Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Trờng đại học kinh tế quốc dân
Khoa ngân hàng tài chính
-----****-----
chuyên đề thực tập
Đề tài:
một số giải pháp nhằm tăng cờng huy động vốn tại
ngân hàng công thơng hoàn kiếm
Giáo viên hớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Nam
Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Anh
Lớp : Tài chính doanh nghiệp D
Khoá : 41

Hà nội 2003

- 1 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Lời nói đầu

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nớc ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn
thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc đa Việt Nam từ một nớc
nông nghiệp trở thành một nớc công nghiệp tiên tiến.
Để thục hiện đợc mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan
trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trởng kinh tế, mức tăng trởng kinh tế phụ thuộc
vào qui mô và hiệu quả vốn đầu t. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh
tranh các doanh nghiệp việt nam cũng đòi hỏi phải đợc mở rộng, phát triển với quy
mô ngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao chất lợng hàng hoá,
dịch vụ, vơn lên cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ của các nớc khác trong khu vực
và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu t cho nền kinh tế ngày càng tăng. Một
địa chỉ quen thuộc và tiện ích nhất mà ngời cần vốn nghĩ đến đó là các Ngân hàng
thơng mại.


Ngân hàng thơng mại là một doanh nghiệp biệt chuyên kinh doanh tiền tệ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng mại vừa với danh nghĩa là một tổ chức
hạch toán kinh tế - kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò
trung gian tài chính, Ngân hàng thơng mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu t, sản xuất kinh
doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền
kinh tế theo các nguyên tắc tín dụng.
Trong nền kinh tế các nguồn vốn thờng nhỏ lẻ, phân tán và rất khó tập trung.
Chỉ có Ngân hàng thơng mại một tổ chức có vai trò quan trọng đặc biệt mới tập
trung một cách hiệu quả các nguồn vốn đó lại. Lợng vốn lớn đợc tập trung này
giúp cho việc thực hiện đợc các dự án đầu t lớn, trình độ công nghệ cao, góp phần
đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Nhu cầu
vốn đầu t ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tơng đơng với việc huy động vốn
của các Ngân hàng thơng mại phải đợc tăng cờng, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác
việc tăng cờng huy động và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh

- 2 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
doanh của Ngân hàng đợc an toàn, hiệu quả hơn.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng
và đòi hỏi phải đợc đáp ứng nhanh chóng kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới để
phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tê
cũng nh cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh
doanh trong tơng lai chắc chắn sẽ đợc đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng th-
ơng mại.
Nhận thức đợc tầm quan trọng đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số
giải pháp nhằm tăng cờng huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thơng Hoàn
Kiếm . Làm chuyên đề thực tập cho mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chơng:
Chơng1 : Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thơng mại.

Chơng2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm.
Chơng3: Một số giải pháp nhằm tăng cờng huy động vốn tại Ngân Hàng Công
Thơng Hoàn Kiếm.
Em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn chỉ bảo nhiệt tình cùng những góp ý
sâu sắc của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Nam. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các
cô, các chị đang công tác tại phòng Nguồn vốn - Ngân hàng công thơng Hoàn
Kiếm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2003
Sinh viên
Trần Ngọc Anh

- 3 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Mục lục
Lời nói đầu
Chơng I: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thơng
mại
1.1 Khái quát chung về Ngân hàng thơng mại
1.1.1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.1.1.1.Khái niệm
1.1.1.2.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thơng mại
1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn
1.1.2.2.Nghiệp vụ sử dụng vốn
1.1.2.3.Nghiệp vụ trung gian khác
1.2. Vốn của ngân hàng thơng mại
1.2.1. Khái niệm về vốn của Ngân hàng thơng mại
1.2.2. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thơng mại
1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu

1.2.2.2. Vốn huy động
1.2.2.3. Vốn đi vay
1.2.2.4. Vốn khác
1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thơng mại
1.2.3.1.Đối với toàn bộ nền kinh tế
1.2.3.2.Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thơng mại
1.3.1. Phân loại căn cứ theo thời gian
1.3.2. Phân loại căn cứ theo đối tợng huy động
1.3.3. Phân loại căn cứ theo công cụ huy động
1.4. Các yếu tố ảnh hởng đến hoạt động huy động vốn của
NHTM
1.4.1. Yếu tố khách quan
1.4.1.1. Pháp luật, chính sách của nhà nớc

- 4 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
1.4.1.2. Tình hình chính trị kinh tế xã hội trong và ngoài nớc
1.4.1.3. Tâm lý thói quen tiêu dùng của ngời gửi tiền
1.4.2. Yếu tố chủ quan
1.4.2.1. Chiến lợc kinh doanh của ngân hành
1.4.2.2. Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
1.4.2.3. Uy tín của ngân hành
1.4.2.4. Trình độ công nghệ ngân hành
Chơng II: Thực trạng huy động vốn tại Ngân Hàng Công
Thơng Hoàn Kiếm
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của NHCT Hoàn
Kiếm
2.2.Thực trạng huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm
2.2.1.Tình hình huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm

2.2.1.1.Về nguồn huy động vốn
2.2.1.2.Về kỳ hạn huy động vốn
2.2.1.3.Về chi phí huy động vốn
2.2.2.Các hình thức huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm
2.2.2.1.Huy động vốn từ các quỹ
2.2.2.2.Huy động vốn từ các khoản tiền gửi
2.2.2.3.Huy động vốn qua đi vay
2.2.2.4.Huy động vốn từ các nguồn khác
2.2.3.Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của NHCT
Hoàn Kiếm
2.2.3.1.Kết quả đạt đợc
2.2.3.2.Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Chơng III: Một số giải pháp nhằm tăng cờng huy động
vốn tại Ngân Hàng Công Thơng Hoàn Kiếm
3.1. Định hớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công
thơng Hoàn Kiếm trong thời gian tới.

- 5 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
3.1.1.Định hớng chung
3.1.2.Định hớng huy động vốn
3.1.3.Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện huy động vốn
3.1.3.1.Thuận lợi
3.1.3.2.Khó khăn
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cờng huy động vốn tại
Ngân Hàng Công Thơng Hoàn Kiếm
3.2.1. Phát triển và mở rộng mạng lới giao dịch
3.2.2. Đổi mới tổ chức, quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn
3.2.3. Xây dựng chiến lợc huy động vốn rõ ràng cho từng giai đoạn
3.2.4. Xây dựng các chính sách về khách hàng và giao tiếp khuếch trơng

3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức huy động
3.2.5.1. Đối với huy động vốn từ dân c
3.2.5.2. Đối với huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
3.2.5.3. Đối với huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
3.2.6. Nâng cao chất lợng dịch vụ ngân hàng
3.2.7. Nâng cao chất lợng sử dụng vốn huy động
3.2.8. Tiếp tục bồi dỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị đối với chính phủ và NHNN Việt Nam
3.3.2.Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Chơng I : hoạt động huy động vốn của ngân
hàng thơng mại
1.1. Khái quát chung về NHTM.

- 6 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Ngân hàng thơng mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nớc phát triển
hầu nh không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một Ngân
hàng thơng mại nhất định nào đó. NHTM đợc coi nh là một định chế tài chính
quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động
dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế
và đời sống con ngời. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của Ngân
hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một ngời vay hay đơn giản là ngời đang
làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng.
Ngân hàng thơng mại là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá
trong kinh tế thị trờng, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế.
Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng hầu nh là giống

nhau song quan niệm về ngân hàng lại không đồng nhất giữa các nớc trên thế giới.
1.1.1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.1.1. Khái niệm.
Để đa ra đợc một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, ngời ta
thờng phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trờng tài chính,
và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tuợng hoạt động. Ví dụ: Theo
Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: Ngân hàng là những xí nghiệp
hay cơ sở nào hành nghề thờng xuyên nhận của công chúng dới hình thức ký thác
hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu,
tín dụng hay dịch vụ tài chính. Hay theo nh Luật Ngân hàng của ấn Độ năm
1959 đã nêu: Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài
trợ, đầu t...
Nh vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó
tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhng khi
đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, ngời ta dễ dàng nhận

- 7 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký
thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.
Trên thế giới các ngân hàng thơng mại hoạt động với chức năng, nghiệp vụ
khá giống nhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ
hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh
khác của chính ngân hàng. Để phân loại các Ngân hàng thơng mại ta có thể dựa
trên các tiêu chi sau:
* Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thơng mại đợc phân thành:
- Ngân hàng sở hữu t nhân: Là ngân hàng đợc thành lập bằng vốn của một cá nhân.
Đây là các ngân hàng nhỏ, thờng chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phơng với
đối tợng phục vụ chủ yếu là những ngời trong địa phơng.

- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng đợc hình thành từ nguồn vốn
thông qua tập trung phát hành cổ phiếu. Những ngời nắm giữ cổ phiếu này chính
là những ngời chủ của ngân hàng. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của
ngân hàng và đợc chia lãi cổ tức. Do huy động từ nhiều ngời nên các ngân hàng
này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.
- Ngân hàng sở hữu nhà nớc: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về
Nhà nớc. Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá
sản. Tuy nhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà
nớc giao, ảnh hởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Căn cứ theo tính chất hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hớng chuyên doanh,
thờng chỉ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định.
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng. Đây là
xu hớng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thơng mại.
- Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.

- 8 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu
thực hiện đối với các khách hàng lớn. Số lợng các giao dịch của ngân hàng bán
buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn.
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực
hiện đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
Số lợng các giao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thờng
nhỏ.
* Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. Sự phân chia
này là do pháp luật ở nhiều nớc cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào
một số hoạt động kinh doanh nh: buôn bán chứng khoán, bất động sản... nên các

ngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có t cách pháp nhân để kinh doanh.
Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng, thực hiện nhất
quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa, mọi
ngời đợc tự do kinh doanh, bình đẳng trớc pháp luật. Nhà nớc ta quan niệm: (Theo
điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/ 1997/QH 10)
Ngân hàng th ơng mại là doanh nghiệp đợc thành lập theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín
dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán .
*Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:
- Ngân hàng thơng mại quốc doanh: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo
trong hệ thống ngân hàng ở nớc ta. Các ngân hàng này đợc nhà nớc cấp vốn và
hoạt động chịu sự quản lý của nhà nớc. Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình th-
ờng: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các
nhiệm vụ khi nhà nớc giao cho. Hiện nay có các ngân hàng thơng mại quốc doanh
sau: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại Thơng
Việt Nam, Ngân hàng Công Thơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu T và Phát triển Việt
Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long.

- 9 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
- Ngân hàng thơng mại cổ phần: Đây là các ngân hàng đợc thành lập và hoạt động
theo luật công ty cổ phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn
để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng đợc thành lập trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nớc
ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng nớc ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nớc ngoài (ngân
hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt

Nam.
- Ngân hàng đầu t: Ngân hàng đầu t hoạt động với mục tiêu đầu t trung và dài hạn,
cũng vì sự phát triển nhng thông qua hình thức đầu t gián tiếp thông qua các giấy
tờ có giá.
- Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trng nổi bật là những ngân
hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu t trung, dài hạn vì sự phát
triển. Hoạt động đầu t của loại ngân hàng này chủ yếu đầu t trực tiếp qua các dự
án.
- Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thơng mại 100% vốn Nhà nớc hoặc
ngân hàng thơng mại cổ phần Nhà nớc( gồm sở hữu Nhà nớc và sở hữu của các tổ
chức kinh tế quốc doanh) đợc lập ra để phục vụ những chính sách của Nhà nớc.
Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
-Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng
hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, đợc các thành viên tự
nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tơng trợ lẫn nhau
về vốn và dịch vụ ngân hàng.
1.1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
a. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thơng mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất
hàng hoá phát triển, lu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện
ngời thì có vốn nhàn rỗi, ngợi thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NH thơng mại ra đời là chìa khoá giúp

- 10 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
cho ngời cần vốn có đợc vốn và ngời có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm đợc lãi
từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối đợc vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành
phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời
nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn
để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. có

lợi nhuận cao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng
tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng đợc. Chỉ có ngân hàng - một tổ chức
trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các
thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
b. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trờng
Trong nền kinh tế thị trờng các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất
cứ cái gì mà phải luôn trả lời đợc 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất nh thế nào ?
và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trờng. Thị trờng yêu
cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lợng tốt hơn, mẫu mã
đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của ngời tiêu dùng. Để đợc nh vậy các doanh nghiệp
phải đợc đầu t bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao
động phải đợc nâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lợng vốn đầu t lớn và để đáp ứng đợc thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp
cho các doanh nghiệp thực hiện đợc các cải tiến của mình, có đợc các sản phẩm có
chất lợng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
c. NHTM là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nớc.
Trong nền kinh tế thị trờng, NHTM với t cách là trung tâm tièn tệ của toàn
bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự giao động của Ngân
hàng đều gây ảnh hởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt
động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự
là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong

- 11 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lợng tiền cung ứng trong lu
thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã
thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trờng, điều
kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn

cho quá trình tái sản xuất cũng nh thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh
tế.
d. Ngân hàng thơng mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc
tế.
Ngày nay, trong su hớng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình
thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối
quan hệ thơng mại, lu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng đ-
ợc mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải
hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thơng mại là trung gian, cầu
nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu t ra nớc ngoài là một hớng đầu t quan
trọng và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nớc cần xuất khẩu những mặt
hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu.
Các ngân hàng thơng mại với những nghiệp vụ kinh doanh nh : nhận tiền gửi, cho
vay, bảo lãnh... và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo
điều kiện, thúc đẩy ngoại thơng không ngừng đợc mở rộng và phát triển.
1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thơng mại
NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy
động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ
này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy
tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau
trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong
quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.

- 12 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn.
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh
của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:
* Nghiệp vụ tiền gửi:
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền

gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà
từ đó NHTM có thể huy động đợc. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các
khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình đợc gửi vào ngân hàng với
mục đích bảo quản hoặc hởng lãi trên số tiền gửi.
* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có
tính thời hạn tơng đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu t, khả năng
cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn
nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cờng tính ổn
định vốn trong hoạt động kinh doanh.
* Nghiệp vụ đi vay:
Nghiệp vụ đi vay đợc các NHTM sử dụng thờng xuyên nhằm mục đích tạo
vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trờng tiền tệ
và vay Ngân hàng nhà nớc dới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo...
Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nớc chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong
điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối đợc nguồn vốn
trên cơ sở khai thác tại chỗ.
* Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn
kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nớc. Đây là khoản vốn huy động không thờng xuyên
của NHTM, thờng để nhận đợc khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra
các dự án cho từng đối tợng hoặc nhóm đối tợng phù hợp với đối tợng các khoản

- 13 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
vay.
* Vốn chủ sở hữu của NHTM :
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lợng vốn này chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc

khi bắt đầu thành lập ngân hàng. Do tính chất thờng xuyên ổn định, ngân hàng có
thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau nh trang bị cơ sở vật chất, nhà xởng,
mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân
ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu t góp vốn liên doanh. Trong thực tế
khoản vốn này không ngừng đợc tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản
thân Ngân hàng mang lại.
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục
đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng nh tìm kiếm lợi nhuận.
Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
* Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM đợc dùng vào với mục
đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng nh khả năng
thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân
hàng Nhà nớc đề ra.
* Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thơng mại. NH thơng
mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay đợc hay không là vấn đề mà mọi NH th-
ơng mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thờng lợi nhuận từ hoạt động cho vay
này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có
thể đợc phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay

- 14 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản, cho vay thơng mại,
cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua...
* Nghiệp vụ đầu t tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động đợc từ
dân c, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu t vào nền kinh tế dới các hình thức nh-

: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trờng... và trực tiếp thu lợi
nhuận trên các khoản đầu t đó.
* Nghiệp vụ khác
Ngân hàng thơng mại thực hiện các hoạt động king doanh nh: kinh doanh
ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ t vấn, dịch vụ ngân
quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; king doanh và dịch vụ bảo hiểm...
1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian khác
Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ
khác nh:
* Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các
doanh nghiệp , tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán
hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ đợc ngân hàng thực hiện một cách
nhanh chóng và chính xác.
* Dịch vụ t vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng
khoán, t vấn cho ngời đầu t mua bán chứng khoán, bất động sản...
* Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho
thuê két sắt, bảo mật...
1.2. Vốn của ngân hàng thơng mại

- 15 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thơng mại
Ngân hàng thơng mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng
cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.Để thực
hiện đợc các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi
nhuận thì đòi hỏi ngân hàng thơng mại phải có một lợng vốn hoạt động nhất định.
Các nhà kinh tế đã đa ra khái niệm về vốn của NHTM nh sau:
Vốn của ngân hàng th ơng mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân
hàng thơng mại tạo lập hoặc huy động đợc dùng để cho vay, đầu t hoặc thực
hiện các dịch vụ kinh doanh khác .

Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân hàng
thơng mại. Về thực chất vốn của ngân hàng thơng mại là bao gồm các nguồn tiền
tệ của chính bản thân ngân hàng và của những ngời có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ
chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu,
nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Đây chính là họ
chuyển quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và số tiền mà ngân hàng phải trả hay
làm các dịch vụ chính là cái giá của quyền sử dụng các giá trị tiền tệ đó. Nhờ việc
có đợc nguồn vốn, các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh: cho vay, bảo lãnh,
cho thuê...Nói chung vốn của ngân hàng chi phối toàn bộ và quyết định đối với
việc thực hiện các chức năng của ngân hàng thơng mại.
1.2.2. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thơng mại
Vốn của ngân hàng thơng mại bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu.
- Vốn huy động.
- Vốn đi vay.
- Vốn khác.
Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của
ngân hàng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của
NHTM.

- 16 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân hàng, ngân hàng có
toàn quyền sử dụng từ các cơ sở vật chất, tạo tài sản cố định...Đây là nguồn vốn
khá quan trọng, trớc hết nó tạo uy tín cho chính ngân hàng. Ngân hàng có to, đẹp,
bề thế thì mới tạo đợc cảm giác an toàn kho khách hàng khi đến giao dịch. Đối với
mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn rất đa dạng tuỳ
theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng.
a. Nguồn vốn hình thành ban đầu

Trớc khi tiến hành kinh doanh, theo quy định của pháp luật, ngân hàng phải
có một lợng vốn nhất định, đó là vốn pháp định (hay vốn điều lệ). Tuỳ theo hình
thức sở hữu, do nhà nớc cấp nếu là ngân hàng quốc doanh, do cổ đông đóng góp
nếu là ngân hàng cổ phần, do các bên đóng góp nếu là ngân hàng liên doanh và
của cá nhân nếu là ngân hàng t nhân.
b. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng không ngừng đợc tăng lên theo thời gian nhờ
có nguồn vốn bổ sung. Nguồn bổ sung này có thể từ lợi nhuận hay từ phát hành
thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm...Nguồn vốn bổ sung này tuy không thờng
xuyên song đối với các ngân hàng lớn từ lâu đời thì nguồn bổ sung này chiếm một
tỷ lệ rất lớn.
c. Các quỹ
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có nhiều quỹ: quỹ đầu t phát triển,
quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi...Nguồn để hình thành nên các quỹ là từ lợi
nhuận. Các quỹ này thuộc toàn quyền sử dụng của ngân hàng.
d. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Các khoản vay nợ trung và dài hạn, ổn đinh có khả năng chuyển đổi thành

- 17 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
cổ phần thì đợc coi là một bộ phận vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Ngân hàng có
thể sử dụng vốn theo các mục đích kinh doanh của mình.
1.2.2.2. Vốn huy động
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng th-
ơng mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có đợc quyền sử dụng vốn và có trách
nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngời gửi. Ngân hàng có thể huy
động vốn từ dân c, các tổ chức kinh tế xã hội... với nhiều hình thức khác nhau.
a. Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch )
Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng với
mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Khoản tiền gửi thanh

toán này có thể đợc trả lãi ( trả lãi thấp ) hoặc không đợc trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi
ngân hàng. Ngời gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ
tiền... với một mức phí thấp. Các ngân hàng có thể sử dụng các số d tiền gửi khách
hàng vào các hoạt động của mình.
b. Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng, các tổ chức xã hội
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các
chu kỳ xác định. Họ gửi tiền vào ngân hàng để hởng lãi. Tuy khoản tiền này không
tiện lợi bằng tiền gửi thanh toán ( do khi cần tiền phải đến ngân hàng để rút ) nhng
tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn.
c. Tiền gửi tiết kiệm của dân c
Trong cộng đồng dân c luôn có những ngời có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi.
Họ gửi tiền vào ngân hàng và đợc hởng lãi. Ngời gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm
xác định rõ thời gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng. Tiền gửi tiết
kiệm là khu vực tiềm năng đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
hiện nay.
d. Tiền gửi của các ngân hàng khác

- 18 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của các ngân hàng cho nhau. Mục đích
của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích
cho khách hàng của mình.
1.2.2.3. Vốn đi vay
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay
để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc... Các ngân hàng có thể vay ở:
a. Vay ngân hàng Nhà nớc ( ngân hàng trung ơng )
Khi các ngân hàng thơng mại có nhu cầu cấp bách về vốn thì ngời dang tay
cứu giúp sẽ là ngân hàng trung ơng. Hình thức vay chủ yếu là tái chiết khấu ( hay
tái cấp vốn ). Các ngân hàng thơng mại sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết
khấu lên ngân hàng trung ơng để tái chiết khấu. Thông thờng các ngân hàng trung

ơng chỉ cho tái chiết khấu những trái phiếu có chất lợng, thời hạn ngắn và phù hợp
với mục tiêu của Nhà nớc trong từng thời kỳ.
b. Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là các khoản vay mợn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng. Hình thức
vay này rất đơn giản thậm chí không cần thế chấp hoặc thế chấp bằng tín phiếu
kho bạc. Các khoản vay này thông thờng có thời hạn ngắn chủ yếu chỉ để giải
quyết những nhu cầu tức thời.
c. Vay trên thị trờng vốn
Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ ( kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ) để
huy động vốn. Các ngân hàng lớn có uy tín sẽ có khả năng vay đợc nhiều hơn các
ngân hàng nhỏ. Việc phát hành này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị
trờng tài chính, các hình thức phát hành, chuyển đổi hay thời hạn...
1.2.2.4. Vốn khác
a. Nguồn uỷ thác
Ngân hàng thơng mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác và nó làm tăng nguồn

- 19 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
vốn của ngân hàng nh uỷ thác đầu t, uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải
ngân...
b. Nguồn trong thanh toán
Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt nh: L/C, uỷ nhiệm thu, uỷ
nhiệm chi... hay ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp ngân hàng làm
tăng nguồn vốn của mình.
c. Nguồn khác
Gồm các khoản phải nộp, phải trả nh: thuế cha nộp, lơng cha trả...
1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thơng mại.
1.2.3.1.Đối với toàn bộ nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu t là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu
t có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sản

xuất kinh doanh, tăng cờng đầu t và đầu t cũng góp phần khuyến khích tiết kiệm.
Nhng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thờng nhỏ, lẻ và ngời tiên phong trong
việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thơng mại. Thông qua các
kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu t góp phần làm tăng
hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những ngời có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng trớc
hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có đợc các dịch vụ thanh toán đồng
thời các khoản tiền không bị chết, luôn đợc vận động, quay vòng.
Đối với những ngời cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu t, phát triển sản
xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có đợc sự cân đối về
vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu t luôn có điều kiện để thực

- 20 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ đợc thực hiện dễ dàng hơn với việc huy
động vốn của các ngân hàng thơng mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực hiện
bằng nhiều kênh: thị trờng chứng khoán, ngân sách nhà nớc...nhng trong điều kiện
nớc ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thơng mại vẫn là hình thức
chủ yếu và quan trọng nhất.
1.2.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng mại.
a. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bớc vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn.
Ngoài lợng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác.
Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà
cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với
những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng hơn
các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phơng tiện kinh doanh mà còn là đối tợng
kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thơng mại. Nói cách khác, không có vốn thì
ngân hàng không thể thực hiện đợc các nghiệp vụ kinh doanh của mình.

b. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân
hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Ngân
hàng có nhiều vốn sẽ có u thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn. Có đợc
nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có
điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng. Các ngân hàng lớn,
nhiều vốn thờng có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng. Phạm vi hoạt động kinh
doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy càng khẳng định
rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
c. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên th-
ơng trờng
Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, luôn đợc ca ngợi
và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng đợc uy tín của ngân hàng chính là vốn

- 21 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàng luôn đợc đảm
bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao thiệp với ngân hàng. Trong
nên kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn đợc các ngân hàng u tiên
hàng đầu và để đợc nh vậy thì các ngân hàng luôn tìm cách huy động đợc nhiều
vốn hơn.
d. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt nh hiện nay, vốn là điều kiện để
các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt
động, tăng cờng quan hệ với các đối tác. Đồng thời nó lôi kéo khách hàng mới, giữ
chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân hàng tăng lên đồng thời
làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng lớn giúp cho ngân hàng có
khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh
hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi...Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng đ-
ợc cải tiến, phát triển và đợc thực hiện tốt hơn.

1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thơng
mại
Một hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng thơng mại là tiến hành
huy động vốn để ngân hàng đi vào hoạt động. Quá trình huy động vốn đó hầu nh
đều giống nhau ở các ngân hàng nhng để phân loại các hình thức huy động thì lại
rất khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào các tiêu chí đợc lựa chọn để phân loại.
1.3.1. Phân loại căn cứ theo thời gian
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên
quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng
nh thời gian phải hoàn trả khách hàng. Theo thời gian, hình thức huy động đợc
chia thành:

- 22 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
1.3.1.1. Huy động ngắn hạn
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thơng mại. Phần
lớn số này đợc dùng để cho vay ngắn hạn ( dới 1 năm ). Do thời gian ngắn nên lãi
suất huy động ngắn hạn thờng thấp, tuy nhiên tính ổn định lại kém.
1.3.1.2. Huy động trung hạn
Đây là nguồn huy động mà ngân hàng có thể sử dụng tơng đối dài ( từ 1 đến
5 năm ). Lãi suất huy động nguồn này thờng cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy
động trung hạn rất quan trong và cần thiết để gia tăng đầu t, phát triển kinh tế.
1.3.1.3. Huy động dài hạn
Đây là nguồn huy động mà ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn
định cao ( từ 5 năm trở lên ). Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.
1.3.2. Phân loại căn cứ theo đối tợng huy động
1.3.2.1. Huy động vốn từ dân c
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng
huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho
những ngời cần vốn để mở rộng đầu t, kinh doanh. Nguồn huy động từ dân c thờng

khá ổn định .
1.3.2.2. Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Đây là nguồn huy động đợc đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh
nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh
nghiệp khi bán đợc hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ
rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy
ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách
tơng đối thuận lợi. Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các
dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ.
Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

- 23 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng.
1.3.2.3. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thờng có các khoản tiền gửi ở lẫn
nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán... Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa
các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thờng
xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thơng mại.
Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ... các ngân
hàng thơng mại có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng
giữa hai bên. Quá trình tăng vốn huy động này có thể đợc thực hiện ở trên thị tr-
ờng nội tệ hay thị trờng ngoại tệ. Trong số những ngời cho ngân hàng vay có một
ngời đặc biệt. Đó là ngân hàng trung ơng. Ngân hàng trung ơng đóng vai trò là ng-
ời cho vay cuối cùng để cứu cho các ngân hàng thơng mại khỏi các trục trặc xảy
ra. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ
dàng nhng số lợng thờng không nhiều và chi phí huy động thờng cao hơn. Do vậy,
hình thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều.
1.3.3. Phân loại theo công cụ huy động

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu đợc các ngân hàng thơng mại
sử dụng hiện nay. Phân loại theo công cụ huy động rõ ràng tạo sự thuận tiện cho
ngân hàng khi tiến hành huy động. Các công cụ huy động bao gồm:
1.3.3.1. Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đây là phần tiền huy động tơng đối quan trọng ở những nớc phát triển có tỷ
lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này
không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần
lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục. Ngời gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ
lúc nào hoặc để trả cho ngời thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua
hình thức thanh toàn bằng séc. Đặc biệt ngời gửi tiền có thể không cần trực tiếp

- 24 -
Chuyên đề thực tập Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
đến ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy ATM ). Ngân
hàng thờng bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán và
tài khoản vãng lai:
+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn
quyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhng chỉ trong phạm vi số d tiền gửi. Loại tài
khoản này luôn luôn có số d có.
+ Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể d có hoặc d nợ, thờng đợc sử dụng
cho các tổ chức kinh tế. Số d có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số d nợ thể
hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên
mức lãi suất mà ngân hàng trả cho ngời gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải
trả lãi. Tuy nhiên ở nhiều nớc có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp ( trong
đó có Việt Nam ) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền
gửi này ( có những thời điểm đợc trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn ). Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các
dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lợng cao, hệ thống mạng lới rộng rãi

đáp ứng tốt các nhu cầu của ngời gửi tiền.
1.3.3.2. Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
a. Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra
sau một thời hạn nhất định. Khoản này thờng gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ
kinh doanh gần nh xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động.
Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải
trả cũng cao hơn. Ngời gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn
có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ
nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng.
ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi ( mà
chúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích ) với các thời hạn 3 tháng, 6

- 25 -

×