Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.37 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
I.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu luật giáo dục năm 2019 chúng ta biết tính chất, nguyên lý
giáo dục của nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính
nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng.
A.

Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
Từ nguyên lý giáo dục nêu trên, luật giáo dục có những yêu cầu cụ thể về
nội dung, phương pháp giáo dục:
Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học
và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Với nội dung, phương pháp giáo dục được thơng qua chương trình giáo
dục như sau:
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến
thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi
và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học,
mỗi cấp học hoặc các mơn học, mơ-đun, ngành học đối với từng trình độ đào
tạo.
Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa,
liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng,
chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong
hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai
kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập


quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
Bên cạnh luật giáo dục theo điều lệ trường tiểu học năm 2020 có quy
định:
Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngồi lớp học thơng qua một số hình
thức chủ yếu: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trị chơi,
đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập
thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm, ngồi các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của
điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công
tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu,


22
22

nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm
học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
và của từng học sinh.
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu
trưởng phê duyệt.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chun mơn thì việc tạo ra mơi trường
học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Lớp học
hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc.” là điều mà các nhà
trường đã và đang hướng tới. Để đáp ứng với các yêu cầu trên, giáo viên chủ
nhiệm luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động
giáo dục trong nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn – lý do chọn đề tài

Năm 2019, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động tồn quốc triển khai “Kế

hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học
hạnh phúc”. Thơng điệp được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý,
các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn
minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Nghĩa là
môi trường giáo dục phải tuyệt đối an tồn, nói khơng với bạo lực, tất cả cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh đều được sống trong tình u thương, tơn trọng
lẫn nhau. Làm tốt ba tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh
phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để
các thành viên trong nhà trường phấn đấu.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội,
muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần,
nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây
dựng và cải tạo xã hội. Vậy nên, ở bất kỳ đất nước nào, giáo dục vẫn là lĩnh vực
được coi là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục - nó khơng đơn thuần chỉ là những đứa trẻ đến trường, học
những kiến thức trong sách vở. Giáo dục chính là "ươm mầm", "gieo hạt",
"chăm sóc" và "thu hoạch". Hãy nghĩ đến việc trồng một cái cây, bạn phải trải
qua bao nhiêu công đoạn để cây phát triển đầy đủ, phát triển nhanh và có thành
quả thì giáo dục cũng như vậy. Đó là dạy cho các em học sinh - những hạt mầm
non lớn lên với sự khỏe mạnh về thể chất, kiến thức, nhân cách. Chính vì vậy,
mơi trường giáo dục nói chung và trường học nói riêng phải là nơi khơng chỉ
dạy kiến thức, mà còn phải là nơi giúp các em học sinh lớn lên trong nhận thức,
cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ giữa thầy cơ, bạn bè.
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 08/KHLT-SGDĐT- CĐN ngày 02 tháng 5
năm 2019 của Sở GDĐT và Cơng đồn ngành Giáo dục Hà Nội về việc triển
khai “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.


33

33

Thực hiện Công văn số 312/CĐN ngày 12 tháng 11 năm 2019
của Cơng đồn Giáo dục Việt Nam về việc hướng dẫn Cơng đồn các trường
học tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc.
Nhằm triển khai hiệu quả nội dung xây dựng Trường học hạnh phúc,
Cơng đồn ngành Giáo dục Hà Nội hướng dẫn Cơng đồn các nhà trường trực
thuộc Sở GDĐT Hà Nội và đề nghị Phòng GDĐT phối hợp với LĐLĐ các quận,
huyện, thị xã hướng dẫn Cơng đồn các nhà trường phối hợp với chính quyền
đồng cấp tổ chức triển khai. Từ Trường học hạnh phúc đến lớp học hạnh phúc.
Từ đó nhân rộng lan tỏa lớp học hạnh phúc trong phạm vi trường học, quận, đến
thành phố.
Lớp học ln vui tươi đó chính là tiền đề để làm nên một lớp học hạnh
phúc. Đó cũng chính là cơng việc của người giáo viên để ni dưỡng cảm xúc
tích cực cho bản thân và học sinh của mình. Từ đó, thầy cơ biết chuyển hóa cảm
xúc chưa tích cực để giải quyết được mọi vấn đề tiêu cực trong cuộc sống mn
màu.
Bên cạnh đó hình thành cho học sinh sự mong muốn tìm hiểu kiến thức,
tha thiết yêu trường yêu lớp, yêu thầy cô và bạn bè.
Lớp học Hạnh phúc là nơi trẻ cảm thấy “muốn đến”. Hiểu một cách đơn
giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cơ và trị đều có cảm giác “muốn đến”.
Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những điều thích thú. Ở đó,
trẻ khơng học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng,
được khơi gợi niềm u thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các mơn học được biến
hóa thành bài học thú vị qua những trị chơi, trải nghiệm.
Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện buồn xuất hiện trong học
đường trong thời gian vừa qua, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực
học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trị căng thẳng,...tất cả những điều
đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, đấy cũng là một
điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.Câu hỏi lớn đặt

ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui,
giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động
lực để học sinh vươn tới tri thức?
Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà
trường quan tâm lúc này. Vậy thế nào là một “Lớp học Hạnh phúc”? Làm thế
nào để xây dựng được một “Lớp học Hạnh phúc”? Đó là câu hỏi mà tơi đã
từng trăn trở nhiều năm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm,
tơi đã tìm được câu trả lời. Xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: “Một số biện pháp xây dựng lớp học Hạnh phúc.” tại trường nơi
tơi cơng tác để tìm câu trả lời thiết thực nhất cho các em học sinh, đồng nghiệp
và nhà trường.
II.

MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


44
44

Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học
hạnh phúc” với mục đích thơng qua đề tài này tôi muốn đưa ra các biện
pháp xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Để từ đó rút ra được những ưu khuyết
điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm triển khai hiệu quả nội dung xây
dựng trường học hạnh phúc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đạt kết
quả. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình
trạng học sinh nói chuyện nhiều trong giờ học.
- Giúp cho học sinh và giáo viên được hạnh phúc mỗi khi đến trường. Trong mỗi
tiết học, giáo dục đạo đức, tình cảm…cho học sinh, tạo cho học sinh hứng thú,

tích cực học tập.
- Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng trong lớp học tôi được phân
công giảng dạy.
- Qua đề tài này, tôi muốn giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa
được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh
của mình. Từ đó trở nên u nghề và thành cơng trong sự nghiệp trồng người.
III.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải pháp tổ chức thực hiện
có hiệu quả việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
Qua việc dạy và học ở trường, tôi khảo sát nghiên cứu thực trạng tâm lý của học
sinh và giáo viên khi đến trường. Từ đó tơi đưa ra biện pháp nhằm xây dựng lớp
học Hạnh phúc.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác giáo dục dạy và học trong trường tiểu học với học
sinh trong khối và học sinh lớp 3 do tôi phụ trách.
IV.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện trong năm học 2019- 2020, 2020-2021


55
55

B.

GIẢI


QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.

Cơ sở xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường học

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi
được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một
cảm xúc bậc cao. Ở lồi người, nó mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác
động của lý trí. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.
Liên hợp quốc đã chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc, hay còn gọi
là ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness).
Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg
ngày 26/12/2013 phê duyệt. Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực
hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến
bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc,
để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng
đồng hạnh phúc của người Việt Nam.
Đối với học sinh để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một
gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó
các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh
phúc. Các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được
u thương, an tồn và tơn trọng.
Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được
các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi.
2.Cơ sở chọn biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường học
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì
các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi

trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào
các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành
mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm
tốt đẹp từ hai phía: nhà tổ chức và người thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm
đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm
vui, có sự mong chờ, có rung cảm...
Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự u thương, an tồn,
tơn trọng của giáo viên đối với học sinh.
Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể nói: “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui.” Bên cạnh đó, nó tạo động lực cho người học có thể


66
66

học hỏi, trau dồi thêm tri thức cho bản thân, tạo nên nhiều niềm vui cảm thấy
có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và nhớ nhung thầy cô, bạn bè
nếu không đến trường, đến lớp...
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
1.

Về phía nhà trường

Năm học 2019– 2020, trường tiểu học Phú Đơ có 28 lớp với tổng số 1318
học sinh. Năm học 2020-2021, trường có 1515 học sinh tăng so với năm trước là
197 em. Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc giacấp độ I. Nhiều năm
liền trường đạt Tập thể Lao động tiên tiến. Năm học 2019-2020 trường đạt Tập
thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Chi bộ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
Liên đội đạt xuất sắc cấp thành phố, về thể dục thể thao đạt Tiên tiến xuất sắc.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, trong hoạt động chuyên môn dạy
và học luôn cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát triển năng
lực cho học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến mục tiêu "Xây dựng trường học
hạnh phúc – lớp học hạnh phúc" trong nhà trường. Nhà trường coi đây là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chính vì thế ngay sau khi Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Cơng đồn
ngành giáo dục triển khai nội dung xây dựng trường học Hạnh phúc, nhà
trường tiến hành triển khai tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa xây dựng trường
học Hạnh phúc tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Giúp cho cán bộ giáo
viên, nhân viên đang công tác trong trường có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về
tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì các hoạt động của nhà trường mà
ở đó học sinh,cán bộ giáo viên, nhân viên được yêu thương, tôn trọng, được an
tồn. Đồng thời u cầu mỗi thầy, cơ giáo cần tâm huyết, trách nhiệm hơn trong
việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường
không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên
quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.
Nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thành trường học hạnh
phúc, thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối
cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Để có trường học hạnh phúc thì mỗi thầy cơ cần những bí quyết để tạo
dựng lớp học hạnh phúc.
Muốn vậy, hơn bao giờ hết, Hiệu trưởng có vai trị rất đặc biệt, đó là tạo
ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên những cảm xúc tích
cực, được sáng tạo và tơn trọng. Chỉ khi hiệu trưởng hạnh phúc thì mới có sự
cảm thơng, chia sẻ, vị tha và tạo được mơi trường u thương. Có được mơi
trường hạnh phúc thì vai trị của người hiệu trưởng hay được gọi là người “đầu
tàu”, là “thuyền trưởng” vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng luôn tôn trọng giáo



77
77

viên, biết lắng nghe, thấu hiểu đương nhiên giáo viên sẽ không bị ức chế để
trút giận lên đầu học sinh. Hiệu trưởng là người điều hành nhưng điều hành trên
góc độ chia sẻ. Khơng áp đặt ý kiến của mình cho người khác. Có thể nói, có
được hiệu trưởng tốt chắc chắn có được mơi trường giáo dục tốt.
Với tôi khá may mắn được làm việc với các đồng chí hiệu trưởng ln
biết cười với giáo viên mỗi khi gặp mặt, luôn lắng nghe giáo viên chia sẻ và
luôn ghi nhận việc làm của giáo viên. Đặc biệt Hiệu trưởng luôn tạo sự thân
thiện trong ứng xử, giao tiếp với các giáo viên.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tơi gặp một số thuận lợi và khó
khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chun mơn của Phịng Giáo dục
& Đào tạo quận Nam Từ Liêm và sự quan tâm về mọi mặt của Ban giám hiệu
nhà trường tạo điều kiện như về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học.
- Cán bộ, giáo viên được tọa đàm, chia sẻ ý kiến ở các buổi họp Đại hội cán bộ
giáo viên, nhân viên về việc xây dựng trường học hạnh phúc.
- Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ
huynh, các đồn thể.
b. Khó khăn:
- Một số phụ huynh cịn mải công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc học
hành của con em mình.
- Một số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
- Các em học sinh Lớp 3 là những học sinh nhỏ tuổi nên có nhiều biến động về
tâm lí.
-Bên cạnh đó cịn một số em rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin,
khơng thích tham gia vào các hoạt động tập thể và chưa biết cách ứng xử khi gặp
khó khăn…

- Một vài giáo viên trẻ cịn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và
hiểu trẻ, còn thiếu kinh nghiệm rèn các kỹ năng cho học sinh.
3. Thực trạng về vấn đề xây dựng lớp học Hạnh phúc
Thế nào là lớp học Hạnh phúc? “Lớp học Hạnh phúc” là lớp học được xây
lên từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt
từ sự yêu thương đó.


88
88

Kết quả thống kê của Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181
học sinh, học sinh mong muốn 10 điều giáo viên sẽ thay đổi để việc học được
hạnh phúc hơn cho kết quả khá bất ngờ.
Kết quả thống kê như sau:
• 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn.
• 84% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai.
• 82,4% mong giáo viên đừng phê bình trước mặt bạn bè.
• 82,4% được tổ chức học tập xen kẽ vui chơi.
• 75,4% mong giáo viên đừng bắt học thuộc lịng q nhiều.
• 74% mong giáo viên đừng nhắc lại mơn học này là quan trọng.
• 70,2% mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn trách móc.
• 66,3% mong giáo viên bớt bài tập về nhà.
• 62,4% mong được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn.
• 60% mong giáo viên khác nhận suy nghĩ và hành vi của các em dù nó khác
thường và khơng được như mong đợi.
Đây là thông tin được đưa ra tại toạ đàm giáo dục “Hành động vì hạnh
phúc học sinh” do Trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức.
Nói về thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến: “ Một số biện pháp
xây dựng lớp học Hạnh phúc” của trường tôi:

a. Về giáo viên:
Trường tiểu học Phú Đơ đóng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- Hà Nội có
tổng số GV và nhân viên 60 người.Trong đó có 34 giáo viên cơ bản và 6 giáo
viên dạy chuyên biệt. Đội ngũ giáo viên cịn trẻ nên nhiệt tình trong cơng tác
giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên ln biến động,
giáo viên cịn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa nhiều. Nhưng
trên thực tế, việc thực hiện xây dựng lớp học Hạnh phúc tại trường tôi vẫn tồn
tại nhiều bất cập. Các tổ chun mơn, các giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ,
tìm tịi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây dựng lớp học Hạnh phúc nên
hiệu quả chưa cao.
Qua buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm tôi đã thực hiện điều tra khảo sát
toàn bộ giáo viên với câu hỏi “Thầy cơ có hạnh phúc khi đến trường khơng?”
Kết quả đa số các thầy cơ rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu
là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía:
+ Trước hết, chúng ta khơng thể khơng nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức,
chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, thành tích trong giáo dục. Thứ ba
là áp lực đến từ phụ huynh học sinh, tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ


99
99

tư là áp lực đến từ xã hội. Theo quan
niệm từ xưa đến nay, giáo viên phải là
những người chuẩn mực nhất, vừa có tài vừa có tâm. Thế nhưng thực tế cho thấy
thời đại công nghệ 4.0, với sự phát triển của báo chí, của truyền thơng mạng thì
các tồn tại của ngành Giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên
với những tút giật gân. Và cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo
viên, mỗi giáo viên ln muốn làm trịn các vai xã hội của mình. Do đó, chúng
ta đã tự đưa chúng ta và học sinh vào những khn khổ, những đích do chúng ta

tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Giáo viên ln mong muốn
học sinh phải u thích bộ mơn của mình, phải học đều các mơn, phải ngoan
ngỗn lễ phép và phải thế này, thế kia...
+ Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà mình lập
trình sẵn. Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi. Và thế là, dồn tất cả mọi áp lực
lên vai người giáo viên. Rồi giáo viên đã dồn tất cả những áp lực ấy lên đôi vai
bé nhỏ của học trị lúc nào khơng hay. Đến khi thực tế học trị khơng đạt được
những kết quả như: học tập khơng tiến bộ, khơng chăm chỉ và có thái độ không
đúng đắn...Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thất vọng,
thiếu nhiệt huyết với nghề. Và thế là với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến
trường khơng cịn là mỗi ngày vui; lớp học trầm không sôi nổi.
b. Về học sinh:
Trường tiểu học Phú Đơ có tổng số học sinh 1515. Có 38 em là học sinh
người dân tộc. Số học sinh người dân tộc Kinh chiếm 97,4 %, Học sinh của nhà
trường cơ bản các em ngoan. Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, thái
độ học tập chưa tích cực. Cịn một số em chưa được quan tâm thực sự của cha
mẹ nên ảnh hưởng sự học tập của các em.
Tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lý của 48 HS lớp 3A3 (Năm học 2019- 2020)
tháng 9/2019 và 56 HS lớp 3A2 (Năm học 2020-2021) vào tháng 9/2020 với câu
hỏi " Khi đến trường, các em có hạnh phúc khơng?" thể hiện qua bảng sau:

Mức độ

Lớp 3A3: 48 HS

Lớp 3A2 :56 HS

Thường xuyên hạnh phúc %
Thỉnh thoảng hạnh phúc %
Ít khi hạnh phúc %

Chưa bao giờ hạnh phúc %

15 em = 31,25
20 em = 41,6
7 em = 16,75
6 em = 10,4

15 em = 26,7
29 em = 51,62
7 em = 12,46
5 em = 9,22

Ghi
chú

Từ bảng kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh ít khi hạnh phúc khi đến
trường và tỉ lệ học sinh chưa bao giờ hạnh phúc chiếm gần 30%. Có học sinh
thường xuyên hạnh phúc khi đến trường nhưng tỉ lệ không cao bằng học sinh
thỉnh thoảng hạnh phúc khi đến trường. Điều đó cho thấy học sinh hai năm học
khác nhau nhưng cảm giác được hạnh phúc khi đến trường đều chưa cao.
+ Nguyên nhân học sinh ít khi hạnh phúc:


10
10
10
10

- Nguyên nhân chủ quan: Ý thức học
tập của một số học sinh chưa cao,

chưa thực sự chăm học. Bản thân học sinh luôn cảm thấy rụt rè nhút nhát, thiếu
tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân,…Một số học sinh không bao
giờ hạnh phúc khi đến trường vì các em thấy chán nản việc học.
- Nguyên nhân khách quan: Do áp lực trong giờ học, thi cử và sự kì vọng của
thầy cơ và phụ huynh, thầy cô hay quát mắng nặng lời với học sinh trước đám
đông, nhất là học sinh phạm lỗi; Giáo viên dạy không gây hứng thú cho tiết học
khiến học sinh nói chuyện. Có giáo viên ln tạo áp lực q sức cho học sinh,
khiến giờ học căng thẳng… Do không được chia sẻ, được quan tâm từ bạn bè và
thầy cô.
Từ thực trạng nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp để cải thiện hạnh phúc
của giáo viên và học sinh ở trường học như sau:
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I.

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC:

Năm học 2020-2021, trường tiểu học Phú Đô được chọn làm điểm trường
học Hạnh phúc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với
sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tơi ln băn
khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của
giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ
kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Một trong những giải pháp tích cực
để xây dựng “Trường học hạnh phúc là xây dựng “lớp học hạnh phúc”. Để
xây dựng “lớp học Hạnh phúc” tôi đưa mạnh dạn ra các biện pháp sau:
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
1.Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tiết sinh hoạt lớp,
tăng cường giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Mục đích: Nâng cao chất lượng giờ dạy và học, tạo môi trường học tập tự

nhiên thân thiện. Tạo môi trường lớp học hạnh phúc và tăng cường giúp học
sinh phát huy hết khả năng của mình. Rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng
hợp tác trong các hoạt động. Giúp các em rèn luyện những phẩm chất đạo đức
tốt như khiêm tốn, khoan dung, giản dị, trung thực..., biết ứng xử đúng mực, linh
hoạt trong những tình huống khó khăn của cuộc sống.
a. Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở,
nêu vấn đề, phương pháp đóng vai...; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động học tập học sinh


11
11
11
11

được rèn các kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo
nhóm, kĩ năng đánh giá, kĩ năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng xử lý tình huống...
Với mỗi một bài dạy, tơi thường nghiên cứu kĩ nội dung, mục đích và xác
định cụ thể tiến trình dạy học, đồ dùng dạy học cần có, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học…. Trong tiết dạy,
giáo viên luôn tạo điều kiện cho HS phát huy mọi năng lực, phát hiện khả
năng của mình giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui
trong học tập, lao động, cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy mơn Tự nhiên và xã hội bài: “Lá cây” nếu dạy trên lớp học
thì HS chỉ được quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa dể rút ra kiến thức
nhưng tôi đã thay đổi hình thức và phương pháp dạy học đó là tổ chức cho
học sinh được quan sát lá cây thật ngay trong vườn trường. Từ thực tế học
sinh có thể được quan sát, được sờ vào lá cây và thậm chí được ngửi mùi của
rất nhiều các loại lá cây. Học sinh sẽ tự mình khám phá được đặc điểm của lá

cây bằng tất cả các giác quan của mình. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vẻ
đẹp và lợi ích của lá cây đối với cuộc sống đồng thời sẽ giúp học sinh có
được tình u đối với thiên nhiên, cây cỏ, môi trường xung quanh một cách tự
nhiên nhất…
Hoặc khi dạy bài: “Ôn tập các bảng nhân và bảng chia”; trước khi vào tiết
học tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “kết bạn” các em sẽ biết nếu “kết 7”

lớp mình có 5 6 bạn thì sẽ thành lập được 8 nhóm, nếu “kết 6” thì lớp mình
sẽ thành lập được 9 nhóm cịn dư 2 bạn (bạn cịn dư khơng tìm được nhóm sẽ bị
phạt) Tiết học đã đem lại một bầu khí thân mật, các em tưởng như là một tiết
sinh hoạt khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải
nghiệm kiến thức mới.
Cách tổ chức lớp học như vậy khơng những phát huy được hoạt động cặp,
nhóm mà còn giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, tự tin để trình bày
ý kiến của mình trong nhóm, dần dần sẽ hình thành thói quen và sự tự tin cho
học sinh để các em mạnh dạn trình bày trước lớp, trước đơng người.
b. Rèn kĩ năng sống cho học sinh lồng ghép trong nội dung các tiết học.
Lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết học như: Tiết Sinh
hoạt tập thể, các môn học về tự nhiên...
Trong tiết Sinh hoạt lớp, Giáo viên giúp học sinh đưa ra nhận xét, đánh
giá về tình hình hoạt động của lớp (Một số học sinh có khả năng học tập, giao
tiếp tốt trong lớp) Giáo viên chỉ là người dự. Tuyên dương những học sinh có
thành tích tốt, khuyến khích động viên học sinh có tiến bộ. Kết thúc phần sinh
hoạt lớp tuỳ theo từng chủ để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các chủ
đề.
Không chỉ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết
Sinh hoạt tập thể mà cần được lồng ghép trong tất cả các môn học.


12

12
12
12

VD: Môn đạo đức: giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh năng lực giao
tiếp ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoà nhã với bạn bè,
nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, kĩ năng nhận lời, kĩ năng từ chối, kĩ năng quyết
định, kĩ năng xử lí một số tình huống cụ thể...
Rèn cho học sinh kính trọng người lớn, yêu quí lao động, yêu quê hương,
yêu truyền thống dân tộc, biết cách phịng chống tai nạn, phịng chống xâm
hại…
VD: trong các mơn học Tiếng Việt, rèn học sinh kĩ năng biết yêu quí người lao
động, yêu quê hương, biết yêu thiên nhiên (Tiết TĐ: Vẽ quê hương, tiết LT& C:
MRVT: Từ ngữ về cộng đồng); Môn Tự nhiên và Xã hội “Không chơi các trò
chơi nguy hiểm, Phòng cháy khi ở nhà”
Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua sự kiện, thời sự:
VD: Trong ngày 20/10,8/3 cả nước hướng về người phụ nữ Việt Nam, thơng
qua đó tơi đã cho các học sinh viết vẽ tranh về bà, mẹ, chị...từ đó giáo dục học
sinh yêu kính những người thân.
Rèn kỹ năng tự phục vụ cho học sinh kết hợp với rèn các nề nếp hàng
ngày thông qua các hoạt động lao động vừa sức với học sinh.
Tôi đã kết hợp với cơ giáo trơng bán trú của lớp mình để hướng dẫn các em
thực hiện các kĩ năng đơn giản như giúp cô quét lớp, tự lấy cơm và thức ăn của
mình; giúp cơ trồng cây và tưới cây trồng... Học sinh được rèn một số kĩ năng
như: cầm chổi quét, hốt rác, tưới cây, nhặt lá ...; thơng qua đó học sinh biết sử
dụng có hiệu quả đồ dùng lao động, biết yêu lao động và biết bảo vệ môi trường
sống.
Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập (rèn cho học
sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch).
c. Tăng cường giáo dục đạo đức “Tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo viên nên coi

trọng việc rèn luyện đạo đức của học sinh trước khi truyền thụ kiến thức. Dạy
các em biết lễ phép với người lớn, kính trên nhường dưới, tơn trọng thầy cơ
giáo, hịa đồng, giúp đỡ bạn bè…thực hiện tốt nội quy của trường và của lớp đề
ra. Giá trị sống cần thiết với học sinh: hịa bình, hợp tác, hạnh phúc, yêu thương,
khoan dung, khiêm tốn, trung thực, trách nhiệm, tơn trọng và đồn kết. Học tập
giá trị sống giúp các em tôn trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây
dựng và duy trì tình đồn kết; suy nghĩ tích cực, hồn thiện nhân cách, biết tạo
dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc.
d. Đổi mới tiết sinh hoạt lớp: GVCN cần đổi mới tiết sinh hoạt lớp trở nên
phong phú, ý nghĩa và tích cực hơn. Ngồi việc nhận xét tình hình hoạt động của
lớp, triển khai kế hoạch mới, GVCN nên dành nhiều thời gian cho việc tổ chức
các hoạt động vừa vui, vừa bổ ích. Hàng tháng tổ chức chúc mừng sinh nhật HS
theo tháng.


13
13
13
13

Đầu tiên GVCN lập kế hoạch sinh hoạt cuối tuần theo từng tuần,
từng tháng vào thời gian cụ thể. Tiếp đến là xây dựng nội dung kịch bản, phân
công nhiệm vụ, duyệt phần chuẩn bị của học sinh rồi tiến hành sinh hoạt. Ví dụ:
KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ, CHỦ ĐIỂM
TUẦN
TUẦN …

TUẦN …

TUẦN …


TUẦN …

TUẦN …

TUẦN …

NỘI DUNG
Nội dung Xây dựng mục tiêu và nội quy lớp học
Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm xây dựng tập
thể lớp.
Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo
luận cùng nhau đặt mục tiêu cho lớp ở năm học này và thống
nhất nội quy riêng cho lớp học.
Nội dung
Trò chơi: Tấm thiệp u thương
Mục đích: Giáo dục về lịng u thương, tạo khơng khí vui vẻ,
hợp tác.
Cách chơi: Lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ được trang bị giấy A4 và
bút màu. Trong thời gian 5 phút các tổ hãy cụ thể hóa tình u
thương của mình vào tấm thiệp và có 1 phút để thuyết trình.
Ban giám khảo : GVCN và Cán bộ lớp
Nội dung: Đọc sách về kiến thức giới tính
Mục đích: Giáo dục giới tính và phịng chống nạn xâm phạm
tình dục trẻ em.
GVCN liên hệ với giáo viên phụ trách văn thư của trường để
mượn sách cho học sinh đọc vào đầu buổi 15 phút đầu giờ và
giờ ra chơi giữa các tiết học, sau đó trả về thư viện vào cuối
buổi học. Học sinh và giáo viên thảo luận vào buổi sinh hoạt
sau.

Nội dung Trò chơi: Học sinh tập đầu bếp
Mục đích: tạo sân chơi cho học sinh có cơ hội thể hiện mình và
hiểu được cơng việc lao động. Từ đó, mỗi học sinh ý thức hơn
trong học tập để khơng phụ bố mẹ, lịng thầy cơ của mình.
Cách chơi: Giáo viên cho học sinh đăng kí tham gia thi, mỗi thí
sinh cần chuẩn bị một chủ đề hay nội dung mơn học mà mình
u thích, chuẩn bị trước ở nhà với nội dung đơn giản trình bày
trước lớp trong 10 phút với tư cách là 1 giáo viên.
Đánh giá: Tất cả học sinh trong lớp bỏ phiếu lựa chọn bạn
được u thích nhất.
Nội dung trị chơi: Hãy làm theo tơi nói, khơng làm theo tơi
làm.
Mục đích: Tạo khơng khí vui vẻ
Cách chơi: Bạn lớp phó văn thể thực hiện một động tác nhưng
lại yêu cầu một động tác khác nếu ai làm sai sẽ thua.
Nội dung Sinh hoạt văn nghệ: Hát múa theo yêu cầu


Mục

đích:

Học

14
14
14
14

sinh vui vẻ, gần gũi với nhau.


Các buổi sinh hoạt có tổ chức với nội dung phong phú: các trị chơi khởi
động, câu đố vui, các trò chơi tổ chức diễn đàn để các em nêu lên cảm nhận, bài
học hay ý nghĩa của mình về những gì mình được nghe, đã đọc và được thấy.
Cho các em xem những video về tấm gương người thật việc thật trong cuộc sống
để các em hiểu hơn về giá trị của cuộc sống, q trọng những gì mình đang có,
ni dưỡng sự biết ơn và sự bao dung, lịng thương cảm. Ngồi ra, GVCN ln
động viên và khích lệ cùng các em tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà
trường phát động. Các em được trải nghiệm, được vui chơi, được hợp tác và chia
sẻ từ đó sẽ hiểu, yêu thương nhau, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, hạnh
phúc. Qua các buổi sinh hoạt lớp hay các hoạt động cùng với lớp GVCN có thể
lắng nghe, cảm thơng, hiểu được tính cách, tâm tư, tình cảm của các em và thấy
được điều tốt đẹp trong chính mỗi học sinh và yêu mến các em hơn. Từ đó
GVCN có thể dễ dàng định hướng sửa chữa lỗi lầm khi phạm lỗi, giải quyết vấn
đề theo hướng tích cực. Khi đó cả thầy và trò sẽ muốn đến lớp mỗi ngày, đó là
hạnh phúc.
2.

Biện pháp 2: Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi bản thân để xây dựng
lớp học hạnh phúc:

Mục tiêu: Tạo môi trường học tập tự nhiên thân thiện, giúp học sinh phát huy
hết khả năng của mình.
Qua số liệu điều tra nêu trên ta thấy rằng học sinh có hạnh phúc hay khơng
phụ thuộc phần lớn vào giáo viên giảng dạy và giáo viên bộ môn trực tiếp giảng
dạy lớp mình. Vì vậy mỗi giáo viên phải là người tiên phong cho việc thay đổi
lớp học truyền thống, mạnh dạn thay đổi cái lối mòn cũ để hướng tới một
phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh.
Thầy cô thay đổi, học sinh hạnh phúc, thầy cô sẽ hạnh phúc và trường học hạnh
phúc.

Cụ thể:
+ Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân
thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như cha ông ta đã có câu “Một nụ cười bằng
10 thang thuốc bổ”
+ Trong mội buổi học là hãy khởi động giờ học bằng một số việc làm đơn giản,
có thể không liên quan đến nội dung dạy như một câu đố, một vài động tác thể
dục, một bài hát… Có như vậy, học sinh mới được kích thích những cảm xúc
tích cực, và từ đó thu nhận kiến thức dễ dàng hơn. Hai là lồng ghép sự hài hước
vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên. Ví dụ, khi
các học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay sửa lại, tơi thường làm
gương mặt khơi hài, điều đó giúp các học sinh nhìn ra được lỗi của mình. Có thể
là những lời nói đùa thú vị có thể diễn ra tự phát qua các tình huống xảy ra trong
giờ học.


15
15
15
15

+ Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi
học sinh làm bài sai, giữ bình tĩnh khi
học sinh mắc lỗi và khơng phê bình qua nặng lời, gay gắt trước mặt người khác;
khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Giáo viên học cách lắng nghe học sinh,
đặc biệt là những học sinh cá biệt. GV cần quan tâm, động viên, giáo dục nhẹ
nhàng tránh việc làm tổn hại đên thân thể và nhân phẩm học sinh. GV nhận xét,
góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm
chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực
chủ động ở các em.
+ Giáo viên cần thường xun bỗi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp

vụ và khả năng ứng dụng công nghệ tông tin vào bài dạy, có phương pháp dạy
học hiệu quả tạo hứng thú, lơi cuốn người học:
Ngồi việc tạo dựng mối quan hệ thầy trò, mỗi giáo viên cần thường xuyên bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, có phương pháp dạy học hiệu quả để có
nhiều tiết học tốt hơn, tạo hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, không cịn mệt
mỏi và buồn ngủ. Có như vậy học sinh mới cảm phục và nghe lời thầy cơ.
+ Ngồi kiến thức trong sách giáo khoa, ngoài cách giảng dạy truyền thống,
giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả, thu hút được sự
chú ý của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chủ động tìm tịi kiến thức hoặc
tích hợp mơn học của mình với môn học khác và đời sống thực tiễn để học sinh
cảm thấy ý nghĩa và thiết thực hơn. Chẳng hạn trong các tiết dạy bộ mơn Tốn
của mình tơi lồng ghép vào một số trò chơi như sau:
- Trò chơi Nhanh mắt, nhanh tay: Tùy vào lúc thích hợp của tiết học, giáo viên
cho các em phát hiện bài toán có lời giải sai ở một vài bước học sinh thường
mắc phải các nhóm thảo luận tìm ra chỗ sai và sửa sai. Nhóm nào tìm ra nhanh
nhất và sửa lại cho đúng là đội chiến thắng.
- Trò chơi “Tập làm họa sỹ”: Sau mỗi bài học hoặc mỗi chương, giáo viên yêu
cầu các nhóm thảo luận lập “Sơ đồ tư duy” hệ thống kiến thức của bài hoặc
chương đó vào giấy A3 với hình vẽ sáng tạo của nhóm mình. Nhóm nào nhanh,
đẹp mắt và đảm bảo đúng và đủ kiến thức nhất sẽ chiến thắng.
+ Giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hãy để bên ngồi cửa lớp
những áp lực của mình, đảm bảo giờ dạy thật tốt. Như vậy, cảm xúc của giáo
viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của q trình giảng dạy
và học tập, do đó việcngười giáo viên biết kiềm sốt cảm xúc của mình mỗi khi
lên lớp là rất cần thiết. Trong quá trình chủ nhiệm tơi cố gắng kiểm sốt cảm xúc
của mình bằng cách đặt ra cho mình một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân, học tính hài hước thơng
qua cách nói chuyện. Để những áp lực trong cơng việc hay trong cuộc sống
ngồi cửa lớp, đảm bảo giờ dạy của mình thật tốt.
Thứ hai, kiềm chế cảm xúc nóng giận bằng cách thay đổi cơ thể bằng một

vài động tác như: thả lỏng người, hít thở sâu (Động tác này sẽ làm tâm trạng dịu
lại); thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho thoải mái hơn. Khi học sinh mắc
lỗi thay vì việc lớn tiếng quát tháo ngay bằng cách hít thở sâu, hãy cố gắng tìm
những điểm tốt, những điều đáng để học tập của học sinh. Khi bình tĩnh lại GV


16
16
16
16

có thể tìm ra biện pháp xử lý sáng
suốt. Tuy nhiên, trong một vài trường
hợp cần
thiết, GV cũng cần phải bộc lộ cảm xúc tiêu cực để học sinh thấy được cái uy
của mình, giáo viên quá dễ dãi học sinh sẽ nhờn.
Thứ ba, tất cả mọi lời nói hành động của giáo viên cần chuẩn mực, tôn
trọng học sinh. Khơng hành động hay nói năng mất kiểm sốt khi đang nóng
giận.
Thứ tư, khen thưởng, khích lệ khi học sinh làm được việc tốt tạo sự gần
gũi, sự tin tưởng đối với học sinh.
+ Giáo viên biết quan tâm đến hoàn cảnh sống, biết lắng nghe những cảm xúc
của các em, trở thành người bạn lớn và chuyên gia tư vấn tâm lý cho học sinh
của lớp.
+ Một nguyên nhân khiến các em khơng hạnh phúc khi đến trường đó là các em
tiếp thu chậm, khó nắm bắt kiến thức, khả năng nhớ và tư duy kém dẫn đến các
em chán học và đi học mang tính chất đối phó. Nắm bắt được tâm lý đó tơi đã
xây dựng được các nhóm học tập, tạo phong trào thi đua giữa các nhóm, sự tiến
bộ của các thành viên là kết quả của thi đua. GVCN khuyến khích các em học
sinh học yếu trong các giờ ra chơi chủ động học hỏi những bạn học tốt hơn để

hiểu bài.
+ Tuyệt đối giáo viên không được lạm dụng hay sử dụng không đúng cách các
yếu
tố hài hước nó sẽ gây ra một hiệu ứng ngược đó là học sinh mất tập trung học,
lớp ồn ào, khiến giáo viên khó quay lại việc dạy kiến thức. Thành công lớn nhất
của nhà giáo dục không phải về kiến thức học sinh lĩnh hội được mà là sự tiến
bộ dù rất nhỏ, sự cố gắng của các em, giá trị tinh thần mà các em cảm nhận
được.
Học
sinh được tôn trọng, được yêu thương, được thể thiện bản thân, được thấu hiểu,
được vui vẻ sẽ được hạnh phúc.
3.

Biện pháp 3: Giáo viên giáo dục học sinh bằng u thương, phương
pháp tích cực, nói khơng với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân
phẩm học sinh.

Mục tiêu: Giúp học sinh tự tin và tin tưởng các thầy cô giáo.
Tuy nhiên, giáo viên không được phớt lờ đi những lỗi của học sinh. Trong
một số trường hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo
dục ý thức kỉ luật HS tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạt mới
được đưa vào để giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm
mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học …nhưng không phải là
trừng phạt thân thể hay xúc phạm đến nhân phẩm học sinh. Thay vào đó là hình
phạt “tích cực” mang tính giáo dục và giá trị nhân văn. Tôi đã sử dụng các hình
phạt theo tơi là tích cực như sau:
- Vệ sinh lớp (giáo viên có mặt để trơng các em làm): Tùy vào mức độ phạm lỗi


17

17
17
17

của học sinh để giới hạn thời gian làm
vệ sinh lớp học (Ít nhất là 1 ngày và
nhiều nhất là 1 tuần) hoặc phạt nhóm học sinh vi phạm thực hiện kê bàn ghế các
tổ thẳng hàng. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động cho học sinh vừa bảo
vệ môi trường.
- Giúp đỡ những HS khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nội quy nhưng
có thành tích học tập tốt giáo viên có thể u cầu học sinh đó giúp đỡ. Sau khi
được tập huấn về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường tơi đã có cái
nhìn mới về cách quản lý học sinh lớp chủ nhiệm. Phương pháp kỉ luật tích cực
là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng
phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để
giúp học sinh giảm thiểu những hành vi khơng phù hợp, củng cố các hành vi tích
cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững. Sự tiến bộ của bạn là
thước đo cho việc sữa sai của học sinh.
- Đọc sách: GV đưa ra hình thức kỉ luật HS đến thư viện của trường tìm đọc một
cuốn sách mà GV giới thiệu (cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có nội
dung phù hợp, hoặc GV sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với
điều HS vi phạm). Trong thời gian 1 tuần HS phải đọc và chia sẻ những điều mà
mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.
- Nếu học sinh vẫn khơng tiến bộ, vi phạm nhiều lần nói chuyện, gây gổ đánh
nhau…thì hình thức cao nhất là phải mời bố mẹ đến để GV trao đổi.
4.

Biện pháp 4: Xây dựng mơi trường học tập an tồn về thể chất và
tinh thần dành cho học sinh.


Trường tiểu học Phú Đô –Nam Từ Liêm có diện tích 8691m 2 gồm 55 phịng học
đó là: Các phịng chức năng, nhà thể chất, khu hiệu bộ, các phòng học dành cho
các khối lớp. Nhà để xe, diện tích sân chơi rộng. Khn viên trường hiện đại
sáng – xanh- sạch- đẹp- thân thiện và đặc biệt an tồn ở vị trí Top đầu của quận.
Mọi trang thiết bị trong các lớp học, các phòng chức năng đều được bố trí và
thiết kế hiện đại. Cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc phát triển tồn diện cả thể
chất lẫn trí tuệ, kỹ năng sống của trẻ.
Mấy năm gần đây, ngay từ đầu năm nhà trường thường mua sắm các đồ chơi dân
gian phát về các lớp. Giờ ra chơi GV là người hướng dẫn các em chơi để tránh
việc các em chạy nhảy đuổi bắt xảy ra tai nạn. Ngoài ra GV thiết kế các trị chơi
sao cho phát huy tối đa được tính tích cực ở trẻ.Ví như từ các viên nhựa của trị
chơi “ Ơ ăn quan” GV hướng dẫn trị chơi: “Tâm sự của hạt nhựa”Các hạt nhựa
dường như là vô tri, được các em nhặt, chọn những viên có màu trắng ,đen để
chơi
Cách chơi: Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm (5-6 em), cơ u cầu trẻ kể lại lên
tâm sự của hạt nhựa. Các em sẽ kể lại những gì mà em nghĩ, những tâm sự của
chính các em. Có những em đã kể lại những câu chuyện thật dễ thương, đáng
yêu. Như bạn Đăng Bảo bạn ấy đã kể câu chuyện của hạt nhựa là: “Hạt nhựa
nói, hơm nay hạt nhựa rất là vui vì được cơ khen, đã biết ăn hết suất và không


18
18
18
18

làm rơi vãi thức ăn xuống bàn”. Ở trò chơi này, mỗi em sẽ kể lại những câu
chuyện khác nhau theo trí tưởng tượng của các em.
Trị chơi: Chơi cá ngựa, cờ vua, cờ tướng. Các trò này đều rèn tính kiên trì ,trí
thơng minh cho các em.

Ngồi ra GV cho các bạn chơi chỗ sân cỏ của trường chơi trò: “Mèo đuổi chuột”
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua
đầu. Rồi bắt đầu hát:
“Mèo đuổi chuột/ Mời bạn ra đây/ Tay nắm chặt tay/ Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng/ Mèo chạy đằng sau/ Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai
người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến
câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải
chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người
đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy một môi trường vừa đẹp, vừa khang
trang lại được chơi, trải nghiệm thực tế của con em mình. Từ đó n tâm hơn
vào chất lượng chăm sóc, giáo dục của trường, các em sẽ được thừa hưởng từ
hiệu quả mà việc xây dựng mơi trường này đem lại, mơi trường an tồn cả về thể
chất lẫn tinh thần, học sinh sẽ hạnh phúc, từ đó giáo viên sẽ hạnh phúc và phụ
huynh sẽ hạnh phúc.
Biên pháp 5: Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và
nhà trường
Mục tiêu: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa GV và phụ huynh.
Trong quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc, chúng ta rất cần đến sự hỗ
trợ từ phía phụ huynh học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần. Bất kì ơng bố, bà
mẹ nào cũng mong con mình được học tập, vui chơi trong một mơi trường lành
mạnh, an tồn và hấp dẫn. Do đó, chỉ cần giáo viên khéo léo, biết đặt lợi ích
của học sinh lên trên, tạo được niềm tin đối với học sinh và phụ huynh thì
việc huy động nguồn lực từ phía gia đình học sinh là điều khơng q khó.
Khi làm cơng tác chủ nhiệm lớp, ngay từ cuộc họp phụ huynh học sinh
đầu năm, tôi đã giải thích rõ ràng về những mục tiêu, phổ biến nhiệm vụ mà lớp
đặt ra trong năm học. Sau đó tơi cùng phụ huynh trao đổi, xây dựng kế hoạch
cho lớp, thể hiện rõ sự nỗ lực của cô và trị. Trong q trình trao đổi, bàn

bạc với phụ huynh tôi tạo sự cởi mở để phụ huynh trao đổi với giáo viên một
cách thoải mái.
Từ đó giáo viên sẽ tạo được sự tin tưởng của phụ huynh. để tìm ra những
biện
5.


19
19
19
19

pháp xây dựng lớp học hạnh phúc, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cả
về chất lượng văn hóa lẫn đạo đức. Qua đó, tơi thấy tất cả các bậc phụ huynh
đểu ủng hộ nhiệt tình trong mọi phong trào của lớp, của trường.
Bản thân tơi đã vận động, khích lệ phụ huynh tham gia vào các hoạt
động của trường, của lớp như: đưa học sinh đi tham quan ngoại khóa, tham gia
các hoạt động ngồi giờ lên lớp...Ví dụ: Để tổ chức tốt hoạt động bày mâm
cỗ Trung thu, tổ chức Noel, Tết yêu thương, ủng hộ giúp đỡ các bạn khó khăn
nghèo theo kế hoạch của nhà trường. Trước hết tôi đã mời Ban đại diện cha
mẹ học sinh của lớp dến để bàn bạc, trao đổi cụ thể về kế hoạch của hoạt động.
Tôi nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động để phụ huynh thấy được tác dụng của
hoạt động đó có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với việc giáo dục con em mình.
Đồng thời tôi nhờ Ban đại diện cha mẹ trao đổi với các phụ huynh của lớp để
thống nhất và kêu gọi lòng hảo tâm của các bậc phụ huynh. Tất cả phụ huynh
của lớp đã hưởng ứng rất nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt
động đầy ý nghĩa ấy.
Một trong những cách mà tôi muốn giáo dục cho các em lịng nhân ái đó
là thơng qua việc ủng hộ các phong trào từ thiện thì lớp tôi là một lớp vận
động được cả về vật chất và tinh thần khá lớn từ phía học sinh và phụ huynh.

Qua đó đã thấy được sự ủng hộ nhiệt tình sự đồng lịng từ phía phụ huynh
đối với giáo viên và nhà trường trong việc xây dựng trường học hạnh phúc,
lớp học hanh phúc, giúp học sinh có được những nghĩa cử cao đẹp, có tấm
lịng biết cảm thông, biết chia sẻ với người khác.
Qua các hoạt động này, giáo viên đã tạo ra được mối quan hệ thân thiện
giữa phụ huynh - giáo viên - học sinh. Điều này thực sự cần thiết để tạo nên một
môi trường lớp học hạnh phúc.
II.

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Sau hai năm học 2019-2020 và 2020- 2021 triển khai việc xây dựng lớp học
hạnh phúc tại lớp chủ nhiệm, tôi thu được kết quả sau:
1.Kết quả với học sinh:
Kết quả điều tra tâm lý
Lớp 3A3: 48 HS
Mức độ
Tháng
Tháng
9/2019
5/2020
Thường xuyên hạnh phúc% 15em
28em=58,24
=31,25
Thỉnh thoảng hạnh phúc % 20em=41,6
17em=35,36
Ít khi hạnh phúc %
Chưa bao giờ hạnh phúc %

7em=16,75

6em=10,4

3em= 6,24
0

Lớp 3A2: 56 HS
Tháng
Tháng
9/2020
4/2021
15em=26,7 35em=62,3
29em=51,6
2
7em=12,46
5em= 9,22

19em=33,82
2em=
0

3,88


20
20
20
20

Kết quả trên cho ta thấy, tỉ lệ
HS thường xuyên hạnh phúc tăng cao

hơn rất nhiều và khơng cịn học sinh chưa bao giờ hạnh phúc điều đó chứng tỏ
rằng GVCN xây dựng lớp học dựa trên tiêu chuẩn hạnh phúc của học sinh đã
bước đầu thành công. Ở lớp học đó HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc,
luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè
và mọi người xung quanh.
Qua bảng kết quả trên cho thấy được rằng học sinh đã có sự tiến bộ rõ nét
về cả học tập và thực hiện nội quy, các em đi học chun cần hơn, khơng có học
sinh nghỉ tự do chứng tỏ các em rất muốn đến lớp. Tất cả điều đó có thể khẳng
định các em tìm được hạnh phúc trong chính lớp học của mình.
2. Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tơi và đồng nghiệp tháo gỡ được những
khó khăn và bế tắc trong hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Hiểu sâu
sắc giá trị của hạnh phúc từ đó xây dựng tiết dạy hạnh phúc và lớp học hạnh
phúc của mình. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc
xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy- Trị, trị kính trọng, tin tưởng và
yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trị, u thương và
hết lịng vì học sinh. Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác
chấp hành kỷ luật. Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi,
giám sát việc thực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử
lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với
học sinh, gia đình và nhà trường. Chúng tơi đã có được hạnh phúc, u nghề và
muốn đến lớp, đến trường mỗi ngày.
3. Đối với nhà trường:
Mơ hình lớp học hạnh phúc được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến
từng giáo viên trong trường giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến
trường của học sinh và giáo viên đều là một ngày vui. Từ đó sẽ thu hút được học
sinh vào học tập tại trường, hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn và được nhân đân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu mà trường được chọn
làm điểm trường học Hạnh phúc của quận Nam Từ Liêm thành cơng.
Tóm lại: Với những biện pháp nêu trên, lớp học của tôi trở nên thân thiện

hạnh phúc hơn, học sinh tích cực học tập hơn trước. Những năm học gần đây,
những lớp do tơi chủ nhiệm đều duy trì sĩ số 100 %; 100% học sinh hoàn thành
về kiến thức và năng lực, phẩm chất. Kết quả cuối năm học 2019-2020 số học
sinh lớp 3A3 đạt hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện là
30/48em. Ở năm học này sang kì II một số em có nhiều tiến bộ rõ rêt. Đặc biệt
rất nhiều học sinh tự tin tham gia các cuộc thi, sân chơi mà nhà trường, Đội phát
động như thi Trạng nguyên Toàn tài, Trạng nguyên Tiếng Việt, Toán
Violympic…. Và đạt giải. Cùng với sự thành công lớp học hạnh phúc đã thực
sự thu hút được các em, là nơi gửi gắm niềm tin của các bậc phụ huynh. Và
bản thân tôi cũng rất tự hào khi được tất cả các em học sinh yêu quý, được
phụ huynh tin tưởng.


21
21
21
21

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để làm tốt công tác xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên cần có một
tinh thần trách nhiệm thực sự, có những kế hoạch nội dung, phối kết hợp
nhịp nhàng với một số biện pháp. Phong trào “Xây dựng trường học Hạnh
phúc” khơng cịn là mới, tuy nhiên đây vẫn là một trong những nội dung,
nhiệm vụ trọng tâm được ngành GD-ĐT thường xuyên đặt ra vào mỗi năm
học. Phátđộng và hưởng ứng thì dễ nhưng xây dựng đạt hiệu quả thì quả
là khơng phải chuyện dễ dàng. Đề có trường học Hạnh phúc cần phải xây
dựng cho được từng lớp học Hạnh phúc. Trong q trình tổ chức thực hiện,
tơi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải thực sự tâm huyết với

nghề, vì thế hệ trẻ, đặt lợi ích của học sinh lên trên hết.
- Quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc tôi nhận ra rằng việc khó khăn nhất
là bản thân người giáo viên phải ln tự học hỏi, mỗi giáo viên phải cố
gắng thay đổi bản thân mình để đạt được hạnh phúc.
- Trân trọng và hạnh phúc từ những điều bình dị nhất, ghi nhận sự tiến bộ
dù rất nhỏ của học trò.
Việc xây dựng lớp học hạnh phúc tiền đề để xây dựng “Trường học Hạnh
phúc” trên từng địa phương. Nó có thể nhân rộng và phát triển ở tất cả các
lĩnh vực khác.
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, tạo lập được
mối quan hệ thân thiện và huy động được sự ủng hộ từ phía phụ huynh.
- Đổi mới phương pháp dạy học để thu hút được học sinh tham gia vào
hoạt động học tập một cách tích cực.
- Xây dựng lớp học Hạnh phúc là trách nhiệm chung của học sinh, giáo
viên và nhà trường.
2.Kiến nghị:
Với nội dung xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc cấp trên
thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm, kĩ năng nghề
nghiệp cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mở ra các diễn đàn
cho giáo viên ở các trường học được trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy và chủ nhiệm. Có như vậy giáo viên mới có mơi trường để hồn thành tốt
nhiệm vụ, hạnh phúc với nghề. Nhân rộng mơ hình lớp học hạnh phúc đến từng
trường học, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc trên địa bàn tỉnh, thành.
Triển khai xây dựng lớp học hạnh phúc trên phạm vi toàn trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tơi tự thấy kinh nghiệm của


22
22
22

22

mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi
thiếu sót, rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cơ, đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.


23
23
23
23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục năm 2019
2. Điều lệ trường Tiểu học - Bộ GD và ĐT(năm 2020)
4. Thông tư 30 của Bộ GD - ĐT về đánh giá học sinh tiểu học
5. Thông tư 22 của Bộ GD - ĐT về đánh giá học sinh tiểu học
6. Sách giáo khoa các môn học lớp 3.
7. Nguồn tin: hanoimoi.com.vn
8. Nguồn Internet. Nguồn Giáo dục.




×