Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG sử GHKII lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.24 KB, 8 trang )

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
- Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đơng Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế
kỷ I sau CN):
+ Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước tại châu
thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ
công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Thời Phùng Nguyên bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa kẻ giàu,
người nghèo. Đến thờ Đơng Sơn, mức độ phân hóa phổ biến hơn nhưng chưa
sâu sắc.
+ Xã hội phân hóa thành các tầng lớp, các công xã thị tộc giải thể, cơng xã
nơng thơn (làng, xóm) và các gia đình theo chế độ phụ hệ ra đời.
+ Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước
Văn Lang - Âu Lạc.
- Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:
+ Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục
An Dương Vương.
+ Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các
xóm làng do Bồ chính (già làng) cai quản.
+ Kinh đơ của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì ), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa
( Đông Anh - Hà Nội).
+ Nhà nước Văn Lang đơn giản, sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.
+ Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hồn chỉnh hơn về bộ
máy nhà nước như có qn đội mạnh, có vũ khí tốt và thành Cổ Loa kiên cố
nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà.
+ Xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp như vua, quý tộc, dân tự do và
nơ tì, cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
+ Lương thực chính là thóc gạo, khoai sắn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ.
+ Tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang
sức; nữ mặc áo váy, nam đóng khố.


+ Tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Sơng thần Núi và tục phồn thực, thờ
cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.
+ Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội …
2. Quốc gia cổ Cham-pa.
- Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ:


+ Thời Bắc thuộc, nhà Hán đặt thành quận Nhật Nam và chia thành 5 huyện
(từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định).
+ Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay
nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp mở
rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là
Cham-pa.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là trồng lúa, sử dụng công
cụ sắt, sức kéo của trâu bị, dùng guồng nước.
- Ngồi nghề nơng cịn có các nghề thủ công như dệt, đồ trang sức, vũ khí
bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, cơng trình nổi tiếng là khu Thánh địa
Mỹ Sơn.
- Cham-pa theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị,
kinh tế, tơn giáo, giúp việc có tể tướng và các đại thần, kinh đô ở Sin-ha-pura (Quảng Nam), sau đó rời đến In-đra-pu-ra (Quảng Nam), rồi chuyển đến
Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết, bắt nguồn từ chữ Phạn. Họ theo
đạo Hinđu và Phật giáo. Có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người
chết.
- Xã hội Chăm bao gồm tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô
lệ. Cham-pa phát triển trong các thế Kỷ X - XV, sau đó suy thối và trở thành
bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.
3. Quốc gia cổ Phù Nam.
- Cách nay 1500 đến 2000 năm, hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại

đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt được gọi là văn hóa Ĩc Eo
(nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai).
- Địa bàn chủ yếu tại châu thổ sông Cửu Long (An giang, Kiên Giang, Đồng
Tháp…) và một số địa phương thuộc tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở văn hóa Ĩc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế
kỉ I và trở thành một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III - V), có
tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm
mọi quyền hành.
+ Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và
buôn bán.
+ Tập quán ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu.
+ Nghệ thuật ca, múa, nhạc.
+ Xã hội phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp q tộc, bình dân và nơ lệ.


+ Cuối thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thơn tính.
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN
TỘC
I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển
biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị.
a). Tổ chức bộ máy cai trị:
- Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia
Nam Việt.
- Thời nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số
quận của Trung Quốc.
- Thời nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ chính quyền
Hai Bà Trưng, chính quyền đơ hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
b). Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.

- Chính sách bóc lột về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, thực hiện
chính sách đồn điền, nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại đơ hộ bạo ngược, tham ơ, bóc lột dân chúng để làm giàu.
- Chính sách đồng hóa về văn hóa:
+ Truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán
theo người Hán. Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, mở lớp dạy
chữ Nho.
+ Chính quyền đơ hộ áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các
cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội.
a). Về kinh tế:
- Cơng cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, công cuộc khai hoang được đẩy
mạnh, mở rộng diện tích trồng trọt, thủy lợi được mở mang, năng suất lúa
tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển, việc khai thác vàng, bạc, ngọc được đẩy mạnh,
đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới như làm giấy, làm thủy tinh.
+ Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.


b). Về văn hóa - xã hội:
- Về văn hóa:
+ Nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời
Hán - Đường như ngơn ngữ, văn tự.
+ Nhân dân ta khơng bị đồng hóa, tiếng Việt vẫn được bảo tồn, giữ được
phong tục, tập quán như nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ.
- Về xã hội:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đơ hộ phương Bắc.

+ Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG
KIẾN (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)
I. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X
- Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngơ Quyền xưng
vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, loạn 12 sứ quân diễn ra
khiến đất nước bị chia cắt.
- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi (Đinh Tiên
Hồng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chuyển kinh đơ về Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 981, Lê Hồn lên ngơi vua (Lê Đại Hành), đổi niên hiệu là Thiên Phúc
(Tiền Lê).
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai,
chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban, chia nước
thành 10 đạo, tổ chức quân đội theo hướng chính quy.
II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ XI
đến XV
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua (Lý Thái Tổ), nhà Lý được thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội).
- Năm 1045, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính
quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.
+ Đứng đầu nhà nước là vua quyết định mọi việc quan trọng. Ở thời Lý, Trần,
Hồ, giúp vua có Tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.


+ Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay An
phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đơn vị
hành chánh cơ sở là xã.

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
- Năm 1428, sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngơi hồng đế khơi
phục lại nước Đại Việt, lập nhà Lê (Lê sơ).
- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách
hành chính lớn.
+ Ở trung ương, bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển; vua trực tiếp quyết định
mọi việc, bên dưới là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng), bên cạnh bộ có
Hàn lâm viện, Ngự sử đài.
+ Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ti trông coi các mặt dân sự,
quân sự, an ninh; dưới có phủ, huyện, châu, xã.
+ Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở
thành nguồn đào tạo quan lại.
2. Luật pháp và quân đội.
- Năm 1042, Vua Lý Thái Tơng ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). Thời Trần
có bộ Hình luật. Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình
luật (Luật Hồng Đức).
- Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất
nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
- Quân đội được tổ chức quy củ gồm hai bộ phận:
+ Cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước.
+ Ngoại binh (lộ binh) được tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại.
- Đối nội:
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
- Đối ngoại:
+ Với nước lớn phương Bắc thì có quan hệ hịa hiếu, đồng thời sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Với láng giềng như Cham-pa, Lan Xang, Chân Lạp luôn thân thiện, đôi lúc
xảy ra chiến tranh.

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (THẾ KỈ X ĐẾN THẾ
KỈ XV)


1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
- Đầu thế kỉ X, sau khi giành độc lập, nhân dân ra sức khai hoang, mở rộng
ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống.
+ Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai phá, thành lập
nhiều xóm làng mới.
+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Nhà Lý chú trọng xây dựng đê điều.
+ Năm 1248, nhà Trần đắp đê quai vạc từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các
con sông lớn.
+ Thời Lê sơ đắp đê biển cho dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Vua Lê
cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền, phân chia ruộng
công ở các làng xã.
- Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển giống
cây nông nghiệp như sắn, khoai, đậu, kê; cây ăn quả như cam, quýt, chuối…
cây công nghiệp như bông, dâu…
- Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nơng nghiệp phát triển, đời sống
nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân:
+ Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày
càng phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm
khắc đá đều phát triển.
+ Hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công như Thổ Hà (Bắc
Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương)…
- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Nhà nước thành lập các quan xưởng tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất
tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
+ Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến
có lầu.
3. Mở rộng thương nghiệp.
- Trong nước:
+ Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân
trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.


+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), vừa buôn bán
vừa làm nghề thủ công, phát triển phồn thịnh.
- Bn bán với bên ngồi:
+ Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng nhiều bến cảng để bn bán với nước
ngồi như Vân Đồn, Lạch Trường, Thị Nại...
+ Ở vùng biên giới Việt - Trung thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi
hàng hóa như hương liệu, vải vóc, ngà voi, ngọc, vàng...
+ Vào thời Lê, nhà nước không mở rộng giao lưu với thương nhân nước
ngoài. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét
nghiêm ngặt.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nơng dân.
- Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân
hóa xã hội.
- Giai cấp địa chủ thống trị ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu, ruộng đất
tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
- Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
- Giai cấp thống trị ăn chơi, xa xỉ khơng cịn chăm lo đến sản xuất và đời
sống nhân dân.
- Đến cuối thế kỷ XIV, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần
suy vong, Hồ Quý Ly thực hiện cải cách và nhà Hồ được thành lập.

NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X
ĐẾN THẾ KỈ XV
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
- Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử qn
sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó, Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tơn Lê
Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta, quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh
dũng, đánh tan quân xâm lược trên vùng Đông Bắc khiến nhà Tống phải rút
quân, bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI, nhà Tống lại âm mưu xâm lược Đại Việt.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.


+ Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các
dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, sau đó rút về phịng thủ.
- Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống kéo sang Đại Việt, quân dân ta đã
đánh tan quân xâm lược trên bờ sơng Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hồn
tồn thắng lợi.
II. Kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII
- Từ năm 1258 – 1288, quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta, thế giặc
rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả
nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu gồm Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn
Kiếp, Tây Kết, đặc biệt là chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 1288 đã
kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa

Lam Sơn
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong.
- Năm 1400, nhà Hồ thành lập, cuộc cải cách của nhà Hồ chưa đạt kết quả
thì quân Minh xâm lược nước ta.
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta
rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo.
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa), được sự hưởng ứng của
nhân dân, vùng hoạt động của nghĩa quân mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
Sau đó nghĩa qn tiến cơng ra Bắc, chiến đấu quyết liệt với quân Minh, đẩy
chúng vào thế bị động.
+ Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt kéo vào nước ta
nhưng bị nghĩa quân đánh tan tác ở trận Chi Lăng - Xương Giang khiến giặc
cùng quẫn tháo chạy về nước.



×