Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.19 KB, 12 trang )

Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
a. Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp GD và
ĐT:
Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta
bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học
và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại
hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi
mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để
thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối
với cội nguồn, đó chính là những viên đá đặt nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá –
công nghiệp hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành giàu mạnh
và phồn vinh.
b. Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy vốn văn
hoá truyền thống và bản sắc dân tộc.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết của mình, Đảng ta chỉ ra
rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo
định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng đã nhận định: trong
điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều
sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và
cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải
pháp kịp thời và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất
nước đối với lớp trẻ. Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những
gì chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha ông chúng
ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi nguồn cội của mình. Để làm được điều
này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những
di tích Lịch sư – Văn hoá của dân tộc.
c. Vị trí-vai trò của Lịch sử địa phương:


Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
1
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
tách rời, nằm trong cặp phàm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương
là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa
phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được
hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và
tổng hợp ở mức độ cao.
Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang
tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương
nhất định dù rằng các sự kiện đó có tích chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng
cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa
phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch
sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của
mỗi con người. Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói:
“Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn
bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở,
nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử
dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy
rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thực tiễn dạy và học lịch sử địa phương trong trường học nói chung và ở cấp
THPT nói riêng:
Trên thế giới, nhất là ở các nước tiên tiến, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
địa phương rất được chú trọng. Ngành “địa phương học” đã ra đời và có vị trí, vai trò

đáng tin cậy trong việc hoạch định và thực thi những nhiệm vụ kinh tế-xã hội của từng
địa phương trong tổng thể chiến lược quốc gia. Nghiên cứu, tìm hiểu Lịch sử địa
phương không chỉ là công việc của giới nghiên cứu mà đã được xã hội hoá, thu hút sự
quan tâm của nhiều người, nhiều tầng lớp và nhiều ngành, trong đó ngành công nghiệp
du lịch là đáng kể nhất. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế,
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
2
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương lại càng được chú trọng.
Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành khoa
học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày miền Nam giải
phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước. Hầu hết các tỉnh đã biên
soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả của huyện, xã. Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử
địa phương chưa được tiến hành đều khắp trong phạm vi cả nước mà mới chỉ dừng lại
ở một số điển hình như các trường THPT ở Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam
Định…Đối với các tỉnh miền núi thì công tác này hầu như chưa được coi trọng. Hiện
trạng trên là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan mà chúng ta đều đã
biết như: địa hình phức tạp, giao thông cách trở, thiếu cán bộ nghiên cứu, thiếu kinh phí
đầu tư thích đáng; chế độ, chính sách đối với những người làm công tác nghiên cứu
chưa hợp lý… Trong điều kiện đó, tôi thiết nghĩ rằng việc nghiên cứu, giảng dạy lịch
sử địa phương là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên dạy bộ môn lịch sử.
b. Thực tiễn hết sức phong phú của nguồn tư liệu kiến thức lịch sử địa phương:
Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, mỗi tấc đất đều thắm đượm máu cha
ông và ghi dấu những trang oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi
tên đất, tên người đều là một niềm tự hào của cả dân tộc. Có thể khẳng định rằng:
không một địa danh nào của dân tộc ta là không gắn liền với một sự kiện lịch sử nào
đó, đã phải thốt lên rằng:
“…Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng,
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng hoá thành chiến sĩ

Và hoa trái cũng trở thành vũ khí…”
(Tố Hữu tuyển tập – NXB Văn học)
Ở Đắk Nông, mảnh đất chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn hoá
các dân tộc thiểu số cũng là một kho tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương.
Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta – những người dạy sử lại bỏ trống mảng này.
Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì
hai tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít đối với học sinh khối lớp 12 bởi vì
chúng ta có quá nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có quá nhiều điều
chưa biết.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
3
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Thứ nhất, đề tài nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên
dạy Lịch sử THPT về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Do vậy, tôi hy vọng SKKN
của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp phần nào khắc phục được khó khăn trong việc giảng
dạy phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi mới tập huấn về vấn đề thay sách, rất nhiều
giáo viên đã cùng tôi trao đổi thảo luận về vấn đề này. Đó chính là vấn đề chủ yếu thôi
thúc tôi thực hiện đề tài này càng sớm càng tốt.
Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài góp phần nâng cao
sự hiểu biết của các em học sinh về nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức phong
phú và quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay xung quanh các em, các em bắt gặp,
tiếp xúc thường xuyên nhưng các em chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải cho
các em hiểu được một cách tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của
từng sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Để làm được điều này không phải là ngày một,
ngày hai song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của chúng ta sẽ là viên
gạch dần dần hoàn thiện bức tường. Tâm lý chung của con người, nhất là người Á đông
chúng ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương, một nơi chôn nhau cắt rốn
và ai cũng tự hào về nới ấy.
Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài sẽ góp phần

giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương, yêu xứ sở
của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hai lẽ. Trước hết, các em học sinh lớp
10 vừa ra khỏi cấp thcs bước vào một cấp học mới, tiếp xúc với Lịch sử địa phương với
tư cách là một tiết học chính khoá. Việc đặt những viên gạch nền móng ban đầu cực kỳ
có ý nghĩa đối với các em trên con đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối
với quê hương, xứ sở của mình. Mặt khác, chúng ta không thể không nhắc tới một thực
tế đau lòng là trong nhiều năm gần đây, Đắk Nông chúng ta cũng như nhiều tỉnh khác
đang có hiện tượng mà người ta quen gọi là “chảy máu chất xám” về các thành phố lớn.
Các em học sinh học giỏi, thành đạt trên con đường học vấn thì bằng cách này hay cách
khác ở lại công tác, lập nghiệp tại những thành phố, trung tâm lớn. Gạt sang một bên
những nguyên nhân thuộc về chế độ, chính sách thì thử hỏi chúng ta có trách nhiệm gì
không trước thái độ ngoảnh mặt, thờ ơ với quê hương của các em.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
4
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1. Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch
sử lớp 12, cụ thể là phần Lịch sử địa phương. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ
chương trình sách giáo khoa.
2. Tiến hành sưu tầm, tập hợp tất cả những sử liệu lịch sử địa phương (cả lý thuyết
và thực tế) theo yêu cầu của phần gợi ý liên liên quan đến phần giới hạn nội dung. Đây
là một vấn đề rất khó. Kiến thức lịch sử địa phương thì cả một rừng, một biển. Vấn đề
quan trọng và cần thiết là khai thác những cái nào, khai thác như thế nào để vừa đạt
được cái chung (lịch sử dân tộc) và làm nổi bật cái riêng (lịch sử địa phương). Đó mới
là cái đích của vấn đề.
3. Thiết lập tài liệu hướng dẫn giảng dạy (sơ thảo) cho một số giáo viên THPT,
trước hết là cho giáo viên trường mình tham khảo và ứng dụng, nếu có thể, kết hợp dự
giờ để kiểm nghiệm mức độ hiệu quả của sáng kiến, từ đó rút kinh nghiệm để hoàn
thiện hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG:

I/- Thiết kế giáo án giảng dạy:
Như trên đã trình bày, kiến thức lịch sử địa phương rất phong phú, đa dạng và cũng
rất phức tạp. Trong cái mênh mông đó, người giáo viên phải chọn lựa, sàng lọc ra
những sự kiện, những vấn đề cần thiết để khai thác và sử dụng. Đặc biệt khung thời
gian lịch sử trong chương trình lớp 6 là từ cội nguồn cho đến thế kỷ X. Phần này, như
chúng ta đã biết là giai đoạn rất phức tạp, còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Đối với
tỉnh DakLak chúng ta, do có chung biên giới với Campuchia nên vấn đề này rất nhạy
cảm. Khai thác như thế nào cho đúng mức và hiểu như thế nào để không sai lệch, méo
mó là cả một vấn đề. Hơn nữa, thời lượng mà phân phối chương trình quy định chỉ có 2
tiết dạy, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng hợp lý. Theo chúng tôi, trong điều
kiện thiếu thốn tài liệu, lại mới tiếp xúc với nội dung này ở chương trình lớp 6 nên rất
có thể diễn ra hai khuynh hướng đối với giáo viên: một là không biết giảng gì cả; hai là
giảng sa vào kể chuyện ôm đồm. Để tránh được tình trạng này, theo chúng tôi, trước
hết giáo viên phải định hình ra được cái “ sườn” cho từng tiết dạy. Nói cách khác là
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
5
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
phải trả lời được câu hỏi: trong tiết này, ta sẽ dạy cho các em cái gì? “ Sách Giáo viên”
về phần này chỉ là vài dòng gợi ý rất chung. Theo chúng tôi, từ gợi ý đó kết hợp với
vốn kiến thức Lịch sử địa phương mà mình có (tỉnh, huyện, xã), chúng tôi đề xuất cách
thiết kế như sau:
II/- Đề xuất một giáo án (1tiết) cụ thể:
Mục đích yêu cầu:
Nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khái quát về tỉnh Đắk Nông cũng như
âm mưu của đế quốc Mỹ đối với Tây Nguyên, Đắk Nông và Cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của quân và dân tỉnh Quảng Đức
Thông qua đó, giáo dục các em lòng yêu quê hương mình, lòng tự hào về quá khứ
dựng nước và giữ nước của cha ông.
Góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức Lịch sử qua bản đồ, tranh ảnh.
III/- Các bước lên lớp:

III.a/- Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 - 1975)?
Giáo viên gọi một học sinh trả lời, có thể gọi thêm các học sinh khác bổ sung. Giáo
viên nhận xét và củng cố phần trả lời của các em rồi cho điểm công khai trước lớp.
III.b/- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức học sinh cần nắm
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý học
sinh nhằm gợi lên sự hiểu biết khái
quát về điều kiện tự nhiên và xã hội
của tỉnh Đắk Nông.
Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy
nêu khái quát về điều kiện tự nhiên -
xã hội của tỉnh Đắk Nông?
Giáo viên gợi mở dẫn dắt để tạo
không khí sôi nổi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và
đưa học sinh vào nội dung cơ bản
1/- Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã
hội:
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam cao
nguyên Trung Bộ, một vùng đất Bazan phì
nhiêu màu mỡ. Đắk Nông có diện tích đất và
rừng khoảng 4000km
2
, có nhiều gỗ tốt, dược
liệu quý, khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm.
Đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su ,chè …
Đắk Nông có những dãy núi cao trên 2000m

là nơi khởi nguồn của một số con sông lớn
đổ ra biển đông như sông Đồng Nai, sông
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
6
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
(Giáo viên sử dụng bản đồ hành
chính Đắk Nông để giới thiệu phần
này)
Giáo viên gợi ý cho học sinh nhắc
lại kiến thức lịch sử Việt Nam sau
hiệp định Giơ ne vơ 1954.
Giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao Mỹ ra
sức bình định bằng được vùng đất
ba dan màu mỡ này?
Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời
rồi chốt ý.
Bé, một vài con sông lớn chảy về hướng Tây
đổ ra sông Mê Công như sông Sê Rê Pôk, hệ
thống sông suối tạo nên nhiều công trình
thủy điện, nhiều danh lam thắng cảnh như
thác Diệu Thanh, thác Gia Long, Thác Trinh
Nữ, thác Đray Sáp…
Đắk Nông còn có nhiều khoáng sản quý hiếm
như mỏ saphia, volfram, thạch anh,đặc biệt
mỏ Boxit có trữ lượng trên 5 tỷ tấn nằm ở
Gia Nghĩa…
2/- Âm mưu của đế quốc Mỹ đối với Tây
Nguyên và Đắk Nông:
Sau khi ký hiệp định Giơ ne vơ năm 1954,
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản
trong hiệp định, nhằm chuẩn bị hiệp thương
thống nhất đất nước. nhưng đế quốc Mỹ đã ra
sức phá hoại Hiệp định, âm mưu chia cắt lâu
dài đất nước ta và biến miền Nam Việt nam
trở thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ
quân sự của chúng.
Sau khi hất cẳng Pháp, hiểu rõ Tây
Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, Mỹ
ra sức bình định bằng được vùng đất ba dan
màu mỡ này. Năm 1958 chính quyền Ngô
Đình Diệm thực hiện chiến dịch tố cộng diệt
cộng ở Tây Nguyên, chúng đánh phá các bon
làng dồn đồng bào vào trại tập trung trá hình
(ấp chiến lược, ấp dân sinh, khu dinh điền…)
nhằm tách đồng bào các dân tộc thiểu số ra
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
7
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
Giáo viên nêu câu hỏi: Âm mưu cơ
bản của Mĩ áp dụng trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông này như thế nào?
Giáo viên gợi ý cho học sinh tranh
luận, trả lời rồi giáo viên chốt lại ý.
Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi
hất cẳng Pháp, hiểu rõ Tây
Nguyên là địa bàn chiến lược
quan trọng, Mỹ ra sức bình định
bằng được vùng đất ba dan màu
mỡ này. Quân và dân tỉnh Quảng

Đức (tỉnh Đắk Nông ngày nay) đã
anh dũng đứng lên chống Mỹ như
thế nào?
khỏi cách mạng.
Cùng với việc đàn áp về quân sự đế quốc
Mỹ âm mưu thực hiện chính sách chia rẽ dân
tộc, miệt thị đồng bào, phá vỡ thế đại đoàn
kết giữa người kinh và người dân tộc thiểu
số. Trong 20 năm thống trị, đế quốc Mỹ chưa
hề có chủ trương phát triển kinh tế cho đồng
bào. Các thị trấn Đức Lập, thị xã Gia Nghĩa,
Kiến Đức, thị xã Buôn Ma Thuột… trở thành
trung tâm của các lực lượng phản động, ăn
chơi, đại đa số nhân dân lao động sống trong
cảnh nghèo nàn, lạc hậu trong các trại tập
trung trá hình của chúng.
3/- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của quân và dân tỉnh Quảng Đức
(tỉnh Đắk Nông ngày nay)
Tháng 12/1960 Trung ương Đảng quyết
định thành lập tỉnh Quảng Đức (mật danh là
B4) gồm toàn bộ phần đất tỉnh Quảng Đức
do chính quyền Sài Gòn lập. Đồng chí Vũ
Anh Ba được trung ương bố trí làm bí thư
ban cán sự tỉnh Quảng Đức. Sau khi xây
dựng, củng cố lực lượng, xuân hè 1961 lực
lượng vũ trang tỉnh Quảng Đức đã tiến công
địch ở nhiều nơi và giành thắng lợi như trận
Đức Lập, trận Hang No, trận Khiêm Đức, Tại
quận Đức Lập ta loại khỏi vòng chiến 1 đại

đội bảo an, thu 48 súng, giải phóng nhiều
bon ấp xung quanh dãy Nâm Nung. Đầu năm
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
8
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
Giáo viên sử dụng bản đồ tỉnh Đắk
Nông trình bày sơ lược diễn biến
của cuộc kháng chiến chống Mỹ của
quân và dân tỉnh Đắk Nông sau đó
giáo viên chốt lại nội dung cơ bản
của diễn biến
1965 ta tiêu diệt hàng trăm tên địch đi càn
quét ở liên lộ 8, giết tên tỉnh trưởng Quảng
Đức Đặng Hữu Hồng, ta giải phóng và làm
chủ quốc lộ 14 từ Gia Nghĩa đi Đức xuyên,
giải phóng đoạn Đắk Gần, buôn Nuôi, buôn
U, tấn công tiêu diệt đồn Bích Sê Rê, đồn
Hàng No… là chủ một vùng đất rộng lớn từ
căn cứ Nâm Nung về giáp Lâm Đồng.
Ngày 10/12/1966 quân ta tiến công cứ
điểm Tuy Đức, cứ điểm Bu Prang, đánh Nhân
Cơ, Đạo Nghĩa, diệt được 5 xe GMC và một
đại dội bảo an. Bước sang năm 1967 quân ta
phục kích tiêu diệt địch ở quốc lộ 14 trên các
tuyến Đức An, Thuận Hạnh, Nhân Cơ, Đạo
Nghĩa, Kiến Đức…
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
tết Mậu Thân 1968 quân dân tỉnh Quảng Đức
đồng loạt tiến công vào thị xã Gia Nghĩa, sân
bay Gia Nghĩa, quận lị Kiến Đức, quận lị

Đức Lập, Đức Xuyên, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa,
đánh vào các ấp chiến lược Bu Tung, Quảng
Lộc, Quảng Phước, Quảng Chánh, làm chủ
quốc lộ 14 từ Đức Lập đi Đắk Song, Gia
Nghĩa.
Đêm 31/03/1970 quân ta đánh phá tòa
hành chính tỉnh Quảng Đức, tiêu diệt 60 tên
cánh sát, giải phóng 30 tù nhân, phá hủy gần
80 cơ sở vật chất của tòa hành chính tỉnh.
Xuân – Hè 1972 lực lượng vũ trang các
huyện đồng loạt đánh địch và đều lập công.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
9
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
Giáo viên nêu câu hỏi: Qua diễn
biến em hãy rút ra ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Mỹ của quân và
dân tỉnh Đắk Nông.
Giáo viên gợi ý cho học sinh liên hệ
với cuộc kháng chiến chống Mỹ của
quân và dân cả nước, sau đó giáo
viên chốt ý
Chỉ riêng ở huyện Đức Xuyên đã đánh địch
21 trận, hàng trăm tên địch phải đền tội,
hàng nghìn vũ khí bị tịch thu, hàng chục xe
GMC, xe Zip bị phá hủy. chiến thâng của
quân và dân tỉnh Quảng Đức góp phần đánh
bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của Mỹ buộc chúng phải kí hiệp định Pari
chấm dứt chiến tranh. Hiệp định được kí

chưa ráo mực, chính quền Sài Gòn đã tập
trung quân sự đánh chiếm các vùng giải
phóng, xóa bỏ chính quyền cách mạng. Trước
tình hình đó, Bộ chính trị trung ương
4/- Ý Nghĩa lịch sử:
Chiến dịch Buôn Ma Thuột thắng lợi tạo
điều kiện cho chiến dịch Huế, Đà Nẵng,
chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Ba mươi
năm chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, quân
dân các dân tộc Quảng Đức đã đạp tan bộ
máy thống trị của Mỹ - chính quyền Sài
Gòn, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Đức.
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tình đoàn
kết giữa các dân tộc, lòng tin vào sự lãnh
đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự
thắng lợi của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk
Nông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
III.c/- Củng cố, dặn dò:
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
10
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
Nhắc lại và nhấn mạnh lại kiến thức cần ghi nhớ
Dặn dò các em ôn tập và chuẩn bị bài cũ.
Nếu có thể, giới thiệu các em tìm đọc một số tài liệu Lịch sử địa phương.
Trên đây là một giáo án giới thiệu. Tôi chủ yếu thiên về phần chuẩn kiến thức. Tùy
điều kiện từng giáo viên, trường, có thể tổ chức cho các em tham quan, học tập một số
di tích, địa danh quan trọng. Còn về vấn đề phương pháp thì ngoài những phương pháp
truyền thống là thuyết trình, giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý tối đa đồ
dùng trực quan (nếu có). Phần tôi in nghiêng được xem như là phần ghi nhớ (ghi chép)
đối với học sinh. Tất nhiên không phải là máy móc tuyệt đối.

C. PHẦN KẾT LUẬN:
Đây là một vấn đề mới và thú vị và cũng là một vấn đề khó vì tính đa dạng, phức tạp
của nó. Với phương châm đã nêu ở phần lý do chọn đề tài, tôi cố gắng đem hết tâm
huyết và vốn hiểu biết của mình để hoàn thành đề tài. Bên cạnh việc xây dựng một
hướng đi chung, tôi cũng đã cố gắng thiết kế và đề xuất phần hướng dẫn cụ thể. Tôi
thiết nghĩ đây là một vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong thời điểm hiện nay.
Dự định của tôi thì rất lớn. Trong thời gian tới, cùng với các đồng nghiệp và sự
chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn và chức năng trên cơ sở điều kiện cho phép, tôi sẽ
xây dựng một đề tài “ Hướng dẫn giảng dạy phần lịch sử địa phương ở các trường
THPT tỉnh Đắk Nông” và tập giáo án giới thiệu. Tại thời điểm này, tôi tạm bằng lòng
và dừng lại trong khuôn khổ đề tài trên.
Xin chân thành cảm ơn.
Tháng 02 năm 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
11
Tr ường THPT Gia Nghĩa Phan Trường Quân
+ “Sơ thảo lịch sử đảng bộ tỉnh Daklak” – Ban NCLS đảng Đắk Lắk - xuất bản
năm 1981.
+ “Tây Nguyên sử lược”- Nhà giáo ưu tú - T/s Phan Văn Bé - xuất bản năm 1993
+ “Việc dạy học lịch sử địa phương ở các trườngTHPT tỉnh DakLak”- Luận án
SĐH của Nhà giáo ưu tú - T/s Phan Văn Bé.
+ Các bài viết của các học giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang…về Lịch
sử Daklak đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông nam Á, tạp chí nghiên cứu Lịch sử…
+ Các công trình nghiên cứu lịch sử huyện đảng bộ của các huyện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông
+ “Lịch Sử Địa Phương tỉnh Đắk Nông”- Nhà giáo ưu tú - T/s Phan văn Bé –
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam -2009.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 - 2010
12

×