Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cẩn trọng khi trẻ hen suyễn đến trường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.5 KB, 3 trang )

Cẩn trọng khi trẻ hen suyễn đến trường
Áp lực bài vở, chơi đùa vận động quá sức, trò có bệnh nhưng thầy cô không biết là
những nguyên nhân có thể khiến trẻ vào cơn suyễn cấp.
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết,
suyễn không phải là trường hợp cá biệt trong lớp học. Các thống kê cho thấy có
10-30% học sinh có biểu hiện của bệnh này.
“Điều đáng quan ngại là tình trạng các học sinh mắc bệnh bị bỏ rơi, trong khi đó
khoảng 1/3 trẻ có nguy cơ gặp vấn đề phải cấp cứu tại trường”, bác sĩ Nhiên nói.
Theo bác sĩ Nhiên, nguyên nhân khiến trẻ vào cơn hen suyễn cấp khi đến trường là
vì môi trường và nếp sinh hoạt thay đổi, các bé không được chăm sóc tốt bằng ở
nhà.
“Khói bụi trên đường đến trường, bụi phấn trong lớp, áp lực bài vở, thể thao gắng
sức không hợp lý, môn học thể lực không phù hợp là những nguyên nhân thường
thấy khiến trẻ vào cơn suyễn cấp”, bác sĩ Nhiên cho biết.
Một nguyên nhân khác khiến học sinh bị suyễn vào cơn cấp là do sự kỳ thị của các
học sinh khác. Quan niệm này xuất phát từ dân gian, khi một học sinh bị hen thì
các bạn e dè, sợ hãi, chính thái độ này sẽ khiến người bệnh bị áp lực tâm lý và cơn
bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Để đề phòng cơn suyễn cấp cho trẻ ở trường, thầy cô cần nắm được danh sách học
sinh mắc bệnh để cho trẻ ngồi ở những vị trí thuận lợi, tránh ngồi ở vị trí có bụi
bặm, gió mạnh, quá nóng hay quá lạnh. Giáo viên chủ nhiệm cần giúp học sinh
tránh những căng thẳng quá mức do áp lực bài vở, ngăn biểu hiện kỳ thị từ học
sinh khác.
Giáo viên dạy thể dục không nên cho các bé tham gia những môn hoạt động cường
độ cao và kéo dài như thể dục nhịp điệu, chạy marathon, đua xe đạp, những môn
đối kháng, hạn chế cho các bé tham gia môn lặn. Nên cho trẻ vận động khởi động
hoặc dùng thuốc ngừa trước khi vận động. Với thuốc xịt, có thể xịt trước khi vận
động 15-30 phút. Thuốc uống phải trước khoảng 3 giờ.
Khi trẻ lên cơn suyễn cấp, giáo viên cần đặt học sinh ở nơi thông thoáng nhiều khí
trời, cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc chỗ có khói bụi. Thầy cô nên đưa bệnh nhân
đến phòng y tế học đường, cho trẻ dùng thuốc xịt cắt cơn sau đó và báo cho phụ


huynh.
Với phụ huynh, cần cho nhà trường biết rõ tình trạng bệnh của con em, cho các em
mang thuốc xịt cắt cơn bên mình. Điều quan trọng là nên đưa các em đến bác sĩ tái
khám đúng hẹn dù không thấy lên cơn cấp.
ối với trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ không được sờ tay vào ổ cắm điện; ghi biển báo dấu
hiệu nguy hiểm ở những nới có nguy cơ gây ra điện giật. Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi
dây dẫn điện bị đứt rơi xuống. Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương bỏng, sẵn sàng
xử trí những tai nạn về điện khi dây dẫn điện bị đứt rơi xuống trong mưa bão. Giáo
dục cho trẻ em cũng như mọi người có ý thức tuân thủ sự an toàn dưới hành lang
điện như không trèo lên cột điện cao thế để ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện, câu
móc điện bừa bãi, xây nhà cao gần đường điện cao thế… Người lớn cũng nên làm
gương cho trẻ là không dùng điện để đánh bắt cá, diệt chuột, chống trộm… vì có
thể gây nguy hiểm cho nhiều người.
Để đề phòng trẻ bị sét đánh: cần giáo dục cho trẻ khi có mưa to, giông bão hoặc
sấm sét phải hạn chế đi ra đường, không đứng ngoài đồng trống, lên bờ ngay khi
đang đứng dưới nước; chú ý không nên ẩn núp dưới các gốc cây to cao, không
đứng gần cột điện cao thế, cột thu lôi… Ngoài ra, tháo bỏ đồ vật bằng kim loại
mang theo, không đến gần khu vực tập trung vật liệu bằng kim loại, vùng có mỏ
sắt. Đồng thời, trùm ngay áo mưa kín đầu rồi ngồi thấp xuống hoặc chạy ngay vào
nhà nếu đang ở ngoài trời. Khi đang ở trong nhà, không bật truyền hình, đài thu
thanh, nghe điện thoại có dây; nên đóng các cửa sổ và cửa ra vào nhà…

×