Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lich su dia phuong tinh Phu Tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.45 KB, 4 trang )

Ngày soạn:2-5
Ngày dạy: 9a: 9b:
Tiết 50- LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở VĨNH
PHÚ (tiết 1)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
HS biết được những sự kiện cơ bản trong cụôc TKN tháng Tám năm 1945 đã
diến ra ở tỉnh Vĩnh Phú nay là hai tỉnh Phú Thọ , Vĩnh Phúc.
2.Tư tưởng:HS tự hào về quê hương mình, càng yêu quê hương đất nước hơn.
3.Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng liên hệ LSĐP với LSDT, sưu tầm tài liệu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tài liệu tham khảo.
III.Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:9a: 9b:
2.Kiếm tra bài cũ:Kiểm tra đề cương ôn tập của HS.
3.Bài mới:
Hoạt động của Gv-HS Kiến thức cần đạt
HS nhắc lại ngày 9/3/1945 xảy ra sự
kiện gì?
Xã Tiền Phong (Yên Lãng ):549/4675
người chết đói.
Xã Thanh Lãng (Bình
Xuyên):300/4000 người chết.
TX Phú Thọ có 3 hố chôn người chết
đói.
Khi xảy ra nạn đói Đảng ta có chủ
trương gì?
Em biết những khu căn cứ vũ trang nào
ở địa phương chúng ta ?
I.Cao trào chống Nhật tiến tới giành
chính quyền từng bộ phận:


1.Tình hình đầu năm 1945:
-9/3/1945 phát xít Nhật đảo chính
Pháp.
-Chính quyền thực dân ở Vĩnh Phú
không dám kháng cự , một số bị bắt
đem về Tam Đảo , một số chạy sang
Vân Nam (TQ).
-Lực lượng Nhật ở Vĩnh Phú :Lập trại
Bảo an binh đóng giữ Phú Thọ , Vĩnh
Yên , Phúc Yên , Việt Trì , Tam Đảo ,
Đoan Hùng .
-Chính trị: Nhật câu kết với bọn Đảng
Đại Việt , VNQD (ở Vĩnh Yên , Phú
Thọ, Phúc Yên )cổ động mạnh mẽ
chiêu bài Đại Đông Á.
-Kinh tế: Đầu năm 1944 mất mùa
nhưng Nhật vẫn thu thuế, tung tiền thu
mua lương thực , bắt dân nhổ lúa trồng
đay làm cho nạn đói càng trầm trọng.
2.Phong trào cách mạng:
a. Đấu tranh chống nạn đói:
-6/5/1945 phá kho thóc ở đồn điền Văn
Lãng(Bình Xuyên)
-Thu triện , tước vũ khí ở Tam Đảo,
Đoan Hùng , Bình Xuyên.
b.Lập các khu căn cứ võ trang , phát
Em có nhận xét gì về cách đánh của
quân du kích ?
Những chiến công của nhân dân tỉnh
Vĩnh Phú có ý nghĩa ntn đối với TKN

tháng Tám?
động chiến tranh du kích:
-6/1945 lần lượt ra đời các khu căn cứ
du kích : Âu Cơ (Hiền Lương -Hạ
Hoà), Vạn Thắng (Đồng Lương- Cẩm
Khê), Phục Cổ (Minh Hoà-Yên Lập),
Trung Giáp (Phù Ninh), Xuân Lộc
(Thanh Thuỷ).
-22-6-1945 du kích Âu Cơ bắn chìm
tàu Nhật ở ngòi Vần , giết chết 4 tên.
7-1945 tự vệ ven sông Hồng bắt cóc 2
thuyền trở đạn (Yên Lãng –Yên Lạc).
c.Tiến hành khởi nghĩa từng bộ phận:
-30-7-1945 chi đội quân giải phóng ở
Nam Sơn Dương và bắc Lập Thạch
cùng lực lượng du kích Trung Giáp
đánh vào huyện Phù Ninh bắt tri huyện
và bọn nha lại, tước khí giới , chia 30 tạ
gạo cho dân.
-Tháng 7 & 8 -1945 quân du kích tấn
công các huyện Lập Thạch , Sơn
Dương, Hạ Hoà , Đoan Hùng , Thanh
Sơn , Thanh Thuỷ, tịch thu hồ sơ sổ
sách ,tài sản , vũ khí , mở kho thóc chia
cho dân nghèo. Ở làng xã lập UBDTGP
lâm thời.
4.Củng cố:Vì sao đầu năm 1945 nhân dân các địa phương nổi dậy ?
5.Hướng dẫn HS về nhà:
Học bài , sưu tầm tài liệu về TKN tháng Tám ở tỉnh Phú Thọ.
Ngày soạn:2-5

Ngày dạy:9a: 9b:
Tiết 51. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở VĨNH
PHÚ
(Tiết 2)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:HS biết được những nét chính về cuộc TKN tháng Tám 1945 ở một
số địa phương của tỉnh Vĩnh Phú.
2.Tư tưởng: HS tự hào về truyền thống đấu tranh của quê hương , bồi dưỡng
lòng yêu nước , yêu quê hương .
3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng liên hệ LSĐP với LSDT.
II. Đồ dùng dạy học :
Tài liệu tham khảo.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ
chức:9a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt
HS tìm hiểu CM tháng Tám
theo tài liệu.
Vì sao ta chủ trương thương
lượng?
II.Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
1.Khởi nghĩa ở Phú Thọ:
*Tại thị xã Phú Thọ:Nhật lập doanh trại ở thôn
Liêm , xây dựng nhiều hầm ngầm và sử dụng sân
bay Cao Bằng .Quân số thường xuyên có 150 lính ,
trang bị súng trường , trung liên , đại liên , đại bác.
*Đêm 21-8 quân cách mạng từ các căn cứ tiến về
bao vây thị xã Phú Thọ.

-Quân chiến khu Âu Cơ đóng ở Thanh Hà –Quân
du kích Vạn Thắng đóng ở Thanh Minh.
-Quân du kích trung Giáp đóng ở Văn Lung.
-Quân tự vệ Cổ Tiết đóng ở Ngọc Tháp.
*Quân Nhật tước khí giới của bảo an binh và ra
lệnh thiết quân luật , cho xe bọc thép xuống đường
và đặt súng máy ở các ngả đường vào Phú Thọ.
*Ta chủ trương thương lượng , 10h ngày 25-8 đoàn
đại biểu Việt Minh trương cờ đỏ sao vàng tiêns
vào doanh trại Nhật .Sau 4 tiếng đồng hồ Nhật kí
thoả ước thừa nhận chính quyền Việt Minh ở Phú
Thọ và trả lại 500 súng tước của bảo an binh.
-Tỉnh trưởng Nguyễn Bách và các viên chủ sự kho
bạc , canh nông xin nộp sổ sách tài sản.
-13h 26-8-1945 quân ta chiếm các ngả đường ,Việt
minh nắm chính quyền.
-27-8 mittinh tại sân vận động Phú Thọ ,
UBNDCM lâm thời ra mắt nhân dân.
2.Khởi nghĩa ở Phúc Yên :
-Ngày 18-8-1945 UBKN Phúc Yên họp quyết định
khởi nghĩa .Ngày 19-8 nhân dân giải tán bọn Đại
việt , buộc tỉnh trưởng Bùi Văn Thiệp đầu hàng
.Tối 19-8 tổ chức mittinh tại sân vận động thành
lập UBNDCM lâm thời.
-Bọn chỉ huy Bảo an binh cầu cứu Nhật từ Vĩnh
Yên xuống , ta vừa chuẩn bị chiến đấu vừa thương
lượng , Nhật đồng ý lui quân.
-27-8 đại đội QDĐ xuóng phối hợp với Phúc Yên
bắt UBNDCM . Cuộc chiến đấu diễn ra gay go ,
một số lính bảo an giác ngộ cách mạng , thị xã

Phúc Yên được giải phóng.
3.Khởi nghĩa ở Vĩnh Yên :
-Tại thị xã Vĩnh yên quân Nhật khá đông .Ta đang
giành chính quyền ở cấp huyện và đối phó với nạn
Em có nhận xét gì về diễn biến
cuộc cách mạng tháng Tám ở
Vĩnh Phú?
CM tháng Tám ở Vĩnh Phú có ý
nghĩa ntn?
lụt thì bọn QDĐ và Đại Việt dựa vào Nhật thúc ép
tỉnh trưởng giao chính quyền cho chúng , chủ
trương xây dựng Vĩnh Yên trở thành pháo đài kien
cố chờ quân của Tưởng Giới Thạch kéo đến.
-28-8 tỉnh uỷ Vĩnh Yên quyết định dùng lực lượng
nhân dân áp đảo buộc địch giao chính quyền .Ngày
31-8 QCND biẻu tình nhưng thất bại.
-9-1945 UBNDCM lâm thời tỉnh Vĩnh Yên thành
lập tại huyện Yên Lạc .Theo thoả thuận giữa ta với
quân đồng minh , quân Tưởng theo đường sắt
xuống Phú Thọ, Vĩnh Yên , Phúc Yên , Việt trì để
nhận vũ khí của Nhật đem đến nộp.
-6-1946 quân Tưởng rút khỏi thị xã Vĩnh Yên , bọn
QDĐ mất chỗ dựa , xin điều kiện hợp tác với ta ,
thị xã Vĩnh Yên được giải phóng.
4.Khởi nghĩa ở các huyện khác:
-Hạ Hoà (2-8), Thanh Sơn (11-8), Phù Ninh (15-8),
Lập Thạch , Thanh Ba, Cẩm Khê , Đoan Hùng (17-
8) đến 24-8 các huyện được giải phóng.
III. Ý nghĩa lịch sử:
-Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi ở Vĩnh Phú

trong hơn 10 ngày , chínhq uyền địch từ lãng xã
đến huyện tỉnh bị lật đổ , chính quyền ĐCN được
thành lập.
-CM tháng Tám thành công tạo ra tiềm lực để dân
tộc ta đánh thắng cuộc xâm lược cảu đế quốc Pháp
và đế quốc Mĩ sau này.
4.Củng cố:Nhận xét về cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Phú ?
5.Hướng dẫn HS về nhà:Học abì, sưu tầm tài liệu về LSĐP.
Ôn tập giờ sau kiểm tra học kì.
************************

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×