Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Cách đây khoảng 20,30 năm,nếu hỏi một người nào đó về tri thức khoa
học công nghệ, sẽ chẳng ngạc nhiên khi câu trả lời nhận được là một cái lắc
đầu.Còn hiện nay,mỗi người trong chúng ta chắc chẳng còn lạ lẫm gì nữa với
khái niệm này vì chúng ta có thể bắt gặp nó từng ngày,từng giờ trên các
phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trong cuộc sống thường ngày.
Quả thực vai trò của tri thức khoa học công nghệ ngày càng trở nên to lớn.Nó
đang có những bước phát triển chóng mặt. Tri thức khoa học công nghệ ngày
nay đã và đang trở thành nguồn lực chủ yếu của sản xuất hiện đại. Một đất
nước có thể xem là phát triển hay không không chỉ dựa vào tổng sản phẩm
quốc dân của họ cao hay thấp mà chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ tương
đối của họ.Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và một nền
sản xuất công nghiệp hiện đại dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ
là con đường ngắn nhất,hiệu quả nhất quyết định thành công của quy trình
phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Việc phổ cập tri thức
khoa học công nghệ đã phần nào được thể hiện bằng việc đưa các bộ môn Tự
nhiên-xã hội và Công nghệ vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học.
Điều đó thể hiện ảnh hưởng của khoa học công nghệ đã và đang lan rộng trên
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế khoa học công
nghệ có thể nói là đã mang lại một số thành tựu và có một vai trò cực kì quan
trọng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi chỉ xin phép đề cập đến những
khía cạnh,những đóng góp nổi bật của tri thức khoa học công nghệ trong sự
phát triển kinh tế
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin
Nội dung
I. Khái niệm tri thức khoa học, tri thức công nghệ và mối quan hệ
giữa tri thức khoa học và tri thức công nghệ.
Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối
tượng được nhận thức, làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc
tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng
và được diễn đạt bằng ngôn ngữ hay hệ thống ký hiệu khác hay nói cách khác
Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kĩ năng để ứng dụng nó
vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển Kinh tế-xã hội.
1. Khái niệm tri thức khoa học
Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và
về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội
tại, bản chất của các sự vật hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật
khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tri thức khoa học là những hiểu biết có hệ thống về các đặc điểm, quy
luật khách quan của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy).
Tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con
người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết…Như vậy, tri
thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực mà còn được kiểm
nghiệm qua thực tiễn.
Tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân
theo những quy luật của logic học.Loại tri thức này xét cho đến cùng cũng là
sự phản ánh thế giới hiện thựcvà được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, 1 hệ
thống tri thức đựoc coi là tri thức khoa học phải đảm bảo tính đúng đắn và
tính trung thực.
Tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục
của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang trở
thành tài sản chung của xã hội loài người.
Thái Vĩnh Hà
2
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin
2. Khái niệm tri thức công nghệ.
Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả những
hiểu biết của con ngưòi vào việc biến đổi cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu
cầu sống của con ngưòi, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương tiện, vật chất, các
phương pháp, các quy tắc, các kĩ năng được con người sử dụng để tác động
vào đối tượng lao động nhằm tạo ra 1 sản phẩm nào đó cần thiết cho xã
hội.Có 3 nghĩa chủ yếu về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
-Một là : Công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng triển
khai ( trong tương quan với khoa học cơ bản) trong việc vận dụng các quy
luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Hai là: Công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện vật chất
kĩ thuật , hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể
hoá thành các công cụ, các phương tiện kĩ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
- Ba là: Công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ
thuật, các kĩ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử
dụng vào sản xuất trong các nghành khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
3. Mối quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức công nghệ.
Khoa học và công nghệ có quan hệ khăng khít bền chặt với nhau. Ngày
nay khi nói đến công nghệ, người ta hiểu ngay trong nó có khoa học. Trong
công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Ngược lại, những tri thức khoa học hiện đại không thể có đựơc nếu thiếu sự
trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.Trong lịch sử xã hội
loài người, khoa học và công nghệ đã từng độc lập tương đối với nhau. Và chỉ
đến ngày nay thì khoa học và công nghệ mới thực sự đồng điệu và gắn bó
chặt chẽ.Khoa học một mặt đã giải quyết được thành công các nhiệm vụ do
kinh tế và công nghệ đặt ra, mặt khác đã nhanh chóng vật thể hoá các tri thức
khoa học thành các trang thiết bị máy móc và công nghệ nói chung để đưa
Thái Vĩnh Hà
3
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin
vào quá trình sản xuất xã hội. Ngược lại, hoạt động của kĩ thuật, công nghệ
càng ngày càng phải dựa vào cơ sở khoa học, chẳng hạn như các lý thuyết vật
lý học, các thành tựu của nghành hoá học, vật lý thực nghiệm…
II. Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với hoạt động kinh tế của
xã hội.
1. Tiến bộ khoa học công nghệ là động lực của phát triển kinh tế.
Cuối thế kỉ XVIII, hiện tượng tăng trưởng kinh tế mà chúng ta có thể định
lượng được như ngày nay đã xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của cách mạng
công nghiệp.Giai đoạn tăng trưởng kinh tế hiện đại được đặc trưng bởi mức
tăng trưởng của dân số, của sản xuất tính theo đầu người cũng như tỉ lệ đầu tư
cao hơn nhiều so với những giai đoạn trước đó. Ngoài ra, một đặc trưng khác
là việc công nghệ dưa trên nền tảng khoa học ngày càng đựơc sử dụng rộng
rãi.Khoảng thời gian 100 năm từ giữa thế kỉ XIX, sản phẩm quốc dân tính
theo đầu người đã có mức tăng trưởng 10 lần so với mức tăng trưởng trong cả
một giai đoạn dài từ cuối thời kỳ Trung đại đến giữa thế kỉ XIX. Mặt khác
dân số tăng 4-5 lần.Như vậy mức tăng tổng sản phẩm tính trên đầu người đã
nhanh gấp từ 40-50 lần so với thời kỳ trước.Và dù đó là thời kì tăng trưởng
hay suy thoái thì đều được lý giải bởi tác động của khoa học công nghệ. Suy
thoái là do tiến bộ kĩ thuật đã cạn kiệt, năng suất của các yếu tố sản xuất đã
suy giảm đến mức không thể cứu vãn được.Sự phục hồi kinh tế thời gian gần
đây lại đưa tiến bộ kĩ thuật trở lại đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng
kinh tế. Chính tiến bộ kỹ thuật đã tạo điều kiện tăng năng suất lao động, từ đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự phát triển của khoa học diễn ra với tốc độ nhanh và toàn diện trong tất
cả các lĩnh vực về đời sống kinh tế xã hội. Song về nội dungcó thể nêu ra các
hướng phát triển sau:
- Điện tử và tin học.
- Tự động hoá.
- Vật liệu mới.
Thái Vĩnh Hà
4
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin
- Công nghệ sinh học.
- Năng lượng.
Công nghệ là một yếu tố cấu thành cơ sở vật chất tạo nên điều kiện tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt công nghệ ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định tới khả năng sản xuất sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú để
thoả mãn những nhu cầu phát triển của xã hội. Không có sự phát triển của
công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới, công nghệ có hàm lượng chất
xám cao, thì không thể đa dạng hoá sản xuất và cung cấp cho thị trường nhiều
sản phẩm có ảnh hưởng quyết định tới nền sản xuất và đời sống của xã hội
hiện đại. Nhiều sản phẩm mới chỉ có thể được sản xuất nhờ tiến bộ công
nghệ, đặc biệt những công nghệ cao, mới được thiết kế và đưa vào sử dụng.
2. Thúc đẩy phân công lao động xã hội
Ngày nay cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ làm chuyển biến về
chất của phương thức sản xuất xã hội. Sự chuyển biến này kéo theo hàng loạt
những chuyển biến khác về tính chất lao động sản xuất của con người, về tổ
chức sản xuất và hoạt động kinh tế. Lao động dần từ chỗ chủ yếu là lao động
cơ bắp thủ công với những trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu, thô sơ trong những
ngành công nghiệp đơn giản, sử dụng ít chất xám sang những ngành công
nghiệp có hàm lượng trí tuệ, khoa học, kĩ thuật cao. Chính bởi vậy đòi hỏi
phải có chuyên môn hoá và dẫn đến phân công lao động xã hội phát triển.
3. Hạn chế được ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát triẻn hoạt
động kinh tế ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Trong nhiều trường hợp, những điều kiện sản xuất mới đòi hỏi phải có
những công nghệ sản xuất phù hợp. Chẳng hạn trong các điều kiện đặc biệt
độc hại, con người không thể hoạt động được nhưng lại rất cần tiến hành (làm
việc dưới độ sâu lớn, ở những nơi có cường độ phóng xạ cao, những nơi có độ
cao lớn…) cần có những công nghệ được thiết kế riêng, thích ứng với những
đặc điểm của môi trường hoạt động.Hay nói cách khác chính khoa học kỹ
thuật đã nối dài khí quan cho con người.
Thái Vĩnh Hà
5
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin
4. Tạo nền tảng cho việc hoạch định chính sách kinh tế lâu dài.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, vai trò của con
người trí thức với công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định cho sự phát triển
của các quốc gia. Các nước có thành tựu kinh tế cao cũng là những quốc gia
sở hữu và thu hút được nhiều nhất lực lượng trí thức trên thế giới, đồng nghĩa
với việc họ giàu có về công nghệ. Sự giầu có về tri thức đó đang góp phần tạo
dựng thương hiệu quốc gia, đồng thời là cơ sở và cơ hội cho sự phát triển đất
nước bền vững. Điển hình như Mỹ, mọi đánh giá về nền kinh tế của nứoc này
đều thống nhất nhận định rằng từ gần 10 năm qua, kinh tế Mỹ phát triển tuyệt
diệu. Phải chăng Mỹ đã bước vào một thời kỳ mới của tăng trưởng kinh tế
nhờ công nghệ mới mang lại?Các nhà kinh tế tại Mỹ đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Họ
khẳng định rằng công nghệ thông tin và truyên thông sẽ làm thay đổi cơ cấu
nền kinh tế trong kỷ nguyên tới tương tự như máy hơi nứơc trong thế kỷ
XVIII. Trong giai đoạn 1985-1997, Mỹ đã tạo ra 22 triệu việc làm mới. Giai
đoạn này lại trùng với thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nghệ thông tin và viễn
thông, nhưng cũng đồng thời trùng với quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp
Mỹ với những kết quả thu được đầy ấn tượng. Mỹ trở thành hình mẫu cho các
nước công nghiệp lớn khác trên phương diện chính sách kinh tế, nhất là chính
sách khoa học và công nghệ.Vậy bài học rút ra từ đất Mỹ là gì?Đó là nhiệm
vụ của các chính sách vĩ mô phải làm sao để khoa học thực sự trở thành nền
tảng của công cuộc hiện đại hoá và phát triển đất nước, muốn vậy thì các
quyết sách lớn về phát triển kinh tế xã hội phải được xây dựng trên căn cứ
khoa học.
Thái Vĩnh Hà
6