Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.24 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những
thành tựu đáng mừng về sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, chúng ta cũng
phải đối mặt với sự gia tăng của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
Buôn lậu đang là một trong những trở ngại lớn trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, cuộc đấu
tranh chống buôn lậu đã trở nên vô cùng quyết liệt, và luôn là những chủ đề
mang tính chất thời sự.
Với mong muốn giúp sinh viên Thương mại quốc tế xây dựng được cái
nhìn tổng quan về hoạt động buôn lậu và những tác động của hoạt động
điều tra chống buôn lậu tới hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Từ
đó, các sinh viên có thể xây dựng được ý thức của một doanh nhân kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại quốc tế trong về việc giữ mình để trở
thành một nhà kinh doanh đúng pháp luật, và xây dựng ý thức tiềm tàng
chống buôn lậu, em đã chọn lựa nghiên cứu đề tài: “Tác động của hoạt
động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt
Nam”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoài nhữn khái niệm, lý luận tập trung
thì em tập trung nghiên cứu những hiện tượng buôn lậu diễn ra trong thời gian
2005 - 2008, hoạt động điều tra chống buôn lậu được nghiên cứu chủ yếu tại
Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục hải quan.
Em xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Đại học Kinh tế
quốc dân, Bác Nguyễn Viết Thanh - Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp - Cục
Điều tra chống buôn lậu, các thầy cô trong bộ môn Thương mại quốc tế - Khoa
Thương Mại - Đại học Kinh tế quốc dân cùng các cán bộ trong Cục Điều tra
chống buôn lậu đã giúp em hoàn thiện bài nghiên cứu của mình.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
1
Chuyên đề thực tập
Chương I


HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ SỰ TÁC
ĐỘNG ĐẾN KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU
1. Khái niệm, bản chất hoạt động buôn lậu
Trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cùng với những khởi sắc về kinh
tế do hoạt động thương mại quốc tế mang lại thì các quốc gia trên thế giới
đều phải đối mặt với vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại.
Khi tìm hiểu về khái niệm của buôn lậu ta thường thấy có một khái
niệm đi cùng với nó, đó là khái niệm “gian lận thương mại”. Tại Việt Nam
trước kia và một số quốc gia thì 2 khái niệm trên chưa được phân định rõ
ràng, thậm chí nhiều khi trong cách thức sử dụng còn được gộp vào làm
một. Chính vì vậy, để tìm hiểu về hoạt động buôn lậu, ta cần phải tìm hiểu
trên cơ sở nắm vững cả hai thuật ngữ và sự khác nhau giữa chúng.
Rất nhiều nước coi buôn lậu là hành vi gian lận thương mại đặc biệt.
Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại của tổ chức
Hải quan thế giới (WCO), buôn lậu đã được xếp vào trong các hình thức
gian lận thương mại và là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy
hiểm.
Trong từ điển tiếng Anh, khái niệm buôn lậu (Smuggling) được định
nghĩa như sau: Buôn lậu là hành vi mang hàng hóa một cách bí mật và
không hợp pháp vào hoặc ra khỏi một nước mà không chịu chi trả thuế
quan. Bọn buôn lậu (Smuggler) mang hàng hóa có thể là các loại hàng hóa
bị các quốc gia cấm (ma túy, chất nổ, vũ khí và các thứ nguy hiểm khác -
nếu bị phát hiện sẽ truy tố tội danh vận chuyển đồ quốc cấm và
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
2
Chuyên đề thực tập
bị xử phạt hình sự rất nặng tới cả mức chung thân, tử hình), hoặc hàng đắt
tiền hơn ở nước thứ 2, hàng có chênh lệch giá lớn qua biên giới mà không
chịu thuế hải quan.

Việc mang mặt hàng nguy hiểm bị các quốc gia cấm qua biên giới gọi
là mang lén, hàng hóa (nhất là rượu) được buôn lậu, sản xuất và bán bất
hợp pháp được gọi là bootlegged; còn đĩa hát, phim, sách…bị sao chép và
bán bất hợp pháp gọi là bị bị đánh cắp (pirated ). Bọn buôn lậu còn buôn
rất nhiều mặt hàng khác như thuốc lá, đồ dùng, động vật quý… tùy theo
cung, cầu, giá chênh lệch, điều kiện thực hiện các phi vụ tại nơi chúng hoạt
động.
Bên cạnh đó, Công ước quốc tế NAIROBI cũng đưa ra khái niệm
buôn lậu. Theo NAIROBI, Buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che
giấu sự kiểm tra, kiểm soát của hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương
tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới.
Từ một số khái niệm trên ta thấy, buôn lậu có những khác biệt với
gian lận thương mại. Nếu như gian lận thương mại được nêu định nghĩa là
việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng sự
sơ hở, không rõ ràng, không chính xác, không đầy đủ khoa học của luật
pháp, sự chưa hoàn thiện chính sách và việc quản lý sơ hở của các cơ quan
quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một
cách công khai, ngay tại nơi kiểm tra, kiểm soát của hải quan nhằm thu lợi
bất chính thì theo Công ước quốc tế NAIROBI: Buôn lậu trước hết phải là
hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và
nghiêm trọng hơn, nó bao hàm các hành vi giấu giếm để trốn tránh hoàn
toàn hoặc một phần kiểm tra của hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương
tiện. Như vậy phạm vi của khái niệm gian lận thương mại mà Tổ chức Hải
quan thế giới WCO đưa ra rộng hơn khái niệm buôn lậu.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
3
Chuyên đề thực tập
Tại Việt Nam thì sao? Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì
khái niệm buôn lậu được định nghĩa như sau: “Buôn lậu là hành vi buôn
bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và

đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất
khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà
trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan. Buôn lậu còn là hành vi buôn
bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hoá ở trong nước mà nhà nước cấm
kinh doanh.”
Điều 153 và 154 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam công bố ngày 21/12/1999 đã quy định cụ thể các mức án về về
tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Theo Bộ
luật hình sự nước ta, hành vi buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý chỉ cấu thành tội phạm khi giá trị của chúng từ một
trăm triệu đồng trở lên hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng trước đó
người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi quy định về tội buôn lậu
hoặc một trong các tội quy định tại điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160,
162 của Bộ luật Hình sự hặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nếu đối tượng buôn lậu là những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn
hóa thì hành vi cấu thành tội phạm không phụ thuộc vào giá trị của vật
phẩm. Đối tượng buôn lậu là các loại hàng cấm thì phải có số lượng lớn
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một
trong những điều đã nêu trên, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trong trường hợp đặc biệt, khi hàng hóa là các chất ma túy, vũ khí
quân dụng và phương tiện kỹ thuật, vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ, chất
phóng xạ, chất cháy, chất độc thì sẽ bị xử lý theo những quy định tại các
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
4
Chuyên đề thực tập
điều 193, 194, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự. Tội
phạm được hoàn thành kể từ khi thực hiện hành vi vận chuyển các loại
hàng hóa qua biên giới nêu trên. Trường hợp khi hàng hóa đã vào nội địa

mà bị phát hiện thì vẫn cấu thành tội buôn lậu.
Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 21/12/1999 đã có những tiến bộ nhất định khi không gộp gian lận
thương mại vào buôn lậu như Bộ luật hình sự của nước ta năm 1985. Tuy
nhiên Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng chưa thể hiện rõ được sự phân biệt
của hai khái niệm này, khung hình phạt ngoài một số đối tượng hàng hoá
buôn lậu điển hình thì khung hình phạt chủ yếu dựa vào giá trị hàng hoá. Ví
dụ như với mặt hàng thuốc lá nhập lậu thì theo quy định không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (nhưng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam thì
những lô hàng có giá trị trên 100 triệu đồng thì lại không có khung hình
phạt tương ứng)
Hành vi buôn lậu rất dễ nhận thấy, đó là những hành động mà chủ
hàng thực hiện lén lút, không khai báo. Các trường hợp phổ biến là chủ
hàng không đăng ký chính thức việc buôn bán với Nhà nước và xã hội, do
đó đội quân buôn lậu còn bao gồm cả cửu vạn vùng biên giới, trong một số
các thủy thủ tàu viễn dương, trong các viên chức đi nước ngoài…
Buôn lậu trong thời đại hiện nay không còn đơn thuần chỉ là buôn
lậu. Đối tượng buôn lậu sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng và buôn
lậu có thể gắn liền với xã hội đen, với tội phạm hình sự, và một sự kết nối
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là buôn lậu gắn liền với tham
nhũng.
2. Những nguyên nhân kinh tế dẫn đến hoạt động buôn lậu
Hoạt động buôn lậu ra đời giống như bạn đồng hành với sự phát triển
thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
5
Chuyên đề thực tập
đến sự ra đời và gia tăng hoạt động buôn lậu. Trong phần xem xét các
nguyên nhân này, ta chỉ đề cập tới những nguyên nhân cốt lõi về mặt kinh
tế dẫn đến sự ra đời và phát triển hoạt động buôn lậu.

Nguyên nhân đầu tiên chắc chắn là lợi nhuận. Đây là nguyên nhân
chủ yếu nhất vì nó là cơ bản để tính toán khi gian lận. Lợi nhuận này được
dựa trên cơ sở giá tính thuế, Thuế suất so với giá mua thực tế. Vốn dĩ quy
luật của thị trường là có cầu ắt phải có cung và hàng hoá có chất lượng
tương đương thì hàng hoá nào có giá thấp hơn sẽ thắng thế, và được tiêu
thụ nhanh chóng trên thị trường. Xét về lợi ích kinh tế, việc cung ứng bằng
hàng hoá chính nghạch, với Thuế suất cao như đồ điện tử, rượu, điện thoại
di động... thì buôn lậu chúng là một phương án được cân nhắc và có thể trở
thành tối ưu đối với những đối tượng buôn lậu sẵn sàng làm trái pháp luật -
vì trong trường hợp này lợi nhuận thu được sẽ là cao hơn rất nhiều so với
nhập khẩu chính ngạch.
Nguyên nhân thứ 2 là do một số hàng hoá bị cấm hoặc bị hạn chế
nhập khẩu hay xuất khẩu, tiêu biểu với các mặt hàng này là những mặt
hàng mà Nhà nước quản lý chặt chẽ không cho nhập khẩu hoặc phải có
giấy phép như thuốc lá, tân dược, xăng dầu... hay một số mặt hàng không
cho xuất khẩu mà có thể mang lại siêu lợi nhuận như than, xăng dầu,
quặng... Với mỗi quốc gia, những chính sách về xuất, nhập khẩu hàng hoá
là khác nhau. Chính vì vậy hoạt động buôn lậu ra đời và phát triển như một
bộ phận tất yếu, dù là một bộ phận phi pháp của nền kinh tế quốc dân.
Việc hình thành buôn lậu và gian lận thương mại cũng là lẽ đương
nhiên khi luôn có sự chênh lệch do lợi thế so sánh (về nhân công, vị trí địa
lý, ưu đãi..) và do nhu cầu được tiêu dùng những sản phẩm, hàng hoá có
chất lượng với giá cả hợp lý.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
6
Chuyên đề thực tập
Ngay cả ở Mỹ cũng luôn tìm thấy được các mặt hàng buôn lậu tại các
chợ đen với giá cả từ “trên trời” cho tới “dưới biển”, từ những hàng hoá
đơn giản đến phức tạp. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy các mặt
hàng buôn lậu như hàng điện tử, điện thoại di động, quần áo, giầy dép...

Buôn lậu diễn ra khắp nơi từ sân bay, bến cảng, bưu điện đến biên giới, cửa
khẩu...từ các mặt hàng như thuốc lá, rượu ngoại đến điện thoại, vàng bạc,
ngoại tệ, kim cương hay tệ hơn nữa là ma tuý, vũ khí...
Với các mặt hàng mà thuế xuất/ nhập khẩu lên tới 100% hoặc nhiều
hơn nữa thì nguồn lợi thu về đã là vô cùng lớn. Đó là chưa kể tới các ngành
hàng bị cấm nhập/ xuất hay cấm lưu hành như ma túy, vũ khí thì những
khoản siêu lợi nhuận có thể tạo nên những ông trùm mafia khét tiếng như
Frank Costenlo hay Mayer Lenski (Mỹ).
Từ đó ta thấy, chỉ có khi nào tất cả các nền kinh tế hợp lại làm một,
lợi thế không có, năng suất là tương đương... thì mới không có buôn lậu và
gian lận thương mại. Điều đó dường như là một điều quá viễn tưởng, chính
vì vậy ta phải nhìn nhận một thực tế rằng buôn lậu đã và sẽ luôn tồn tại
trong nền kinh tế. Chúng ta không thể đảm bảo một thị trường không có
buôn lậu, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đấu tranh hạn chế buôn lậu, đưa
những đối tượng buôn lậu ra trước pháp luật.
3. Các hình thức buôn lậu tại Việt Nam
a. Một số cách thức phân loại các hình thức buôn lậu
Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức buôn lậu khác nhau.
Nếu phân loại theo các tuyến đường thì ta có 3 loại hình buôn lậu:
- Buôn lậu theo tuyến đường hàng không, bưu điện
- Buôn lậu theo tuyến đường biển, viễn dương
- Buôn lậu theo tuyến đường bộ qua biên giới
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
7
Chuyên đề thực tập
Nếu phân loại theo các thủ đoạn buôn lậu, ta có thể phân loại làm 2
loại:
- Buôn lậu có qua cửa khẩu (giấu hàng hoặc giả mạo chứng từ, khai báo
sai lệch hàng hoá hoặc cất giữ hàng hoá tinh vi...), xuất hiện ở tất cả các
tuyến đường.

- Buôn lậu trốn tránh sự kiểm soát của hải quan (lén lút mang hàng qua
khu vực cánh gà biên giới), chủ yếu xuất hiện ở tuyến đường bộ và xâm
nhập qua đường biển.
b. Các thủ đoạn buôn lậu phổ biến
Nhóm buôn lậu qua cửa khẩu:
Nhóm không có chứng từ:
1) Giấu hàng hoá trong hành lý mang theo hoặc trong một số hàng hoá
khác. Điển hình có thể thấy là việc xuất nhập lậu ma tuý thì thường
được để trong đế giày, trong va li 2 đáy, được ép vào trong các sản
phẩm tranh sơn mài; việc xuất nhập lậu ngoại hối, các tài liệu mật,
cổ vật thì thường giấu trong hành lý số lượng lớn.
2) Lợi dụng chế độ miễn thuế khi nhập cảnh, các hành khách mang theo
những hàng hoá nhỏ, gọn, nhẹ nhưng trị giá lớn và ra vào nhiều lần,
nhờ người khác mang và khai hộ. Bên cạnh đó, bọn buôn lậu có thể
thu gom hành lý của khách nhập cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ
khai hành lý của khách nhập cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ
khai này để hưởng tiêu chuẩn miễn thuế.
3) Lợi dụng chế độ quà biếu, gửi tặng có giá trị lớn, gửi nhiều lần,
nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời.
4) Các tàu lớn trên biển thường gia cố thêm các hầm, vách ngăn... để
giấu hàng buôn lậu và gây khó khăn cho lực lượng hải quan khi kiểm
tra khám xét.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
8
Chuyên đề thực tập
Nhóm làm sai lệch chứng từ:
1) Trong phương thức vận chuyển bằng container, đối tượng buôn lậu
xếp lẫn hàng cũ vào hàng mới, hàng tốt vào hàng xấu, hàng có giá trị
và thuế suất cao vào hàng có giá trị và thuế suất thấp; hàng cấm hoặc
hàng quản lý bằng hạn ngạch, hàng định hướng, hàng không khuyến

khích nhập lẫn vào hàng xuất nhập khẩu, không khai báo hải quan
hoặc khai sai số lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ để trốn thuế...
hay hàng nguyên chiếc tháo rời thì khai là hàng gia công lắp ráp
thường lẫn lỗn giữa SKD, CKD và IKD khai báo lấp lửng, chung
chung hoặc trưng cầu giám định lấy kết quả lấp lửng
2) Thuê các tàu của doanh nghiệp nhà nước, của lực lượng vũ trang
hoặc sơn kẻ và đóng giả tàu của quân đội để chở hàng buôn lậu
3) Bọn buôn lậu móc nối, mua chuộc một số nhân viên cán bộ hải quan
thoái hoá biến chất đang làm nhiệm vụ kiểm hoá để kiểm theo yêu
câu của chủ hàng, khi bị phát hiện thì được che chắn bằng các biên
bản vi phạm đã được chuẩn bị sẵn.
4) Lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, đầu tư liên
doanh, gia công để buôn lậu hoặc làm hồ sơ giả, kinh doanh sai mục
đích.
5) Lợi dụng một giấy phép để đi nhiều chuyến hàng, tẩy xoá,
photocopy giấy phép để sử dụng nhiều lần, hoặc giả dấu của cơ quan
hải quan. Điển hình là vụ YTECO đã cạo sửa quota 26 loại dược
phẩm và vacxin. Cũng bằng việc chỉnh sửa các giấy phép nhập khẩu
do Cục Quản lý dược cấp, công ty này đã sửa các toa thuốc và khai
gian dối trên các tờ khai nhằm trốn thuế và nhập hơn 56 tấn nguyên
liệu dược trái phép (Cục Điều tra chống buôn lậu điều tra)
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
9
Chuyên đề thực tập
6) Làm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hoá từ cửa khẩu và các chi cục
Hải quan nội địa về tỉnh để làm thủ tục hải quan, nhưng trên đường
đi lợi dụng cơ sở hoặc móc ngoặc, hối lộ nhân viên áp tải để tẩu tán
hàng nhập lậu; hoặc làm thủ tục chuyển tiếp nhưng thực chất số hàng
đó chẳng chuyển đi đâu cả mà được “giải phóng” ngay tại địa
phương có cửa khẩu nhập.

7) Vận chuyển hàng lậu khi bị bắt thì tìm cách trì hoãn để chạy chọt,
hợp thức hoá giấy tờ.
8) Nhập hàng lậu, hàng cấm nhưng khai hàng khác rồi chạy chọt hợp
thức hoá. Khi không hợp thức hoá được hoặc bị lộ thì từ chối nhận
hàng và đổ lỗi cho công ty và cá nhân người nước ngoài nơi gửi
hàng
Nhóm buôn lậu trốn tránh sự kiểm soát của lực lượng hải quan:
1) Dùng tàu có trọng tải lớn từ 200 - 400 tấn lấy hàng từ Trung Quốc đi
sát đảo Hải Nam vào thẳng phía Nam trong khi lực khả năng vươn
xa quản lý của Hải quan còn hạn chế.
9) Để trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, các tàu vận tải
buôn lậu thường không thực hiện chế độ ghi chép nhật ký hành trình
tàu, nhật ký máy, không liên lạc được với đất liền hoặc thông báo sai
thời gian, địa điểm tàu cập cảng làm thủ tục hải quan ở cảng này
chuyển đến cảng khác để kiểm hoá và bốc dỡ hàng.
2) Một số tàu viễn dương buôn lậu từ các nước về (chủ yếu từ Nhật,
Châu Âu) ghé qua các cảng của Trung Quốc và hẹn điểm sang mạn
hàng cho các thuyền tàu nhỏ ngoài khơi (để chuyển hàng vào nhiều
địa điểm trên bờ), giải toả xong hàng mới vào nhập cảnh, hoặc
chuyển lên bộ phía Trung Quốc, sau đó vận chuyển bằng đường bộ
sang Việt Nam qua các đường mòn, lối tắt.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
10
Chuyên đề thực tập
3) Tàu thuyền nhỏ thường lợi dụng luồng lạch, đêm hôm, ngày nghỉ,
các ngày mưa bão, sóng to gió lớn (dùng tàu chịu được sóng cấp 5 và
cấp 6) vận chuyển hàng vào bờ trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của
hải quan và các lực lượng khác.
4) Tại các cánh gà của cửa khẩu đường bộ, hàng hoá thường được cửu
vạn vận chuyển vượt qua biên giới theo các đường mòn hai bên cánh

gà cửa khẩu bằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần, sau đó dùng
hoá đơn buôn chuyến, hoá đơn mua hàng để lưu thông hàng hoá
nhằm trốn thuế nhập khẩu, thường vào thời điểm đêm khuya. Nhiều
khi bị phát hiện sẵn sàng bỏ hàng chạy người
5) Bọn buôn lậu còn tập kết hàng tại địa điểm xa trạm kiểm soát, chờ
thời cơ là trà trộn vào các xe hàng đã nộp thuế để vận chuyển vào
sâu nội địa, đôi khi còn dùng vũ khí chống lại người thi hành công
vụ, dùng cửu vạn với số lượng đông công khai áp đảo lấy lại hàng
II. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI
KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm, bản chất của hoạt động điều tra chống buôn lậu
Hoạt động điều tra chống buôn lậu là hoạt động của các cơ quan chức
năng Nhà nước sử dụng luật pháp, các công cụ phương tiện nghiệp vụ để điều
tra, làm rõ các hoạt động buôn lậu cũng như các đối tượng buôn lậu.
Bản chất của hoạt động điều tra chống buôn lậu là một quá trình đấu
tranh không khoan nhượng của các cơ quan chức năng với các đối tượng
buôn lậu.
Trong khái niệm này, các cơ quan chức năng ở đây là các cơ quan
được Nhà nước giao nhiệm vụ chống buôn lậu, có thể là Tổng cục hải
quan, bộ phận Hải quan các tỉnh (Việt Nam hiện có 33 Cục hải quan tỉnh),
bộ đội biên phòng, cảnh sát kinh tế... Phạm vi của bài nghiên cứu tập trung
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
11
Chuyên đề thực tập
chủ yếu vào công tác chống buôn lậu của Cục Điều tra chống buôn lậu trực
thộc Tổng cục Hải quan.
Các công cụ, phương tiện nghiệp vụ sử dụng để chống buôn lậu có
thể là các biện pháp nghiệp vụ hải quan, trình độ nhân lực của các cán bộ
chống buôn lậu, các tàu cao tốc trên biển, phương tiện dò tìm, các dụng cụ
nghiên cứu, thí nghiệm để phát hiện hàng lậu... Nó bao gồm tổng thể các

phương tiện hữu hình và vô hình để hỗ trợ cho các chiến dịch chống buôn
lậu.
Luật pháp được sử dụng ở đây là nền tảng, cơ sở cho các hoạt động
của cán bộ chống buôn lậu có thể kể ra như Bộ luật Hình sự Việt Nam ban
hành năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự ban hành năm 2004, Luật Hải
quan ban hành năm 2001, các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn liên quan...
Dựa vào đó, các cơ quan chức năng mới có cơ sở để đấu tranh chống tội
phạm buôn lậu.
Trên thế giới, còn một cơ sở khác được nhắc tới ngoài luật pháp, đó
là các chuẩn mực đạo đức. Đây là cơ sở mang tính nhân văn hơn, và văn
minh hơn so với pháp luật, nhưng để tạo ra được nó, không chỉ về mặt định
tính mà còn định lượng được (phải đo được), thì tại Việt Nam cũng cần
một khoảng thời gian dài nữa.
2. Những nguy cơ tác hại do hoạt động buôn lậu gây ra đối nền kinh tế
- xã hội
Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo nói về những nguy cơ, tác hại
do hoạt động buôn lậu mang lại. Điều dễ nhận thấy là dù dưới hình thức
nào, của loại đối tượng nào, thì nạn buôn lậu cũng đang gây ra những nguy
cơ và tác hại lâu dài nghiêm trọng.
a. Tác động của hoạt động buôn lậu tới nền kinh tế quốc dân
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
12
Chuyên đề thực tập
Như đã phân tích ở trên trong phần các nguyên nhân dẫn đến hoạt động
buôn lậu, những hàng hoá nhập lậu trốn thuế thường có lợi thế cạnh tranh -
đặc biệt là lợi thế về giá cả - cao hơn hàng sản xuất trong nước hoặc hàng
nhập khẩu chính ngạch (nếu không có lợi thế cạnh tranh thì hàng hoá
không thể tiêu thụ được, mà không tiêu thu được thì không có lợi nhuận).
Khi xuất hiện những hàng hoá như vậy, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ
bị phá vỡ. Những sản phẩm sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu

chính ngạch đứng trước nguy cơ phải giảm giá để phù hợp với thị trường,
nhưng nếu giảm giá thì doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất
trong nước sẽ giảm sút lớn về lợi nhuận. Sản xuất trong nước có thể bị đình
đốn và nhiều công ty đứng trên bờ vực phá sản.
Đó là xét về việc nhập lậu các mặt hàng có chất lượng. Còn với việc
nhập lậu những mặt hàng chất lượng kém thì sao? Hiện nay trong tuyến
biên giới với Trung Quốc, những lô gạo hết hạn sử dụng đang chất cao
thành núi bên phía bên kia của biên giới để từng ngày từng ngày một chảy
sang Việt Nam. Trong tình hình mất mùa như hiện nay, sản lượng gạo
trong nước giảm đáng kể, thì những lô hàng gạo hết hạn sử dụng kia sẽ
được tiêu thụ trà trộn vào những lô gạo của Việt Nam. Đó chỉ là một ví dụ
cho thấy, khi những mặt hàng kém chất lượng bị nhập lậu, thị trường Việt
Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá đặc biệt là những hàng hoá
dư thừa, ế ẩm của nước ngoài. Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hoá bị
trà trộn, thì chất lượng hàng hoá bị đánh đồng. Đó sẽ là một khó khăn rất
lớn cho các doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các doanh
nghiệp làm ăn chân chính.
Với những hàng hoá xuất lậu, thì tình hình cũng không kém phần
nghiêm trọng. Hàng hoá xuất lậu ra nước ngoài thường là những sản phẩm
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
13
Chuyên đề thực tập
mà Việt Nam đang có lợi thế hoặc do chính sách giá trong nước mà xét
tương quan giá hàng hoá trong nước nhỏ hơn ở nước ngoài. Những hàng
hoá này lại bị cấm xuất khẩu, nên nếu xuất lậu được mang lại lợi nhuận rất
cao. Lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu nằm ở tài nguyên thiên nhiên
phong phú. Việc xuất lậu những khoáng sản, nguyên liệu thô, các mặt hàng
chiến lược, hàng quốc cấm gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Khi
tài nguyên bị khai thác thiếu quy hoạch, tài nguyên đất nước sẽ nhanh

chóng bị suy kiệt, ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế đất nước trong tương
lai gần. Như tệ nạn xuất gỗ lậu sẽ gắn liền với tệ nạn phá rừng, thậm chí
đào cả rễ cây như xuất lậu tinh dầu xá xị trước đây và xuất lậu than đá hiện
nay ở khu vực tỉnh Quảng Ninh.
Khi các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước đứng ra buôn lậu sẽ dẫn đến
tình trạng đồng vốn của quốc gia bị sử dụng sai mục đích, không nhằm tạo
ra sản phẩm thông qua sản xuất và hiệu quả hợp pháp trong kinh doanh.
Nói tóm lại, hoạt động buôn lậu đang làm cho tài nguyên của quốc
gia, tiền của và sức lao động của nhân dân bị bóc lột, làm mất cân đối giữa
sản xuất và tiêu dùng, làm lệch hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Buôn lậu có thể kìm hãm tốc độ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, làm nản lòng các nhà đầu tư.
b. Tác động của hoạt động buôn lậu tới sự phát triển xã hội
Ngoài những hậu quả về kinh tế, buôn lậu còn gây nên những hậu
quả phức tạp và nặng nề về mặt xã hội. Đây là yếu tố phi pháp làm tăng
vực ngăn cách giữa kẻ giàu và người nghèo, tạo đà cho việc gia tăng bóc
lột sức lao động và các tệ nạn xã hội.
Một số doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận nên mải mê làm
giàu thông qua buôn lậu. Từ đó, họ đánh mất đi lương tâm, đạo đức của
một doanh nhân, thế thì làm sao có thể nói đến cái gọi là đạo đức, trách
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
14
Chuyên đề thực tập
nhiệm xã hội của một doanh nhân nữa? Không ít các đối tượng làm việc
trong cơ quan nhà nước, các công chức thoái hoá biến chất tiếp tay cho
buôn lậu, làm tăng tệ nạn tham nhũng, và hiện nay là cái thời mà tham
nhũng thường được nhắc đến bên cạnh buôn lậu. Ngoài ra còn một số lớn
khác thuộc các thành phần lao động trong đó có một bộ phận không nhỏ là
các trẻ em đang độ tuổi đến trường bỏ học để tham gia vác hàng qua biên
giới cho bọn buôn lậu, và coi đó là một nghề kiếm sống. Tương lai của

những người dân lao động và các em nhỏ sẽ đi về đâu với đồng tiền bập
bõm thu được, với hàng ngày thấp thỏm lo âu khi đang làm việc trái pháp
luật? Tệ hơn nữa là một bộ phận lớn trong họ không nhận thức được những
điều này.
Tệ buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức
xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá
dân tộc. Đồng tiền bất chính làm hại ngay từ những người đi buôn lậu, làm
nảy sinh rượu chè, cờ bạc, tham ô và những tệ nạn xã hội làm suy kiệt
giống nòi. Khi cha mẹ là người buôn lậu với những mánh khoé thủ đoạn thì
con cái không có gương sáng để soi bởi kẻ xấu không thể dạy được những
điều tốt; họ không thể giáo dục về lẽ sống đúng đắn, về đạo lý nhân, lễ, trí
tín, trung, hiếu... rất cần thiết cho người chân chính trong xã hội này.
c. Hoạt động buôn lậu tác động tới hệ thống pháp luật và chủ quyền an
ninh quốc gia
Buôn lậu thách thức và phá hoại hiệu lực pháp luật và năng lực quản
lý của bộ máy nhà nước. Nhà nước phát huy năng lực quản lý thông qua hệ
thống pháp luật và nếu luật pháp không được tuân thủ thì tình trạng hỗn
mang sẽ đưa nhà nước đến chỗ bị suy yếu, mất uy tín. Kẻ có tội không bị
trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ làm nảy sinh tâm lý coi
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
15
Chuyên đề thực tập
thường pháp luật, coi thường Nhà nước, làm khủng hoảng cả hệ thống lập
pháp - tư pháp và gây phẫn nộ trong công luận.
Tác hại của buôn lậu đối với chủ quyền và an ninh quốc gia là một
vấn đề cần bàn đến ở đây. Thế giới ngày nay với xu hướng toàn cầu hoá
mạnh mẽ và cuộc đấu tranh giành giật, cạnh tranh quyết liệt và ai thắng ai
trong chiến tranh thị trường cũng không kém phần cam go khi so sánh với
các hình thức chiến tranh khác. Hàng hoá đến đâu là biên giới đến đó có
nghĩa là các nước nghèo rời vào tình cảnh phụ thuộc lúc nào không hay.Có

những quốc gia coi buôn lậu là một trong những trọng tội.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN
LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Sự cần thiết của hoạt động điều tra chống buôn lậu
Với những tác hại của hoạt động buôn lậu như vậy, công tác điều tra
chống buôn lậu là hết sức cần thiết. Thể hiện ở những lý do chính sau:
Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động điều tra chống buôn lậu sẽ
tạo nên một môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng hơn cho tất cả
các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động điều tra buôn lậu
có thể không quét sạch hết được toàn bộ hàng lậu, nhưng chỉ cần số lượng
hàng lậu giảm đi, thì đó đã là một lợi ích rồi. Còn việc hàng lậu trên thị
trường giảm nhiều hay ít là do hiệu quả hoạt động chống buôn lậu của mỗi
quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội bình đẳng với nhau trong cạnh
tranh, phát triển. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp tập trung vào phát
triển kinh doanh mở rộng sản xuất chứ không phải chỉ quan tâm tới việc
buôn lậu, trốn thuế thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ phát triển đúng
hướng.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
16
Chuyên đề thực tập
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, việc đẩy mạnh công tác điều tra
chống buôn lậu còn giúp cho sự phát triển của xã hội. Thật vậy, khi đó,
không chỉ có số lượng những người buôn lậu giảm đáng kể mà còn một số
lượng rất lớn những người sống nhờ vào việc vận chuyển hàng hoá buôn
lậu cũng sẽ từ bỏ công việc đó. Những người sống nhờ vào việc vận
chuyển hàng hoá buôn lậu sẽ tìm những công việc không vi phạm pháp luật
mà vẫn có được thu nhập, và thu nhập ổn định (Điều này phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách nhà nước cho các cư dân vùng biên giới). Các doanh
nghiệp kinh doanh đúng pháp luật sẽ có điều kiện phát triển, làm gia tăng

số việc làm cho người lao động, và khi doanh nghiệp phát triển thì họ sẽ
thể hiện trách nhiệm của mình đối với với xã hội cao hơn (gia tăng những
công việc từ thiện, gia tăng việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường
lao động...). Qua đó, hoạt động chống buôn lậu đã là tác nhân gián tiếp làm
giảm bớt ngăn cách giàu nghèo trong xã hội.
Hoạt động điều tra chống buôn lậu phát triển, thì ngoài bảo vệ cho
môi trường kinh doanh trong sạch còn có tác dụng rất lớn trong đảm bảo an
ninh đất nước. Khi hoạt động buôn lậu bị đẩy lùi, người dân trong nước sẽ
thấy họ đang sống trong một đất nước có kỷ cương phép nước, có một nền
pháp chế vững mạnh và họ an tâm phát triển kinh tế. Không chỉ có thế, lực
lượng chống buôn lậu không chỉ có chống lại những kẻ buôn lậu mà còn
chống lại những kẻ khủng bố, những phần tử phản động. Tại sao vậy?
Những phần tử khủng bố, phản động muốn thực hiện các hoạt động khủng
bố, tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam thì cần phải có ngoại tệ,
đơn thư tuyên truyền, vũ khí chuyển về nước ngoài về... Các hoạt động
chuẩn bị không thể hoàn thành khi có sự kiểm soát gay gắt của bộ phận hải
quan cũng như sự điều tra làm rõ của các bộ phận chống buôn lậu... Chính
vì vậy mà an ninh quốc gia được đảm bảo vững vàng hơn.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
17
Chuyên đề thực tập
2. Những tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh
doanh thương mại quốc tế
Như những phân tích ở trên, ta thấy rằng hoạt động điều tra chống
buôn lậu có tác động to lớn tới cả nền kinh tế - xã hội và an ninh của một
quốc gia. Hoạt động buôn lậu thực ra là đứa con không mong muốn của
hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế từ khi hoạt động kinh doanh
thương mại quốc tế có sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, hoạt động
điều tra chống buôn lậu ra đời ngoài những lý do đã kể trên, còn có tác
dụng quan trọng là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế

phát triển đúng hướng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế.
Tác động đầu tiên là hoạt động điều tra chống buôn lậu góp phần
mang lại một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong
ngành. Khi tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều đóng thuế xuất
nhập khẩu, thì giá trị thuế phải nộp sẽ được đưa vào chi phí kinh doanh, và
giá trị thuế là giống nhau với những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt
hàng. Khi đó các doanh nghiệp đóng thuế theo quy định của Nhà nước
không phải bận tâm, lo lắng tới việc sẽ kém ưu thế cạnh tranh với những
hàng hoá nhập lậu, trốn thuế. Điều họ phải bận tâm là làm sao hạ thấp được
chi phí xuất nhập khẩu, làm sao phát triển thị trường cho sản phẩm... Chính
những điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh doanh cho các doanh
nghiệp hoạt động trong và ngoài ngành.
Bên cạnh đó, Hoạt động điều tra chống buôn lậu làm gia tăng thuế
xuất nhập khẩu. Lượng thuế xuất nhập khẩu thu được cho ngân sách sẽ
giúp phần phát triển cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này được nhiều thuận lợi hơn, vốn ngân sách sẽ làm gia tăng đầu
tư cho ngành.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
18
Chuyên đề thực tập
Ngoài ra, việc nhập khẩu những mặt hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả
còn gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng, và doanh nghiệp làm hàng thật rất dễ
bị ảnh hưởng tới uy tín và khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Khi các
hoạt động nhập lậu hàng giả và hàng kém chất lượng này bị đẩy lùi, các Doanh
nghiệp sẽ an tâm thực hiện những công việc mở rộng thị trường, chăm sóc
khách hàng... nâng cao uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Cuối cùng, công tác điều tra chống buôn lậu hiệu quả sẽ đảm bảo được an ninh
kinh tế, bình ổn về chính trị. Các tổ chức phản động không có cơ hội nhận tiền
bạc, vũ khí... từ bên ngoài vào để thực hiện hoạt động. Các cá nhân trong nước

thu lợi bất chính sẽ không có cơ hội rửa tiền bằng cách chuyển tiền trực tiếp ra
nước ngoài qua đường biên giới. Những hàng hoá nhập lậu với mục đích thôn
tính thị trường nội địa sẽ không có cơ hội tràn lan vào thị trường trong nước...
Tất cả những điều trên góp phần tạo ra một nền kinh tế - xã hội ổn định, tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế, các doanh
nghiệp trong ngành có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Tóm lại
Hoạt động buôn lậu gây những tác hại to lớn tới nền kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia với nhiều hình thức hoạt động và những thủ đoạn rất tinh
vi. Để phòng chống và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu thì cần phải có sự
ra đời và phát triển của hoạt động điều tra chống buôn lậu. Hoạt động điều
tra chống buôn lậu là hoạt động cần thiết do nhiều cơ quan chức năng khác
nhau đảm nhiệm, nó có những tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh
doanh thương mại quốc tế nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh
vực này nói riêng. Chính vì vậy cần phải chú trọng phát triển công tác điều
tra chống buôn lậu để đảm bảo cho một môi trường kinh doanh lành mạnh,
một xã hội phát triển tốt, và một nền pháp chế vững mạnh.
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
19
Chuyên đề thực tập
Chương II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN
LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
I. TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU
Như đã phân tích ở trên, nhiệm vụ chống buôn lậu không phải là
nhiệm vụ riêng của một cơ quan nào, và để có thể thắng lợi trên mặt trận
này, thì cần phải có sự phối hợp các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp
chặt chẽ với nhau. Trong các cơ quan đó, thì Cục Điều tra chống buôn lậu
trực thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu đóng vai trò

quan trọng nhất và là đầu tàu trong cuộc chiến chống buôn lậu.
1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Cục Điều tra chống
buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan
a. Lịch sử hình thành của Tổng cục Hải quan và Cục Điều tra chống buôn
lậu
Cục Điều tra chống buôn lậu là một Cục nghiệp vụ quan trọng của
Tổng cục Hải quan nên sự ra đời và phát triển của Cục gắn liền với sự phát
triển của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Tổng cục Hải quan ra đời với cái tên khai sinh là: “Sở Thuế quan và
thuế gián thu” trực thuộc Bộ Tài Chính theo sắc lệnh số 27 vào ngày
10/9/1945. Hải quan Việt Nam đã trải qua 5 giai đoạn phát triển: giai đoạn
đầu là 1945 - 1954, giai đoạn thứ 2 là 1954 - 1975, giai đoạn thứ 3 là 1975
- 1986, giai đoạn thứ 4 là 1986 - 2000, giai đoạn thứ 5 là từ 2000 trở đi.
Đáng chú ý là giai đoạn 1975 - 1986. Đây là giai đoạn Hải quan
thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước. Khoảng
thời gian này, tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
20
Chuyên đề thực tập
hoá qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Trong hoàn cảnh đó,
Cục điều tra chống buôn lậu đã được thành lập vào tháng 2/1985, đây
chính là thời điểm mà Tổng cục Hải quan chính thức triển khai hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức mới. Toàn bộ hệ thống tổ
chức và công tác Hải quan được chuyển từ Bộ Công thương sang Tổng cục
Hải quan trực thuộc Chính Phủ
Trong quá trình phát triển của mình với nhiều nhiệm vụ khác nhau,
Cục điều tra chống buôn lậu đã trở thành một bộ phận trọng yếu của Tổng
cục hải quan.
Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng cục hải quan
(Website của Tổng cục Hải quan www.customs.gov.vn)

Giai đoạn 1986 - 2000 đánh dấu sự chuyển biến của đất nước trong
quá trình đổi mới, bắt đầu chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN. Trong thời gian này, Cục điều tra chống buôn lậu đã được
trang bị thêm nhiều thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của mình như máy soi
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
21
Chuyên đề thực tập
nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn
lậu trên biển... Hải quan Việt Nam đã tham gia và chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993. Năm
2001 Luật Hải quan đã ra đời, kể từ đây ngành hải quan đã có cơ sở pháp lý
của riêng mình. Năm 2002, Tổng cục Hải quan được Thủ tướng ban hành
quyết định là trực thuộc Bộ Tài chính.
Từ năm 2006, ngành Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửa
đổi bổ sung. Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Điều tra chống buôn lậu
nói riêng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương pháp làm việc, công
nhận một số công ước quốc tế trong quá trình thực hiện các cam kết gia
nhập WTO.
b. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu
Theo quyết định số 72/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
ngày 13/02/2006:
Chức năng của Cục Điều tra chống buôn lậu:
Cục Điều tra chống buôn lậu có chức năng giúp Tổng cục Hải quan
quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan và
trực tiếp tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải
quan; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro; phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng chống ma túy theo quy
định của pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Điều tra chống buôn lậu:
Theo quyết định trên thì Cục Điều tra chống buôn lậu có 15 nhiệm
vụ và quyền hạn khác nhau.
Cục phải xây dựng, chỉ đạo hoặc phối hợp với các bộ phận khác và
hướng dẫn các Cục hải quan tỉnh thực hiện các chương trình về thu thập,
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
22
Chuyên đề thực tập
xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro và Kiểm soát hải quan.
Cục tham gia xây dựng bổ sung và lưu trữ các văn bản liên quan, và thực
hiện tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các công việc trên trong toàn
ngành Hải quan.
Bên cạnh đó, Cục còn có nhiệm vụ chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu hệ
thống thông tin nghiệp vụ, tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
cho quản lý hải quan hiện đại;áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải
quan để thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong
nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động hải quan.
Cục còn có nhiệm vụ tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức hải quan trong toàn nghành khi có yêu
cầu và thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác thu thập, xử lý
thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro; kiểm soát hải quan; phòng
chống ma tuý.
2. Hệ thống tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng
cục Hải quan
Cục điều tra chống buôn lậu gồm các bộ phận sau:
1) Phòng tham mưu tổng hợp (Phòng 1)
2) Phòng thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan còn gọi là tình
báo hải quan (Phòng 2)
3) Phòng quản lý rủi ro (Phòng 3)
4) Phòng tham mưu xử lý vi phạm (Phòng 4)

5) Phòng kiểm soát ma túy (Phòng 5)
6) Phòng hành chính, quản trị, Tài vụ và Tổ chức (Phòng 6)
7) Đội kiểm soát hải quan khu vực phía bắc (Đội 1)
8) Đội kiểm soát hải quan khu vực phía nam (Đội 2)
9) Đội kiểm soát ma túy (Đội 3)
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
23
Chuyên đề thực tập
10)Hải đội kiểm soát hải quan số 1 (Hải đội 1)
11)Hải đội kiểm soát hải quan số 2 (Hải đội 2) đóng tại thành phố Đà
Nẵng
12)Hải đội kiểm soát hải quan số 3 (Hải đội 3) đóng tại Quảng Ninh
13)Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện ma túy và chất nổ
(đơn vị sự nghiệp)
Tính đến thời điểm 02/02/2008, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống
buôn lậu như sau:
1) Cục trưởng Lê Thành Hiện phụ trách chung và phụ trách trực tiếp
Phòng 6 và Phòng 2
2) Phó Cục trưởng Phạm Thanh Bình phụ trách Phòng 1 và Hải đội 2
3) Phó Cục trưởng Nguyễn Phi Hùng phụ trách Phòng 3 và Đội 1
4) Phó Cục trưởng Nguyễn Khánh Quang phụ trách Hải đội 3 và Đội 2
5) Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Quý phụ trách Phòng 5 và Đội 3
6) Phó Cục trưởng Mai Xuân Thành phụ trách Hải Đội 1 và Phòng 6
cùng với Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ.
Cụ thể tóm tắt một số nội dung chính như sau:
1) Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng trong Cục điều tra chống
buôn lậu
Theo quyết định số 75/QĐ-TCHQ “Về việc quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và mối quan hệ công tác của các Phòng thuộc Cục điều tra
chống buôn lậu” của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì chức năng

nhiệm vụ các Phòng đươc quy định như sau:
a. Phòng tham mưu tổng hợp (Phòng 1)
Nhiệm vụ chính của phòng là xây dựng chương trình, kế hoạch công
tác và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của Cục Điều tra chống buôn lậu
bên cạnh đó giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
24
Chuyên đề thực tập
tra các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị kiểm soát hải quan trực
thuộc Cục Hải quan tỉnh thành phố xây dựng và triển khai thực hiện
chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.
Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Đề xuất,
chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình,
quy chế, văn bản chỉ đạo, hưởng dẫn, kiểm tra việc thực hiện biện pháp
nghiệp vụ hải quan theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004
của Thủ tướng Chính phủ, văn bản trả lời các kiến nghị, vướng mắc của các
Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Giúp Cục trưởng chỉ đạo, kiểm tra
hoạt động trinh sát, phát hiện, xác minh, điều tra của các Đội và các Hải đội
thuộc Cục. Phòng còn giúp Cục trưởng tổng hợp, báo cáo về hoạt động của
Cục, về tình hình, kết quả công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới của Ngành; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ,
chính sách, quy trình thủ tục hải quan.
Giúp việc thường trực Ban chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về phòng,
chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và phòng, chống tội phạm.
Tham mưu cho lãnh đạo Cục phối hợp với tổ chức, cá nhân trong và ngoài
Ngành theo quy định của pháp luật thực hiện nhiệm được giao của Cục.
Phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ kiểm soát chống buôn lậu của Cục,
phối hợp xây dựng chương trình, nội dung và tham gia giảng dạy nghiệp vụ

kiểm soát hải quan và tham mưu về hợp tác quốc tế trong phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
b. Phòng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Phòng 2)
Phòng giúp Cục trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch, định
hướng phát triển, phân cấp nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
Trần Thái Hoa Lớp: TMQT46
25

×