Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

thực trạng và giải pháp cho một số hoạt động của nhtm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Nh chúng ta đã biết, trong các nớc đã và đang phát triển hầu nh không có
một công dân trởng thành nào lại không có quan hệ giao dịch với một ngân
hàng. Khi nền kinh tế càng đi dần vào hiện đại thì hoạt động và dịch vụ của các
ngân hàng càng đi sâu vào tận những ngõ ngách của đời sống con ngời. Bộ phận
lớn nhất trong nhóm các ngân hàng là hệ thống các ngân hàng thơng mại
(NHTM - Commercial banking system). Thực hiện đờng lối đổi mới nền kinh tế
của Đảng và Nhà nớc, trong những năm qua, hệ thống NHTM đã thực hiện
chiến lợc đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tăng cờng huy động mọi
nguồn vốn, tích cực đầu t cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh
toán, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy nền kinh tế tăng trởng, lạm phát đợc kiểm soát, đồng tiền ổn định. Song bên
cạnh những thành công và những kết quả đã đạt đợc, thì còn có một số mặt tồn
tại, yếu kém, một số khó khăn mà để giải quyết nó không chỉ cần sự nỗ lực của
ngành ngân hàng nói chung hay của NHTM nói riêng. Bài viết này xin đợc đề
cập tới những nghiệp vụ, những nguyên lý cơ bản nhất để quản lý tài sản nợ, tài
sản có của một NHTM và một số giải pháp cho những vấn đề đang là bức xúc
trong việc quản lý đó ở nớc ta hiện nay.
I. Bảng cân đối tài sản của NHTM
Đây là bảng kê các tài sản có (TSC) và tài sản nợ (TSN) của NHTM, nó
liệt kê các số d tại một thời điểm nhất định và có đặc trng
Tổng TSC = Tổng TSN + vốn
Bảng cân đối tài sản của NHTM liệt kê các nguồn vốn của ngân hàng
(TSN) và sử dụng vốn (TSC). Các ngân hàng thu nhận vốn qua việc đi vay hoặc
phát hành các TSN khác, ví dụ nh các khoản tiền gửi. Sau đó ngân hang dùng
vốn này để cho vay và đầu t (TSC) nh các khoản chứng khoán và các khoản tiền
cho vay.
Thu nhập từ các hoạt động cho vay và đầu t sau khi bù đắp các chi phí
huy động vốn, chi phí quản lý là lợi nhuận của NHTM.
1.1.Tài sản nợ
a.Tiền gửi giao dịch (tiền gửi có thể phát séc)


Đây là khoản tiền gửi mà ngời gửi tiền gửi ở NHTM để sử dụng thanh
toán chi trả, gồm:
- Tài khoản séc không có lãi (tiền gửi không kì hạn)
- Các tài khoản NOW có lãi (NOW-Negotiable order of withdrawal-lệnh thu hồi
vốn)
- Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể đợc thanh toán theo yêu cầu: tức là
nếu ngời gửi tiền tới NHTM gửi và đề nghị thanh toán bằng cách viết ra một
giấy rút tiền, NHTM sẽ phải thanh toán cho ngời đó ngay lập tức. Tơng tự, nếu
một ngời đợc nhận một tấm séc thanh toán và mang tờ séc đó chuyển vào
NHTM, thì NHTM phải lập tức chuyển số tiền ấy vào tài khoản của họ.
Ví dụ bảng cân đối tài sản đơn giản của một NHTM cuối năm 1997 (đơn vị tính
%)
TSC (sử dụng vốn) TSN (nguồn vốn)
Các khoản tiền dự trữ 2 Các khoản tiền gửi giao dịch 18
Tiền mặt trong quá trình 3 Các khoản tiền gửi phi giao dịch
Tiền gửi ở các NHTM khác 2 Tiền gửi tiết kiệm 41
Chứng khoán 19 Các khoản tiền vay 24
Các khoản cho vay 67 Vốn tự có và coi nh tự có 7
Tài sản khác 7
Tổng cộng 100 Tổng cộng 100
Tiền gửi có thể phát séc là một TSC đối với ngời gửi nhng lại là một TSN
với NHTM vì ngời gửi tiền có thể rút tiền ra khỏi tài khoản bất kì lúc nào và
NHTM phải có nghĩa vụ thanh toán cho họ. Loại tiền gửi có thể phát séc thờng
là nguồn vốn có chi phí thấp nhất bởi vì khách hàng gửi tiền vào NHTM với
mục đích chủ yếu là giao dịch thanh toán chứ không phải là mục đích sinh lời.
Những chi phí của NHTM cho việc duy trì loại tiền gửi này gồm: tiền trả
lãi cho ngời gửi, những chi phí quản lý tài khoản (xử lý và lu trữ những séc đã
thanh toán, soạn và gửi các thông báo tình hình cho khách hàng, quảng cáo,
marketing tới khách hàng để họ gửi vốn vào ngân hàng)
b.Tiền gửi phi giao dịch

Là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, ngời gửi đợc hởng tiền lãi
nhng không đợc quyền phát séc thanh toán từ tài khoản này. mức lãi suất của
khoản tiền gửi này thờng cao hơn tiền gửi tài khoản phát hành séc. Nó bao gồm
hai loại chính: tài khoản tiết kiệm và tiền gửi kì hạn hay còn gọi là giấy chứng
nhận tiền gửi (Certificate of deposist - CD). Nói chung tiền gửi phi giao dịch
không đợc rút tiền khi có nhu cầu nhng chỉ đợc hởng lãi suất tính nh tiền gửi phi
giao dịch.
Các chứng chỉ tiền gửi kì hạn (CD) chủ yếu do các công ty hoặc các
NHTM khác mua. CD giống nh một trái khoán, chúng có thể đợc bán ở một thị
trờng cấp hai trớc khi mãn hạn. Do vậy, các công ty, các quỹ tơng trợ thị trờng
tiền tệ và các tổ chức tài chính khác nắm giữ CD nh là tài sản thay thế cho các
tín phiếu kho bạc và những trái khoán ngắn hạn khác.
c.Vốn vay
Các NHTM huy động vốn bằng các vay từ NHTW và các NHTM khác và
từ các công ty. NHTM có thể vay từ các nguồn khác nh: từ những công ty mẹ
của các ngân hàng, từ các doanh nghiệp (ví dụ nh những hợp đồng mua lại)
d.Vốn của ngân hàng
Hay còn gọi là vốn tự có là của cải thực của ngân hàng, nó bằng hiệu số
giữa TSC và TSN. Vốn này đợc tạo ra bằng cách bán cổ phần, cổ phiếu hoặc từ
các khoản lợi nhuận đợc giữ lại.
1.2.Tài sản có
a.Tiền dự trữ
Tất cả các NHTM đều phải giữ lại một phần trong số vốn mà họ huy động đ-
ợc để gửi vào NHTW. Tiền dự trữ bao gồm: tiền dự trữ bắt buộc theo luật định
mà NHTM phải gửi vào NHTW, tiền mặt mà NHTM dự trữ để thanh toán (tiền
trong két)
Tiền dự trữ bắt buộc: theo luật định NHTW: cứ một đồng vốn huy động đựoc
NHTM phải gửi vào NHTW một tỷ lệ nào đó (ví dụ nh 10%) làm tiền dự trữ. Tỷ
lệ này gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Các khoản tiền dự trữ thanh toán đợc gọi là tiền dự trữ vợt quá, đợc giữ vì

chúng là lỏng nhất trong số mọi TSC mà ngân hàng có thể sử dụng để thanh
toán khi có tiền gửi rút ra.
b.Tiền mặt trong quá trình thu
Đó là khoản tiền mà NHTM nhận đợc dới dạng séc và chứng từ thanh
toán khác nhng số tiền còn cha đợc chuyển đến ngân hàng. Trong trờng hợp đó
tờ séc này đợc coi nh tiền mặt trong quá trình thu và là một TSC đối với NHTM
nhận nói. NHTM có quyền đòi ở ngân hàng kia và số tiền này sẽ đợc thanh toán.
c.Tiền gửi ở các ngân hàng khác
Nhiều NHTM gửi tiền ở các NHTM khác để thực hiện các dịch vụ khác
nhau nh: thanh toán, giao dịch ngoại tệ, mua chứng khoán. Đây là một phần của
hệ thống đợc gọi là hoạt động ngân hàng vãng lai.
d.Chứng khoán
Các chứng khoán của NHTM là TSC mang lại thu nhập quan trọng cho
ngân hàng và nói mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nói chung tiền cho vay là
kém lỏng so với các TSC khác vì chúng không thể chuyển thành tiền hơn so với
những TSC khác. Do thiếu tính lỏng và có rủi ro do vỡ nợ cao nên NHTM thờng
thu đợc nhiều lợi nhuận nhờ các món cho vay này.
Khoản tiền cho vay lớn nhất đối với các NHTM là các món tiền cho vay
thơng mại và công nghiệp giành cho các doanh nghiệp và các món vay mua bất
động sản. các NHTM cũng thực hiện các món vay giữa các NHTM với nhau,
nhng thờng là tiền vay ngắn hạn đợc thực hiện thông qua thị trờng liên ngân
hàng.
Sự khác nhau chủ yếu trong bảng cân đối tài sản của các tổ chức nhận tiền
gửi trớc hết là ở việc chuyên môn hoá các loại cho vay. Ví dụ: ngân hàng tiết
kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tơng trợ thì chuyên cho vay thế chấp nhà ở
trong khi đó các tổ chức tín dụng có xu thế chuyên cho vay tiêu dùng.
e.Những TSC khác
Bao gồm trụ sở, hệ thống máy tính và các trang thiết bị khác do các ngân
hàng sở hữu.
II.Hoạt động cơ bản của NHTM

2.1Thay đổi tiền dự trữ
Nói chung, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những TSN có
một số đặc tính thu đợc để mua những TSC một số đặc tính khác. Nh thế, các
ngân hàng cung cấp một số dịch vụ chuyển các tài sản thành một loại tài sản
khác cho công chúng. Quá trình chuyển các tài sản và cung cấp một loại dịch vụ
(thanh toán séc, ghi chép sổ sách, phân tích tín dụng,). Cũng giống nh bất cứ
quá trình sản xuất nào khác trong một hãng kinh doanh. Nếu một ngân hàng tạo
ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có đợc doanh thu cao nhờ vào TSC
của mình thì ngân hàng đó thu đợc lợi nhuận
Ta có thể nghiên cứu hoạt động cơ bản của NHTM thông qua ví dụ sau:
Một khách hàng mở một tài khoản séc tạI NHTM A 100 triệu đồng. Nh
vậy, khách hang này có tài khoản tiền gửi có thể phát séc 100 triệu đồng, ở
NHTM này và trong két NHTM có 100 triệu đồng tiền mặt, do đó TSC của ngân
hàng này tăng lên.
Tài khoản T của NHTM A sẽ nh sau:
TSN TSN
Tiền mặt trong két 100 Tiền gửi có thể phát séc 100
triệu đồng triệu đồng
Do tiền mặt trong két cũng là một phần trong các tài khoản tiền dự trữ của
ngân hàng, chúng ta có thể viết lại tài khoản T này nh sau:
TKC TKN
Tiền mặt trong quá trình thu 100 Tiền gửi có thể phát séc 100
triệu đồng triệu đồng
Tiền gửi có thể phát séc tăng thêm 100 triệu dồng nh trớc, nhng nay
NHTM A bị NHTM nợ 100 triệu đồng. Hay nói các khác NHTM A có tiền mặt
phải thu là 100 triệu đồng. Về nguyên tắc NHTM A có thể tới thẳng NHTM B
yêu cầu thanh toán món tiền này, nhng nếu hai ngân hàng đó ở hai nơI cách xa
nhau thì việc làm nh vậy sẽ tốn thời gian và chi phí. Do vậy, NHTM A gửi tờ séc
đó vào tài khoản của mình ở NHTM và NHTW sẽ thu tiền từ NHTM B. Kết quả
là NHTW chuyển 100 triệu đồng dự trữ từ NHTM B tới NHTM A. Cuối cùng

bảng cân đối tài sản của hai NHTM A và B nh sau:
NHTM A
TSC TSN
Tiền dự trữ +100 triệu đồng Tiền gửi có thể phát séc +100 triệu đồng
NHTM B
TSC TSN
Tiền dự trữ -100 triệu đồng Tiền gửi có thể phát séc -100 triệu đồng
Nh vậy khi một séc phát ra phải theo một tài khoản ở một NHTM này đợc
gửi vào một NHTM thì NHTM đó sẽ tăng tiền dự trữ đúng bằng số tiền giảm đi
của NHTM kia. Khi một NHTM nhận thêm tiền gửi thì tiền dự trữ tăng thêm
đúng bằng số tiền gửi rút ra.
2.2.Tạo lợi nhuận từ việc cho vay
Phần trên đã trình bày các NHTM tăng thêm hay mất bớt tiền dự trữ nh
thế nào. Phần này ta nghiên cứu xem một NHTM sẽ bố trí lại bảng cân đối tài
sản của nó nh thế nào để tạo ra lợi nhuận khi ngân hàng trải qua thay đổi về số
tiền gửi của nó.
Ta hãy trở lại tình huống NHTM A vừa nhận thêm số tiền gửi có thể phát
séc 100 triệu đồng. Theo luật định, ngân hàng này phảI gửi dự trữ bắt buộc một
tỷ lệ nhất định trên tiền gửi có thể phát séc. Nếu tỷ lệ đó là 10% thì tiền dự trữ
bắt buộc của NHTM A đã tăng thêm 100 triệu đồng. Ta viết lại tài khoản T nh
sau:
NHTM A
TKC TKN
Tiền dự trữ bắt buộc 10 triệu đồng Tiền gửi có thể phát séc 100
Tiền dự trữ quá mức 90 triệu đồng triệu đồng
Do các khoản dự trữ không đem lạI lợi nhuận, NHTM A không có thu
nhập gì từ 100 triệu đồng TSC này. Trong khi đó nó vẫn phảI chi phí cho việc
nắm giữ số tiền này. Nếu muốn tạo ra lợi nhuận, ngân hàng này phải sử dụng
toàn bộ hoặc một phần số 90 triệu đồng dự trữ quá mức này để cho vay hoặc đầu
t.

Lúc này ngân hàng của NHTM A có dạng:
TSC TSN
Tiền dự trữ bắt buộc 10 triệu đồng Tiền gửi có thể phát séc 100
Tiền cho vay 90 triệu đồng triệu đồng
Nh vậy, NHTM A bây giờ thu đợc một khoản tiền lãi từ việc cho vay do
sử dụng những món tiền gửi ngắn hạn (tiền gửi có thể phát séc) để mua TSC dài
hạn (cho vay). Quá trình chuyển đổi tài sản này thờng đợc mô tả bằng cách nói
rằng ngân hàng kinh doanh theo kiểu cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn.
III.Những nguyên lý chung của việc quản lý TSC và TSN của NHTM
Khi thực hiện quản lý NHTM ta có ba điều quan tâm hàng đầu. Thứ nhất
là đảm bảo chắc chắn có đủ tiền mặt để thanh toán cho những ngời gửi tiền khi
họ rút tiền ra. Để giữ tiền mặt trong tay ngân hàng phải thực hiện quản lý trạng
tháI lỏng, tức là phải có đợc những tài sản đủ lỏng để thực hiện trách nhiệm của
ngân hàng đối với ngời gửi tiền. Thứ hai là giảm tối thiểu rủi ro vỡ nợ bằng cách
đa dạng hoá việc nắm giữ TSC (quản lý TSC). Thứ ba là giảm chi phí thấp nhất
(quản lý TSN).
3.1.Vai trò của tiền dự trữ trong việc quản lý đồng tiền rút ra
a.Hạn chế chi phí khi có đồng tiền rút ra
Các NHTM thờng phảI dự trữ tiền để đối phó với đồng tiền rút ra khi ngời
gửi tiền rút tiền mặt từ những tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm hoặc phát hành
séc tới gửi ở các NHTM khác.
Giả sử bảng cân đối tài sản của NHTM A nh sau:
TSC TSN
Tiền dự trữ 20 triệu đồng Tiền gửi 100 triệu đồng
Tiền cho vay80 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
Giả sử rằng ngân hàng này có tiền dự trữ quá mức dồi dào và các loạI tiền
gửi có cùng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc nh nhau 10% (ngân hàng buộc phảI giữ
10% số tiền gửi có thể phát séc và số tiền gửi có kì hạn làm tiền dự trữ).
Nh vậy, các khoản tiền dự trữ bắt buộc của nó là 10% của 100 triệu đồng hay 10

triệu đồng. Trong khi ngân hàng này lại giữ 20 triệu đồng tiền dự trữ. Nh vậy nó
có tiền dự trữ quá mức là 10 triệu đồng. Nếu có khách hàng rút 10 triệu đồng,
bảng cân đối của NHTM A lúc đó trở thành.
TSC TSN
Tiền dự trữ 10 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay 80 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
Tiền dự trữ bắt buộc của nó nay là 10% của 90 triệu đồng (là 9 triệu đồng). Do
vậy tiền dự trữ vợt quá là 1 triệu đồng.
Tóm lại: Nếu một ngân hàng có những khoản tiền dự trữ dồi dào, thì khi có một
đồng tiền rút ra không cần phải có những thay đổi ở phần khác trong bảng cân
đối tài khoản của nó.
Chúng ta giả sử rằng việc thay vì nắm giữ lúc đầu 10 triệu đồng tiền dự
trữ quá mức NHTM A lại sử dụng hết số tiền này để cho vay, do đó không giữ
khoản tiền dự trữ quá mức nào. Bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ là:
TSC TSN
Tiền dự trữ 10 triệu đồng Tiền gửi 100 triệu đồng
Tiền cho vay90 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
TSC TSN
Tiền dự trữ 0 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay 90 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
Sau khi 10 triệu đồng đã đợc rút ra từ tài khoản tiền gửi, NHTM A đã sử
dụng hết số tiền dự trữ để chi trả. Trong khi đó theo luật định nó phảI dự trữ số
tiền là 10 % của 90 triệu đồng (tức là 9 triệu đồng). Để có tiền dự trữ NHTM A
có thể thực hiện một số hoạt động sau:
Thứ nhất: NHTM A có thể sử dụng 9 triệu đồng từ tiền cho vay của mình để gửi
vào dự trữ bắt buộc tạI NHTW và bảng cân đối tài sản của nó sẽ thay đổi nh sau:
TSC TSN

Tiền dự trữ 9 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay 81 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền cho vay để bù đắp vào khoản tiền dự trữ có
thể rất tốn kém. Nếu NHTM A có nhiều khoản tiền cho vay ngắn hạn thì nó có
thể giảm tổng số d tiền cho vay một các khá nhanh bằng cách thu nợ. Nhng cách
làm nh vậy cũng không dễ dàng nếu nh vào thời điểm đó không có khoản cho
vay đến hạn trả hoặc có nhng khách hang lạI muốn gia hạn vay tiếp, ngân hàng
không gia hạn cho họ dễ có thể làm cho những khách hang phản kháng và họ có
thể tiến hành giao dịch ở các ngân hàng khác.
Thứ hai: NHTM Acó thể bán các khoản nợ này cho các ngân hàng khác, lần này
cũng vậy, ngân hàng có thể phải trả giá đắt vì các ngân hàng không biết rõ về
ngời vay và nh vậy có thể họ không sẵn lòng mua các món vay đó theo đúng giá
trị của chúng.
Thứ ba: Một phơng án khác là NHTM A bán một số chứng khoán của nó để bù
lại tiền dự trữ, khi đó bảng cân đối tài sản của nó sẽ thay đổi nh sau:
TSC TSN
Tiền dự trữ 9 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay 90 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 1 triệu đồng
Trong phơng án này, tuy không có những khách hang vay bị mếch lòng
hoặc tổn thất do việc bán các khoản tiền cho vay, ngân hàng này vẫn phảI chịu
một số chi phí môi giới và giao dịch khi bán những chứng khoán nói trên. Số chi
phí bán chứng khoán này cũng có thể ít hơn nhiều so với chi phí khi thu về từ tài
khoản cho vay 9 triệu đồng.
Thứ t : NHTM A có thể sử dụng là tiền vay của NHTW để gửi vào dự trữ bắt
buộc. Khi đó bảng cân đối tài sản của nó sẽ là:
TSC TSN
Tiền dự trữ 9 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay 90 triệu đồng Tiền vay NHTW 9triệu đồng

Chứng khoán 10 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Trong phơng án này, NHTM A phải trả lãi suất cho NHTW đợc gọi là lãi
chiết khấu (discount rate). Mặt khác NHTW không khuyến khích các NHTM
vay quá nhiều. Nếu nh NHTM đó vay chiết khấu quá nhiều NHTW có thể từ
chối không cho ngân hàng đó vay thêm. Hay nói cách khác, NHTW có thể khép
cửa sổ chiết khấu đối với NHTM A.
Thứ 5: NHTM A có thể đợc các khoản tiền dự trữ để thoả mãn dòng tiền rút ra
bằng các vay từ các NHTM khác hoặc từ các công ty. Khi đó bảng cân đối của
NHTM A là:
TSC TSN
Tiền dự trữ 9 triệu đồng Tiền gửi 90 triệu đồng
Tiền cho vay90 triệu đồng Tiền vay từ NHTM khác
Chứng khoán 10 triệu đồng và các công ty 9 triệu đồng
Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
NHTM A cũng phải trả lãi cho món vay này.
Nh vậy, khi một dòng tiền rút ra, việc nắm giữ khoản tiền dự trữ quá mức
cho phép NHTM hạn chế đợc các chi phí do phải:
- Thu về hoặc bán các khoản tiền cho vay
- Bán các chứng khoán
- Vay từ NHTW
- Vay từ các NHTM khác và từ các công ty.
Các khoản tiền dự trữ quá mức là sự bảo hiểm để hạn chế chi phí khi có
dòng tiền rút ra. Chi phí khi có dòng tiền rút ra càng lớn thì NHTM sẽ càng
muốn giữ nhiều tiền dự trữ quá mức hơn.
b.Ngăn ngừa vỡ nợ ngân hàng
Vỡ nợ ngân hàng thờng xảy ra khi ngân hàng không thể đáp ứng đợc
trách nhiệm thanh toán cho ngời gửi tiền và không đủ khoản tiền dự trữ theo yêu
cầu. Để thấy một sự vỡ nợ ngân hàng có thể xảy ta nh thế nào, chúng ta hãy giả
sử bảng cân đối tàI sản của NHTM nh sau:
TSC TSN

Tiền dự trữ 10 triệu đồng Tiền gửi 100 triệu đồng
Tiền cho vay 90 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Chứng khoán 10 triệu đồng
Có dòng tiền rút ra là 20 triệu đồng. Nếu NHTM A bán chứng khoán 10
triệu đồng và sử dụng 10 triệu đồng tiền dự trữ thanh toán, bảng cân đối của nó
sẽ là:
TSC TSN
Tiền dự trữ 0 triệu đồng Tiền gửi 80 triệu đồng
Tiền cho vay 90 triệu đồng Vốn ngân hàng 10 triệu đồng
Nh vậy, NHTM A sẽ thiếu 8 triệu đồng dự trữ (dự trữ bắt buộc). Ngân
hàng này sẽ phải bán các khoản vay của mình cho các ngân hàng khác để lấy
tiền dự trữ. Tất nhiên là số tiền mà nó thu đợc nhờ bán một cách miễn cỡng các
khoản cho vay này, sẽ thấp hơn giá trị của những món cho vay đó. Hay nói cách
khác, NHTM A chịu mất một khoản tiền. Trong tình trạng nh vậy, nhiều khi các
NHTM khác sẽ không muốn cho NHTM A vay tiền vì họ không tin vào khả
năng thu hồi vốn của nó.
Tình trạng trên đáng ra có thể ngăn chặn đợc nếu NHTM A có thêm 8
triệu đồng trong khoản dự trữ quá mức hoặc dự trữ cấp 2, hoặc nó có cái đệm
lớn hơn vốn tự có của nó để bù đắp những tổn thất do dòng tiền rút ra gây nên.
NHTM cần duy trì các khoản dự trữ quá mức, dự trữ cấp hai và vốn tự có bởi vì
các khoản tiền này sẽ phòng cho ngân hàng tránh đợc tình trạng vỡ nợ do dòng
tiền rút ra gây nên.
3.2.Quản lý TSC
Để làm tối đa hoá lợi nhuận của mình, ngân hàng phải tìm kiếm những lợi
tức cao nhất từ những khoản tiền cho vay và từ việc đầu t chứng khoán, đồng
thời cố gắng giảm tối thiểu rủi ro nắm giữ các tài sản đủ lỏng bằng cách:
Thứ nhất: các NHTM thờng cố gắng tìm những khách hang tốt để cho vay.
Thông thờng NHTM tìm những khách hang cần vay thông qua việc quảng cáo,
tiếp cận với các coong ty để tực tiếp chào mời các món vay. Nói chung các
NHTM rất thận trọng khi cho vay.

Thứ hai: Các NHTM cũng cố gắng mua chứng khoán với lợi tức cao và rủi ro
thấp.
Thứ ba: Trong việc quản lý những tài sản có của họ. Các ngân hàng phải nỗ lực
giảm đến tối thiểu rủi ro bằng các đa dạng hoá, mua nhiều loại TSC khác nhau
nh mua các trái khoán dài hạn và ngắn hạn, Hay nói cách khác NHTM cố gắng
tránh đặt quá nhiều trứng vào cùng một rổ
Cuối cùng: NHTM phải quản lý trạng thái lỏng sao cho nó có thể thoả mãn
những đòi hỏi về dự trữ mà không phảI chịu một phí tổn lớn. Điều này nghĩa là
nó phải nắm giữ những chứng khoán lỏng ngay cả khi chúng mang lại lợi tức
hơi thấp so với những tài sản khác. thế nhng, nếu NHTM tránh đợc mọi chi phí
gắn liền với đồng tiền rút ra bằng cách duy trì những khoản tiền dự trữ quá mức,
thì nó phảI chịu tổn thất do các khoản tiền dự trữ không đem lạI tiền lãI, trong
khi ngân hàng phải chịu tổn thất để duy trì tài sản nợ. Ngân hàng đó phải cân
đối giữa việc có đợc trạng thái lỏng với khoản lợi nhuận mà nó có thể thu đợc
nhờ nắm giữ tài sản kém lỏng hơn ví dụ nh các món cho vay.
3.3.Quản lý TSN
Bắt đầu từ những năm 1960, NHTM lớn đã bắt đầu nghiên cứu kĩ những
phơng pháp, trong đó TSN trên bảng cân đối tài sản có thể đem lạI cho họ những
khoản tiền dự trữ và trong trạng thái lỏng. Chính điều này đã dẫn đến việc phát
triển của các thị trờng cho vay ngắn hạn và sự ra đời của những công cụ tài
chính mới nh các CD có thể bán lại đợc, chúng giúp các NHTM nhanh chóng có
đợc tiền vốn.
Nh vậy, các NHTM có thể sử dụng phơng pháp khác cho việc quản lý
ngân hàng đa ra các mục tiêu cho sự tăng trởng TSC và có đợc vốn bằng các vay
vốn từ các NHTM khác, phát hành CD,
3.4.Những nguyên tắc quản lý tiền cho vay
Để có đợc lợi nhuận, các NHTM phải vợt qua đợc những vấn đề lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức, một trong những nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ có thể
xẩy ra. Để tránh tình trạng này, các NHTM phảI áp dụng nguyên lý để quản lý
khoản tiền cho vay này.

a.Sàng lọc và giám sát khách hàng
Sàng lọc: NHTM phải chọn đợc khách hàng có ít rủi ro nhất bằng cách tập hợp
thông tin tin cậy về những khách hàng có triển vọng, tiến hành phân tích, thẩm
định một cách có hiệu quả, đó cũng chính là một trong những nguyên tắc quan
trọng của việc quản lý tiền cho vay. Chuyên môn hoá việc cho vay cũng giúp
NHTM sàng lọc đợc khách hàng và lựa chọn dự án cho vay tốt.
Giám sát: Khi món tiền cho vay đợc thực hiện, ngời vay có thể sử dụng tiền vay
vào các hoạt động mạo hiểm có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Để giám
sát tình trạng trên, các NHTM thờng phảI đa ra những hợp đồng (khế ớc vay
tiền). Trong các hợp đồng này thờng có những điều khoản nhằm hạn chế những
ngời vay tiền không thực hiện những hoạt động rủi ro. Trong trờng hợp ngời vay
tiền không tuân theo những qui định trong hợp đồng NHTM có thể cỡng chế thi
hành theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
b.Quan hệ khách hàng
Một cách nữa để các ngân hàng thu đợc thông tin về những ngời vay tiền
của họ là nhờ quan hệ khách hàng lâu dàI - một nguyên lý quan trọng khác của
việc quản lý ngân hàng.
Nếu một ngời có triển vọng vay tiền đã có một tài khoản séc hoặc tài
khoản tiết kiệm hoặc các món cho vay khác với một ngân hàng trong một thời
gian dài thì NHTM sẽ biết đợc nhiều thông tin về họ. Những số d trong tài
khoản séc và tài khoản tiết kiệm cho ngân hàng biết đợc tiềm năng của ngời vay
tiền, cũng nh việc hoàn trả các khoản vay cũ của NHTM, biết đợc t cách của ng-
ời vay. Quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giảm đợc chi phí thu thập thông tin cũng
nh chi phí giám sát cho NHTM và do vậy những khách hàng này dễ đợc vay với
mức lãi suất thấp hơn các khách hàng khác.
Mặt khác, ngời vay cũng muốn giữ quan hệ lâu dài với NHTM vì họ sẽ dễ
đợc vay với lãi suất thấp, vì vậy họ cũng cố ý tránh những hoạt động có rủi ro để
không làm phật lòng ngân hàng. Nói cách khác, quan hệ khách hàng lâu dài
giúp ngân hàng có thể đối phó với những sự thật bất ngờ về rủi ro đạo đức không
thể lờng trớc đợc.

Các NHTM cũng xây dựng mối quan hệ lâu dài và tập hợp thông tin bằng
cách đa ra hạn mức tín dụng cho các khách hàng. Theo đó, NHTM cam kết
(trong khoảng thời gian nhất định) cung cấp cho khách hàng các món vay tới
một mức nhất định. Lợi ích của việc này đối với ngân hàng là ở chỗ, hạn mức tín
dụng sẽ đa đến một mối quan hệ lâu dài và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tập
hợp thông tin.
Nh vậy, thoả ớc về mức tín dụng là một phơng pháp rất hữu hiệu để giảm
chi phí cho việc sàng lọc và tập hợp thông tin.
c.Thế chấp tài sản và số d bù
Những bắt buộc về thế chấp tài sản đối với khoản tiền vay là một trong
những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro, làm giảm bớt hậu quả của lựa chọn
đối nghịch do đó có thể giảm các tổn thất của ngời cho vay trong trờng hợp ngời
vay không trả đợc nợ. Nếu ngời vay không đủ khả năng hoàn trả các khoản tiền
vay, NHTM có thể bán tài sản thế chấp và dùng tiền thu đợc để bù lại các tổn
thất do món vay đó gây ra.
Khi ngời vay nhận đợc tiền vay, NHTM yêu cầu ngời vay phải giữ một số
vốn tối thiểu bắt buộc trong các tài khoản ở NHTM, trờng hợp này gọi là số d
bù.
Ví dụ: một doanh nghiệp nhận đợc món vay 10 triệu đồng có thể bắt buộc
phải giữ các số d bù ít nhất một triệu đồng trong tài khoản séc của nó tại ngân
hàng cho vay. Một triệu đồng số d bù này có thể bị ngân hàng lấy lại khi doanh
nghiệp đó vỡ nợ.
Ngoài việc có tác dụng nh một tài sản thế chấp, số d bù giúp tăng đợc khả
năng hoàn trả của khoản tiền vay. Số d bù đóng vai trò giúp ngân hang giám sát
ngời vay, ngăn ngừa đợc rủi ro đạo đức. Chẳng hạn, việc giảm thấp về số d tài
khoản, số séc của ngời vay trong thời gian cho biết rằng họ đang có khó khăn về
tài chính. Bất kì thay đổi quan trọng nào trong các thủ tục thanh toán của ngời
vay đều là một tín hiệu bảo cho ngân hàng rằng phải tiến hành điều tra. Những
số d bù đó giúp cho ngân hàng dễ giám sát những ngời vay tiền một cách hiệu
quả hơn và là một công cụ quản lý quan trọng.

d.Hạn chế tín dụng
Một phơng pháp khác giúp NHTM đối phó với lựa chọn đối nghịch và rủi
ro đạo đức là hạn chế tín dụng.
Hạn chế tín dụng có hai dạng: thứ nhất diễn ra khi NHTM từ chối bất kì một
yêu cầu vay vốn nào của khách hàng, dạng thứ hai diễn ra khi NHTM sẵn lòng
cho vay những hạn chế ở dới mức mà ngời vay mong muốn.
e.Vốn ngân hàng và tính tơng hợp
Phần trên mới chỉ đa ra các nguyên tắc quản lý nhằm giảm bớt rủi ro cho
bản thân các NHTM. Thế nhng, trên thực tế các NHTM cũng có thể không thực
hiện đợc các cam kết của mình với những ngời gửi tiền. Do vậy, làm thế nào để
những ngời gửi tiền có thể tin rằng ngân hàng, nơi họ gửi tiền sẽ trả tiền lãI vốn
hoặc các dịch vụ ngân hàng đã hứa?
Để giải quyết vấn đề trên có 3 cách:
Thứ nhất: Vốn tự có của NHTM: với một số lợng vốn tự có đủ lớn, NHTM sẽ
mất mát nhiều hơn nếu xảy ra phá sản. Do vậy, ngân hàng sẽ cố gắng thực hiện
những hoạt động thích hợp để có lợi nhuận và thanh toán đủ cho ngời gửi tiền.
Vốn tự có của NHTM khiến cho quan hệ của ngân hàng với những ngời gửi tiền
trở thành tơng hợp ý muốn: tức là, những ngời gửi tiền và ngân hàng mong
muốn c tài c xử theo ý muốn của cả hai bên. Ngân hàng thực hiện cung cấp
thông tin cho những ngời gửi tiền trông đợi và những ngời có tiền sẵn lòng gửi
tiền vào ngân hàng nh ngân hàng mong muốn.
Thứ hai: Đa dạng hoá: những ngời gửi tiền, giống nh bất kì ngời cho vay nào,
chỉ nhận đợc những tiền lãi cố định từ ngân hàng mà họ gửi, trong khi đó ngân
hàng này lại hởng phần lợi nhuận d ra. Do vậy, ngân hàng có thể làm những việc
có nhiều rủi ro và ngời gửi tiền cũng phải đối mặt với vấn đề rủi ro đạo đức.
Bằng cách đa dạng hoá danh mục cho vay, NHTM đảm bảo với những ngời gửi
tiền rằng nó không làm những việc có nhiều rủi ro. Việc đa dạng hoá là nguyên
lý quan trọng của việc quản lý ngân hàng vì nó làm cho quan hệ giữa ngân hàng
và ngời gửi tiền tơng hợp ý muốn. Tuy vậy, các ngân hàng phải cân đối lại lợi
ích và chi phí giữa việc đa dạng hoá hoặc chuyên môn hoá.

Thứ ba: Việc điều hành của chính phủ
Để bảo vệ lợi ích cho ngời gửi tiền, chính phủ thờng đa ra các qui định
bắt buộc NHTM phảI tiến hành đa dạng hoá và qui định tỷ lệ tối đa mà NHTM
có thể nhận tiền gửi trên vốn tự có của nó. Đây cũng là một phơng pháp khiến
cho mối quan hệ của một ngân hàng với những ngời gửi tiền trở thành tơng hợp
ý muốn.
3.5.Quản lý rủi ro lãi suất
a.Phân tích bảng cân đối tài sản
Giả sử NHTM A có bảng cân đối tài sản sau:
TSC TSN
Tài sản nhạy cảm với lãi suất Tài sản nhạy cảm với lãi suất
20 triệu đồng: 50 triệu đồng:
Cho vay có lãi suất thay đổi CD có lãi suất thay đổi
Chứng khoán ngắn hạn Những tài khoản kí thác trên thị trờng
tiền tệ
Tài sản có lãi suất cố định Tài sản có lãi suất cố định
80 triệu đồng: 50 triệu đồng:
Tiền dự trữ`` Tiền gửi có thể phát séc
Tiền cho vay dài hạn Tiền gửi tiết kiệm
Chứng khoán dài hạn CD dài hạn
Vốn cổ phần
Nhìn bảng cân đối tài sản của ngân hàng ta thấy: tổng số 20 triệu đồng tài
sản có của nó là loại nhạy cảm với lãi suất, chúng thay đổi nhiều lần (ít nhất một
lần một năm) và 80 triệu đồng tài sản của nó; loại có lãi suất cố định, chúng giữ
nguyên không thay đổi trong thời gian dài (trên một năm)
Bên tài sản nợ, NHTM A có 50 triệu đồng tài sản nhạy cảm với lãi suất và
50 triệu đồng tài sản có lãi suất cố định. Giả sử lãi suất tăng 5% ví dụ từ 10% tới
15% thì thu nhập tài sản có tăng thêm một triệu đồng (5% * 20 triệu đồng TSC,
loại nhạy cảm với lãi suất). Trong khi đó tiền thanh toán cho những TSN, loại
nhạy cảm với lãi suất 2,5 triệu đồng (5% * 50 triệu đồng TSN, loại nhạy cảm với

lãi suất)
Nh vậy, lợi nhuận NHTM A giảm mất 1,5 triệu đồng (1triệu đồng - 2,5
triệu đồng). Mặt khác, nếu các lãi suất giảm 5%, suy luận tơng tự cho chúng ta
biết lợi nhuận NHTM A sẽ tăng thêm 1,5 triệu đồng.
Nếu một NHTM có nhiều TSN hơn là TSC, loại nhạy cảm với lãi suất thì
khi lãi suất giảm sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
b.Phân tích khoảng cách và khoảng thời gian tồn tại
Tính chất nhạy cảm lợi nhuận của NHTM đối với sự thay đổi của lãi suất
có thể đợc định lợng trực tiếp bằng cách sử dụng phân tích khoảng cách.
Khoảng cách đợc tính bằng tổng số TSN loại nhạy cảm với lãi suất trừ đi tổng số
TSC loại nhạy cảm với lãi suất
Trong ví dụ trên thì khoảng cách này còn đợc gọi là khoảng trống là -30
triệu đồng. Bằng cách nhân số khoảng cách này với mức thay đổi về lãi suất,
chúng ta có kết quả đối với lợi nhuận ngân hàng. Cũng ở ví dụ trên: khi lãi suất
tăng thêm 5% thì sự thay đổi về lợi nhuận 5%*(-30 triệu đồng) = -1,5 triệu
đồng. Sự phân tích khoảng cách trên còn đợc gọi là sự phân tích khoảng cách
cơ bản.
Một phơng pháp thay thế để định lợng rủi ro lãi suất đợc gọi là phân tích
khoảng thời gian tồn tại, nghiên cứu tính nhạy cảm của giá trị thị trờng của tất
cả các TSC và TSN của ngân hàng đối với những sự thay đổi về lãi suất. Phân
tích khoảng thời gian tồn tại đợc dựa trên khái niệm về khoảng thời gian tồn tại
của Macaulay. Nó định lợng thời gian sống trung bình của dòng tiền thanh toán
của một chứng khoán. Khoảng thời gian tồn tại là một khái niệm rất hữu ích vì
nó mang lại một xấp xỉ tốt tính nhạy cảm của giá trị thị trờng của chứng khoán
đối với sự thay đổi về lãi suất của nó.
Thay đổi tính bằng phần trăm về giá trị thị trờng của chứng khoán = sự
thay đổi phần trăm về lãi suất * khoảng thời gian tồn tại trong các năm.
Sự phân tích khoảng thời gian tồn tại liên quan đến việc so sánh khoảng
thời gian tồn tại trung bình của những TSC của một ngân hàng với khoảng thời
gian tồn tại trung bình của những TSN trung bình của ngân hàng.

Quay trở lại với ví dụ trên, giả sử rằng khoảng thời gian tồn tại trung bình
của những TSC của NHTM A là 5 năm (thời gian sống trung bình của dòng
thanh toán là 5 năm), trong khi đó, khoảng thời gian tồn tại trung bình của
những TSN của nó là 3 năm. Với sự tăng thêm của 5% lãi suất. Giá trị thị tr ờng
của những TSN giảm sút 15% (= 5%*3 năm). Kết quả thực là giá trị ròng (giá trị
thị trờng của những TSC trừ đI các TSN) đã giảm đi 10% tổng giá trị tài sản có
ban đầu. Kết quả này cũng có thể đợc tính trực tiếp hơn nh là [thay đổi % về lãi
suất] * [khoảng thời gian tồn tạI của TSC trừ đi khoảng thời gian tồn tại của các
TSN] tức là :
-10% = 5% * [5 3]. Một cách tơng tự sự sụt giảm 5% về lãi suất làm tăng giá
trị ròng của NHTM A 10% tổng giá trị TSC.
Nh vậy cả hai cách phân tích đều cho thấy NHTM A sẽ gặp khó khăn do
lãi suất tăng, nhng sẽ đợc lợi khi lãi suất giảm. Phân tích khoảng thời gian tồn
tạI và phân tích khoảng trống là một trong những công cụ để báo cho ngân hàng
biết mức độ đối mặt của nó trớc rủi ro lãi suất.
c.Nhng chiến lợc quản lý rủi ro lãi suất

Điều chỉnh bảng cân đối tài sản
Sau khi thực hiện các phân tích nh trên, các NHTM cần quyết định những
chiến lợc thay thế nào cần phải theo đuổi để hạn chế bớt rủi ro do thay đổi chiến
lợc lãi suất gây nên. Nếu NHTM tin chắc rằng lãi suất sẽ giảm trong tơng lai thì
họ sẽ không làm gì cả vì rằng ngân hàng này có nhiều TSN loại nhạy cảm với lãi
suất. Tuy vậy, NHTM nhận thấy rằng nó bị đặt trớc rủi ro lãi suất vì luôn luôn
lãi suất có khả năng tăng hơn là giảm, vì thế nó phải cố gắng thu ngắn khoảng
thời gian tồn tại của những TSC để tăng tính nhạy cảm về lãi suất của chúng
hoặc kéo dài khoảng thời gian tồn tại của các TSN. Do sự điều chỉnh lại những
TSC và TSN, ngân hàng này sẽ bớt bị tác động những chao đảo do thay đổi lãi
suất.

Đổi chéo lãi suất

Việc phát triển các công cụ tài chính đã giúp các ngân hàng quản lý rủi ro
lãi suất một cách dễ dàng hơn. Phơng pháp đổi chéo lãi suất giúp một tổ chức
tài chính có nhiều TSC loại nhạy cảm với lãi suất so với TSN, loại nhạy cảm với
lãi suất có thể trao đổi dòng tiền thanh toán với một tổ chức tài chính có nhiều
TSN, loại nhậy cảm với lãi suất hơn so với những TSC, loại nhạy cảm với lãi
suất. Nhờ vậy, đổi chéo lãi suất là phơng pháp tơng đối ít tốn kém để giảm rủi ro
lãi suất.
Các ngân hàng cũng có thể sử dụng các công cụ vay nợ trên thị trờng tài
chính kì hạn và thị trờng lụa chọn để giảm rủi ro lãi suất. Các thị trờng này có
chi phí giao dịch thấp hơn so với thị trờng đổi chéo lãi suất. Nhng các hợp đồng
trong các thị trờng này thờng đợc tiêu chuẩn hoá, không thể sửa đổi cho phù hợp
với nhu cầu lựa chọn của NHTM.
3.6. Những hoạt động ngoài bảng cân đối tài sản
Việc quản lý TSC và TSN lâu nay là mối quan tâm lớn của các NHTM nh-
ng trong môI trờng cạnh tranh trong những năm gần đây, các NHTM đang ráo
riết tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thực hiện các hoạt động ngoài bảng cân đối
tài sản nh: kinh doanh trên thị truờng ngoại hối, mua bán các món vay, bảo lãnh,
cung cấp dịch vụ cho khách hàng: mở LC, cầm cố bảo quản vật có giá, cho thuê
két sắt, lu kí chứng khoán, t vấn đầu t, t vấn kĩ thuật, Tất cả các hoạt động này
đều tác động đến lợi nhuận của NHTM song không thể hiện trên bảng cân đối
tài sản của nó.
Nh vậy, chúng ta đã nghiên cứu xong những hoạt động cơ bản và những
nguyên lý chung trong việc quản lý tài sản của một NHTM. Song trên thực tế lại
không hề đơn giản nh vậy. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng hoá,
nhiều thành phần, có xu hớng từng bớc hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngành
ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề
phức tạp mới nảy sinh và những vấn đề cũ cha đợc giải quyết. Mặc dù đã có rất
nhiều nỗ lực trong việc làm hiệu quả hoá tài sản của mình, song các giải pháp đa
ra cha đem lại hiệu quả thực sự cho nền kinh tế, dẫn đến một số tình trạng nh nợ
quá hạn phổ biến trong nền kinh tế, lợng vốn tồn đọng ngày càng tăng lên hay

công tác quản lý, kiểm soát nội bộ còn yếu kém, công nghệ ngân hàng còn lạc
hậu, Bài viết này còn đề cập đến một số vấn đề hiện đang là tình trạng nhức
nhối trong các NHTM.
IV. Thực trạng và giải pháp cho một số hoạt động của NHTM
4.1.Xử lý nợ quá hạn tồn đọng nhằm ổn định và phát triển NHTM
Hiện nay, có thể nói một trong những vấn đề mà ngành ngân hàng đang
dồng toàn tâm toàn lực để giải quyết đó là vấn đề nợ quá hạn của các tổ chức tín
dụng, đặc biệt ở các NHTM trong đó chiếm tỷ lệ lớn là các ngân hang thơng
mại quốc doanh. Nợ quá hạn còn đợc biết dới các tên nợ khó đòi hay nợ không
thanh toán, nhng tựu chung lại là các khoản tín dụng ngân hàng không đợc trả
do nhiều nguyên nhân khác nhau với các tính chất khác nhau. Hiện nay chúng ta
cha có số liệu chính thức về số nợ quá hạn của Việt Nam nên khó có thể định l-
ợng một cách chính mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Theo một tính toán thì
đến cuối năm 1996 là 5,7%. ( nhiều nhà kinh tế thống nhất ngỡng an toàn đối
với nền kinh tế là 3- 5%)
Tình hình nợ quá hạn của Việt Nam giai đoạn 1990-1996 (đơn vị: tỷ đồng)
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Toàn bộ hệ thống ngân hàng
Tổng số nợ 5710 10051 15093 23181 33340 42278 50751
Tổng số TS 14728 28018 34468 38835 - 74143 86203
Tổng số vốn 1003 2069 2355 2689 - 5292 6237
Tổng số NQH - - 2075 2569 1756 3277 4724
Tổng số NQH/
tổng vốn
- - 88,1 99,5 - 61,9 75,7
Tổng số NQH/
tổng nợ
- - 13,7 11,1 5,3 7,8 9,3
Tổng số NQH/
tổng TS

- - 6,0 6,6 - 4,4 5,5
Tổng vốn/tổng
TS
6,8 7,4 6,8 6,9 - 7,1 7,2
Riêng NHTM quốc doanh
Tổng số nợ 5710 9504 13869 21017 - 33310 38310
Tổng số TS 14728 2562 31631 35150 - 58041 66005
Tổng số vốn 1008 1754 1747 1934 - 2836 3279
Tổng số NQH 489 1872 1950 2403 - 2991 4200
Tổng số NQH/
tổng vốn
48,8 106,7 109,0 125,6 - 105,5 128,4
Tổng số NQH/
tổng nợ
8,6 19,7 13,7 11,6 - 8,9 11,0
Tổng số NQH/
tổng TS
3,3 7,0 6,0 6,9 - 5,2 6,4
Tổng vốn/tổng
TS
6,8 6,6 5,5 5,5 - 4,9 5,0
Nguồn: Báo cáo WB 1997
Một trong những nguyên nhân khách quan gây nợ đọng dây da trong các
NHTM từ nhiều năm nay là do việc xử lý tài sản thế chấp đặc biệt là thế chấp
nhà đất còn rất nhiều khó khăn. Việc dùng nhà để thế chấp đợc áp dụng khá phổ
biến và đợc coi nh hình thức chính để đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên khi khách
hàng không trả đợc nợ thì việc xử lý nó lại cực kì phức tạp. Hầu hết việc xử lý
này đều thực hiện theo phơng thức thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách
hàng vay. Khi không trả đợc nợ thì hoặc khách hàng tự nguyện bán tài sản thế
chấp trả nợ cho ngân hàng, song số này không nhiều. Hoặc ngân hàng phát mại

nhà đất để thu hồi vốn và buộc phải khởi kiện lên toà án dân sự hoặc toà án kinh
tế và sau khi bản án có hiệu lực thì mới đợc phát mại. Nếu một số khách hàng
vay lại vi phạm pháp luật, bị phạt tù trong khi nhiều hồ sơ thế chấp nhà đất cha
đủ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh để ngân hàng tiến hành phát mại. Có thể nói rằng
ngân hàng là ngời chịu rất nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp là do
cơ sở pháp lý còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Điều này chúng ta đã thấy rõ trong vụ
án Minh Phụng - Epco một vụ án đợc coi là vụ án ngân hàng. Trên cơ sở ngân
hàng và các bên tự thoả thuận về giá trị của tài sản thế chấp, ngân hàng thờng
lấy giá mua bảo hiểm của tài sản, giá do các bên chuyển nhợng cho nhau có kê
khai nộp thuế cho nhà nớc hoặc giá thị trờng tại thời điểm đó là cơ sở tham khảo
cho việc định giá. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Toà án, ngời đại diện của Công ty
bảo hiểm đã trả lời Hội đồng xét xử rằng giá bảo hiểm là giá giữa khách hàng và
Công ty tự thoả thuận, khách hàng muốn bao nhiêu đợc bấy nhiêu, mặc dù
Công ty này chính là ngời phải bỏ tiền túi ra để bồi thờng nếu có sự cố nào xảy
ra. Còn giá trị thị trờng thì đợc coi là không hề có cơ sở nào trong việc xác định.
Chính vì vậy mới có hiện tợng một mét vuông đất Minh Phụng mua ở Bình D-
ơng là 100.000 đồng, sau khi đầu t cải tạo mang đi thế chấp ở ngân hàng
200.000 đồng thì đợc Hội đồng định giá tài sản định với 400.000/m
2
. Việc định
giá chênh lệch nh thế không những gây ra những tổn thất to lớn cho ngân hàng
mà còn dẫn đến trách nhiệm hình sự nặng nề cho cán bộ thẩm định của ngân
hàng khi vụ án xảy ra.
Một nguyên nhân khách quan khác nữa là sự yếu kém của các doanh
nghiệp, khách vay chủ yếu của ngân hàng. Khối doanh nghiệp là 42% GDP nh-
ng tỷ lệ lãi trên vốn chỉ là 11%/năm. Trong 6000 doanh nghiệp có tới 5000
doanh nghiệp có vốn trên dới 1 tỷ đồng. Khoảng 80% vốn lu động của doanh
nghiệp là từ tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp còn yếu kém. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bằng cách này hay cách
khác tiếp tục đợc vay để duy trì hoạt động, song khối lợng nợ quá hạn ngày càng

tăng. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn vốn đầu t dài hạn, nhiều doanh nghiệp đã
dùng vốn vay ngắn hạn để đầu t dài hạn làm cho vấn đề quá hạn ngày càng trở
nên trầm trọng. Ví dụ nh trong việc công ty Minh Phụng kinh doanh bất động
sản, một lĩnh vực cần vốn lớn, dài hạn, lãi suất thấp thì mới có lời, thì công ty
này dùng vốn vay ngắn hạn, đầu cơ bằng tiền vay nóng lãi suất cao đầu t vào
trung và dài hạn, và họ đã phải trả giá cho canh bạc kinh doanh của mình.
Một nhóm nguyên nhân chủ quan đó là từ phía ngân hàng. Trớc hết chúng
ta thiếu chính sách tín dụng nhất quán, chịu sức ép phi kinh tế từ nhiều phía nên
dẫn đến việc đa ra những quyết định sai lầm. Những quyết định này đã gây tổn
thất lớn cho cho nền kinh tế. Song không ai chịu trách nhiệm về khối lợng nợ
quá hạn gia tăng. Đồng thời các ngân hàng còn bị giằng xé giữa hoạt động kinh
doanh và cho vay u đãi trong khi tiêu chuẩn tín dụng lại thiếu rõ ràng nhất quán
tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng.
Năng lực thẩm định dự án vay của đa số ngân hàng còn yếu kém nên đã
cho vay những dự án không khả thi, quá mạo hiểm, không có khả năng thu hồi
vốn trong khi ngân hàng không lờng trớc đợc những nguồn tơng ứng để bù đắp
rủi ro. Bên cạnh đó vấn đề thiếu và yếu năng lực quản lý, một bộ phận cán bộ
ngân hàng kém phẩm chất đạo đức, lợi dụng vị trí công tác để t lợi, thậm chí
tham ô, nhận hối lộ, cho vay sai nguyên tắc cũng là nguyên nhân gây nợ quá
hạn. Chúng ta thấy rõ điều này qua vụ án Minh Phụng. Đến thời điểm khởi tố vụ
án số d nợ đợc xác định tại các ngân hàng là khoảng 6000 tỷ đồng cả gốc và lãi,
ngân hàng đã cho công ty này vay tới 8300 tỷ đồng mà lúc đánh giá tài sản chỉ
còn cha đầy 2000 tỷ. Phải chăng là công ty này dùng tiền để chạy chọt, hối lộ
các cấp hay tiêu xài hoang phí, ngân hàng thông đồng với khách hàng để nâng
khống giá trị hay cầm cố khống các lô hàng, tất cả đều có khả năng.
Vậy để hạn chế bớt đợc các tình trạng trên xin đợc đề cập tới một số biện
pháp liên quan trực tiếp tới khối lợng nợ quá hạn hiện nay.
Biện pháp trớc tiên là phân loại nợ quá hạn, có thể theo đối tợng vay, theo
chức năng mục đích các khoản vay, theo tính chất nguyên nhân quá hạn hay
theo khả năng thu hồi nợ quá hạn để làm cơ sở cho các giải pháp tơng ứng.

Tiếp theo là cơ cấu lại các khoản nợ nhằm hoãn thanh toán một vài năm.
Đây là biện pháp mà chúng ta đã áp dụng trong thời gian qua bằng các văn bản
xử lý nợ vay ngân hàng. Song biện pháp này không giải quyết tận gốc nợ quá
hạn vì việc xoá nợ, giãn nợ hay hoãn nợ nhiều khi chỉ làm cho tình hình trở nên
phức tạp hơn. Một số nớc hiện bán đấu giá các khoản vay hay đổi lấy cổ phiếu
ngời nợ song hình thức này khó áp dụng ở Việt Nam do giới hạn từ nhiều phía.
Nguyên tắc cần đặt lên hàng đầu là gạt những tài sản không còn giá trị kinh
doanh ra khỏi sổ sách của ngân hàng
Giải pháp quan trọng khác là Nhà nớc mua lại nợ bằng các trái phiếu dài
hạn đợc nhiều nớc áp dụng rộng rãi.
Kiên quyết đặt NHTM vào vị trí chức năng của nó, các ngân hàng phải đ-
ợc quyền tự chủ về nghiệp vụ, chủ động nâng cao chất lợng của các khoản tín
dụng và mỗi khoản phải đợc ngân hàng thẩm định, tự quyết cho vay và chịu
trách nhiệm về những quyết định của mình, chứ không phải chịu sức ép phi kinh
tế nào.
Một giải pháp nữa là phải nâng cao vốn tự có của các NHTM nhằm tăng
tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, sức đề kháng truớc những biến
đông của thị trờng. Hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế dang diễn ra
nhanh chóng, yêu cầu hệ thống tài chính nớc ra nói chung và NHTM nói riêng
phải nâng cao cả chất và lợng nếu nh không muốn bị chết chìm. Chúng ta cần
nghiên cứu phơng án hệ thống ngân hàng theo khu vực thay vì ngân hàng theo
tỉnh nh hiện nay để tập trung quản lý nâng cao khả năng kiểm soát và tự chủ của
các chi nhánh ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng phải đi đầu trong việc thực hiện công khai hoá tài
chính và có chế độ báo cáo định kì hàng năm, không để tình trạng nhập nhằng
làm giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng đồng thời nâng cao
cả chất và lợng của quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng đảm bảo cho quỹ này trở thành
một công cụ hữu hiệu và chủ động xử lý nợ quá hạn phát sinh trong quá trình
hoạt động của NHTM.
Song biện pháp cấp thiết hiện nay là xử lý tài sản thế chấp để thu nợ. Với

mục tiêu năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức 3% trong tổng d nợ, trong 3 năm
2001-2003 cần phải làm trong sạch cơ bản về bảng tổng kết tài sản ở cả tổ chức
tín dụng, đặc biệt là NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần. Để thực hiện đợc
mục tiêu này không chỉ cần sự nỗ lực từ phía ngân hàng mà cần có sự phối hợp
giữa NHTW với các cơ quan chức năng nh: sở nhà đất, sở t pháp, sở tài chính,
toà án, viện kiểm sát, trung tâm bán đấu giá tài sản,
4.2.Cạnh tranh lãi suất, nguyên nhân và giải pháp
Nh vậy giải quyết nợ quá hạn trong nền kinh tế là một trong những phơng
pháp hiệu quả hoá TSC của các NHTM. Bên cạnh đó NHTM còn cần phải quản
lý tốt vấn đề rủi ro lãi suất. Để hạn chế rủi ro và tăng thêm lợi nhuận ròng, ngân
hàng sẽ phảI tăng thêm lãi suất cho vay và lãi suất đầu t. Song tình hình chung
của nền kinh tế là tốc độ tăng trởng GDP chững lại, hiện tợng giảm phát diễn ra,
chỉ số giá cả không tăng, mặt khác nhiều mặt hàng thiết yếu sản xuất trong nớc
có giá cao hơn thế giới, tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế giảm. Do
đó lãi suất cho vay của NHTM buộc phảI giảm xuống.
Mặt khác, nguồn vốn huy động của các ngân hàng tăng mạnh khiến vốn ứ
đọng càng tăng thêm. Một bộ phận lớn dân c có tâm lý gửi tiền do lãi suất huy
động (lãi suất tiền gửi ngắn hạn) vẫn còn hấp dẫn. Tuy rằng chúng có giảm song
tốc độ chậm hơn so với tốc độ giảm của chỉ số giá cả sinh hoạt. Trong khi đó
các NHTM cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn, đặc biệt là các NHTM cổ
phần và một số ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nớc ngoài, thậm chí
một số doanh nghiệp còn sử dụng vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng hoặc mua trái
phiếu. Một phần vì các biện pháp kích cầu cha đủ mạnh, đôi khi mất tác dụng
nh việc phát hành công trái, kì phiếu thu tiền về mà bản chất của việc làm này
của chúng ta hiện nay là lấy tiền từ túi này bỏ sang túi khác
Các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài muốn mở rộng thị phần tín dụng,
thâm nhập vào các doanh nghiệp trong nớc, thu hút các khách hàng có nhu cầu
vay vốn lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bằng biện pháp hạ lãi
suất. Khi thu hút các khách hàng này, họ có thể tăng thu phí thanh toán quốc tế,
phí dịch vụ và có thêm nguồn vốn ngoại tệ.

Trên đây là các nguyên nhân của việc giảm lãi suất trong nền kinh tế.
Trong năm 1999, NHTW đã 5 lần hạ lãi suất trần cho vay để phù hợp với tình
hình lãi suất thực tế. Đến 6/12/1999 bốn NHTM quốc doanh (NHĐT và PT Việt
Nam, Ngân hàng công thơng Việt Nam, Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam và
NHN
o
và PTNT Việt Nam) đã cùng kí bản thoả thuận thống nhất sàn lãi suất cho
vay bằng VNĐ chung cho toàn hệ thống 4 ngân hàng này là 0,75%/tháng. Tuy
nhiên đến tháng 3/2000 lại tiếp tục hạ. Bên cạnh đó chi nhánh ngân hàng nớc
ngoài vào cuộc cạnh tranh một cách im lặng nhng mạnh mẽ. Lãi suất u đãi của
các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài luôn ở mức thấp hơn so vơí NHTM quốc
doanh từ 0,3 - 0,5%/tháng.
Những cuộc cạnh tranh này gây ra những hạn chế nh:
Làm giảm tác dụng của chính sách lãi suất hiện nay vì mức lãi suất trần
của NHTW ban hành không còn mang tính thực tiễn. Khoảng cách giữa mức lãi
suất huy động cao nhất và mức lãi suất cho vay thấp nhất ngày càng rút ngắn.
Dẫn đến lợi nhuận không đủ bù đắp, tích luỹ đổi mới hệ thống theo kịp các ngân
hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nớc ngoài không đủ lập quỹ dự phòng
rủi ro tín dụng. Ngân hàng có vốn nớc ngoài tiếp cận cho vay đợc một số
khách hàng truyền thống của NHTM đặc biệt trong khu vực có độ nhạy
cảm cao với lãi suất, trong khu vực sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu.
Một số doanh nghiệp vay ngân hàng này để trả ngân hàng khác để hởng mức lãi
suất thấp hơn, những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả có thể che giấu
các vấn đề tiêu cực về mặt tài chính và kết quả kinh doanh, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp thực hiện hành vi đảo nợ.
Bên cạnh đó còn có thể phát sinh tác dụng nghịch: các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có dự án đầu t khả thi thì lại có khả năng vay vốn thấp hơn so với doanh
nghiệp lớn hơn mà dự án đầu t lại kém hiệu quả. Vì các NHTM thờng chú trọng
cho vay những đối tợng khách hàng lớn, có nhu cầu tín dụng cao và nh vậy các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vay với lãi suất cao hơn, điều kiện xin vay khắt

khe hơn.
Để khắc phục những hạn chế trong cạnh tranh lãi suất thì NHTW cần ban
hành lãi suất sàn cho vay nhằm đảm bảo thực thi công cụ lãi suất đem lại môi tr-
ờng kinh doanh bình đẳng hơn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Đối với các NHTM trong nớc cần mở rộng các hình thức cạnh tranh mang
tính chủ động: chủ động cải tiến chất lợng qui trình tín dụng và các nghiệp vụ
ngân hàng quốc tế, cải tiến chất luợng phục vụ, áp dụng công nghệ mới để giảm
tối đa chi phí kinh doanh.
Các NHTM cần nâng cao vai trò công tác cân đối tín dụng nh đa dạng
hoá các loại hình tín dụng nh chúng ta đã trình bày ở phần trên. Nh vậy, thực
trạng cạnh tranh bằng lãi suất nêu trên có những hạn chế tồn tại bên cạnh những
tác dụng có lợi nh kích thích tăng cầu tín dụng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới,
và do đó cần có những giải pháp để khắc phục những mặt tồn tại này góp phần
làm tốt công tác quản lý và hiệu quả hoá TSC ở các NHTM. Tuy nhiên, áp dụng

×