Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở Lục Nam – Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.53 KB, 23 trang )

Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày cung cấp
nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu, được nhiều quốc gia ưa thích. Kết quả
nghiên cứu cho thấy dưa chuột bao tử là cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chứa
nhiều vitamin A, B, B6, E…và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa có lợi cho quá trình đồng
hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Nhận thấy được vai trò của dưa chuột bao tử những năm
gần đây đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước khảo sát nghiên cứu và
chọn Việt Nam là nơi sản xuất dưa chuột bao tử làm nguyên liệu để chế biến cho xuất khẩu
sang các nước như Nhật, Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu.
Xuất khẩu dưa chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng
lên. Sản xuất và xuất khẩu dưa chuột bao tử của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.
Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột tăng mạnh từ cuối
năm 2008 đến nay. Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa
chuột và các chế phẩm từ dưa chuột 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD tăng
155% so với cùng kỳ 2008, ước tính trong tháng 6 kim ngạch có thể đạt tới gần 1,9 triệu
USD, nâng tổng kim ngạch lên 24,1 triệu USD. Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ
Việt Nam, trong đó Liên Bang Nga là nước có kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, đây
cũng là thị trường có kim ngạch cao nhất trong nửa đầu năm 2008.
So với các cây trồng ngắn ngày khác, cây dưa chuột bao tử có nhiều ưu thế như chi
phí cho sản xuất không cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, bình
quân 35 – 40 ngày có thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài từ 60 – 80 ngày.
Bên cạnh những thuận lợi như đã trình bày ở trên, cây dưa chuột bao tử ở Lục Nam
cũng còn gặp phải những vấn đề khó khăn. Trước hết là về trình độ khoa học kỹ thuật của
người nông dân còn thấp như trong các công đoạn chọn đất và chuẩn bị đất trồng, cách
trồng, khoảng cách làm bầu, xử lý hạt, thời điểm phát bệnh và phun thuốc hóa học.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu
tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở Lục Nam – Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1


Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện
Lục Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ
dưa chuột bao tử.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên cả nước
Tìm hiểu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện
Lục Nam tỉnh Bắc Giang
Tìm hiểu của việc liên kết 4 nhà trong trồng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện
Lục Nam tỉnh Bắc Giang
Tìn hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử
trên địa bàn huyện Lục Nam
Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột
bao tử trên địa bàn huyện Lục Nam.
II. NỘI DUNG
2.1 Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên cả nước
2
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
Trước kia cây lúa là cây trống chính, tuy nhiên khi điều kiện sống tăng lên thì nhu
cầu về rau quả cũng tăng cao, các sản phẩm được chế biến từ dưa chuột bao tử cũng dần
được ưa chuộng hơn cả trong và ngoài nước.
Hiện nay dưa chuột bao tử được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Hải Dương, Hưng
Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh. Và một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như Nhật
Bản, Đài Loan, Singapore…
Diện tích trồng dưa chuột bao tử của Việt Nam đã tăng từ 148,42 nghìn ha năm
2005 lên 448,42 nghìn ha năm 2008. Khu vực sản xuất dưa chuột chủ yếu là vúng Đồng
bằng Sông Hồng chiếm 23,28% về diện tích và 25,46% về sản lượng (năm 2007).
Việc nâng cao năng lực chế biến dưa chuột bao tử đã được chú trọng hơn. Năm
2000 cả nước chỉ có 12 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả có dây chuyền và thiết bị còn

lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra con chưa phù hợp với thị trường, công suất 150 nghìn
tấn/năm. Nhưng sau 4 năm triển khai đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh giai đoạn
2000 – 2010 đã có thêm 12 nhà máy chế biến công suất cao 290 nghìn tấn/năm với thiết bị
hiện đại, sản phẩm sản xuất đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thâm
nhập vòa được những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm
như thị trường Mỹ và EU.
Từ khi có quyết định số 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến
khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đến tháng 6/2006 Tổng công ty Rau
quả Việt Nam đã ký 924 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử.
Dưa chuột bao tử khi các hộ trồng ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
dùng cho xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Năm 2007, tổng công ty rau quả Việt Nam đã
xuất khẩu được 47.423 tấn dưa chuột hộp và 552 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh.
Năm 2008, tổng diện tích trồng là 1.685,56 ha, sản lượng xuất khẩu là 70.478 tấn
dưa chuột hộp và 1718 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh. Tổng giá trị xuất khẩu là 7,98 triệu
USD.
Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đã được mở
rộng thêm 10 nước trong đó chủ yếu là các nước trong khối EU như Hà Lan, Bồ Đào Nha
và khối ASEAN là Campuchia, Singapo. Nhu cầu tiêu dung dưa chuột và các dạng chế
3
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
phẩm, từ dưa chuột đang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay. Theo số liệu cục Hải
Quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột bao tử và các dạng chế phẩm 5 tháng đầu năm 2009
đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với năm cùng kỳ năm 2008. Tháng 6 năm 2009
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đạt gần 1,9 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa
chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong năm tháng đầu năm 2009, xuất khẩu
mặt hàng dưa chuột đến các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang 3 thị trường
Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội chiếm 77,5% tổng kim ngạch.
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam trong đó Liên Bang Nga đạt kim
ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155,55% so với cùng kỳ. Đây cũng là thị trường
đạt kim ngạch cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Sản phẩm dưa chuột và các dạng chế

phẩm từ dưa chuột được tiêu dùng Nga rất ưa chuộng. Trong đó có mặt hàng dưa chuột
dầm dấm là mặt hàng luôn đạt kim ngạch cao nhất và có mức tăng trưởng xuất khẩu ổn
định. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu dưa chuột bao tử dầm dấm trong
tháng 12 năm 2008 chỉ đạt gần 900 nghìn USD, nhưng tháng 3 năm 2009 đã tăng lên 2
triệu USD, tháng 5 năm 2009 đạt 3,1 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009 kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 9 triệu USD tăng 95% so với cùng kỳ. Tiếp đến là
mặt hàng dưa chuột trung tử dầm dấm với kim ngạch đạt gần 2 triệu USD. Dưa chuột muối
và dưa chuột ngâm với hành, ớt, tỏi, cà chua đạt gần 1,2 triệu USD.
2.2 Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Cây dưa chuột được trồng tại tỉnh Bắc Giang từ rất lâu một số huyện trồng dưa
chuột bao tử lớn như huyện Lạng Giang đã hình thành nên các vùng sản xuất với quy mô
lớn đã đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lớn, tuy nhiên huyện Lục Nam cây dưa chuột mới được
đưa vào trồng từ năm 2007. Xã đầu tiên được đưa vào gieo trồng dưa chuột bao tử đầu tiên
của huyện đó là xã Đông Phú, hiện nay đã có thêm một số xã nữa là xã Thanh Lam, Bắc
Lũng, Chu Điện….Tuy nhiên xã Đông Phú vẫn là xã có diện tích trồng dưa chuột lướn
nhất của huyện có thể do đây là xã có các điều kiện phù hợp cho cây dưa chuột phát triển
tốt, bên cạnh đó người dân cũng chăm chỉ tích cực tiếp thu các tiến bộ mới.
4
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
Hiện nay diện tích trồng dưa chuột bao tử của cả huyện nói chung và diện tích trồng
dưa trên địa bàn xã Đông Phú nói riêng đều có su hương tăng nên qua các năm.
Bảng 1: Quy mô diện tích trồng dưa chuột bao tử của xã Đông Phú
Thôn
2007 2008 2009
Gắn
1,2 3,15 4,35
Thanh sơn
1,1 2,46 3,56

Phong quang
2,3 3,35 5,65
Đoàn tùng
0,5 1,46 1,96
Cây đa
0,8 0,52 1,32
Tân tiến
2,5 2,03 4,53
Hưởng ban
2,8 1,98 4,78
Va
3,2 2,93 6,13
Trong
5,6 6,90 12,5
Yên bắc
8,5 7,97 16,47
Ngoài
1 1,48 2,98
Tổng
29,5 34,24 63,74
(Nguồn: báo cáo tốt nghiệp vai trò liên kết 4 nhà trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã
đông phú huyện lục nam tỉnh bắc giang,năm 2009)
Qua bảng số liệu cho thấy nhìn chung thì các năm diện tích trồng dưa chuột bao tử
của xã đều tăng nên qua các năm, xã có diện tích trồng dưa chuột bao tử cao nhất và tăng
nhanh qua các năm trong xã là thôn Yên Bắc và thôn Trong.
Để tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử thành vùng tập trung,
sản phẩm dưa thành hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong giai đoạn tới
thì Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam đã xây dựng đề án “ Phát triển vùng cây rau màu chế
biến xuất khẩu trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2009 – 2015”.
Bảng 2: Dự kiến diện tích trồng thêm cây rau màu chế biến của huyên Lục Nam

5
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
ĐVT: ha
Danh mục
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Ngô chế biến
5 10 15 25 30 45 50
Dưa bao tử
30 40 60 700 85 95 130
Dưa chuột nhật
20 30 40 60 75 85 120
Cà chua bi
10 15 20 30 40 50 60
Ớt ngọt
3 5 7 9 10 15 20
(Nguồn: báo cáo tốt nghiệp vai trò liên kết 4 nhà trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã
đông phú huyện lục nam tỉnh bắc giang,năm 2009)
Qua bảng số liệu cho thấy thì xu hướng đến năm 2015 huyện quy hoạch trồng một
số cây rau dùng để chế biến đều tăng nên qua các năm. Một trong những cây được phát
triển mạnh nhất trong huyện đến năm 2015 đó là cây dưa bao tử và dưa chuột Nhật.
Diện tích trồng cây rau màu chế biến năm 2009 là 68ha, tập trung ở các xã đó là xã
Đông Phú, Bảo Sơn, Thanh Lâm, Bảo Đài, Tam Dị, Đông Hưng, bằng cây trồng dưa chuột
bao tử, ớt ngọt, cà chua bi….Diện tích cây màu chế biến năm 2015 đạt 380ha tập trung chủ
yếu ở các xã Đông Phú, Thanh Lâm, Chu Điện, Thị Trấn Đồi Ngô, trong đó diện tích trồng
dưa chuột bao tử lướn nhất đó là xã Đông Phú đây là xã có điều kiện thuận lợi cho phát
triển cây dưa chuột bao tử.
Huyện Lục Nam nói chung, xã Đông Phú nói riêng có thế mạnh sản xuất cây dưa
chuột, bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp chế biến nông sản thục phẩm xuất
khẩu. Trên thực tế sản lượng rau phục vụ chế biến của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 50,55%
nhu cầu công suất của nhà máy. Điển hình như công ty GOC công suất 14.000 tấn/năm,

công ty TNHH phương đông và công ty TPBG công suất 3000 tấn/năm hàng năm các
doanh nghiệp này đều phải đi thu mua các sản phẩm từ các tỉnh lân cận. Điều này cho thấy
việc mở rộng quy mô diện tích của huyện Lục Nam cho đến năm 2015 là hoàn toàn hợp lý
vì khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ không phải lo nghĩ đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm do
6
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
các công ty sãn sàng thu mua các sản phẩm cho các hộ dân từ đó nâng cao thu nhập cho
các hộ dân.
2.2.2 Tình hình chế biến dưa chuột bao tử tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Song song với việc không ngừng mở rộng diện tích trồng cây dưa chuột xuất khẩu
trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất chế biến dưa chuột xuất
khẩu cũng gia tăng nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và hoạt động
chế biến nông sản trên địa bàn.
Đến nay, số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chế biến trong lĩnh vực này không
ngừng phát triển về số lượng và ngày càng chú trọng về chất lượng. Các đơn vị thu mua,
công ty chế biến nông sản được thành lập và hoạt động hiệu quả đã dần hình thành mối
liên kết chặt chẽ, tạo nên vòng khép kín giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến. Hiện nay
trên toàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang có 3 doanh nghiệp lớn chế biến dưa chuột bao tử
đó là công ty CPCBTPXK Bắc Giang, GOC, công ty rau quả Xuất Khẩu Hải Dương
. Để có đủ dưa nguyên liệu sản xuất chế biến, ngoài sản lượng dưa đầu tư trồng, thu mua
trong tỉnh, một số doanh nghiệp còn đầu tư trồng và thu mua dưa nguyên liệu ngoài tỉnh
như Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương… Với các sản phẩm chế biến từ dưa
chuột bao tử là: dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa chuột bao tử muối.
Tuy nhiên sản xuất chế biến dưa chuột xuất khẩu nói riêng và rau quả nói chung
trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về chế biến nông sản xuất khẩu
trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế là doanh nghiệp, cơ sở chế biến dưa chuột xuất khẩu của tỉnh nhiều nhưng
nhìn chung quy mô sản xuất nhỏ, đầu tư trung bình từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, trình
độ khoa học công nghệ thấp, sản xuất chưa ổn định, dây chuyền không đồng bộ. Chỉ có
một vài doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại hoặc bán tự động, có quy trình sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản, còn lại là chế biến thủ công, nhất là các cơ sở
chế biến. Hầu hết các doanh nghiệp đều phát triển từ mô hình kinh tế hộ gia đình, vốn hạn
chế nên thường tận dụng mặt bằng sẵn có và ít có điều kiện đầu tư mở rộng nhà xưởng, lắp
đặt công nghệ sản xuất hiện đại. Thậm chí ở các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ mà quy trình sản
xuất từ khâu thu gom, sơ chế, đóng lọ, dán nhãn… đều làm bằng phương pháp thủ công.
7
Tiểu Luận Quản Trị Kinh Doanh Nhóm 3
Khảo sát tại một số cơ sở, doanh nghiệp chuyên chế biến dưa chuột xuất khẩu tại
huyện lục Nam cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở đều tận dụng mặt bằng của gia
đình hoặc thuê nhà xưởng để sản xuất. Các sở sản xuất trung bình mỗi năm xuất khẩu hàng
chục tấn nông sản song mặt bằng nhà xưởng chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông; một số
doanh nghiệp do nhà xưởng chật hẹp nên thực hiện nguyên liệu ở đâu thuê nhà xưởng sơ
chế ở đó. Phương pháp chế biến này có ưu thế là rau quả tươi, mẫu mã đẹp, ít hao nguyên
liệu nhưng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phần lớn không có trình độ chuyên
môn, trình độ tay nghề mà chủ yếu lao động phổ thông. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có
thị trường ổn định, sản xuất mang tính tự phát, không có chiến lược lâu dài trong kinh
doanh, nhất là chưa có chiến lược đầu tư cho vùng nguyên liệu và chiến lược thị trường
trong và ngoài nước. Thông tin dự báo về thị trường nói chung là ít ỏi và thiếu chính xác,
khi thị trường có biến động về nhu cầu tiêu thụ, về giá làm cho các doanh nghiệp và người
dân chịu nhiều thiệt hại. Chính vì vậy sản phẩm làm ra của doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh thấp, không thâm nhập vào được các thị trường lớn, tiềm năng nhưng có những quy
định, đòi hỏi khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm.
Việc mở rộng sản xuất cây vụ đông nói chung và cây dưa chuột nói riêng phục vụ
chế biến, xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Hợp đồng ký kết giữa một số doanh nghiệp với
nông dân chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng. Khi giá thị trường lên cao,
nông dân bán sản phẩm ra ngoài, ngược lại khi giá xuống thấp lại “ép” doanh nghiệp phải
thu mua. Phần lớn sản phẩm tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian nên giá thu mua thấp.
Trong khi đó chất lượng vệ sinh an toàn chưa bảo đảm. Nhiều hộ nông dân sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng tùy tiện nên sản phẩm không đạt

tiêu chuẩn xuất khẩu, chế biến.
Một khó khăn khác là cây trồng chưa được quy hoạch thành vùng nguyên liệu tập
trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng chưa đáp ứng được
yêu cầu. Hầu hết các nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh chưa phát huy tối đa công
suất. Cũng vì các doanh nghiệp chế biến nông sản của tỉnh sản xuất không ổn định, mặt
hàng dưa chuột dầm dấm là chủ lực, lại sản xuất theo mùa vụ, phụ thuộc phần lớn vào đơn
8

×