Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.08 KB, 12 trang )

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TỈNH BÌNH THUẬN VÀ PHONG
TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1697-1945)
(1 tiết)
A. MỤC TIÊU
Giúp HS nhận biết và phân tích được những đặc điểm cơ bản về lịch sử hành
chính và con người Bình Thuận; về phong trào yêu nước của người dân Bình
Thuận từ khi thành lập tỉnh đến Cách mạng Tháng Tám.
B. THÔNG TIN
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÀNH CHÍNH VÀ CON NGƯỜI TỈNH
BÌNH THUẬN
1. Lịch sử hành chính tỉnh Bình Thuận
Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, cùng với nhiều biến cố lịch sử
đã diễn ra, đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận đã có nhiều lần thay đổi là: trấn
Thuận Thành - phủ Bình Thuận - dinh Bình Thuận cuối cùng được đổi thành tỉnh
Bình Thuận.
Đến tháng 12/2005, tỉnh Bình Thuận bao gồm thành phố Phan Thiết và các
huyện, thị xã là: La Gi, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,
Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.
2. Con người và những tính cách riêng của người dân Bình Thuận
2.1. Con người Bình Thuận
Vùng đất Bình Thuận, từ cổ xưa đã có con người sinh sống. Trước khi tỉnh
Bình Thuận được thành lập thì cư dân của vùng đất này là người Chăm và một số
tộc ít người như Raglai, Cơho,… Sau khi tỉnh Bình Thuận được thành lập, trải qua
nhiều giai đoạn tại đây đã hình thành nên cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh
(Việt), Chăm, Raglai, Cơho, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường.
2.2. Những nét tính cách riêng của người dân Bình Thuận
Bình Thuận là một đơn vị hành chính của Việt Nam, mang đặc điểm chung
của văn hoá Việt Nam, bên cạnh đó, người dân Bình Thuận cũng có những tính
cách đáng q như:
Kiên trì, chịu đựng gian khổ, tự lực, tự cường, dũng cảm đương đầu với mọi


thử thách, sống thuỷ chung, trọn vẹn nghĩa tình. Có nếp sống giản dị, nói năng
thẳng thắn, tính tình bộc trực nhưng bao dung, độ lượng. Nhân dân lao động không
chỉ biết chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế mà còn chăm lo xây dựng một nền văn
hoá hết sức phong phú, thể hiện đức tính lạc quan, yêu đời của người dân qua biết
bao nhiêu câu ca, hò, vè, truyện cười, điệu múa,…Tinh thần, ý chí phản kháng,
1


không khoan nhượng và khuất phục trước sự thống trị hà khắc của bọn đế quốc,
phong kiến và những bất công tiêu cực của quan lại trong xã hội đương thời.
Những tấm gương tiêu biểu cho đức tính ấy như Nguyễn Đăng Hựu - người Hồ
Đa, Trương Gia Mơ - ở Duồng (Tuy Phong),…
II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN BÌNH THUẬN TỪ
1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1945
1. Phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến (từ khi thành lập tỉnh
đến cuối thế kỉ XIX)
Từ sau khi thành lập tỉnh, đã hình thành nên các cộng đồng dân tộc trên đất
Bình Thuận như: Kinh, Chăm, Raglay, Cơho, Hoa,… Trên vùng đất này, các dân
tộc anh em đã chung lưng, đấu cật, đoàn kết với nhau chống chọi với thiên nhiên
khắc nghiệt, chống kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển.
Từ năm 1773, nhân dân Bình Thuận đã đi theo ngọn cờ chính nghĩa của Tây
Sơn. Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở Đà Nẵng. Bình Thuận
với địa thế hiểm trở, vừa xa kinh đô Huế, lại vừa tiếp giáp với Nam Kỳ, đã trở
thành nơi hội tụ của những nhà yêu nuớc, chống Pháp, chống triều đình phong kiến
như: Phan Trung, Phan Chính, Nguyễn Thơng.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhiều tầng lớp
nhân dân Bình Thuận đã theo ông Ung Chiếm. Năm 1887, tại Tuy Phong và Hoà
Đa, nhân dân đã tham gia phong trào chống giặc do ơng Phạm Đoan (ở Bình
Thạnh) và các ơng Phùng Hàn, Phùng Tố, Nguyễn Văn Luận (ở Chí Cơng) lãnh
đạo.

2. Phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản (từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1926)
Đầu thế kỉ XX, trong nước xuất hiện phong trào yêu nước theo con đường dân
chủ tư sản, do tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo: Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thông…Các hoạt động
yêu nước theo hướng dân chủ tư sản do tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo đã khơi
dậy lòng yêu nước của nhân dân Bình Thuận. Song, con đường cứu nước ấy không
cứu nổi dân tộc. Phong trào yêu nước của nhân dân Bình Thuận đang âm ỷ, chờ
những làn gió mới.
3. Phong trào yêu nước theo con đường vô sản (1926 – 1930)
Năm 1910, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã vào Phan Thiết,
dạy học tại Dục Thanh học hiệu (tức là Trường Dục Thanh). Sau đó, ngày 5-61911, từ cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Đến cuối năm 1920,
Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta, đó là con đường
cách mạng vơ sản theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ năm 1921 đến năm 1925,
Người tiếp tục hoạt động để truyền bá đường lối cứu nước về Việt Nam. Từ đó,
2


ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã về với nhân dân Bình Thuận. Từ năm
1928, hoạt động yêu nước của nhân dân Bình Thuận đã chuyển sang một phương
hướng mới.
Đầu năm 1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại làng Tam Tân
gồm có 6 người, do ông Ngô Đức Tốn (một GV dạy trường làng Tam Tân) làm bí
thư; nhóm Cộng sản ở Đại Nẫm (Phan Thiết) do ông Dương Chước trực tiếp phụ
trách; cơ sở cách mạng của Đảng được xây dựng ở Rạng (Phan Thiết) do ông Hồ
Quang Cảnh tổ chức;… Sự thành lập các Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Bình
Thuận đã đưa phong trào yêu nước của nhân dân trong tỉnh phát triển sang một
thời kì mới, thời kì đấu tranh giành độc lập theo con đường cách mạng vơ sản.
4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền thắng lợi
(1930-1945):

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh, phong trào
cách mạng phát triển mạnh trong cả nước, nhất là từ ngày 1-5-1930.
Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng
3-1935) đã chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương và
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít,
chống chiến tranh đế quốc và bọn Pháp phản động, địi dân sinh dân chủ.
Ở Bình Thuận, phong trào cách mạng đã chuyển hướng theo sự lãnh đạo
chung của Đảng. Vào dịp Tết Đinh Sửu (1937), cuộc đấu tranh chống tăng thuế
chợ diễn ra ở trung tâm Phan Thiết, một cuộc bãi thị diễn ra trong dịp Tết Thanh
Minh ở Phan Thiết kéo dài 3 ngày đã giành thắng lợi. Phong trào đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ được anh em xe kéo, xe ngựa, lao động làm công hưởng ứng.
Phong trào đấu tranh của nông dân ở nông thôn cũng được các cơ sở Đảng
quan tâm lãnh đạo. Cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Ngã Hai (Hàm Thuận),
ở Hoà Đa (Tuy Phong) và cuộc vận động của nông dân các làng Tam Tân, Phong
Điền, Hiệp Nghĩa (Hàm Tân) địi giảm tơ.
Phong trào dân chủ công khai trong những năm 1936 – 1939 ở Bình Thuận là
một cuộc biểu dương lực lượng cách mạng to lớn của nhân dân trong tỉnh, là một
cuộc tổng diễn tập của các lực lượng cách mạng ở địa phương chuẩn bị cho thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6, ở Bình Thuận, phong
trào đấu tranh của nhân dân chuyển sang một giai đoạn mới.
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, phong trào đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân Bình Thuận phát triển mạnh, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính
quyền. Tháng Tám năm 1945, cùng với cả nước cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân
dân Bình Thuận đã thành cơng trong tồn tỉnh, hệ thống chính quyền thực dân
phong kiến bị tan rã, chính quyền nhân dân được thành lập từ tỉnh đến tận các thôn,
3


xã. Ngày 2-9-1945, tại sân vận động Phan Thiết và các huyện, nhân dân đã tổ chức

mít tinh, diễu hành mừng ngày đất nước được độc lập, tự do.
Cùng cả nước, nhân dân Bình Thuận vinh dự và tự hào vì đã đóng góp to lớn
vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám – 1945, đập tan hai xiềng xích nơ lệ của
thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến ngàn năm, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hồ – Nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đông Nam Á.
* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
1. Tên Bình Thuận được ra đời vào năm nào? Em hãy kể tên các huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh Bình Thuận.
2. Em hãy kể tên các dân tộc sinh sống ở Bình Thuận mà em biết. Con người
Bình Thuận có những nét tính cách riêng nào?
3. Chi bộ đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở đâu, vào thời gian nào?
4. Nêu những sự kiện chính của phong trào cách mạng của nhân dân Bình
Thuận từ khi có Đảng đến Cách mạng Tháng Tám.

4


GỢI Ý TIẾT DẠY
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết
- Nắm đuợc sơ luợc về lịch sử hành chính và con ngừời Bình Thuận.
- Phong trào yêu nuớc và đấu tranh của nhân dân Bình Thuận từ năm 18581945.
- Tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân Bình Thuận.
II. CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Văn hố địa phương Bình Thuận của GV, HS.
- 1 Bản đồ hành chính Việt Nam, 4 bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận.
- Phiếu giao việc.
- Giấy A2, bút dạ, thước kẻ, băng keo,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÀNH CHÍNH VÀ CON
NGƯỜI TỈNH BÌNH THUẬN

* Bước 1:
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin trong bài. (5 phút)
* Bước 2:
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, xác định vị trí địa lí tỉnh Bình
Thuận trên bản đồ (1 phút).
- 4 HS đại diện chỉ, mơ tả ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận trên Bản đồ
theo tứ cận Đông-Tây-Nam-Bắc. (4 phút).
* Bước 3: Nhóm
- HS chia 4 nhóm, GV phát phiếu giao việc-huớng dẫn hoạt động.
- HS quan sát bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận, lần lượt chỉ, nêu tên các
huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Thuận. (Chú trọng xác định vị trí theo tứ cận
địa phuơng mà HS đang ở)
- Các nhóm giải quyết câu hỏi 1, 2
1. Tên Bình Thuận được ra đời vào năm nào? Em hãy kể tên các huyện, thị
xã, thành phố của tỉnh Bình Thuận.
2. Em hãy kể tên các dân tộc sinh sống ở Bình Thuận mà em biết. Con người
Bình Thuận có những nét tính cách riêng nào?
* Bước 4: Trình bày nghiệm thu (Kĩ thuật phòng tranh)
* Bước 5: - GV kết luận, lồng ghép liên hệ giáo dục.
2. Hoạt động 2: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN BÌNH
THUẬN TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1945
5


- HS chơi trị chơi theo nhóm để giải quyết câu hỏi 3, 4:
3. Chi bộ đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở đâu, vào thời gian nào?
4. Nêu những sự kiện chính của phong trào cách mạng của nhân dân Bình
Thuận từ khi có Đảng đến Cách mạng Tháng Tám.
- Nhóm truởng điều hành các thành viên bốc thăm thẻ câu hỏi, trình bày
trước nhóm, bạn khác nhận xét bổ sung.

- GV kết luận, lồng ghép liên hệ giáo dục.
3. Hoạt động 3: Củng cố, liên hệ; nhận xét, đánh giá. (5 phút)
- Các nhóm cử thành viên tham gia cuộc thi “Em là hướng dẫn viên du lịch”.
- GV hướng dẫn cách thi, đề cử 4 giám khảo đại diện cho 4 nhóm.
- BGK bình chọn bằng thẻ chữ A, B, C cho từng cá nhân.
- Lớp nhận xét, bình chọn, tuyên duơng

6


BÀI 2: KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC
MĨ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC (1945 – 1975)
(1 tiết)

A. MỤC TIÊU
Giúp HS có những hiểu biết và trình bày được những diễn biến chính của
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc và chống Mĩ
giải phóng đất nước của nhân dân Bình Thuận.
B. THƠNG TIN
I. KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỤC DÂN PHÁP, BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC (1945 – 1954)
1. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
Sau khi giành được chính quyền, Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận bắt tay
vào việc củng cố và bảo vệ những thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm
1945.
Nhân dân Bình Thuận tích cực tăng gia sản xuất mở rộng diện tích canh tác,
tăng sản lượng lương thực.
Tịch thu đồn điền của thực dân Pháp, ruộng đất của bọn Việt gian phản quốc
chia cho nông dân không có ruộng cày và vận động địa chủ, phú nơng giảm tô,
giảm tức cho nông dân nghèo.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân Bình Thuận tích cực tham gia
xoá nạn mù chữ. Các cuộc vận động ủng hộ chính phủ, giúp nhau cứu đói như
“Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu quốc”, “Hũ gạo đồng tâm” được đông đảo nhân
dân hưởng ứng.
Từ tháng 12-1945, cùng cả nước, nhân dân trong tỉnh sôi nổi bước vào cuộc
vận động bầu cử đại biểu Quốc hội. Ngày tổng tuyển cử 6-1-1946, đơng đảo cử tri
Bình Thuận đã đi bỏ phiếu. Kết quả: ông Nguyễn Tương và bác sĩ Huỳnh Tấn Đối
đều trúng cử đại biểu Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
2. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1946 – 1954)
a. Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp
Ngày 31-1-1946, từ hướng Ninh Thuận, Pháp đánh vào Bình Thuận, xâm
chiếm tỉnh ta lần thứ hai; đến tháng 2-1946, chúng đã chiếm thị xã Phan Thiết,
Liên Hương, Phan Rí Thành, Ma Lâm, Mũi Né, La Gi, Lạc Tánh,…
Khi địch đánh chiếm Bình Thuận, Mặt trận Việt Minh và UBND các cấp
lãnh đạo nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, các công sở rút về nông
thôn, xây dựng căn cứ phối hợp với dân quân, tự vệ và bộ đội Chi đội I đánh địch ở
dốc Hội Long (Tuy Phong), ở Phú Long (Hàm Thuận Bắc), trong thị xã Phan
Thiết.

7


b. Củng cố lực lượng cùng cả nước tiến hành kháng chiến chống Pháp
Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ, nhân dân Bình
Thuận đã tích cực xây dựng lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân. Trung đồn
82 tỉnh Bình Thuận ra đời và đến cuối năm 1948, cùng với trung đoàn 81 tỉnh Ninh
Thuận hợp thành Trung đoàn 812, Trung đoàn Cực Nam Trung Bộ.
Từ tháng 12-1946 cho đến giữa năm 1948, quân và dân Bình Thuận đánh
địch 98 trận, thu 141 súng các loại và đồ dùng quân sự khác của địch.
(Liên hệ những chiến công đánh Pháp, những gương anh hùng đánh Pháp

tiêu biểu ở địa phương em)
c. Đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng quê hương
Từ năm 1952 đến đầu năm 1954, quân dân Bình Thuận đã đánh địch giành
nhiều thắng lợi. Trong đó, các trận đánh lớn, có tiếng vang như: Căng Ê-xê-píc
(Esepic) (28-12-1951), trận đánh vào nhà hàng Xê-ra-uy (Phan Thiết), đánh vào
tiểu khu Mương Mán (1952), trận Ngã Hai, Sơng Quao (1953), trận tập kích nhà
hàng Liên Thành (1953), tiêu diệt tiểu khu Mũi Né (1954). Những thắng lợi quân
sự và sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến về nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi
cho quân dân tỉnh nhà khi bước vào năm 1954.
* Trải qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh, trong điều kiện xa sự
chỉ đạo, chi viện của Khu và Trung ương, nhân dân Bình Thuận đã phát huy tinh
thần tự lực tự cường không ngừng vươn lên, giành những thắng lợi vẻ vang, góp
phần cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp và bọn can thiệp Mĩ.
* Câu hỏi:

Câu 1: Hãy kể tên một số việc làm của quân và dân Bình Thuận trong
xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
Câu 2: Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại Bình Thuận trong
thời kì kháng chiến chống Pháp lần thứ hai.
II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ THẮNG LỢI, HOÀN THÀNH SỰ
NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 –
1975)
1. Phong trào đấu tranh chính trị, củng cố hồ bình, tiến tới đồng khởi
(1954 – 1960)
Tháng 9-1954, Tỉnh uỷ Bình Thuận họp tại Xóm Rẫy (Tân Thuận-Hàm
Thuận Nam) để sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với tình hình mới và phân cơng
cán bộ để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại các âm mưu phá hoại Hiệp định
Giơ-ne-vơ của địch.


8


Ngày 31-7-1960, lực lượng vũ trang Bình Thuận đã tấn cơng tiêu diệt chi
khu Hồi Đức - Bắc Ruộng, diệt và bắt trên 300 tên địch, thu nhiều súng đạn và
giải phóng gần 4.000 đồng bào bị dồn vào khu tập trung Bắc Ruộng trở về quê cũ.
Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng là một chiến công lớn của qn và dân Bình
Thuận, hồ chung thắng lợi của nhân dân miền Nam trong phong trào Đồng Khởi.
2. Phát triển phong trào cách mạng, chống chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ (1961 – 1965)
Từ năm 1961, Mĩ - Diệm thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền
Nam. Chúng coi ấp chiến lược là quốc sách, nhằm cô lập nhân dân với cách mạng.
Từ năm 1964 – 1965, ta mở nhiều hoạt động tấn công địch. Trong đợt hoạt
động hè 1965, ta giữ được vùng giải phóng, mở rộng diện đánh phá ấp chiến lược
đều khắp các huyện trong tỉnh, giải phóng trên 20 ấp với gần 3 vạn dân, vùng giải
phóng được mở rộng nối khu căn cứ Hoài Đức – Tánh Linh với căn cứ Nam Tây
Ngun và miền Đơng Nam Bộ, hình thành thế chia cắt và bao vây địch; đồng thời
đẩy mạnh tiến công địch ở Phan Thiết và Hàm Thuận.
Tháng 3-1961, lực lượng vũ trang giải phóng tập kích địch ở Phú Lâm (Phú
Lâm lúc đó thuộc Phan Thiết) và Kim Bình thuộc Hàm Tân.
Ngày 4-8-1963, Đại Đức Thích Nguyên Hương đã tự thiêu trước dinh tỉnh
trưởng Bình Thuận để phản đối chính quyền Ngơ Đình Diệm đàn áp Phật tử.
Tháng 11-1963, cơ sở mật ở bên trong đã hướng dẫn HS Trường Trung học
Phan Bội Châu và Trường Trung học Bồ Đề kéo đến trường Ngơ Đình Khơi phá
tượng đài Ngơ Đình Khơi (là anh ruột của Ngơ Đình Diệm).
3. Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)
Đầu tháng 11-1965, lực lượng vũ trang tỉnh tập trung đánh yếu khu Duồng
(Tuy Phong), giải phóng các ấp Vĩnh Hảo, Phú Điền, Tuy Tịnh Kinh, Tuy Tịnh
Chiêm.
Đông Xuân 1966-1967, quân và dân Bình Thuận đã loại khỏi vịng chiến

đấu 3.192 tên địch (trong đó có 908 tên Mĩ), bắn rơi và phá huỷ 64 chiếc máy bay,
bắn cháy và làm hư hại 47 xe cơ giới.
Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy trên
tồn miền Nam. Phan Thiết, Bình Thuận là một trong 44 trọng điểm ở miền Nam
và là trọng điểm của Quân khu VI trong cuộc tấn công và nổi dậy này.
Phối hợp với toàn Miền, tại trọng điểm Phan Thiết, quân và dân ta đã mở 3
cuộc tiến công. Kết quả, trong đợt cao điểm Mậu Thân 1968, ở Phan Thiết và vùng
phụ cận, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.703 tên (trong đó có 900 tên Mĩ), giải
thốt khỏi 700 tù chính trị, bức rút 14 đồn bốt và phá nhiều ấp chiến lược, giải
phóng 8 xã và 33 ấp với 44.851 dân.

9


4. Nhân dân Bình Thuận góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá
chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)
Năm 1970-1971, tại Phan Thiết, ta tập kích địch ở ấp Phú Khánh, nhà ga
Phan Thiết, đồn Trinh Tường,… Đặc biệt đêm 3-5-1970, ta tập kích căn cứ Mĩ ở
Căng Ê-xê-píc (Esepic) diệt 250 tên Mĩ, phá huỷ 23 máy bay, 13 xe bọc thép, đốt
cháy kho xăng, kho đạn của địch.
Ngày 6-4-1972, qn dân tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy tấn cơng địch mở màn
chiến dịch. Ở Bình Thuận, trọng điểm đánh địch dọc đường Quốc lộ I (Tà Nung Lương Sơn, Bắc Bình) và vùng Tam Giác – Hàm Thuận. Đến mùa thu 1972, ta
chuyển trọng điểm hoạt động từ Tam Giác nối liền với Hoài Đức – Tánh Linh và
đến đường 20.
5. Nỗ lực cùng tồn miền Nam giải phóng Bình Thuận
Rạng ngày 10-12-1974, ta đồng loạt nổ súng tiến công mở đầu chiến dịch,
đánh chiếm nhiều mục tiêu, cứ điểm ở chi khu Tánh Linh. Trưa ngày 24-12-1974,
bộ chỉ huy chiến dịch đã hạ lệnh tiến công chi khu Tánh Linh; đến ngày 03-011975, ta tập trung sức lực đánh tiếp vào chi khu Hoài Đức.

Đêm mùng 7 rạng ngày 8-4-1975, các lực lượng của ta đánh vào chi

khu Thiện Giáo.
Ngày 14-4-1975, phối hợp với đại quân, quân dân các huyện phía Bắc
chủ động tiến cơng và nổi dậy, giải phóng Tuy Phong, Hồ Đa, Phan Lý, Hải
Ninh.
Khoảng 20 giờ ngày 18-4, Lữ đoàn 203 của Quân đoàn 2 và lực lượng
tại chỗ đã vượt qua cầu Phú Long tiến vào Phan Thiết.
Đến 2 giờ ngày 19-4, quân ta làm chủ hồn tồn tỉnh lị Phan Thiết.
Sáng 23-4, tỉnh Bình Tuy hồn tồn được giải phóng.
Ngày 27-4, với sự hỗ trợ của hải quân và đặc công của Bộ, đảo Phú
Quý cũng được giải phóng.
* Câu hỏi:

Câu 1: Nêu thời gian giải phóng một số địa phương của tỉnh Bình
Thuận trong thời kì kháng chiến chống Mĩ?
Câu 2: Hãy kể tên một trận đánh tiêu biểu của quân và dân ở địa
phương mà em biết.

10


GỢI Ý TIẾT DẠY
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này học sinh biết:
Phong trào yêu nước và đấu tranh giành độc lập của quân và dân Bình
Thuận trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ;
Tự hào về truyền thống yêu nước và đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Bình Thuận.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC
Bản đồ hành chính Việt Nam; bản đồ (lược đồ) hành chính Bình Thuận;
Tài liệu văn hóa địa phương tỉnh Bình Thuận;

Phiếu học tập, giấy A3/bìa lịch đã phủ giấy kiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: HS nắm được những hoạt động tiêu biểu của nhân dân Bình
Thuận trong việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân trong thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp.
GV phát tài liệu, hướng dẫn HS:
Bước 1: HS đọc mục I trong tài liệu, sau đó thảo luận nội dung: những hoạt
động tiêu biểu của nhân dân Bình Thuận trong việc xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Hoạt động 2: HS hiểu được tinh thần yêu nước và ý chí quật cường và các
sự kiện lịch sử tiêu biểu trong từng giai đoạn (3 giai đoạn) của quân và dân Bình
Thuận trong kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2.
Bước 1: HS đọc tài liệu (cá nhân)
Bước 2: Hoạt động nhóm
Câu 1: Thực dân Pháp đã có những hành động gì trong cuộc xâm chiếm lần
thứ hai tại Bình Thuận?
Câu 2: Nêu những chiến cơng tiêu biểu của qn và dân Bình Thuận trong
kháng chiến chống Pháp lần thứ hai.
Bước 3: Các nhóm trao đổi, chia sẻ và thống nhất kết quả.
GV theo dõi điều chỉnh
Hoạt động 3: HS nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

11


* Phương án 1:
Bước 1: HS đọc tài liệu (cá nhân), gạch chân dưới những sự kiện lịch sử cần

nhớ.
Bước 2: Hoạt động nhóm hồn thành bảng nhóm (theo mẫu)
Giai đoạn

Sự kiện lịch sử tiêu biểu

1. Phong trào đấu tranh chính trị, củng cố
hồ bình, tiến tới đồng khởi (1954 –
1960)
2. Phát triển phong trào cách mạng,
chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ (1961 – 1965)
3. Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh
cục bộ” (1965 – 1968)
4. Nhân dân Bình Thuận góp phần đánh
bại chiến lược “Việt Nam hố chiến
tranh” của Mĩ (1969-1973)
5. Nỗ lực cùng tồn miền Nam giải
phóng Bình Thuận

GV theo dõi điều chỉnh, bổ sung.
* Phương án 2: GV có thể thiết kế phiếu theo dạng bài tập nối nội dung
thích hợp (cột A với cột B).

12



×