Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bao-cao-So-Ke-hoach-va-Dau-tu-danh-gia-3-nam-trien-khai-luat-Ho-tro-DNNVV(24.03.2021_16h23p28)_signed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.71 KB, 5 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGA SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 163 /BC-UBND

Nga Sơn, ngày 24 tháng 3 năm 2021

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Đánh giá 03 năm triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Nga Sơn
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện Cơng văn số 1653/SKHĐT-QH, ngày 19/3/2021 của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa về việc báo cáo tình hình triển khai Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 và giai đoạn 3 năm (2018-2020) trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa. Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn báo cáo với những nội dung
như sau:
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG HỖ TRỢ DNNVV

1. Tình hình phát triển Doanh nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 425 đơn vị hoạt động sản xuất
kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp và được Cục thuế tỉnh Thanh Hóa phân
cấp quản lý, thu hút và tạo việc làm trên 10 nghìn lao động, với tổng vốn đăng
ký khoảng trên 1 nghìn tỷ đồng, gồm các loại hình sau:
- Doanh nghiệp xây dựng:
47 doanh nhiệp; chiếm 11,1%;


- Doanh nghiệp may mặc:
09 doanh nghiệp; chiếm 2,1%;
- Doanh nghiệp sản xuất TTCN:
23 doanh nghiệp; chiếm 5,4%
- Doanh nghiệp sản xuất KD VLXD: 08 doanh nghiệp; chiếm 1,9%;
- Doanh nghiệp vận tải:
12 doanh nghiệp; chiếm 2,8%;
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: 18 doanh nghiệp; chiếm 4,2%;
- Doanh nghiệp khác:
308 doanh nghiệp; chiếm 72,5%.
Các doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tập
trung vào các sản phẩm, ngành nghề mà địa phương có lợi thế, chủ yếu là kinh
doanh sản phẩm hàng hóa cá loại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng
TTCN, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ vận tải …
DNNVV trên địa bàn luôn nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ý thức chấp hành quy
định của pháp luật trong tiếp cận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các
nguồn lực hỗ trợ.
2. Về tuyên truyền phổ biến Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản pháp
luật liên quan
- Các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội đã tham
gia tích cực công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017; Nghị định số 34/2018/NĐ-CP
ngày 8/3/2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ
bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018
quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số


2


39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tựớng
Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV; Kế
hoạch số 174/KH-UBND, ngày 08/10/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Thực
hiện Luât Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tình Thanh Hóa.
- Trung tâm Văn hóa-Thơng tin-Thể thao và Du lịch huyện đã chủ động
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với các hình thức phù họp trên các phương tiện
thơng tin đại chúng có hiệu quả, thiết thực.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại
Luật Hỗ trợ DNNVV, các văn bản hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 15/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh trên địa bàn, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát
triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn huyện; tạo mơi
trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV đóng
góp ngày càng cao vào sự phát triển kỉnh tế - xã hội ở địa phương, doanh
nghiệp; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế.
3. Kết quả thực hiện các nội dung, đề án hỗ trợ DNNVV
3.1. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng:
- Cơng tác hỗ trợ DNNVV bám sát các nội dung, quy định của Luật Hỗ trợ
DNNVV; Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn thi hành của các Bộ, các Sở ban ngành của tỉnh, đảm bảo công khai, minh
bạch, đúng thẩm quyền, đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Bắc huyện Nga Sơn tổ chức
thực hiện các chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nơng nghiệp và
PTNT Thanh Hóa về chính sách tín dụng nhằm tăng dư nợ cho vay đối với
DNNVV trên địa bàn, chủ động tham mưu những giải pháp nhằm khuyến khích
cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
- Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Nga Sơn là đầu mối để phối họp với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ tốt cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2. Công tác tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thuế
Ngành Thuế huyện Nga Sơn đã tiến hành rà soát, cắt giảm nhiều thủ tục
hành chính về thuế cụ thể: Tiến hành tập huấn hướng dẫn kê khai thuế qua mạng
Internet cho 100% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn huyện; cắt giảm số khai thuế GTGT theo tháng xuống khai thuế theo quý;
Bãi bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong hồ sơ khai thuế
GTGT; cắt giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế GTGT tại trụ sở NNT từ 60
ngày làm việc xuống còn 45 ngày làm việc; cắt giảm thủ tục hành chính để thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, cấp mã số thuế cho người nộp
thuế từ 3 ngày xuống cịn 1 ngày.
Cơng tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính thuế thơng qua việc
khai thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử trên địa bàn huyện đạt 99,8%.
Nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nắm bắt và áp dụng các chính
sách thuế mới, Chi cục Thuế khu vực Nga Sơn - Hậu Lộc đã tổ chức 4 hội nghị


3

tập huấn chính sách thuế và 02 cuộc đối thoại với các doanh nghiệp trên năm với
150 lượt người tham dự, hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại 50 lượt/tháng.
3.3. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV
Hàng năm, UBND huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức
công tác tập huấn, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
DNNVV trên địa bàn huyện. Trong thời gian 3 năm (từ năm 2018 đến năm
2020), đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa:
Tổ chức 09 lớp, đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 900 người tham dự;
Tổ chức 12 lớp, đào tạo bồ dưỡng doanh nhân cho 780 người tham dự.
Nội dung chuyên đề đào tạo, bồi dương phong phú, đa dạng liên quan trực
tiếp đến nhiều lĩnh vực, nghiệp vụ hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, tập

trung vào các kỹ năng quản trị chuyên sâu cho đội ngũ nhân sự làm công tác
quản lý doanh nghiệp. Thơng qua các khóa đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng của người lao động, giúp doanh
nghiệp thực hiện đúng, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Sau các khóa đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý
của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Thơng qua đó,
giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh
và vị thế của doanh nghiệp; tăng thu nhập cho người lao động.
3.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Để
quảng bá hình ảnh, sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng của huyện. Năm
2018 UBND huyện đã hỗ trợ cho Công ty TNHH XNK Việt Trang 35 triệu
đồng, tham gia Hội chợ làng nghề. Năm 2019 hỗ trợ 140 triệu đồng, trưng bày
giới thiệu sản phẩm chiếu cói, đào tạo nghề cho các đơn hàng.
- Hỗ trợ về thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương
mại cho doanh nghiệp, tìm đối tác kinh doanh, đẩy mạnh phát triển thị trường. Giới
thiệu hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của huyện.
3.5. Hỗ trợ DNNVV chuyển đỗi từ hộ kinh doanh; DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo; DNNVV tham gia cụm liên kết ngành.
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV; Chính phủ ban
hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số
điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; UBND huyện Nga Sơn đã chỉ đạo các phịng ban
chun mơn của huyện tổ chức đăng tải các quy định trên cổng Thông tin điện
tử của huyện. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin
đại chúng như trên hệ thống đài truyền thanh. Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi từ
hộ kinh doanh sang thành lập doanh nghiệp.
II. ĐÁNH GIÁ NĂM 2020 VÀ 03 NĂM TRIỂN KHAI LUẬT HỖ TRỢ DNNVV


1. Thuận lợi trong tổ chức triển khai Luật:
- Luật Hỗ trợ DNNVV, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã quy
định đầy đủ các chính sách nhằm hồ trợ cho DNNVV phát triển. Bao gồm phát
triển về số lượng doanh nghiệp và phát triển về chất lượng doanh nghiệp,


4

- Công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ DNNVV thường xuyên được
lãnh đạo Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Nga Sơn quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Vì vậy, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Luật
Hỗ trợ DNNVV đã được UBND huyện chỉ đạo các cấp, ngành tích cực triển
khai thực hiện. Các nhiệm vụ, giải pháp trợ giúp, phát triển DNNVV được triển
khai một cách đồng bộ đã góp phần tác động tích cực đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.... giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao,
tăng cường việc quản lý doanh nghiệp.
2. Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai Luật:
2.1. Khó khăn, vướng mắc
- Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ quy định theo Luật Hỗ trợ DNNVV
của các DNNVV còn rất hạn chế;
- Việc tiếp cận tín dụng cũng chưa thực sự hiệu quả khi các gói sản phẩm
tín dụng dành cho đối tượng DNNVV chưa đa dạng, nhiều DNNVV đặc biệt là
các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo cịn gặp khó khăn trong tiếp cận các khoản
vay ngân hàng do khơng có tài sản thế chấp. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ
tiếp cận tín dụng quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV như khuyến khích tổ chức
tín dụng cho vay đổi với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN và biện pháp
phù hợp khác chưa được triển khai hiện quả trên thực tế;
- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chưa tích cực tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng doanh nghiệp;

- Nguồn kinh phí để triển khai các chương trình hỗ trợ còn hạn chế.
2.2. Nguyên nhân
- Quy định, thủ tục xét chọn, tuyển chọn, thẩm định kinh phí, thanh quyết
tốn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước còn rườm rà, nhiều thủ tục
gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi tham gia các chương trình, đề án hỗ
trợ của Nhà nước;
- Quá trình triển khai Luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp; chế độ kế tốn cho doanh
nghiệp siêu nhỏ;
- Hành lang pháp lý để hướng dẫn các quy định của Luật hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa đầy đủ.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Phương hướng, nhiệm vụ
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực
hiện Luật Hỗ trợ DNNVV và các Nghị định hướng dẫn; cập nhật, nâng cấp
thông tin tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, đài truyền thanh huyện về hỗ
trợ DNNVV để hỗ trợ thông tin cho DNNVV.
- Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính,
xóa bỏ phiền hà, minh bạch hóa các quyết định về chính sách, trợ giúp thơng tin
đối với doanh nghiệp; cơng khai quy hoạch phát triển, xây dựng, tạo cơ hội bình
đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thơng tin từ các cơ quan tỉnh.
- Tiếp tục vận động và tăng cường quán triệt, phổ biến sâu rộng trong toàn
thể cán bộ, công chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhận


5

thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc triển

khai Luật hỗ trợ DNNVV phát triển doanh nghiệp; đặc biệt tuyên truyền về
những rủi ro khi hoạt động kinh doanh cá thể và lợi ích, quyền lợi khi thành lập
doanh nghiệp, nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt
động theo mơ hình doanh nghiệp.
- Tiểp tục tun truyền những cơ chế sách chung của nhà nước và các
chương trình hỗ trợ của ƯBND huyện và xây dựng kế hoạch huy động, khai
thác có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, hồ trợ;
- Mở lớp bồ dưỡng đội ngũ doanh nhân theo kế hoạch hàng năm.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị cấp trên tăng cường tổ chức các đợt hội thảo, tập huấn cho các
doanh nhân; hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác
từ bên ngồi.
- Đề nghị Chính phủ và UBND tỉnh xây dựng quy hoạch mạng lưới dạy
nghề, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào
tạo phù hợp với điều kiện ở cơ sở; đồng thời đầu tư kinh phí để tổ chức thực
hiện thường xuyên việc điều tra cung cầu lao động, từ đó chỉ đạo xây dựng kế
hoạch đào tạo nghề, sử dụng lao động qua đào tạo đảm bảo sát với yêu cầu thực
tế của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như các địa phương.
Trên đây là Báo cáo trình hình triển khai, thực hiện Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Nga Sơn năm 2020 và giai đoạn 3 năm (20182020), để sở Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và
UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Như trên (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện (B/c);
- Lưu: VT, KT&HT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Đỗ Ngọc Duy




×