Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây ươi (scaphium macropodum) (miq ) beumée ex k heyne tại một số tỉnh vùng nam trung bộ​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU THỊNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
CỦA CÂY ƯƠI (SCAPHIUM MACROPODUM) (MIQ.)
BEUMÉE EX K. HEYNE TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG
NAM TRUNG BỘ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VĂN THẮNG
PGS.TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

Hà Nội, 2020

download by :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước


“Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium
macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên” mã số đề tài
NVQG-2018/07 do ThS. Phạm Đình Sâm làm chủ nhiệm.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong cơng trình nghiên cứu nào khác, nếu có gì sai tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Thịnh

download by :


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ giai đoạn
2018 - 2020 chuyên ngành Lâm học, hệ chính quy tại trường Đại học Lâm
Nghiệp. Để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chun ngành lâm học,
tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học khóa 2018 - 2020,
khoa Lâm học, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian khoá học.

Lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi trong q trình cơng tác và
thực hiện luận văn này.
ThS. Phạm Đình Sâm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát
triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên” cùng đồng nghiệp đã giúp đỡ cho tơi trong q trình điều tra,
thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Hồng Văn Thắng và PGS. TS. Lê
Xuân Trường, đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập và hồn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn đến người thân trong gia đình đã ln
bên cạnh ủng hộ, động viên tơi trong thời gian hồn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, bản thân mới bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong q thầy, cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Nguyễn Hữu Thịnh

download by :



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT...............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1. Ngoài nước...................................................................................................... 3
1.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng ...................................................3
1.1.2. Nghiên cứu về cây Ươi .....................................................................................6
1.2. Trong nước .................................................................................................. 9
1.2.1. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng ...................................................9
1.2.2. Nghiên cứu về cây Ươi ...................................................................................15
1.3. Nhận xét, đánh giá .....................................................................................24
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Mục tiêu .....................................................................................................25
2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................................25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................25
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .............................................................25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25
2.2.2. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................25
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái của loài cây Ươi ........................25
2.3.2. Đặc điểm tầng cây cao lâm phần có Ươi phân bố ......................................25
2.3.3. Đặc điểm tầng tái sinh của lâm phần có Ươi phân bố ...............................26
2.3.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh......................................................26


download by :


iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................26
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu hiện trường ..................................................26
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..........................................................27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................27
2.5. Phương pháp đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp .............................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 32
3.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Ươi..............................................32
3.1.1. Đặc điểm phân bố của cây Ươi trong các trạng thái rừng tự nhiên .........32
3.1.2. Đặc điểm khí hậu nơi cây Ươi phân bố........................................................33
3.1.3. Đặc điểm đất nơi có Ươi phân bố.................................................................33
3.2. Đặc điểm tầng cây cao của lâm phần có Ươi phân bố ..............................37
3.2.1. Đặc điểm tầng cây cao của lâm phần có Ươi phân bố tại Quảng Ngãi ...37
3.2.2. Đặc điểm tầng cây cao của lâm phần có Ươi phân bố tại Quảng Nam ...40
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc rừng có Ươi phân bố .....................................................43
3.3. Đặc điểm tầng cây tái sinh của lâm phần có cây Ươi phân bố .................49
3.3.1. Tổ thành và mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng có Ươi phân bố
trong khu vực nghiên cứu .........................................................................................49
3.3.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ..........................................................52
3.3.3. Kiểu phân bố tầng cây tái sinh ......................................................................58
3.4. Đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp ..................................................59
3.4.1. Căn cứ đề xuất ................................................................................................59
3.4.2. Đề xuất các điều kiện lập địa gây trồng loài cây Ươi ở Quảng Nam và
Quảng Ngãi................................................................................................................59
3.4.3. Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng ..................................................................60

3.4.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên .................................61
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 67

download by :


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu/từ viết tắt

Giải nghĩa

cm

Centimet

D1.3

Đường kính thân cây ở vị trí chiều cao 1,3 m

Dt

Đường kính tán lá

Hvn

Chiều cao vút ngọn


IV%

Chỉ số mức độ quan trọng của lồi

m

Mét

m2

Mét vng

mm

Millimetre

N%

Hệ số tổ thành loài theo số cây

N/D1.3

Phân cấp số cây theo cấp đường kính

N/H

Phân cấp số cây theo cấp chiều cao

N/ha


Mật độ cây trên đơn vị diện tích 1 ha

OTC

Ơ tiêu chuẩn

TSTV

Tái sinh triển vọng

%

Tỷ lệ phần trăm

download by :


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm khí hậu nơi có Ươi phân bố ................................ 33
Bảng 3.2: Tính chất lý tính đất nơi có Ươi phân bố ....................................... 34
Bảng 3.3: Tính chất hóa tính của đất nơi có Ươi phân bố .............................. 36
Bảng 3.4: Mật độ và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Ươi trong các trạng thái
rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi............................................................................ 38
Bảng 3.5: Tổ thành tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Ươi phân bố ở
Quãng Ngãi ..................................................................................................... 39
Bảng 3.6: Mật độ và các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần có Ươi phân bố tại
Quảng Nam ..................................................................................................... 40

Bảng 3.7: Tổ thành tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Ươi phân bố ở
Quảng Nam ..................................................................................................... 42
Bảng 3.8: Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 của các trạng thái rừng có Ươi
phân bố ở các khu vực nghiên cứu .................................................................. 44
Bảng 3.9: Kết quả mô phỏng phân bố N/H của các trạng thái rừng có Ươi
phân bố ở các khu vực nghiên cứu .................................................................. 46
Bảng 3.10: Kiểu phân bố của tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Ươi
phân bố ở khu vực nghiên cứu ........................................................................ 48
Bảng 3.11: Công thức tổ thành cây tái sinh trong các trạng thái rừng tại
Quảng Ngãi ..................................................................................................... 49
Bảng 3.12: Công thức tổ thành cây tái sinh trong các trạng thái rừng tại
Quảng Nam ..................................................................................................... 51
Bảng 3.13: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trong các trạng thái rừng có
Ươi phân bố ở Quảng Nam và Quảng Ngãi .................................................... 53
Bảng 3.14: Mật độ tái sinh cây Ươi tại các trạng thái rừng ............................ 56
Bảng 3.15: Kiểu phân bố của tầng cây tái sinh trong các trạng thái rừng có
Ươi phân bố ở khu vực nghiên cứu ................................................................. 58

download by :


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của lồi Ươi ở Việt Nam ................................. 17
Hình 3.1: Ươi ở trạng thái rừng nghèo............................................................ 32
Hình 3.2: Ươi ở trạng thái rừng giàu............................................................... 32
Hình 3.3: Phẫu diện đất ở Quảng Nam ........................................................... 35
Hình 3.4: Phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm N/D1.3 ở một số ơ tiêu
chuẩn ............................................................................................................... 45

Hình 3.5: Phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm N/H ở một số ơ tiêu
chuẩn ............................................................................................................... 47
Hình 3.6: Ươi tái sinh ở trạng thái rừng nghèo ............................................... 58

download by :


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ươi là loài cây gỗ đa tác dụng, có tên khoa học Scaphium macropodum
(Miq.) Beumée ex K. Heyne, thuộc họ Trơm (Sterculiaceae). Lồi này có
phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Sản phẩm chính của
Ươi là hạt, được sử dụng làm đồ uống và một số tác dụng trong ý học như:
giải độc, lợi cổ họng và đặc biệt táo bón, gai cột sống,… Đây là lồi cây có
giá trị cao về mặt kinh tế nên nhiều năm gần đây việc khai thác nguồn lợi này
diễn ra thường xuyên và liên tục. Do sự khai thác quả bằng cách chặt cây diễn
ra quá mức đã dẫn đến tình trạng các quần thể Ươi trong tự nhiên bị suy thoái
nghiêm trọng cả về số lượng, diện tích và chất lượng. Hàng trăm quần thể Ươi
với hàng nghìn cá thể đã và đang bị chặt phá để lấy quả, điều này làm cho loài
cây Ươi đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa và đã được ghi tên trong Sách đỏ
Việt Nam (2007).
Nam Trung Bộ là vùng có mật độ phân bố Ươi nhiều trên cả nước với
số lượng cá thể Ươi cho quả nhiều. Do đó, vùng này cũng là nơi cây Ươi bị
khai thác triệt để phục vụ nhu cầu trước mắt, trong khi đó việc trồng rừng và
phát triển rừng trồng lồi cây Ươi chưa được quan tâm nhiều. Cây Ươi là một
trong những loài cây bản địa sinh trưởng khá nhanh và dễ tái sinh, tuy nhiên
do quá trình khai thác ngày càng nhiều nên số lượng cá thể giảm sút đáng kể.
Một số cơng trình nghiên cứu về cây Ươi từ trước tới nay mới chỉ tập trung
chủ yếu đề cập tới các kỹ thuật chọn giống và gây trồng. Đây là nguồn thông

tin và cơ sở khoa học ban đầu có giá trị để đề tài kế thừa có chọn lọc và định
hướng nghiên cứu bổ sung nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc phát triển bền
vững Ươi. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, phân bố, lâm học cịn ít
được quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài luận văn: “Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.

download by :


2

Heyne) tại một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ” được thực hiện là cần thiết, góp
phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc gây trồng và quản lý loài cây bản địa
đa tác dụng này, nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân
địa phương ở các vùng trồng Ươi.

download by :


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng
1.1.1.1 Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái cây rừng
Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái của các lồi cây rừng trên
thế giới đã có khá nhiều cơng trình được thực hiện và đã đạt được kết quả
đáng kể, rất nhiều loài đã được nghiên cứu phân loại giám định loài nhằm xác

định vùng phân bố, đặc điểm sinh thái, có thể liệt kê một số nghiên cứu của
các tác giả như Lecomte M. (1931); Kochummen (1972); Samartin, A.
(1992);...các cơng trình nghiên cứu này đã chỉ ra vùng phân bố tự nhiên, kiểu
rừng phân bố, độ cao phân bố so với mực nước biển của một số loài cây như
Dẻ anh, Ươi, Sở chè...
W.Lacher (1978) đã chỉ rõ vấn đề cần nghiên cứu sinh thái thực vật, sự
thích nghi thực vật ở các điều kiện tự nhiên khác nhau. E.P. Odium (1975) đã
phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá
thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng lồi. Trong trường hợp đó chu
kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với mơi trường được đặc
biệt chú ý. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có
thể định lượng bằng phương pháp tốn học, mơ phỏng, phản ánh các quy luật
tương quan trong tự nhiên. Các phương pháp thực nghiệm sinh thái học nhằm
nghiên cứu mối quan hệ giữa các lồi, phương pháp điều tra đánh giá... được
trình cụ thể trong ‘‘Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen D.Wratten và
Gary L.A. Fry (1980).
1.1.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm lâm học một số loài cây rừng
Những cơ sở khoa học về rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều tác giả
quan tâm như: Richard (1959) với cơng trình Rừng mưa nhiệt đới; Baur G.N.
(1962) với cơng trình Cơ sở sinh thái của kinh doanh rừng mưa; Catinot

download by :


4

(1965) với cơng trình Lâm sinh học nhiệt đới..., Các cơng trình nghiên cứu đã
cho thấy hệ sinh thái rừng nhiệt đới rất đa dạng về thành phần loài và cấu trúc
tầng tán. Bên cạnh đó, các tác giả đã nghiên cứu, thảo luận đưa ra nhiều lý
luận khoa học, cơ sở thực tiễn, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và cho thấy được vai

trò quan trọng của các yếu tố này trong kinh doanh hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Có thể thấy, các nghiên cứu về cấu trúc tầng thứ của các tác giả trên mới chỉ
đưa ra nhận xét mang tính định tính, phân chia tầng thứ dựa vào cấp chiều cao
mang tính cơ giới nên phần nào chưa phản ánh đúng tính phức tạp của cấu
trúc rừng nhiệt đới.
Hiện tượng phân tầng là một đặc trưng quan trọng của rừng nhiệt đới.
Một trong những cơ sở định lượng để phân chia tầng là quy luật phân bố số
cây theo cấp chiều cao. Đã có một số tác giả đề xuất các phương pháp nghiên
cứu tầng thứ của rừng nhiệt đới, điển hình như phương pháp vẽ biểu đồ mặt
cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Risa (1933 - 1934) (Dẫn theo Trần Văn
Con và cộng sự, 2010) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan vẫn là
phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng rừng. Tuy nhiên
phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp của các
lồi cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) (Dẫn theo Trần Văn Con
và cộng sự, 2010) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa
lại một hình tượng về khơng gian ba chiều. Việc phân cấp cây rừng cho rừng
hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác
giả nào đưa ra được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên
mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự
nhiên tại Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng
thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước cây rừng. Dawkin (1958) cũng đưa ra
một bảng phân cấp cây cho rừng tự nhiên với 5 cấp (Dẫn theo Trần Văn Con
và cộng sự, 2010).
Để có cái nhìn tồn diện hơn về cấu trúc rừng nhiệt đới các nghiên cứu
cấu trúc rừng được chuyển dần từ mơ tả định tính sang định lượng với sự hỗ

download by :


5


trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc mơ hình hố cấu trúc rừng,
xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được các tác
giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu
như: B.Rollet (1971) (Dẫn theo Trần Văn Con và cộng sự, 2010) đã biểu diễn
các quan hệ chiều cao - đường kính ngang ngực, đường kính tán - đường kính
ngang ngực bằng các hàm hồi quy; phân bố đường kính tán, đường kính thân
cây dưới dạng các phân bố xác suất; Balley (1973) mơ hình hoá cấu trúc thân
cây với phân bố số cây theo cỡ kính (N-D) bằng hàm Weibull. Nhiều tác giả
khác dùng hàm Schumacher, hyperbol, hàm mũ, Poisson, Charlier, ... để mơ
hình hố cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở
phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu
trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng.
Tiêu biểu cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809),
Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973)... (Dẫn theo Trần Văn
Con và cộng sự, 2010). Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng
này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã khơng tách rời khỏi
hồn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo
sinh thái.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu
mô tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự
biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau
trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng.
Các kiến thức về cấu trúc không gian và thời gian là cơ sở để xây dựng
mơ hình cấu trúc chuẩn và đề xuất các giải pháp xử lý lâm sinh để hướng
rừng đến cấu trúc chuẩn.


download by :


6

Khẳng định sản lượng bền vững như là vấn đề kỹ thuật quan trọng nhất
trong kinh doanh rừng, D. Alder (1980, 1992....), J. Vanclay (1994, 1998...) đã
xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu, dự tính, dự báo sản lượng rừng tự
nhiên làm cơ sở xác định các giải pháp kỹ thuật kinh doanh bền vững tài
nguyên rừng.
1.1.2. Nghiên cứu về cây Ươi
1.1.2.1. Phân loại và hình thái
Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne) thuộc họ
Trơm (Sterculiaceae), cịn được gọi là malvanut (tiếng Anh) hoặc Kembang
semangkuk jantung (tiếng Malaysia), là cây thường gặp trong rừng mưa nhiệt
đới ở khu vực Đơng Nam Á (Kochummen, 1972).
Cây Ươi trưởng thành có chiều cao đạt tới 40 - 45m, đường kính thân
cây 80 - 100cm. Quá trình rụng lá của Ươi diễn ra trong thời gian ngắn và ra
hoa trên những cành đã rụng lá trước khi mọc những lá non (Kostermans,
1953; Yamada và Suzuki, 2000). Lá mọc tập trung ở đỉnh cành, có 2 dạng
khác nhau: lá có 3 đến 5 thùy ở thân non và lá hình bầu dục ở thân lớn, rộng
khoảng 10 - 12cm, dài 15 - 25cm không có lơng, và cuống dài 10 - 30cm. Hoa
chùm, nhỏ, gồm hoa đực và hoa cái, cụm hoa màu xanh lá cây sáng hay màu
đỏ, đài có ống dài và có lơng, tai 5, nỗn sào có lơng. Quả thịt, manh nang,
cao 10 - 15cm, tự khai, mau nở, màu nâu khi già, bao chung quanh một cánh
màng, dài 20cm và tự khai. Hạt to hình bầu dục hay thn dài màu đỏ nhạt
hay nâu, da nhăn, thô, phù to khi gặp nước, có kích thước 25 x 15mm. Mùa
hoa từ tháng 1 đến tháng 4, hoa chính tháng 3. Mùa quả từ tháng 6 đến tháng
8, chín rộ tháng 7. Chu kỳ quả 4 năm ra một lần.

Theo Yamada và Suzuki (1997), hình thái lá và tán cây thay đổi tùy
thuộc vào kích thước cây, có liên quan đến sự tăng trưởng và sự sống của cây
trồng. Cây Ươi chỉ bắt đầu phát triển cành bên tự nhiên khi đường kính thân
đạt được hàng chục cm trở lên và phát triển tăng đường kính tán chủ yếu bằng

download by :


7

tăng kích thước và số lượng lá trong tán. Khoảng cách phân tán của quả hiếm
khi vượt quá 50m so với gốc cây mẹ.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái
Theo Kochummen (1972), Ươi có phân bố tự nhiên tại các rừng mưa
nhiệt đới ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei và
Việt Nam; nhập trồng ở Xishuangbana, Jinghong tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
vào năm 1970. Ươi xuất hiện trong những khu rừng thường xanh, chủ yếu là
đất đá, thường là trên những sườn đồi. Tuy nhiên, rất ít khi Ươi xuất hiện
rừng thuần lồi trong tự nhiên. Ươi là cây ưa sáng và sinh trưởng khá nhanh,
thường tái sinh xuất hiện như cây “tiên phong” trên các khoảng “trống” trong
rừng tự nhiên.
Ươi phân bố chủ yếu ở khu vực có độ cao 300 - 500m so với mực nước
biển, nhiệt độ trung bình 20 - 260C, lượng mưa bình quân năm 1.000 2.000mm. Tuy nhiên, Ươi có thể phát triển trên những sườn đồi, rặng núi,
rừng đầm lầy, và rừng tiểu vùng có độ cao lên đến 1.200m. Ươi thích hợp với
2 loại đất là đất đỏ vàng và đất đỏ. Ươi ưa đất tốt, có độ ẩm cao và hàm lượng
mùn cao. Ươi cũng có thể thích nghi với các loại đất chua và nghèo canxi.
Hiện nay trên thế giới các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về tính đa
dạng di truyền cây Ươi cịn rất hạn chế. Do đó, đây là một khoảng trống cần
thiết thực hiện các nghiên cứu để lựa chọn được những cây ưu trội về kiểu
gen và xác định mối quan hệ giữa các cây trội về mặt di truyền, nhân tố nhằm

hạn chế sự thối hóa giống.
1.1.2.3. Giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế cây Ươi
Hạt Ươi chứa một số lượng lớn chất gelatine có thể được sử dụng để
điều trị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, đau họng, hen suyễn, kiết lỵ, sốt,
ho, viêm và bệnh tiểu đường (Lim, 2012). Ở Trung Quốc, hạt Ươi cũng được
sử dụng như một loại thuốc truyền thống để ngăn ngừa viêm họng, điều trị
chứng ho gà và táo bón. Hạt Ươi cũng có đặc tính làm mát (Lamxay, 2001).
Ươi là loại lâm sản có giá trị kinh tế cao và là nguồn thu nhập quan trọng của

download by :


8

người dân một số khu vực ở các nước Lào, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam. Trung bình một cây trưởng thành cho năng suất 40
kg hạt khô/năm. Lào là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn, năm cao
nhất (2001) sản lượng xuất khẩu đạt tới 1.700 tấn. Giá hạt Ươi khô trên thị
trường thế giới dao động từ 15 đến 20 USD/kg. Năm 2004, Thái Lan đã nhập
khẩu một lượng lớn các chất được chiết suất từ hạt Ươi ở Malaysia, ước tính
gần 10 triệu USD (Thai Customs Department, 2004). Ngoài việc tiêu thụ nội
địa ở các nước có sản phẩm, hạt Ươi chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc,
một phần sang Pháp, Đài Loan. Nhu cầu thị trường hạt Ươi tương đối lớn và
ổn định, nhưng nguồn cung cấp không lớn và dao động theo chu kỳ sai quả.
1.1.2.4. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng Ươi
Theo Li và Wu (2003), cần chọn loại đất tốt và thoát nước để trồng
Ươi. Khoảng cách trồng giữa các cây 6m x 7m. Cây Ươi trồng từ hạt có tỷ lệ
sống trung bình 75%, tốc độ sinh trưởng chiều cao trong 3 năm đầu đạt 1
m/năm. Sau khi trồng 7 năm, Ươi có thể cho quả vụ đầu. Trong những năm
đầu, Ươi rất cần được che nắng, có thể trồng xen cây Ươi dưới tán các cây gỗ

khác. Ở một số nước (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia) đã trồng Ươi với
diện tích tương đối lớn và cho hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm trồng xen
Ươi với các cây kinh tế khác hiện vẫn chưa thu được kết quả thuyết phục. Để
khắc phục tình trạng cây quá cao, không thuận lợi cho thu hoạch. Tại Vân
Nam, Trung Quốc các nhà khoa học đã dùng biện pháp ghép chồi bên và ức
chế sinh trưởng để tạo ra cây Ươi lùn có chiều cao 3 - 5m, cành bên dài không
quá 1 m. Với phương pháp này, 5 năm sau khi trồng, cây Ươi ra hoa lứa đầu
tiên, năng suất quả cao và dễ thu hái (Li và Wu, 2003).
Ở Malaysia, cây Ươi được trồng hỗn giao với các loài cây ăn quả khác
theo phương thức canh tác truyền thống trong vườn hộ cũng mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người dân địa phương (Hashim, 1986; Lee, 2004; Hashim
và cs, 2004).

download by :


9

Kết quả nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây
Ươi chiết cành cho thấy che sáng 50% cho cây trồng có tác dụng làm tăng
sinh trưởng chiều cao, tăng số lượng lá và diện tích lá, tuy nhiên lại hạn chế
sinh trưởng đường kính của cây Ươi chiết so với đối chứng không che sáng
(Wu và cs, 1997).
Lee và cs (2004) đã nghiên cứu phân tích tính đa dạng di truyền và chỉ
số đa dạng sinh học/H (Shanoon index) của một số quần thể Ươi dưới tác
động của khai thác chọn, kết quả cho thấy với tác động ngắn hạn thì chưa ảnh
hưởng tới đa dạng di truyền và H, nhưng với những tác động kéo dài liên tục
thì đa dạng di truyền bị suy giảm nghiêm trọng (chỉ số H suy giảm tới 31,5%)
ở những quần thể có mật độ cây Ươi thấp. Điều này có thể do sự trơi dạt di
truyền, nguồn gen và quá trình tự thụ phấn xảy ra do suy thoái quần thể.

Yarwudhi và cộng sự (1994) đã tiến hành nghiên cứu khả năng tái sinh
tự nhiên của Ươi tại 3 loại hiện trường là rừng tự nhiên (P1), rừng thứ sinh
sau khai thác (P2) và trảng cỏ cây bụi tại tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan. Kết
quả cho thấy, Ươi có mật độ tái sinh cao nhất tại P1 và P2, đặc biệt có khả
năng tái sinh tự nhiên cao trong các khoảng trống. Theo Yamada và Suzuki
(1997) khả năng tái sinh tự nhiên của Ươi được thiết lập thành công thường
nằm ngoài tán của cây mẹ, cách gốc khoảng 14m. Các cây mẹ trưởng thành
và cây con tái sinh thường phân bố riêng rẽ theo cách “loại trừ nhau”, mật độ
hạt và tỷ lệ nảy mầm được phát hiện cao nhất dưới tán cây mẹ, nhưng tại đây
cũng có tỷ lệ chết cây con cao nhất, bởi tầng rơi rụng và tầng tán các cây mẹ
quá dày.
1.2. Trong nước
1.2.1. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng
1.2.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái cây rừng
Trần Văn Con (1990) đã tiến hành nghiên cứu khả năng ứng dụng mơ
phỏng tốn để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ

download by :


10

sinh thái rừng khộp Tây Nguyên. Tác giả đã đi đến mốt số kết luận: Hệ sinh
thái rừng khộp có thể diễn đạt bằng ngơn ngữ tốn học dưới dạng các mơ
hình lý thuyết, có thể ứng dụng các mơ hình này để mơ phỏng định lượng
các đặc trưng cấu trúc của quần thụ rừng khộp; cấu trúc tổ thành rừng khộp
có thể mơ phỏng bằng hàm h = H’(1- exp(-ks)) của Stocker và Bergmann
(1977), từ đó tác giả đã chia ra 16 kiểu ưu hợp thường gặp ở rừng khộp; cấu
trúc N/D của rừng khộp tuân theo luật phân bố Weibull.
Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái của các lồi cây bản địa ở

nước ta có khá nhiều cơng trình được thực hiện, có thể liệt kê một số nghiên
cứu như sau:
Bảo Huy (1993) trong nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata)
làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây
Nguyên” đã đề cập đến nhiều nội dung về các đặc điểm sinh học và sinh thái
học của loài, các tương quan trong nghiên cứu lâm học, tái sinh, cấu trúc tổ
thành,... nhưng tập trung theo điều tra rừng. Các thành phần đi kèm chính với
Bằng lăng là Muồng đen (Cassia siamea), Bình linh (Vitex pubescens), Kháo
(Machulus odoratissima), Quế rừng (Cinnamomum iners).
Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp
gây trồng ni dưỡng cây Lát hoa, ngồi những kết quả nghiên cứu về các đặc
điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ
thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Hà Thị Mừng (2000) nghiên cứu quan hệ sinh thái loài Giáng Hương
(Pterrocapus macrocapus Kurz) với các loài cây khác trong rừng khộp. Các
nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sinh thái loài kết hợp
với xử lý thơng kê trên máy tính để đưa ra được quan hệ sinh thái loài nghiên
cứu các loài ưu thế khác trong quần xã làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp gây trồng phát triển. Có rất nhiều phần mềm ứng dụng để xử lý thống kê
như SPSS, Statgraphics Plus, Excel, ...

download by :


11

Vương Hữu Nhi (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ
thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái,

phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây
trồng đối với loài cây này.
Võ Hùng (2006) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài Kim
tiền thảo (Desmodium styracifolium) tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. Các đặc
điểm sinh thái thu thập được đã làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp gây
trồng thủ nghiệm. Tìm hiểu các nhân tố sinh thái là một trong những vấn đề
quan trọng phục vụ cho việc trồng và kinh doanh rừng. Tác giả đã sử dụng
các phương pháp điều tra phân bố, thu thập số liệu, phân tích định tính, định
lượng đưa ra các nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng, phát triển của Kim tiền thảo. Để xác lập mối quan hệ giữa số lượng
cây Kim tiền thảo xuất hiện với các nhân tố sinh thái nhà nghiên cứu đã sử
dụng phần mềm thống kê Statgraphics để xây dựng và phân tích mối quan hệ
đa biến. Các biến số định tính đã được mã hóa thống nhất theo chiều biến
thiên thay đổi, các biến số định lượng được sử dụng giá trị thực để xây dựng
phương trình, làm cơ sở cho việc gây trồng thử nghiệm loài cây này.
Nghiên cứu của Phạm Minh Toại và Vũ Đại Dương (2012) cho thấy, tại
tỉnh Sơn La lồi Cáng Lị (Betula alnoides Buch. – Ham.) phân bố chủ yếu ở
nơi có độ dốc nhỏ hơn 40˚, ở độ cao từ 500 – 1500 m so với mặt nước biển.
Loài này là loài cây chiếm tỷ lệ lớn trong cơng thức tổ thành lồi cây gỗ (hệ
số tổ thành đạt 9,24).
Nguyễn Văn Hợp và Nguyễn Thị Hạnh (2017), tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Xn Nha lồi Thơng Xn Nha (Pinus cernua) phân bố ở độ cao tuyệt
đối từ 900 - 1400 m thuộc dãy Pha Luông của Cao ngun Mộc Châu, nơi có
địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều đỉnh núi đá vôi xen lẫn núi đất và sườn
dốc dựng đứng. Loại đất chính là đất sét phát triển từ đá mẹ sa thạch, sa phiến

download by :


12


thạch. Lồi này phân bố nơi có độ tàn che bình qn 0,5 - 0,6 và thường mọc
thuần lồi theo đám hoặc mọc kèm với các loài cây lá rộng thường xanh
thuộc họ Chè (Theaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae),...
Trần Ngọc Hải và cộng sự (2016), tại Vườn quốc gia Bến En loài Vù
hương (Cinnamomum balansae Lecomte) phân bố rải rác ở khu vực núi đất từ
độ cao 50 m trở xuống so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng,
độ dốc từ 100 – 250, đất Feralit nâu vàng trên đá thạch sét, trong các trạng thái
rừng IIb, IIIa1 và IIIa2..
Bùi Văn Hướng và công sự (2017), ở Việt Nam lồi Hồng liên ơ rơ lá
dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thường phân bố ở những khu rừng
thưa hay các trảng cây bụi trên núi đá vơi nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh
dưỡng, độ cao từ 1.700- 2.500m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình
năm khoảng 15 – 160C, độ ẩm khơng khí bình qn năm trên 80%, lượng mưa
bình qn đạt từ 1.800 - 2.800mm/năm; Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ
cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) đạt 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên
cứu. Thời gian ra chồi mới, lá non tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến
tháng 10 hàng năm, chiều cao tăng trưởng 11,73cm/ năm.
Kết quả của các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
của các loài thực vật rừng tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật
gây trồng, nuôi dưỡng nhằm đáp ứng được các mục đích khác nhau trong
cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác, phát triển một số lồi cây bản
địa có giá trị theo hướng bền vững.
1.2.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm lâm học một số loài cây rừng
Cấu trúc rừng bao gồm: cấu trúc sinh thái (tổ thành, dạng sống, tầng
phiến), cấu trúc hình thái (tầng thứ, mật độ, mạng hình phân bố) và cấu trúc
thời gian (N/D1.3). Nghiên cứu của Nguyên Văn Trương, (1983) về rừng tự
nhiên có thể coi là một trong các cơng trình nghiên cứu có hệ thống về cấu
trúc rừng tự nhiên Việt Nam.


download by :


13

Cấu trúc sinh thái: rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng có cấu trúc
sinh thái phức tạp nhất về thành phần loài, tầng phiến và dạng sống thể hiện
sự phong phú về đa dạng sinh học. Các chỉ tiêu để chỉ sự đa dạng về loài của
rừng tự nhiên là hệ số hỗn loài (số loài/số cây). Theo Đỗ Đình Sâm và cộng
sự (2001), trong rừng tự nhiên ở Việt Nam hệ số này biến động từ 1/5 đến
1/13 (nếu số cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 10 cm trở lên trong 1 ha
bình quân là 500 cây thì số lồi biến động từ 38-100 lồi/ha). Cấu trúc tổ
thành loài nghiên cứu về tầm quan trọng sinh thái của mỗi loài trong quần thụ,
các chỉ tiêu để định lượng về tổ thành thường được dùng là giá trị IV
(Important Value) tính bằng %. Giá trị này được tính cho tỷ trọng số cây của
một lồi so với tổng quần thụ, hay tỷ trọng tiết diện ngang G, hoặc tổng của
hai chỉ tiêu này. Các lồi có giá trị IV%> 5% được xếp vào các loài ưu thế.
Phục vụ mục tiêu quản lý, người ta cũng nghiên cứu các quan hệ tương hỗ
giữa các lồi (nhóm sinh thái); nhóm các lồi mục đích, các lồi phù trợ và
các lồi phi mục đích. Sự phân chia này là tương đối vì lồi phi mục đích hơm
nay có thể trở thành loài kinh tế trong tương lai và ngược lại. Việc khai thác
rừng sẽ làm thay đổi cấu trúc tổ thành loài. Theo kết quả nghiên cứu ở Lâm
Trường Ba Rền của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) cho thấy, trong khi
nhóm lồi cây mục đích ở rừng giàu và trung bình chiếm 30-50% thì ở rừng
nghèo sau khai thác nhiều lần chỉ chiếm 13-25%. Ở Hương Sơn có những
vùng Chẹo và Ngát chiếm 32%, các lồi khác chiếm 41% nghĩa là 73% ưu thế
là các loài kém giá trị kinh tế. Tại Kon Hà Nừng cũng nhận thấy tổ thành các
lồi có giá trị kinh tế ở rừng giàu (Giổi, Sữa, Xoay, Re, Ươi, Thông nàng...)
chiếm 20% trong khi ở rừng nghèo chỉ có 13%.
Cấu trúc thời gian N/D1.31.3: Phân bố số cây theo cấp kính là một trong

những cơ sở quan trọng nhất của kết cấu lâm phần. Đường kính là thành phần
tham gia chủ yếu trong việc tính tốn thể tích cây, từ đó xác định trữ lượng
của rừng. Phân bố đường kính cũng là cơ sở cho các biện pháp xử lý lâm sinh,

download by :


14

đặc biệt là khai thác và điều chế. Đối với rừng tự nhiên lá rộng thường xanh,
các nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho thấy dạng phân bố nói chung là
giảm dần và chia làm 3 kiểu: (i) Giảm đều; (ii) Đường cong giảm có một đỉnh
lệch trái (ở cấp kính 12-16cm) và (iii) Đường cong giảm có hai đỉnh (ở
d=16cm và d=80cm). Các dạng phân bố N/D1.3 đều có thể mơ tả bằng tốn.
Các kết quả nghiên cứu của Lê Sáu (1996) ở Kon Hà Nừng; Đào Công Khanh
(1996) ở Hương Sơn, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2006) đều cho thấy rừng tự
nhiên ít bị tác động (trạng thái IV) đều có cấu trúc N/D1.3 ở dạng một đỉnh
lệch trái và có thể mơ phỏng được bằng hàm Weibull.
Quy luật kết cấu trữ lượng: tức là quy luật phân bố thể tích theo cỡ
kính, đây là cơ sở quan trọng để xác định phương thức và cường độ khai thác.
Phương thức khai thác chính đối với rừng tự nhiên khác tuổi là khai thác
chọn. Với phương thức này kết cấu trữ lượng được chia thành 3 lớp cây: (i)
Lớp dự trữ (D1.3 < 25cm), (ii) lớp kế cận (D1.3 = 25-40 cm) và (iii) lớp thành
thục (D1.3 > 40cm). Một mơ hình rừng được coi là có kết cấu trữ lượng chuẩn
cần có tỷ lệ thể tích giữa ba lớp cây trên là: 1:3:5. Các mẫu rừng chuẩn ở Kon
Hà Nừng (Gia Lai) có kết cấu trữ lượng là: 1:3:13; ở Hương Sơn (Hà Tỉnh) là
1:2:7; ở Gia Nghĩa (Đắk Nơng) là: 0,8:3,2:4,9; ở Quảng Bình với rừng giàu:
1,5:3,7:4,8; với rừng trung bình: 1,8:5,6:2,6 và với rừng nghèo là: 2,8:5,9:1,3.
Cấu trúc thẳng đứng (tầng thứ): Phân bố số cây theo chiều cao cũng
được các nhà lâm học quan tâm để xác định tầng thứ của rừng. Rừng tự nhiên

nhiệt đới Việt nam có thể chia làm 3-5 tầng thứ.
Hồ Ngọc Sơn (2017), tại khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
- Bắc Kạn tổ thành tầng cây cao của các lâm phân có Xoan mộc phân bố dao
động từ 14 đến 20 lồi, trong đó 4 đến 7 loài ưu thế gồm các loài Xoan mộc,
Nghiến, Trai lý, Sp, Trường mật, Vàng anh, Dẻ, Muồng đen. Xoan mộc tái
sinh tương đối tốt, mật độ bình quân 720 cây/ha. Tổ thành loài cây tái sinh ở
trong các lâm phân có Xoan mộc phân bố dao động từ 15-17 lồi, trong đó có

download by :


15

10-13 lồi ưu thế , có một số lồi như: Kháo, Dâu rừng, Giổi nhung, Trai, Vải
rừng, Nghiến, Trường mật, Máu chó,...
Phan Thị Thanh Huyền (2017), tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cấu trúc
tầng cây cao của rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố có 3 tầng
tán, tuy nhiên tầng vượt tán còn thưa thớt (1-8 cây/ha), tầng dưới tán có từ 856 cây/ha và tầng ưu thế có 141-173 cây/ha. Độ tàn che đạt mức trung bình từ
0,6-0,7. Phân bố N/D1.3 và N/Hvn ở tầng cây cao của rừng tự nhiên có Dẻ
tùng sọc trắng hẹp phân bố bị phá vỡ, hàm Weibull phù hợp nhất để mô
phỏng phân bố số cây theo cấp đường kinh và cấp chiều cao. Về cấu trúc tổ
thành, trong 14 loài cây ưu thế trên tổng số 48 lồi cây gỗ tham gia vào cấu
trúc tổ thành thì Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mối quan hệ tương hỗ với các loài
như Đỉnh tùng, Dẻ cuống, Kháo lá dài và có mối quan hệ bài xích ngẫu nhiên
với các loài Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuộc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ
gai, Ngát, Dẻ ấn độ, Phân mã, Mạ sưa, Sồi lá to.
1.2.2. Nghiên cứu về cây Ươi
1.2.2.1. Phân loại và hình thái
Cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne) thuộc
chi Ươi (Scaphium), họ phụ Trôm (Sterculiaceae), có các danh pháp khoa học

đồng nghĩa khác: Sterculia lychnophora, Caryophyllum macropodum,
Scaphium lychnophorum, Firmiana lychnophora. Tên Việt Nam cịn có một
số tên gọi khác như: Ươi bay, lười Ươi, thạch, bạng đại hải, hương đào, lù
noi, sam rang, som vang, đười Ươi, đại đơng quả, an nam tử
( />Ươi là lồi bản địa mọc nhanh, gỗ lớn cao 20-35m, đường kính 50100cm, thân thẳng vỏ nhiều xơ sợi, cành non có cạnh và có lơng màu hung,
phân bố phân tán trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh miền Trung, Tây Ngun
và Đơng Nam Bộ. Cây Ươi có lá to và dày, mọc so le, tập trung ở đầu cành,
xẻ 5 thuỳ ở cây con, đơn nguyên ở cây trưởng thành, dài 15 - 40cm, rộng 7 -

download by :


16

22cm, gốc lá tròn, đỉnh nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu
nâu bạc; cuống lá dài 10-30cm, to và mập. Hoa nhỏ mọc thành chuỳ ở đầu
cành trước khi cây ra lá. Quả nang 1 - 5 đại cao 10 - 15cm, phần giáp cuống
phình rộng, thon dần về đỉnh. Vỏ quả mỏng, mặt ngoài khi chín màu đỏ, mở
ra như một cánh để phát tán hạt đi xa, mặt trong trắng bạc. Hạt hình bầu dục,
hoặc thuôn, dài 2,5 - 3,5cm, rộng 1,2 - 2,5cm; vỏ hạt màu đỏ nhạt, nhẵn nheo,
dính ở gốc quả. Cây ra hoa vào tháng 3 và quả chín vào tháng 6 - 8. Ươi là
cây gỗ cao, mọc thẳng, gỗ mềm dễ gãy, vì vậy để thu hạt thường phải chặt
cây, hoặc nhặt các hạt rụng dưới gốc... Quá trình ra hoa và đậu quả phụ thuộc
rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thấp vào giai đoạn cây sắp ra hoa
làm giảm mạnh số lượng hoa và quả trên mỗi cây, trong khi chế độ chiếu sáng
ít có tác động tới các q trình này. Cây Ươi sai quả theo chu kỳ, khoảng 3-4
năm cây cho năng suất cao một lần. Cây tái sinh dễ dàng bằng hạt và chồi.
Vào mùa quả chín, hạt Ươi rụng xuống đất, hút nước và nẩy mầm sau khoảng
1 tháng (Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng, 1992; Đỗ Tất Lợi, 2004).
Theo Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992), gỗ Ươi có đặc điểm mềm,

nhẹ phù hợp làm gỗ dán lạng và đóng đồ dùng thơng thường, vỏ hạt nhiều
chất nhày làm đồ uống giải khát, nhân chứa chất béo ăn được. Theo Đỗ Tất
Lợi (2004), hạt Ươi vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc,
thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam. Do
quả Ươi có giá trị cao trên thị trường nên hàng năm vào mùa quả chín, do
thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn 15 - 25m khó lấy quả, người dân vào
rừng chặt cây để khai thác quả dẫn tới loài này đang giảm sút về số lượng và
chất lượng; trong khi đó từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào nhằm cải
thiện giống để có thể kinh doanh cây Ươi như lồi cây ăn quả trong vườn
rừng tạo sản lượng quả ổn định, thuận lợi thu hái, không chặt hạ cây, cũng
như khả năng cung cấp gỗ duy trì nguồn gen và góp phần bảo vệ rừng.

download by :


17

Thân cây Ươi

Lá cây Ươi

Quả Ươi tươi

Quả Ươi khơ

Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của lồi Ươi ở Việt Nam
Hồ Hỷ (2005) khẳng định, cây Ươi là cây gỗ đa tác dụng, có giá trị ở Việt
Nam, sản phẩm chủ yếu là quả làm dược liệu và đồ uống bổ dưỡng, ngồi ra gỗ
có thể được sử dụng cho làm nhà hoặc đóng bao gói và đồ dùng đơn giản. Sản
lượng thu hái tại Việt Nam có thể đạt mức trung bình 235 tấn hạt khơ/năm. Một

cây Ươi thành thục, vào năm sai quả cho năng suất quả 60 - 100kg (có thể hơn
nữa) và đem lại thu nhập cho người dân khoảng 12 - 18 triệu đồng (hiện tại 1kg
quả có giá trung bình khoảng 250.000 - 350.000 vnđ/kg).
Ươi là cây có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, do sự
khai thác quả bằng chặt phá và diễn ra quá mức đã dẫn đến tình trạng các
quần thể Ươi tự nhiên bị suy thối nghiêm trọng cả về số lượng, diện tích và
chất lượng. Hàng trăm quần thể cây Ươi với hàng nghìn cá thể đã và đang bị

download by :


×