.
18


2.9.3. Nội dung thực hiện
Chuẩn bị: Chuẩn bị mẫu huyết thanh, huyết tương:
Sau khi lấy máu chứa trong ống nghiệm phải để ổn định 20 - 30 phút và
không quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng, ly tâm ở tốc độ 3.000 vòng/ 15 phút. Dùng
pipette hút nhẹ nhàng phần huyết thanh, huyết tương lớp phía trên trong ống
nghiệm cho vào cuvette đã được đánh số phù hợp với ống nghiệm cho vào
khay chứa mẫu của máy,
Các bước thực hiện
Bước 1: Kiểm tra thơng tin BN có phù hợp với mẫu HT chưa nếu chưa
trùng khớp báo với người nhận mẫu,
Bước 2: Sau khi chạy nội kiểm xong tiến hành chạy mẫu BN, theo
hướng dẫn sử dụng máy sinh hóa tự đơng Erba Xl-200.
Bước 3: Sau khi có kết quả mẫu BN tiến hành in kết quả, vào sổ lưu của
khoa.

Lưu ý (cảnh báo): Thuốc thử bảo quản ở nhiệt độ 2-8ºC.
2.10. Xử lý và phân tích số liệu:
Các số liệu thu thập được mã hóa, làm sạch. Sau đó được nhập số liệu xử
lý bằng phần mềm EXCEL và phần mềm SPSS 20, các giá trị mô tả: tỷ lệ, tần
số, so sánh bằng kiểm định thống kê, OR, χ2.
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu:
Các đối tương tham gia vào nghiên cứu sẽ được thơng báo rõ về mục
đích nghiên cứu. Nếu khơng đồng ý, đối tượng có quyền từ chối khơng tham
gia. Các thơng tin cần giữ bí mật về đối tượng bằng cách mã hóa.
Nghiên cứu khơng có tác dụng nào trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu này không ảnh hưởng đến phong tục tập quán, tín ngưỡng
của người dân địa phương.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
19


3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ theo giới

59.0%
41.0%

Nam
Nữ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân bệnh ĐTĐ theo giới
Nhận xét:
Bệnh nhân nam ĐTĐ chiếm 41,0% thấp hơn nữ (59,0%).
3.1.2. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ theo nhóm tuổi

Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
< 49
50 - 59
60 - 69
≥ 70
Cộng:
Tuổi TB

Tần số
Tỷ lệ %
38
13,2
101
35,1
91
31,6
58
20,1
288
100
60,44 ± 10,98, Tuổi MIN = 28, Tuổi MAX=89

Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân ĐTĐ < 50 tuổi chiếm 13,2%; nhóm ≥ 50 chiếm 86,8%
Tuổi TB là 60,44 ± 10,98 tuổi, Tuổi nhỏ nhất = 28, Tuổi lớn nhất =89

3.2. NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
3.2.1. Nồng độ đường huyết
Bảng 3.2. Tỷ lệ BN ĐTĐ tăng đường huyết


20


ĐƯỜNG HUYẾT

Số lượng

Tăng đường huyết
Không tăng đường huyết
Tổng cộng
Đường huyết TB

Tỷ lệ %

± SD
(mmol/l)
9,27 ± 2,78
6,05 ± 0,54

p

120
41,7
< 0,01
168
58,3
288
100
7,39 ± 2,41 mmol/l; GluMIN=5 ; GluMAX=22


Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân tăng đường huyết chiếm 41,7%, nồng độ glucose TB là
9,27 ± 2,78 mmol/l, nhóm khơng tăng glucose là 58,3% (6,05 ± 0,54 mmol/l),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tăng và không tăng đường huyết
(p<0,01)
3.2.2. Rối loạn lipid máu của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 3.3. Tỷ lệ BN ĐTĐ có tăng lipid máu
Biland lipid

n

%

>5,2mmol/L
≤5,2mmol/L
> 2,3 mmol/L
Triglycerid
≤ 2,3 mmol/L
< 0,9 mmol/L
HDL-C
≥ 0,9 mmol/L

212
76
110
178
1

73,6

26,4
38,2
61,8
0,3

± SD
mmol/l
6,5 ± 1,01
4,79 ± 0,38
3,32 ± 1,11
1,59 ± 0,45
0,70 ± 0,0

287

99,7

2,86 ± 0,62

> 3,12 mmol/L

40

13,9

4,03 ± 1,17

≤ 3,12 mmol/L

248


86,1

1,94 ± 0,59

Cholesterol

LDL-C

p
< 0,01
< 0,01
< 0,01

< 0,01

Nhận xét:
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có RLLP và khơng RLLP
máu (p<0,01)
Bảng 3.4. Nồng độ trung bình đường huyết với lipid máu
Biland lipid
Cholesterol
Triglycerid

Đường huyết (mmol/l)
SD
7,53 ± 2,58
7,01 ± 1,92
8,04 ± 3,05
6,99 ± 1,85


> 5,2mmol/L
≤ 5,2mmol/L
> 2,3 mmol/L
≤ 2,3 mmol/L
21

±

p
>0,05
< 0,01


< 0,9 mmol/L
≥ 0,9 mmol/L
> 3,12 mmol/L
≤ 3,12 mmol/L

HDL-C
LDL-C

6,40 ± 0,0
7,40 ± 2,44
8,04 ± 3,67
7,29 ± 2,16

>0,05
=0,06


Nhận xét:
Nhóm có RLLP như: Cholesterol >5,2 mmol/l; Triglycerid >2,3 mmol/l;
LDL > 3,12 mmol/l đều có đường huyết TB cao hơn nhóm khơng RLLP, sự
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ trừ đường huyết TB của 2
nhóm triglyceride >2,3 và ≤ 2,3 mmol/l (p<0,01)
3.3. YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI NỒNG
ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT
3.3.1. Liên quan giữa nhóm tuổi với nồng độ đường huyết
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nồng độ đường huyết
Glucose
Nhóm tuổi
≥ 50
< 50
Tổng cộng

Tăng đường

Khơng tăng

huyết
n
108
12

%
90,0
10,0

đường huyết
n

%
142
84,5
26
53,0

60

100

168

P, OR, χ2

p>0,05; OR=1,64,
χ2= 1,83

100

Nhận xét:
Nhóm ≥ 50 tuổi có tỷ lệ tăng đường huyết cao (90,0%), Sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và nhóm tăng đường

huyết

(p>0,05)
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa giới tính với nồng độ đường huyết
Glucose
Giới
Nam

Nữ
Tổng cộng
Nhận xét:

Tăng ĐH
n
%
48
40,0
72
60,0
120

Không tăng ĐH
n
%
70
41,7
98
58,3

100

168
22

100

p, OR, χ2
p>0,05

OR=0,7; χ2=0,08


Nữ có tỷ lệ tăng đường huyết (60%) cao hơn nam (40%), sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.3.2. Liên quan giữa BN có RLLP máu với ĐH
Bảng 3.7. Liên quan nồng độ đường huyết với hội chứng rối loạn Lipid
LIPID

RLLP

Không RLLP
n
%

P, OR, χ2

n

%

Tăng ĐH

101

44,1

19

32,2


Không tăng ĐH

128

55,9

40

67,8

χ2=2,7

Tổng cộng
Nồng độ ĐH TB (mmol/L)
Nhận xét :

229
100
7,58 ± 2,65

59
100
6,67 ± 1,38

< 0,05

ĐH

P >0,05,

OR=1,6;

- Tỷ lệ nhóm tăng đường huyết của RLLP là 44,1% cao hơn nhóm khơng
RLLP là 32,2%, Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Nồng độ glucose nhóm RLLP là 7,58 ± 2,65 mmol/l cao hơn nhóm
khơng RLLP (6,67 ± 1,38) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

3.3.3. Tương quan giữa đường huyết và RLLP máu
14
12

CHO (mmol/l)

10
8
f(x) = 0.12x + 5.17
R² = 0.06

6
4
2
0

4

6

8

10


12

14

16

Glucose (mmol/l)

23

18

20

22

24


Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa glucose và CHO
Nhận xét:
Glucose tương quan thuận với CHO, có phương trình hồi quy tuyến tính
là y = 0,1194x + 5,1689 và hệ số tương quan là r = 0,248 ( p<0,01)
8
7

TRI (mmol/l)

6

5
4

f(x) = 0.12x + 1.37
R² = 0.07

3
2
1
0

4

6

8

10

12

14

16

18

20

22


24

Glucose (mmol/l)

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa glucose và TRI
Nhận xét:
Glucose tương quan thuận với TRI, có phương trình hồi quy tuyến tính
là y = 0,1195x + 1,3715 và hệ số tương quan là r = 0,255 ( p<0,01)
7

HDL-c (mmol/l)

6
5
4
3

f(x) = - 0.03x + 3.1
R² = 0.02

2
1
0

4

6

8


10

12

14

16

18

20

22

Glucose (mmol/l)

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa glucose và HDL
24

24


Nhận xét:
Glucose tương quan nghịch với HDL-c, có phương trình hồi quy tuyến
tính là y = -0,0331x + 3,1015 và hệ số tương quan là r = -0,128 ( p<0,05)
10.0
9.0

LDL-c (mmol/l)


8.0
7.0
6.0
5.0
4.0
f(x) = 0.09x + 1.53
R² = 0.05

3.0
2.0
1.0
0.0

4

6

8

10

12

14

16

18


20

22

24

Glucose (mmol/l)

Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa glucose và LDL-c
Nhận xét:
Glucose tương quan thuận với LDL-c, có phương trình hồi quy tuyến
tính là y = 0,0942x + 1,5291 và hệ số tương quan là r = 0,227 ( p<0,01)

Chương 4
BÀN LUẬN
Qua kết quả điều tra trên 288 bệnh nhân về rối loạn lipid máu ở bệnh
nhân Đái Tháo Đường týp 2 được điều trị tại YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận
năm 2019 chúng tơi có nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Phân bố theo giới và tuổi
Qua đánh giá 288 đối tượng nghiên cứu, kết quả ghi nhận ở đồ thị 3.1
nhóm nữ bệnh nhân đến khám là 59,0% cao hơn nam là 41,0% . Nhóm bệnh
25


×