Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung thông qua vụ án cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.44 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi thực hiện hoạt động hỏi cung bị can Nguyễn Công Tr trong vụ án một
người không rõ danh tính lẻn vào một gia đình trộm cắp, bị phát hiện, người đó đã
dùng con dao bầu mang theo đâm chết hai vợ chồng gia chủ rồi bỏ trốn tại thành phố
Hưng Yên. Tuy Tr khai nhận hành vi của mình nhưng đến khi được yêu cầu ký vào
biên bản thì Tr tỏ thái độ khơng hợp tác nhìn cán bộ điều tra nói: “Em khơng kí đâu.
Các anh muốn thì em nhận cho các anh vui thơi chứ chứng cứ có rõ ràng gì đâu....”
Lúc đó, cán bộ điều tra nhìn thẳng vào Tr. và nói: “Chúng tơi nói cho anh biết, anh
chưa đủ máu mặt để giết người. Anh chỉ là kẻ ăn cắp vặt. Đêm khuya, anh lẻn vào nhà
người ta trộm cắp, bị người ta phát hiện, người ta lao vào bắt giữ anh, anh hoảng hốt
rút dao đâm làm người ta chết, chứ anh chưa đủ tầm để giết người”. Nghe cán bộ điều
tra nói, Tr. ngồi im một chốc rồi cầm bút kí vào tờ khai. 1
Trường hợp trên là một ví dụ cho thấy trên thực tế bị can không dễ dàng thừa
nhận hành vi phạm tội của mình mà hay chối tội, không hợp tác với cơ quan điều tra.
Do đó, điều tra viên ngồi nắm vững chun mơn nghiệp vụ, đặc điểm tâm lý của bị
can, có đạo đức nghề nghiệp cịn phải có khả năng sử dụng các phương pháp tác động
tâm lý một cách khéo léo và linh hoạt 2 để thay đổi trạng thái tâm lý bị can. Để tìm
hiểu thêm về vấn đề này em xin được làm tiểu luận về đề tài: “Phân tích các phương
pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung thông qua vụ án cụ thể”.

1 />2

PGS.TS. Đặng Thanh Nga- Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong hỏi cung bị can- Lý luận và thực tiễn.

1
1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I.

Một số khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm bị can
Khoản 1 Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bị can là
người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự”.
Khoản 1 Điều 179 của bộ luật này quy định: “Khi có đủ căn cứ để xác định một
người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà bộ luật hình sự quy định là tội phạm
thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”.

Vậy nên, để có đủ căn cứ ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải xem
xét các chứng cứ chứng minh hành vi mà người hoặc pháp nhân thực hiện phải phạm
vào một tội danh cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự. Trên cơ sở đó, cơ quan
điều tra ra quyết định khởi tố bị can để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
1.2. Khái niệm hỏi cung bị can
Dưới mỗi góc nhìn, mỗi khía cạnh khác nhau thì các nhà nghiên cứu sẽ xây dựng
được những nhận định khác nhau nhưng nhìn chung chúng chỉ có sự khác nhau về
cách diễn đạt giữa các tác giả nhưng bản chất thì có sự tương đồng. Do đó, có thể đưa
ra khái niệm về hỏi cung bị can như sau:
“Hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác
động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật tố tụng
thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như ánh mắt,
cử chỉ, nét mặt… giữa điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra
góp phần giải quyết vụ án hình sự.”2
2 Trường Đại học Luật Hà Nội – giáo trình Tâm lý học tư pháp – Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr165.

2
2



1.3. Khái niệm tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung.
Tác động tâm lí trong hỏi cung bị can là q trình mà trong đó điều tra viên huy
động một hệ thống các nhân tố cần thiết và thông qua những phương tiện như cử chỉ,
hành vi, điệu bộ, hành động, ngơn ngữ nói, ngơn ngữ viết nhằm mục đích làm thay
đổi, hình thành, hay xóa bỏ hiện tượng tâm lý nào đó ở chủ thể tham gia giúp họ khai
báo trung thực, đầy đủ và chính xác về hành vi, mục đích, phương pháp phạm tội mua
bán người cũng như các tình tiết khác của vụ án.
Như vậy, có thể nhận định tác động tâm lý trong hỏi cung bị can là hệ thống các
tác động có tổ chức, mục đích, kế hoạch của điều tra viên đối với bị can nhằm chuyển
biến và thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó của họ đáp ứng với yêu cầu cụ thể của
hoạt động hỏi cung. Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên có thể sử dụng các
phương pháp tác động tâm lí khác nhau. Nhưng việc lựa chọn phương pháp tác động
nào phải tuỳ từng trường hợp cụ thể và phải dựa trên cơ sở nắm bắt, phân tích kĩ
lưỡng các đặc điểm tâm lí của bị can.3

II. Khái quát về các phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt
động hỏi cung
Có rất nhiều các phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi
cung nhưng được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất là những phương pháp thứ sau:
Thứ nhất, phương pháp truyền đạt thông tin là Điều tra viên đưa ra những thông
tin có liên quan đến các vấn đề bị can đang quan tâm, nhằm tác động đến tư duy, tình
cảm, ý chí... của họ. Từ đó làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và
hành vi của bị can, đáp ứng yêu cầu của hoạt động hỏi cung bị can. Điều tra viên có
thể sử dụng nhiều phương thức truyền đạt thông tin đến bị can như tác động bằng
ngơn ngữ, nói ngơn ngữ viết, có thể dùng tài liệu, hình ảnh, băng hình, băng ghi âm

3 PGS.TS. Đặng Thanh Nga - Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong hỏi cung bị can - Lý luận và thực tiễn.

3

3


và những đồ vật cụ thể ... Hình thức truyền đạt thơng tin có thể là trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Thứ hai, phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích giải thích
cho bị can nhằm giúp họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn, về các vấn đề có liên
quan tới họ. Từ đó làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận và thay đổi thái độ, đồng thời
hình thành cách nhìn mới, thái độ mới phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung.
Thứ ba, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm
lý hướng quá trình tư duy của người bị tác động bằng cách những người tác động đưa
ra những nhiệm vụ, những câu hỏi có liên quan tới sự kiện phạm tội đã xảy ra hoặc
liên quan đến tới các lời khai man của người bị tác động, để khi giải quyết những
nhiệm vụ này hoặc trả lời những câu hỏi này buộc họ phải sử dụng những thơng tin từ
mơ hình tư duy của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu. Từ đó bị
can tự rút ra kết luận là không thể giấu giếm được những điều tra viên mà cần phải
thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn.
Trong hỏi cung, điều tra viên hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách đưa ra
những yêu cầu, những câu hỏi có liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra hoặc liên
quan đến các lời khai gian dối của bị can, để khi trả lời những câu hỏi này bị can sẽ
thấy được lơgic của vấn đề đang đặt ra cho mình và buộc phải khai báo những thông
tin về vụ án mà trước đây họ cố tình che giấu. 4

Thứ tư, phương pháp mệnh lệnh là phương tiện cưỡng bức tâm lý nhằm giáo dục
cho người bị tác động ý thức kỷ luật tự giác và thái độ đúng đắn đối với lao động
trong quá trình cải tạo.
Thứ năm, phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được
thực hiện bằng cách chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện
nào đó khơng có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ trong
4 Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.113.


4
4


cuộc sống riêng tư của bị can, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đề đó mà chủ
thể tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của mình chắc
chắn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã biết hoặc sẽ biết. Từ đó, bị can phải suy
nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình.
Thứ sáu, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là sử dụng các giao tiếp
tâm lý trong hoạt động tư pháp để đạt các mục đích tác động. biểu hiện là chủ động
tạo ra và định hướng cuộc nói chuyện của cuộc nói chuyện.
III. Phân tích các phương pháp tác động tâm lý đến bị can thông qua
hoạt động hỏi cung thông qua vụ án cụ thể
Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tác
động tâm lí khác nhau. Nhưng việc lựa chọn phương pháp tác động nào phải tuỳ từng
trường hợp cụ thể và phải dựa trên cơ sở nắm bắt, phân tích kĩ lưỡng các đặc điểm
tâm lí của bị can. Do đó, để phân tích rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn về các phương
pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung thông qua vụ án án Năm
Cam và đồng bọn thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức. Đây là vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, với 155 bị can rất ngoan cố và với 24 tội danh khác nhau như tổ chức
đánh bạc, đưa hối lộ, tạt axít Lê Ngọc Lâm, … Trong đó, qua q trình điều tra về
băng đảng này, cơ quan điều tra xác định vụ án giết Dung Hà chính là trọng điểm và
Nguyễn Tuấn Hải (Hải “Bánh”) là "chìa khóa" của các chun án này. Bị can Hải
“bánh” là được xếp vào thành phần “ở tù nhiều hơn ở nhà” nên 5 tháng 24 ngày ở
trong trại giam hắn không chịu khai báo. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, điều tra
viên - Thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã sử dụng rất nhiều các phương pháp tác động tâm
lý đến bị can Hải “bánh”:
3.1. Phương pháp truyền đạt thông tin.
Trong các buổi hỏi cung Hải “bánh” chỉ trả lời cầm chừng và rất khôn ngoan

tránh né những câu hỏi của điều tra viên về vụ án Dung Hà bị bắn chết vì hắn biết
5
5


rằng chứng cứ buộc tội hắn chưa rõ ràng nên Điều tra viên còn đang hỏi “loanh
quanh” và tranh thủ thời gian củng cố thêm tài liệu. 5 Biết được tư tưởng này của Hải,
điều tra viên phải nhanh chóng đánh gục tư tưởng: “Cơng an khơng biết gì về vụ giết
Dung Hà” của Hải bằng cách cung cấp các chứng cứ thu thập được thông qua hồ sơ
"Nhật ký chun án Dung Hà” và thậm chí cịn phân tích rõ vai trò, mối quan hệ, mâu
thuẫn của Hải “bánh” có liên quan trực tiếp đến cái chết của Dung Hà với mục đích
"ra địn" quyết định, làm cho Hải "bánh" hiểu rằng hành vi tổ chức giết Dung Hà của
hắn, nếu khơng thật thà khai báo sẽ khơng cịn cơ hội lập công chuộc tội và đường
sống của hắn kể như khép lại. Tuy nhiên, hắn vẫn không hé răng nửa lời.
Ngồi ra, qua q trình cảm thơng chia sẻ cùng Hải, điều tra viên biết được Hải
“bánh” là một người yêu con và luôn lo lắng khi khai ra mình sẽ nhận án tử hình thì
con sẽ bị mồ cơi cả cha và mẹ thì điều tra viên đã nói ngay với Hải: “điều duy nhất
cứu sống được anh bây giờ là chính sách khoan hồng của nhà nước nếu anh hợp tác
cùng chúng tơi”. Câu nói đã giúp phần tăng niềm tin, sự hiểu biết về pháp luật cho
Hải.
Khi mọi thứ dần đi vào ngõ cụt thì Điều tra viên nhớ lại khoảng thời gian trước
đây, lúc thực hiện hỏi cung bị can Hải “bánh” với kinh nhiệm là một người vào tù ra
tội nhiều hắn luôn tận dụng mọi cơ hội để gạ gẫm, gợi ý sẽ có “quà” cho cảnh sát điều
tra “xứng đáng” nếu như chỉ gói gọn hắn vào tội gây rối trật tự cơng cộng. Đồng thời,
qua q trình điều tra hồ sơ cá nhân, lý lịch của Hải biết được hắn thường xuyên vào
trại tạm gian nhưng lại được thả ra ngày sau đó. Điều tra viên đưa ra được nhận định
rằng Hải “bánh” vẫn đang tin vào việc sẽ được anh em bên ngoài giúp đỡ như những
lần trước. Do đó, Điều tra viên đã đưa ra quyết định cung cấp cho Hải lời khai của
Năm Cam khi được điều tra viên hỏi về vụ án của Dung Hà: “Anh khơng dính dáng gì
đến việc này, chú nó làm được thì tự chịu.” 7 Sau khi được nghe thơng tin từ điều tra

5 dich chi mat dat ten.
7
dich chi mat dat ten.

6
6


viên, sắc mặt của Hải “bánh” lập tức thay đổi nhưng hắn cũng khơng chịu khai báo gì
chỉ

kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được. Quả thực bị can Hải “bánh” luôn tin
vào lời của Năm Cam: “Nếu có chuyện gì dính dáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo” 6,
nên Hải “bánh” kiên quyết không khai báo. Nhưng khi Hải “bánh” sắp xếp lại dữ liệu
từ thông tin mà điều tra viên cung cấp đến những kí ức khi nhớ lại khoảng thời gian
sau khi giết Dung Hà hắn có điện thoại hay hẹn gặp cũng đều bị Năm Cam tránh mặt.
Lúc đó, Hải “bánh” biết rằng, anh Năm khơng lo cho mình được hắn bắt đầu khai nhỏ
giọt về các mối quan hệ giữa Năm Cam và Dung Hà.
Cuối cùng khi được hỏi về những cuộc điện thoại với khoảng thời gian ngắn,
liên tục, ngay trước và sau khi Dung Hà chết được gọi từ số của Nguyễn Thị Anh Thư
và số 091239889 là cho ai và nội dung là gì? Hải “bánh” trả lời rõng rạc trả lời:
“không nhớ”. Chỉ đến khi điều tra viên cho gã nghe lại băng ghi âm những gì gã đã
trao đổi với đồng bọn do tổng đài cung cấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Cụ thể:
"Em đã bắn Dung “Hà” rồi, Hưng đã vứt súng, em đang đứng ở đầu đường Trần Quốc
Thảo - Lê Văn Sỹ, anh ra lấy xe và điện thoại...". Gã đớ người, ngồi bất động như trời
trồng. Hải cúi đầu khai nhận: “Thưa cán bộ, chính tơi đã bảo hai cậu ấy bắn chị Dung
Hà, thủ
phạm chính là tơi.”
Có thể thấy, điều tra viên đã cung cấp thơng tin có ý nghĩa nhất định đối với bị
can góp phần làm thay đổi về nhận thức và cảm xúc dẫn đến những thay đổi phần nào

trạng thái chống đối của bị can và trở lên hợp tác hơn.

6 dich chi mat dat ten.

7
7


3.2. Phương pháp thuyết phục
Trong một buổi sáng tiếp cận bị can, Thiếu tá Nên quyết định không hỏi về án
từ, anh chỉ nói chuyện gia đình, hỏi thăm con cái, động viên Hải "bánh". Khi hỏi về
hình xăm người phụ nữ thì Hải "bánh" tỏ ra giận dữ rồi chuyển sang xúc động. Được
động viên, Hải "bánh" bắt đầu thổ lộ: Khi con gái hắn mới được 2 tháng tuổi, hắn đã
bị bắt. Ở nhà, vợ hắn ôm con về trả cho ông bà nội rồi bỏ sang Đức với tình nhân.
Hắn hận "người đàn bà nhẫn tâm" ấy. Càng giận vợ, hắn càng thương con và ngược
lại, vì thế nỗi sợ lớn nhất của Hải "bánh" là khai ra sự thật sẽ bị "dựa cột", mà "dựa
cột" thì đứa
con gái sẽ "mồ cơi" cả cha lẫn mẹ, đó là sự đau đớn và ân hận lớn nhất đối với Hải
"bánh"…Cả 3 buổi trưa, Thiếu tá Nguyễn Văn Nên đều cho anh em mua bánh mì và
nước suối về phòng hỏi cung để cùng ăn trưa với Hải "bánh", cán bộ và bị can cùng
một khẩu phần, không phân biệt. Chiến thuật này đã tác động lớn đến tâm lý của bị
can Hải “bánh”, đồng thời với việc vận động bị cáo khai ra sự thật để được hưởng sự
khoan hồng và chỉ có cách đó mới cứu hắn thoát chết. Sang ngày thứ 5, Hải "bánh"
bắt đầu khai nhỏ giọt về các mối quan hệ giữa Năm Cam và Dung Hà. Sau mấy đêm
trằn trọc, cuối cùng Hải "bánh" đấu tranh, trăn trở giữa khai hay không. Biết được
diễn biến tư tưởng của Hải "bánh", bước sang ngày thứ 6, ngày làm việc cuối cùng,
Thiếu tá Nên quyết định đột phá: “Sớm muộn gì chúng tơi cũng làm rõ hành vi giết
người của anh, nhưng đây là cơ hội cuối cùng mà chúng tôi dành cho anh, anh nên
thức tỉnh, nếu anh không biết tận dụng cơ hội này thì…”. Hải "bánh" như có niềm tin
và trút được nỗi lo "dựa cột", hắn bắt đầu mở miệng khai báo chi tiết về vụ án giết

Dung Hà. 7

7 9 Nguyễn Thanh Hải (2005), 6 ngày đấu trí với trùm giang hồ Hải "bánh", ngày 07/01/2005.

8
8


Như vậy, có thể nói thơng qua hình thức thuyết phục bằng lời khuyên chân
thành, cảm thông chia sẻ, giúp bị can Hải “bánh” đã tự nhìn nhận, xem xét đánh giá
hành vi của bản thân, suy tính thiệt hơn, cái được và mất của việc thành khẩn khai
báo với cơ quan điều tra và tiếp tục giấu kín vụ việc. Hay nói các khác bằng lương
tâm, trách nhiệm cá nhân nói riêng, đạo đức nghề nghiệp nói chung mà Thiếu tá Nên
đã tác động mạnh mẽ đến bị can và mang lại kết quả không ngờ tới.
3.3. Phương pháp mệnh lệnh
Khi mới trong giai đoạn đầu của hoạt động hỏi cung, Hải “bánh” luôn tận dụng
mọi cơ hội để có những hành vi để gạ gẫm, gợi ý sẽ có “quà” cho cảnh sát, điều tra
viên “xứng đáng” nếu như chỉ gói gọn hắn vào tội gây rối trật tự công cộng. Điều tra
viên nghiêm mặt: “Câm ngay. Nếu không đương sự sẽ bị thêm tội đưa hối lộ”. Hải
“bánh” chống chế: “Thưa! Đó là thiện chí của tơi”. Điều tra viên nạt: “Thiện chí gì?”.
“Thưa! Thiện chí muốn được hưởng khoan hồng ạ!”, Hải đối đáp. Điều tra viên nhìn
nhìn thẳng vào mặt Hải thấy rất rõ sự lo lắng của y về một điều gì đó. “Tơi khơng ghi
nhận đó là thiện chí, mà là cách đối phó của những kẻ khơng cịn lối thốt. Đương sự
hãy tập trung trả lời những câu hỏi của tôi”. 8 Qua cuộc đối thoại trên ta có thể thấy,
trong lúc hỏi cung bị can đã có hành vi trực tiếp vi phạm pháp luật và gián tiếp xúc
phạm danh dự, đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên. Do đó, điều tra viên đã sử
dụng phương pháp mệnh lệnh để yêu cầu bị can chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó
nhằm kiểm sốt tình hình và duy trì hoạt động bình thường của hoạt động hỏi cung.
3.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy
Trong vụ án giết Dung Hà, ngồi Hải “bánh” cịn có bị cáo Nguyễn Xuân

Trường (Trường "Xoăn") là người trực tiếp thực hiện việc giết Dung Hà. Hắn luôn tỏ
ra là người rất hiền lành nhỏ nhẹ nhưng lại vơ cùng lì lợm. Khi được điều tra viên hỏi
8 />
9
9


“có quen biết hay có mâu thuẫn gì với Dung Hà khơng?”. Trường khai: “Tồn bộ diễn
biến ngày hơm đó (1/10/2000) hồn tồn chỉ là do "tình cờ" phát hiện Dung Hà nên
mới bắn. Cịn thực chất, Trường cũng khơng biết Dung Hà là ai, chỉ một lần tình cờ
được xem ảnh Dung treo tại cửa hàng của Hải.” Do đã có điều tra từ trước về mối
quan hệ giữa Trường “Xoăn” và Dung Hà nên điều tra viên biết ngay là anh ta đang
có hành vi khai man. Điều tra viên lập tức đưa ra cho anh ta hàng loạt câu hỏi: “bức
ảnh đó được treo ở đâu?”; “Là anh chân dung hay ảnh chân dung hay ảnh tập thế?”.
Trường bắt đầu có những lời nói lúng túng, ậm ừ: “tơi khơng nhớ, chỉ nhìn thống
qua”. Điều tra viên lại hỏi tiếp “bị can khơng nhớ nhưng hơm đó, trong điều kiện ánh
sáng ban đêm, khoảng cách từ 3-4 m, khi bị cáo đang di chuyển và Dung Hà ngồi lẫn
vào trong đám đơng, bị cáo liệu có nhớ nổi mặt Dung Hà mà nhận diện không?” Anh
ta bắt đầu khai báo lung tung, mâu thuẫn như là do linh cảm, do có đụng mặt ở phạm
vi gần,...
Thơng qua việc Điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị
can nên đã kịp thời sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy nhằm tác
động vào tâm lý của bị can Trường “Xoăn”, khiến bị can cảm thấy hoang mang, phần
nào buộc bị can phải xem xét từ bỏ thái độ khai man.

3.5. Phương pháp giao tiếp có điều khiển
Khi Trường “xoăn” có hành vi khai báo gian dối, phủ nhận việc đã từng tiếp xúc,
gặp mặt Dung Hà trước đây và khai rằng chỉ được xem ảnh được treo tại cửa hàng gội
đầu Vân của Hải “bánh”. Ngay sau đó, điều tra viên gọi Nguyễn Thị Anh Thư (là
người yêu của Hải “bánh” cũng như là người quản lý tiệm cắt tóc gội đầu Vân),

Trường tỏ ra khá hoang mang, lo lắng khơng biết chuyện gì sắp xảy ra. Điều tra viên
hỏi Thư: “bức ảnh của Dung Hà treo ở tiệm Vân giờ đang ở đâu.” Thư khẳng định:
10
10


“mình làm nhân viên trong tiệm gội đầu của Hải "Bánh" nhưng chưa bao giờ thấy Hải
treo ảnh Dung Hà trong tiệm bao giờ.” Cuối cùng, hắn cũng phải khai nhận đã gặp
Dung Hà trong vài cuộc mâu thuẫn, xích mích tại vũ trường Phi Thuyền và cung cấp
thêm thơng tin về những mối quan hệ trong băng đảng của hắn.9
Như vậy, khi điều tra viên đã sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy
tác động tâm lý đến bị can, làm hắn bắt đầu cảm thấy sợ, bối rối những vẫn lì lợm
khơng khai báo chính xác thì đến khi áp dụng thêm phương pháp giao tiếp tâm lý có
điều khiển,Trường “xoăn” mới thật sự tâm phục khẩu phục và khai báo toàn bộ sự
thật.
Đối với Hải “bánh”, nhờ sự quan sát tỉ mỉ điều tra viên nhận thấy, từ khi về Trại
Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, khơng hề có đồ dùng cá nhân, trong
buồng giam lại khơng có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Đồng thời, qua điều tra
cũng biết hắn cũng là một người sống tình cảm. Do đó, được sự đồng ý của lãnh đạo,
Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2 bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và
cho tiền mua thức ăn thêm. Khi thấy người cán bộ tặng q cho mình, Hải "bánh" vội
quỳ xuống đón nhận, hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự
trước sự đối xử nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra. Ngoài ra, khi giải lao
trong thời gian hỏi cung, Thiếu tá Nguyễn Văn Nên đều cho anh em mua bánh mì và
nước suối về phòng hỏi cung để cùng ăn trưa với Hải "bánh", cán bộ và bị can cùng
một khẩu phần, không phân biệt. Chiến thuật này đã tác động lớn đến tâm lý của bị
can Hải “bánh”. Sau đó, Hải mở lịng hơn, chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống gia đình và
những lỗi lo trong lịng
mình như là lo mình phải “dựa cột” thì con sẽ mồ cơi; lo bị báo thù;... Chỉ là những
hành động nhỏ nhưng phần nào cảm hoá được bị can Hải “bánh”.

9 Ngày đầu tiên thẩm vấn vụ giết Dung Hà: Trường 'Xoăn' phủ nhận lời khai, />
11
11


Có thể nói việc sử dụng phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển như nền
tảng để giúp điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm khác đến bị can có hiệu
quả hơn.
3.6. Phương pháp ám thị gián tiếp
Trong quá tình điều tra vụ án tham nhũng, điều tra viên phát hiện bị can Hoàng
tên thật là Hoà, quê tận ngoài Bắc, 20 năm trước từng phạm tội cố ý gây thương tích,
bỏ trốn vào miền Nam đổi họ tên, lấy vợ, sinh con và làm đến chức phó chủ tịch
huyện. Có tuổi và kinh nghiệm, giao tiếp nhiều, bị can Hồng tỏ thái độ bình tính và
rất khôn khéo khi trả lời câu hỏi của Điều tra viên, chỉ khai nhận những gì Điều tra
viên đã biết. Trong một lần hỏi cung, Điều tra viên nhìn Hồng rồi bất ngờ nói rõ
từng tiếng một:
“Anh Hồ, sao anh không khai thật đi, cứ quanh co mãi làm gì?” Nghe điều tra viên
gọi tên thật của mình, bị can Hoàng tái mặt, tay run run. Một lát sau, ngước lên nhìn
điều tra viên, bị can Hồng nói: “Vậy là các anh đã biết! Và rồi bị can Hoàng bắt đầu
kể về cuộc đời cũng như tội lỗi của mình.
KẾT LUẬN
Qua những ví dụ cụ thể nêu trên, ta thấy việc sử dụng các phương pháp tác động
tâm lý là vô cùng cần thiết trong hỏi cung bị can nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động hỏi cung. Tuy nhiên, để việc để sử dụng các phương pháp này hiệu quả điều tra
viên cần hiểu rõ bản chất, vai trò, các nguyên tắc và kỹ thuật của các phương pháp.
Đồng thời, tùy từng trường hợp cụ thể và phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của từng bị can để lựa chọn phương pháp tác động phù
hợp. Và đối với mỗi vụ án có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp tác động tâm
lý.


12
12


Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận của em. Trong q trình làm bài khơng tránh
khỏi những sai sót mà em chưa thể nhìn ra, em mong thầy cơ giúp đỡ để bài làm của
em tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thanh Nga (2019) (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. PGS.TS. Đặng Thanh Nga - Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong
hỏi cung bị can - Lý luận và thực tiễn.
4. PGS.TS. Đặng Thị Vân - Khoa Pháp luật Hình sự - Trường Đại học Luật Hà
Nội – Phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can – Lý luận và thực tiễn.
5. ThS. Nguyễn Thị Hà - Khoa Pháp luật Hình sự - Trường Đại học Luật Hà
Nội - Phương pháp ám thị gián tiếp trong hoạt động điều tra vụ án hình sự.
6. Ngày đầu tiên thẩm vấn vụ giết Dung Hà: Trường 'Xoăn' phủ nhận lời khai,
/>7. Hải “Bánh” xuống tay lấy số Dung “Hà”. />13
13


8. />9. />10. dich chi mat dat ten.

14
14




×