Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp Lớn 2 trường Mẫu giáo Hoa Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.02 KB, 13 trang )

1
Mẫu 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện .
Tên đề tài sáng kiến:
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp Lớn 2 trường Mẫu
giáo Hoa Mai
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp
Lớn 2 trong cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường Mẫu
giáo Hoa Mai.
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 9
tháng 9 năm 2020
3- Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Đối với Bác, trẻ em chính là
hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Ni dưỡng những
“Mầm xanh ấy” chính là ni dưỡng cho tương lai của đất nước. Vì thế, cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em phải được chú trọng.
Như chúng ta được biết, giáo dục mầm non đóng vai trị đặt nền móng cho
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ chuẩn bị những tiền đề vững chắc cho trẻ
bước vào lớp một và các bậc học tiếp theo. Trong thực tế hiện nay, với sự phát
triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo những mặt trái của cơ chế
thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, thiếu lương tâm, trách
nhiệm, việc giáo dục tồn diện ở góc độ nào đó chưa được quan tâm thường
xuyên. Tình trạng giáo viên bạo hành trẻ mầm non vẫn tiếp diễn khiến nhiều
người xót xa và bức xúc. Chính vì vậy, năm 2019 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát


động trong toàn ngành giáo dục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học
hạnh phúc” hướng đến xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, yêu thương, tôn
trọng; ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, các
hành vi làm tổn thương đến thân thể, danh dự và nhân phẩm trẻ.
Năm học 2020-2021 tất cả trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện nói chung
và trường mẫu giáo Hoa Mai nói riêng thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng
trường học hạnh phúc” lấy chỉ số hạnh phúc làm nền tảng trong việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; hướng tới
xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học hạnh phúc”.


2
Tâm lý của một vài phụ huynh lớp tôi hay phàn nàn trẻ ở nhà nghịch lắm, ở
nhà không chịu ăn cơm, không chịu ngủ trưa, xem điện thoại, Tivi… Đến trường
trẻ có lì thì cơ cứ phạt giùm. Phụ huynh ln mong muốn con mình phải ngoan,
khơng được chạy nhảy lung tung, không được vẽ bậy lên tường, không được
xem điện thoại, không được xem tivi trong khi phụ huynh không tạo môi trường
cho trẻ chơi, không dành thời gian chơi, trò chuyện cùng trẻ mà chỉ nghĩ đến trẻ
hư là phải phạt. Chính vì tư tưởng dùng hình phạt địn roi khiến trẻ trở nên khó
bảo hơn, trẻ không thoải mái, vui vẻ với những điều khám phá được trong môi
trường xung quanh.
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt huyết với trẻ, bản thân tôi luôn
mong muốn trẻ của mình được lĩnh hội đầy đủ những kiến thức, kỹ năng mà tôi
truyền đạt nên tôi nhồi nhét kiến thức, phải học thuộc bài hát, phải làm bài cho
đúng, chơi trò chơi cho đúng luật chơi, phải biết chào hỏi mọi người xung
quanh, phải biết yêu thương, không tranh giành đồ chơi… Sự yêu thương, quan
tâm trẻ chưa đúng cách khiến cho một số trẻ chưa hòa đồng, tự tin, mạnh dạn,
chưa tích cực tham gia các hoạt động và chưa thật sự hạnh phúc khi đến lớp.
Chính vì những băn khoăn ấy, tơi ln trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để
lớp học của mình trở thành lớp học hạnh phúc, để mỗi trẻ đến lớp đều được

thương u, quan tâm, chăm sóc như chính ngơi nhà của mình. “Làm mẫu giáo
tức là thay mẹ dạy trẻ” thấm nhuần câu nói của Bác, tơi thiết nghĩ giáo viên
mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng khơng chỉ dạy mà cịn phải
dỗ, khơng chỉ giáo dục mà cịn chăm sóc. Từ đó, tơi ln hiểu rõ ngồi ba mẹ,
người thân trong gia đình thì hơn ai hết cơ giáo là người ln gần gũi cận kề trẻ
nhất, là người mẹ, người cô mà trẻ có thể lắng nghe, đặt niềm tin vào. Tôi nhận
thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành và
phát triển tồn diện nhân cách trẻ.
Từ mong muốn xây dựng lớp mình thành một lớp học hạnh phúc cùng với
phương châm “Trao trẻ niềm vui mình sẽ nhận được gấp bội” hay “Mỗi ngày
đến lớp là một niềm vui” nên tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp xây
dựng lớp học hạnh phúc tại lớp Lớn 2 trường Mẫu giáo Hoa Mai”.
Đầu năm học 2020-2021, lớp tơi có 35 trẻ trong đó có 18 trẻ nam, 17 trẻ
nữ. Trong q trình chăm sóc và dạy trẻ, tơi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và sự quan
tâm của Ban giám hiệu Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để bồi dưỡng chuyên
môn cho bản thân về cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như
cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học.
Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, ln tìm tịi, nghiên cứu học tập và trau dồi
kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân.
Một số trẻ lớp tôi nhanh nhẹn, mạnh dạn, ham học hỏi và thích khám phá.
Phụ huynh nhiệt tình, thân thiện và tích cực phối hợp với giáo viên trong
mọi hoạt động.


3
* Khó khăn:
Một số trẻ cịn rụt rè, chưa thể hiện được cảm xúc vui vẻ khi được đi học,

chưa tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, kỹ năng hoạt động theo nhóm
chưa đảm bảo…
Một số trẻ cịn phụ thuộc ba mẹ, chưa tự giác phục vụ bản thân như: Tự cất
đồ dùng cá nhân, tự phục vụ bản thân như cất cặp, tự xúc cơm, lau bàn ghế…
Trẻ chưa biết xử lý những tình huống đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
như khi gặp người lạ, ứng phó khi gặp mưa, bão, lũ lụt, cách xử lý và thoát hiểm
khi gặp hỏa hoạn…
Một số trẻ chưa tự tin khi giao tiếp, chưa chào hỏi lễ phép khi gặp người
lớn.
Trẻ chưa biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ bạn.
* Bảng 1: Qua khảo sát đầu năm, tôi nhận một số kết quả như sau:

Nội dung giáo dục
Trẻ vui vẻ, thoải mái khi đến lớp

Mức độ

Tổng
số
trẻ

Đạt

Tỷ lệ Chưa
đạt
%

Tỷ lệ
%


35

12

34,3%

65,7%

23

Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè,
35
5
14,3% 30
85,7%
hợp tác và chia sẻ
Trẻ có kĩ năng tự phục vụ, xử lí tình
35
8
23%
27
77%
huống đơn giản
Trẻ khỏe mạnh, tự tin, mạnh dạn trong
35
12 34,3% 23
65,7%
giao tiếp, chào hỏi lễ phép.
Trẻ học ngoan, có ý thức học tập,
35

10 28,6% 25
71,4%
hăng hái tham gia các hoạt động
3.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Biện pháp 1: Xác định và cụ thể hóa nội dung xây dựng “Lớp học hạnh
phúc”.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc.
Biện pháp 3: Tăng cường kỹ năng cho trẻ
Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi phát triển năng lực cho trẻ.
Biện pháp 5: Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa giáo viên với
trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Biện pháp 6: Phối hợp tích cực phụ huynh để xây dựng lớp học hạnh phúc.


4
3.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
Để thực hiện và áp dụng giải pháp thì trước tiên người giáo viên phải có
năng lực, kỹ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lịng kiên nhẫn và
phải có kỹ năng ứng xử sư phạm.
Mơi trường trong và ngồi lớp rộng rãi, thống mát, an tồn và thân thiện.
Đồ dùng, đồ chơi của trường, lớp được trang bị đầy đủ, phù hợp, đẹp mắt,
an tồn, đảm bảo về số lượng, kích thước, vệ sinh để phục vụ cho trẻ.
Sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường.
Sự phối hợp nhiệt tình của tất cả phụ huynh lớp Lớn 2.
Chương trình giáo dục mầm non.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

Các Module mầm non
Tìm hiểu trên internet và các phương tiện thông tin đại chúng.
3.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để áp dụng thành công việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp Lớn 2
trường Mẫu giáo Hoa Mai tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xác định và cụ thể hóa nội dung xây dựng “Lớp học hạnh
phúc”:
Là mơt giáo viên mầm non, tôi luôn tự hỏi như thế nào là lớp học hạnh
phúc? Theo tôi, lớp học hạnh phúc là điểm đến thân thiện, vui vẻ của cô, trẻ và
phụ huynh; là nơi tạo cho cả cô và trị cảm giác muốn đến lớp; là một gia đình
lớn với môi trường giáo dục lý tưởng cho cô giáo thổi hồn nhân cách qua từng
hoạt động chứ không phải nhồi nhét kiến thức, là nơi trẻ được yêu thương, làm
những điều mình thích, thỏa sức sáng tạo mà khơng bị áp đặt hay gị bó để khám
phá ra những điều mới lạ, tích lũy kinh nghiệm có ích làm hành trang cho cuộc
sống của trẻ sau này.
Với phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc” Bộ trưởng Bộ giáo dục
Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp đề ra 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: u
thương, an tồn và tơn trọng.
Tiêu chí 1: u thương:
Giáo viên phải yêu thương và có trách nhiệm cao với trẻ, biết gắn kết và
xây dựng lớp học đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau…
để mỗi ngày đến lớp với niềm vui, yêu bạn bè, yêu thầy cô, yêu mái trường, tự
tin, chủ động hợp tác, chia sẻ cùng cô cùng bạn. Để xây dựng một lớp học trong
tình yêu thương, giáo viên trước tiên cần phải:
+ Không cáu gắt, đánh, mắng, trách phạt trẻ, khéo léo và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của trẻ;
+ Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng,
cởi mở, vui tươi tạo cho trẻ một cảm giác an tồn, bình n, dễ chịu khi đến lớp;



5
+ Tạo được niềm tin yêu, sự tin tưởng, chia sẻ cùng cô trong các hoạt động
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích đi học;
+ Cùng trẻ tham gia các hoạt động, khuyến khích, động viên và giúp đỡ trẻ
trong những tình huống cụ thể, thỏa đáng;
+ Khen ngợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp
thời. Không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Thay vì
la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình.
Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự nhận ra khuyết điểm rút ra bài học cho
bản thân.
Tiêu chí 2: An tồn:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm
mỹ cho trẻ. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình
chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau
này của trẻ. Do vậy, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phải thực sự đảm
bảo sự an toàn về tinh thần lẫn thể chất bao gồm:
+ Đảm bảo an tồn tính mạng của trẻ khi ở lớp.
+ Được ăn uống đầy đủ, ăn hết suất ăn của mình.
+ Đảm bảo mơi trường trong và ngồi lớp sạch sẽ, thoáng mát; đảm bảo vệ
sinh về nguồn nước, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Thường xuyên vệ sinh đồ
dùng đồ chơi của trẻ.
+ Nói khơng với bạo lực học đường, khơng có sự xúc phạm về tinh thần và
thân thể trẻ. Trẻ được trang bị các kỹ năng cần thiết như: phịng chống xâm hại
tình dục, phịng cháy chữa cháy, phịng tránh tai nạn thương tích…
Tiêu chí 3: Tôn trọng:
“Tôn trọng trẻ” là cách người lớn thể hiện suy nghĩ, hành động và lời nói
theo hướng tích cực, quan tâm đến cảm xúc và những nét cá tính riêng biệt của
trẻ bao gồm:
+ Trẻ được lên tiếng, được lắng nghe, chia sẻ cảm xúc của mình. Giáo viên

cần phải “Lắng nghe tích cực” và “Lời nói thể hiện cảm nhận bản thân” tức là
tập trung, tiếp nhận câu chuyện của trẻ một các tích cực và phản hồi lại câu
chuyện bằng cách cảm nhận riêng của bản thân cô về những hành động của trẻ
đang gây ảnh hưởng đến người khác. Với trẻ làm chưa đúng, các con sẽ có cảm
giác được lắng nghe và chia sẻ. Thay vì la rầy các con: “Con hư khi đẩy bạn
ngã”, giáo viên sẽ lắng nghe trọn vẹn để hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động
đó và dùng “lời nói thể hiện cảm nhận bản thân” như “Cô thấy lo lắng khi con
đẩy bạn ngã”, “Con có thể khiến cho bạn mình đau và bị tổn thương”…Từ sự
nhẹ nhàng, thấu hiểu của cô giáo, trẻ sẽ tự nhận ra sai lầm của bản thân và tự
điều chỉnh hành vi đúng mực.
+ Tơn trọng sở thích năng lực của mỗi trẻ để trẻ đều có cơ hội phát triển tối
đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên; tất cả đều
thay đổi để phù hợp và tiến bộ.


6
+ Khơng thành kiến hay kì thị về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị kinh tế - xã
hội mà luôn quan tâm đến nhu cầu cá nhân của trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc
+ Đón trẻ bằng những niềm vui
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để phòng chống dịch bệnh
thì chúng ta phải giữ khoảng cách khi giao tiếp. Mà trẻ nhỏ thì ln cần tình u
thương, sự quan tâm, gần gũi chứ khơng phải giữ khoảng cách, có cái nhìn kỳ
thị khi trẻ đến lớp. Thay vì bắt đầu ngày mới đến lớp bằng việc vòng tay lại:
“Chào cơ cháu đến” theo hình thức khá cứng nhắc thì tôi tạo niềm vui bằng
“Menu lựa chọn màn chào hỏi” tạo sự gắn kết giữa cô và trẻ. Tôi trang trí hình
ảnh đập tay, bắt tay, xoa đầu hay hai nắm đấm chạm vào nhau dán trước cửa lớp.
Thay vì tâm thế nhõng nhẽo khi rời bố mẹ thì trẻ sẽ phấn khởi chào cô theo
nhiều cách khác biệt tùy vào lựa chọn của trẻ rồi vui vẻ chạy vào lớp. Về phía
phụ huynh tơi nhận thấy nhiều phụ huynh mỉm cười, an tâm ra về. Cịn bản thân

tơi được nhìn thấy trẻ phấn khởi đến lớp, phụ huynh mỉm cười thì tơi cảm thấy
vui vẻ và hạnh phúc lây.
+ Không áp đặt trẻ trong các hoạt động
Hạnh phúc lớn nhất của một đứa trẻ là được làm chủ các hoạt động. Chính
vì vậy, lớp học hạnh phúc khơng áp đặt trẻ phát triển theo khn mẫu mà đóng
vai trị định hướng. Trong quá trình khám phá trẻ tự tìm hiểu vấn đề, tự lựa chọn
theo ý thích của mình, giáo viên không can thiệp mà chỉ là người tạo ra mơi
trường cho trẻ hoạt động. Bên cạnh đó, với lớp học hạnh phúc tơi cũng có thể
linh hoạt để thay đổi kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế giúp trẻ thích
nghi, khám phá và hạnh phúc với những điều kỳ diệu xung quanh.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ giới thiệu về gia đình của
mình. Trẻ đang hăng say thì trời lất phất mưa. Thay vì cho trẻ chạy ngay vào lớp
để tiếp tục bài học đó thì tơi cho trẻ được trải nghiệm dưới mưa vài giây, cho trẻ
cảm nhận được khi ở dưới mưa sẽ như thế nào và giáo dục trẻ phải làm sao khi
trời mưa. Bên cạnh đó, tôi sẽ cho trẻ ngồi ngắm mưa rơi, quan sát cây cỏ, thiên
nhiên, cảnh vật xung quanh ra sao khi trời đổ mưa. Qua hoạt động này, tôi nhận
thấy trẻ hứng thú, vui vẻ và hạnh phúc với những điều vừa khám phá được.
Hay trong hoạt động góc, tơi sẽ khơng áp đặt bạn Nghĩa chơi ở góc xây
dựng, bạn Nam chơi ở góc học tập, bạn Châu chơi ở góc phân vai mà tơi sẽ hỏi
là: “Bạn nào thích chơi ở góc phân vai”, “Bạn nào thích chơi ở góc học tập”...để
trẻ có sự tự do lựa chọn, thoải mái và vui vẻ khi chơi và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được cơ giao.
+ Tơn trọng, động viên, khích lệ trẻ trong mọi hoạt động
Với quan điểm “Mọi người đều giống nhau, mọi người đều tốt nhất” chính
vì vậy tơi luôn tôn trọng trẻ bằng cách không đưa ra nhận định trẻ trả lời sai,
khơng có bức tranh nào các con vẽ xấu cả. Chỉ có ý kiến hay, ý kiến phù hợp,
chưa phù hợp. Bên cạnh đó, động viên, khích lệ trẻ kịp thời giúp trẻ tự tin, mạnh
dạn trong các hoạt động.
Ví dụ: Trong hoạt động góc, tơi cho trẻ vẽ theo ý thích. Trẻ vẽ cảnh biển rồi



7
tơ tồn màu đen có con cá đang bơi trong đó. Thay vì la mắng hay ép buộc trẻ
phải tơ nước là màu xanh thì tơi âu yếm hỏi trẻ: “Con hãy nói cho cơ biết ý
tưởng của con về bức tranh này”. Từ đó trẻ sẽ nêu lên ý tưởng của mình là: “Dạ
vì nước bị ơ nhiễm mơi trường nên có màu đen ạ”. Khi trẻ được lên tiếng và
được lắng nghe một cách đầy tôn trọng trẻ sẽ yêu thích việc đến trường, thỏa sức
sáng tạo, phát triển tư duy và trở thành một đứa trẻ hạnh phúc.
+ Đa dạng đồ dùng đồ chơi cho trẻ
Đặc điểm của lứa tuổi mầm non là thích tìm tịi, khám phá, ham hiểu biết,
u thích cái đẹp. Chính vì đặc điểm đó, tơi chú trọng trang trí, làm đồ dùng đồ
chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ và thường
xuyên thay đổi theo từng chủ đề để đảm bảo rằng trẻ không bị gị bó và áp đặt
tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ, an toàn và cảm thấy hạnh phúc khi trải nghiệm
chúng.
Ví dụ:
Ở góc phân vai: Tơi trang trí đa dạng với các mặt hàng như: rau, củ, quả,
hải sản, bánh kẹo, giày, dép...Tôi treo lên làm thành gian hàng của bé. Làm như
vậy rất dễ dàng và thuận tiện cho người mua khi chọn hàng và người bán khi lấy
hàng.
Ở góc học tập: Tơi trang trí chú voi con ngộ nghĩnh cầm bảng chữ cái và
bảng học toán được làm từ vải nỉ và xốp. Mà đặc biệt ở đây chính là trẻ có thể
dễ dàng thao tác với các chữ cái bằng cách gắn hay gỡ chữ cái theo u thích;
trẻ cũng có thể tự đếm và gắn các que đếm tương ứng với số lượng từ 1 đến 10.
Điều này giúp trẻ vừa học vừa chơi với chữ cái và tốn.
Tơi tận dụng dây may giày để làm đồ chơi như xếp tương ứng, xâu ống hút,
hột hạt; tận dụng nắp chai và cổ chai, tận dụng muỗng sữa chua vừa giúp trẻ học
toán vừa rèn kĩ năng cho đơi bàn tay. Ngồi ra, tơi cịn làm nhiều đồ chơi dưới
dạng bài tập như: bài tập nối, bài tập tìm đáp án đúng giúp trẻ phát triển tư duy.
Biện pháp 3: Tăng cường kỹ năng cho trẻ.

Ngày nay, một số bậc phụ huynh bao bọc, nuông chiều trẻ quá mức, không
tin vào khả năng của trẻ, chưa đủ kiên trì, thấy con trẻ lóng ngóng, chậm chạp
thì tỏ ra khó chịu, sốt ruột và làm thay trẻ khiến cho một số trẻ chưa có tính tự
lập cao như tự mặc quần áo, chải tóc, cất và lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi
những người xung quanh… Chính những sai lầm phổ biến trong nhận thức cũng
như hành vi của cha mẹ có tác động rất lớn tới năng lực tự lập và khả năng kiếm
tìm hạnh phúc cá nhân của những đứa trẻ. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm tôi
lồng ghép một số kỹ năng vào trong các hoạt động hằng ngày; dạy cho trẻ biết
đâu là đúng, đâu là sai, dạy cho trẻ biết cách đứng dậy sau vấp ngã, tự tin xử lý
một số tình huống tích cực và hiệu quả, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã
hội, sống khỏe mạnh, an tồn và vui vẻ hơn.
Hoạt động đón trẻ: Tơi cho trẻ cất và lấy đồ dùng cá nhân theo kí hiệu của
mình, chào hỏi mọi người xung quanh…
Hoạt động thể dục: Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng…


8
Hoạt động học: Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: phịng
chống xâm hại, khơng nhận quà và đi theo người lạ, xử lý hỏa hoạn…
Hoạt động ngoài trời: Rèn kỹ năng lao động, bỏ rác đúng nơi quy định…
Hoạt động góc: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp…
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Kỹ năng kê bàn ghế, kê sạp, trải khăn bàn, rửa
tay, tự xúc cơm…
Ví dụ:
Với câu chuyện “Tay trái, tay phải” ở chủ điểm “Bản thân” tơi lồng ghép
bài hát “Năm ngón tay xinh” vào bài học. Những tình huống giao tiếp với người
thân và người lạ thông qua lời bài hát “Năm ngón tay xinh” vui nhộn, dễ nhớ, dễ
thuộc giúp trẻ nhớ các nguyên tắc “Ôm, nắm tay, bắt tay, vẫy tay, xua tay” để
ứng phó phù hợp với mọi người xung quanh, biết chủ động từ chối, phòng
chống xâm hại trẻ em.

Ở hoạt động ngồi trời, qua việc trị chuyện quan sát đồ dùng đồ chơi
ngồi trời. Tơi sẽ hỏi và gợi ý trẻ với câu hỏi: Khi ngồi trên cầu trượt chúng ta
cần làm gì? (Vịn hai tay vào hai thành cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống).
Tôi cũng sẽ đưa ra tình huống: Nếu có bạn bị ngã thì chúng ta phải làm sao?
(Nhanh chóng đỡ bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô). Và “nếu bị thương thì chúng
ta phải xử lý như thế nào?”. Qua bài học, trẻ nhận biết được một số nguyên
nhân gây ngã, gây tai nạn, cách phòng tránh nguy cơ gây ngã và cách sơ cứu vết
thương.
Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi phát triển năng lực cho trẻ
Đặc điểm của trẻ mầm non là ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi. Chính
vì vậy tơi lựa chọn các phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” tạo mọi cơ
hội cho trẻ được trải nghiệm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, học mà
chơi, chơi mà học giúp trẻ tìm thấy được niềm vui, hạnh phúc với những điều
khám phá được khi đến lớp. Vì thế, tơi lựa chọn các phương pháp giảng dạy chủ
yếu nhằm giúp trẻ được trải nghiệm, khám phá về sự vật hiện tượng xung quanh
như:
Phương pháp trải nghiệm
Học tập theo hướng trải nghiệm gồm có 4 bước: quan sát, suy nghĩ, cảm
nhận và hành động. Từ những kinh nghiệm đã có kết hợp với những gì mà trẻ
cảm nhận, quan sát, suy nghĩ để xây dựng một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến
thức của bản thân trẻ giúp trẻ thích thú, chủ động khám phá kiến thức mới phấn
khởi, vui vẻ khi đến lớp.
Ví dụ:
Với đề tài khám phá quả bí xanh chủ đề “Thực vật”, tơi cho trẻ dự đốn quả
bí xanh như thế nào về hình dáng, màu sắc và hạt bí theo khả năng hiểu biết của
trẻ. Sau đó tơi cho trẻ trải nghiệm trên quả bí thật. Từ sự trải nghiệm đó trẻ sẽ
nhớ lâu hơn và hứng thú tham gia hoạt động.
Hay hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây xanh.



9
Nhờ vào sự trải nghiệm này, trẻ sẽ ghi nhớ sự phát triển cây xanh và làm như thế
nào để cây phát triển tốt? Bên cạnh đó, trẻ sẽ vui vẻ, háo hức, chờ đợi hạt lên
mầm, ra lá, cho hoa, kết trái. Trẻ hạnh phúc hơn khi thưởng thức sản phẩm mình
làm ra.
Phương pháp thảo luận:
Với hình thức dạy học này, cô đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm hoặc
cá nhân hoạt động dưới sự giám sát của cơ giáo, tìm tịi, thảo luận và trình bày
kết quả. Giáo viên là người sau cùng đưa ra đánh giá nhận xét cho các phương
án giải quyết. Với hình thức dạy học này trẻ được phát huy hết khả năng tư duy,
sáng tạo giúp trẻ vui vẻ, tích cực hồn thành các nhiệm vụ được giao.
Ví dụ:
Trong hoạt động khám phá khoa học chủ đề trường mầm non. Tôi chia lớp
thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nhóm 1: quan sát tranh và thảo luận về bé gặp ai ở trường.
- Nhóm 2: quan sát tranh và thảo luận những đồ chơi trong trường mầm
non.
- Nhóm 3: quan sát tranh và thảo luận những hoạt động ở trường.
Phương pháp đóng vai:
Đây là phương pháp nhận được sự hứng thú từ trẻ mẫu giáo. Phương pháp
này trẻ thể hiện được cái nhìn về thế giới xung quanh trong đôi mắt của trẻ.
Thông qua phương pháp này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì
vậy tơi ln uốn nắn và sửa sai cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở
góc phân vai.
Khi cháu mua hàng tơi chủ động hỏi trẻ: “Chị ơi! chị muốn mua gì nào?
Trẻ nói: “Mua rau”. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải nói là:
“Chị ơi! bán cho tơi bó rau” và nếu muốn hỏi giá thì nói là: “Bao nhiêu tiền vậy
chị” và khi bán xong tơi cũng sẽ nói: “Cảm ơn chị. Lần sau ủng hộ tôi tiếp nhé”
và luôn nhắc trẻ phải cầm bằng hai tay khi đưa và nhận hàng.

Phương pháp trị chơi:
Sử dụng hình thức trị chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng
cố kiến thức, kỹ năng đã học. Tùy vào từng chủ đề mà tơi ln tìm tịi những trị
chơi mới, vừa sức với trẻ lớp mình tạo sự hứng thú trong học tập cũng như sự
vui vẻ khi ở lớp. Việc sưu tầm nhiều trị chơi mới và lạ, tơi nhận thấy trẻ rất
hứng thú, tinh thần thoải mái và vui vẻ sau khi chơi.
Ví dụ:
Với hoạt động làm quen chữ cái e, ê tơi cho trẻ chơi trị chơi ảo thuật làm
biến mất và xuất hiện các chữ cái e, ê khơi gợi tính mị và hứng thú khi chơi trị
chơi. Tơi cịn cho trẻ chơi chuyền trứng có chữ cái e, ê bằng muỗng nhằm giúp
trẻ phát huy tính cẩn thận, tập trung để di chuyển khéo léo những quả trứng sao
cho không bị rơi và khả năng phối hợp làm việc nhóm khi chơi trị chơi này.
Hay với hoạt động thể dục, tơi cho trẻ chơi trị chơi chuyền bóng bằng rổ
qua đầu rèn kỹ năng khéo léo của đơi bàn tay và sự đồn kết khi chơi.


10
Biện pháp 5: Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa giáo
viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ:
Xây dựng một môi trường tâm lý – xã hội với bầu khơng khí có sự thấu
hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy
mình có giá trị, được tơn trọng và an tồn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, một mối quan hệ tình cảm, thân thiện tốt giữa
cơ với trẻ, giữa trẻ với trẻ sẽ giúp tâm trạng vui vẻ hơn, thoải mái hơn nhằm tạo
nên một lớp học hạnh phúc.
Ý thức được điều đó, tơi ln thực hiện theo phương châm “kỷ luật và
khơng la hét”
Ví dụ:
Những lúc trẻ gặp thất bại, thay vì trách mắng, qt nạt trẻ tơi thường nói
“Khơng sao đâu con”, “Chúng ta cùng nhau làm lại nào”, “Từ từ thôi nào con

ơi”, “Cố lên bạn ơi” “Con sắp làm được rồi, cố lên tí nữa nào”… để khuyến
khích động viên trẻ tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, thoải mái và vui vẻ khi
tham gia hoạt động.
Bên cạnh đó tơi ln thể hiện tình cảm yêu thương, nói lời dịu dàng, nhẹ
nhàng cư xử với trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, gần gũi để trẻ cảm nhận được
tình yêu thương, tạo cơ hội trẻ chia sẻ cùng bạn cùng cơ.
Ví dụ:
Để tạo sự gần gũi, tôi luôn xưng tên với các bạn trong lớp: “Các con ơi, lại
đây với Cô Yến nào”. Hay khi bắt đầu vào giờ học tôi luôn âu yếm hỏi trẻ “Các
con ơi, hơm nay các con có khỏe khơng, các con có gì vui khơng”. Khi trẻ bộc lộ
hết cảm xúc vui, buồn của mình thì trẻ sẽ thoải mái, phấn khởi vào học . Tơi cịn
khuyến khích các bạn trong lớp xưng tên “Cô mời bạn Trân nào” và tôi luôn
quan sát để điều chỉnh kịp thời cho các bạn tạo sự gần gũi, thân thiện khi ở lớp.
Tơi cịn thường xun nói chuyện với trẻ trong q trình dạy dỗ. Khi bạn
nào mắc sai lầm, tơi nhẹ nhàng nói chuyện với bạn: “Con nói cho cơ Yến biết,
con đã làm gì nào? Con làm như vậy là đúng hay là sai?” Tơi sẽ ngồi cùng trẻ,
nói chuyện với trẻ để trẻ nhận ra được điều sai, điều khơng sai để trẻ rút ra cho
mình bài học và kịp thời uốn nắn trẻ để trẻ làm đúng hơn. Làm như vậy trẻ sẽ
nhận ra, cô không chỉ là người dạy mà còn là người bạn đáng tin cậy để trẻ trải
lòng, bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc tạo sự thoải mái, vui vẻ khi ở lớp.
Tôi ln ln theo dõi, quan sát những bạn cịn rụt rè, yếu kém để tạo mọi
cơ hội cho trẻ được giao lưu cùng bạn, cùng cô bằng cách khơi gợi bắt chuyện
với trẻ, khuyến khích trẻ phát biểu xây dựng bài, khuyến khích chơi cùng với
bạn hay tơi nhờ các bạn khác lại rủ bạn cùng chơi tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn
ở nơi đơng người.
Ngồi ra, tơi luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ cùng học, cùng chơi, đoàn kết,
hợp tác, chia sẻ tạo ra sự gắn kết giữa trẻ với trẻ.
Ví dụ:
Trong hoạt động góc, bạn Kiên giành đồ chơi với bạn Tú. Thay thúc ép bạn



11
Kiên trả đồ chơi cho bạn Tú thì tơi nhẹ nhàng lại trao đổi: “Tại sao chúng ta
không cùng ngồi xuống và chơi cùng nhau nhỉ”. Trong lúc chơi cùng trẻ tôi sẽ
giáo dục: “Là bạn cùng lớp, chúng ta phải biết giúp đỡ bạn, biết chia sẻ đồ chơi.
Mình tranh giành đồ chơi là không tốt, làm như vậy bạn sẽ buồn, cơ cũng buồn
rồi khơng có ai chơi với mình, mình cũng buồn”. Khi nghe cơ giải thích như vậy,
bạn Kiên liền quay lại nói với bạn Tú: “Xin lỗi bạn nghe, lần sau bạn với mình
cùng chơi với nhau nha.” Rồi bạn Tú nói: “Là bạn bè phải biết chia sẻ đồ chơi”.
Tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ là một điều rất quan
trọng trong việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho trẻ, hình thành những bài học
đạo đức đầu tiên cho trẻ giúp trẻ cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc.
Biện pháp 6: Phối hợp tích cực với phụ huynh để xây dựng lớp học
hạnh phúc.
Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học”. Trong buổi họp
đầu năm, tôi nhấn mạnh với phụ huynh về phong trào “Trường học hạnh phúc”,
“Lớp học hạnh phúc” thì “Ngơi nhà cũng hạnh phúc”.
Phụ huynh phải là tấm gương sáng, mẫu mực cho trẻ noi theo, cũng nên
dùng những cử chỉ yêu thương khi con trở về nhà như ôm, hôn, xoa đầu…
Bàn bạc với phụ huynh về các biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc, ngôi
nhà hạnh phúc để phụ huynh, trẻ và cô được hạnh phúc khi ở lớp cũng như ở
nhà. Khi con làm sai thì nhẹ nhàng giải thích: “Như vậy là khơng tốt, như vậy là
không được khen” hay “Làm như vậy mẹ buồn, ba buồn”.
Khuyến khích phụ huynh dành nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn, cần
trị chuyện nhiều hơn; tạo mọi điều kiện cho trẻ vừa chơi vừa học, biết tự phục
vụ bản thân và biết giúp đỡ ba mẹ một số công việc phù hợp với lứa tuổi như
quét nhà, rót nước, nhặt rau, gấp quần áo…
Phụ huynh cần phải chú ý sửa lỗi sai kịp thời cho trẻ giúp trẻ có những
hành vi, phẩm chất đạo đức tốt.
Tơi cũng thường xuyên trao đổi trực tiếp vào giờ đón, trả trẻ hay thơng qua

bảng tun truyền, sổ liên lạc, nhóm messeger Lớn 2 thân yêu trên facebook về
các hoạt động trong ngày, sự hạn chế hay sự tiến bộ của trẻ để cho phụ huynh
thấy được mỗi ngày đến lớp là một niềm vui, trẻ được học nhiều điều bổ ích,
thấy được sự ngộ nghĩnh, tinh nghịch, đáng yêu của các bạn hay cùng cơ tìm ra
những phương pháp nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả tạo nên một lớp học,
một gia đình hạnh phúc.
Ngồi ra, tơi cịn phối hợp với phụ huynh thông qua các ngày lễ, ngày hội.
Qua hội thi “Bé vui khỏe” tôi nhận thấy phụ huynh rất nhiệt tình trong việc giúp
cơ giáo thay đồ múa, trang điểm cho trẻ, phối hợp cùng cô, cùng trẻ trong phần
thi “Làm bánh chưng” mang lại tiếng cười, sự hứng thú, sự trải nghiệm vơ cùng
bổ ích và hào hứng cổ động của phụ huynh khi trẻ chơi tạo nên động lực, niềm
vui và hạnh phúc cho trẻ, cô và phụ huynh sau hội thi.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng:


12
Sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” mà bản thân tôi
đúc kết được đã được áp dụng ở lớp Lớn 2 trường mẫu giáo Hoa Mai đạt hiệu
quả cao. Theo tơi, kinh nghiệm này có áp dụng cho tất cả trường, lớp mầm non
trong và ngồi huyện bởi vì:
Những biện pháp tơi đưa ra rất thiết thực, gần gũi với trẻ, khơng q khó
khăn, cầu kỳ hay địi sự cơng phu tỉ mỉ.
Sáng kiến của tơi giúp cho giáo viên mầm non vừa có được kiến thức, vừa
tích lũy được kinh nghiệm để đổi mới và thực hiện phương pháp dạy học theo
phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc”
4- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng có
5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Với những biện pháp được đề ra và đã thực hiện trong năm học 2020-2021,
tơi nhận thấy bản thân tơi đã có được nhiều kinh nghiệm hơn về việc chăm sóc,

giáo dục và ni dưỡng trẻ trong tình u thương, gần gũi, vui vẻ giữa cô, trẻ và
phụ huynh; tạo ra được một lớp hạnh phúc đầy ắp tiếng cười và sự thoải mái khi
ở lớp. Đặc biệt trẻ lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
* Bảng kết quả đạt được:
* Đối với trẻ:

Nội dung giáo dục

Trẻ vui vẻ, thoải mái khi đến lớp
Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè,
hợp tác và chia sẻ
Trẻ có kĩ năng tự phục vụ, xử lí tình
huống đơn giản.
Trẻ khỏe mạnh, tự tin, mạnh dạn trong
giao tiếp, chào hỏi lễ phép.
Trẻ học ngoan, có ý thức học tập,
hăng hái tham gia các hoạt động

Mức độ

Tổng
số
trẻ

Đạt

Tỷ lệ
%

Chưa

đạt

Tỷ lệ
%

35

35

100%

0

0

35

35

100%

0

0%

35

33

94,3%


2

5,7%

35

34

97,1%

0

2,9%

35

35

100%

0

0%

- 100% trẻ vui vẻ, thoải mái khi đến lớp.
- 100% các bạn trong lớp biết yêu thương nhau, giúp đỡ các bạn trong lớp,
biết chia sẻ đồ chơi, không tranh giành, không cãi nhau khi chơi, biết thỏa thuận
khi chơi. Mặt khác, trẻ ln có trách nhiệm với cơng việc của nhóm khi được
phân cơng.

- 100% trẻ vui vẻ lao động tự phục vụ, biết giúp đỡ cô và ba mẹ trong một


13
số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi như lau bàn, lau dọn kệ góc, quét
nhà, tưới hoa, mặc quần áo, mang tất, mang dép đúng cách, gấp quần áo, chăn
mền… Trẻ vui vẻ ăn hết suất, không còn hiện tượng bỏ cơm, bỏ thức ăn, làm rơi
vãi cơm trên bàn, ít nói chuyện làm mất vệ sinh trong giờ ăn.
- 100% trẻ vui vẻ, hứng thú với những hoạt động kỹ năng: Trẻ biết chào hỏi
lễ phép với người lớn; có thói quen nói cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ, xin lỗi
khi làm sai; mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trẻ có được những kinh nghiệm,
những thói quen tốt, biết bảo vệ bản thân, khơng đi theo người lạ, xử lý các tình
huống nguy hiểm như đi lạc, hỏa hoạn, sấm chớp, lũ lụt...; trẻ hiểu và thuộc quy
tắc: “Năm ngón tay” để tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống trong cuộc
sống.
- 100% trẻ có ý thức học tập, hăng hái tham gia các hoạt động.
- 100% trẻ biết yêu thương cô, quan tâm và chia sẻ cùng cô.
- Điều đặc biệt là mỗi ngày đến lớp tơi thấy mình và trẻ cười nhiều hơn, cơ
thì say mê với cơng việc, trẻ thì vui vẻ, tích cực hoạt động.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh vui vẻ khi đưa trẻ và đón trẻ, hài lịng với sự giáo dục bằng
tình u thương của cơ.
- Phụ huynh vui vẻ, tích cực trong việc phối hợp với giáo viên, nhà trường
để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: mặc quần áo, chải đầu, gấp quần áo… tích
cực cho trẻ tham gia lao động cùng gia đình bằng những cơng việc vừa sức như:
qt nhà, nhặt rau, dọn cơm phụ mẹ… Và phụ huynh nhận thấy trẻ rất hứng thú
và làm rất tốt.
- Phụ huynh khơng cịn phàn nàn về sự tinh nghịch đáng u của trẻ mà
thay vào đó phụ huynh biết cách hướng dẫn trẻ chơi, tạo cơ hội trẻ được trải
nghiệm cùng ba mẹ.

- Giao tiếp giữa cha mẹ với con cái tốt hơn, đa số cha mẹ nhẹ nhàng
khuyên bảo con cái, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ. Cha mẹ cảm thấy
hài lòng về kết quả học tập của trẻ, tin tưởng vào cách giáo dục ở lớp, thơng cảm
chia sẻ những khó khăn của cơ, cung cấp vật liệu để làm đồ dùng tự tạo phục vụ
cho việc học tập, vui chơi của trẻ.
- Phụ huynh luôn coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục
trẻ ở nhà trường, tham gia vào các buổi họp phụ huynh, trực tiếp giúp trẻ hoàn
thành một số bài tập, các yêu cầu của cô.
- Phụ huynh vui vẻ tương tác, chia sẻ với cơ về tình hình của trẻ khi ở nhà.
Khi ra đường phụ huynh cũng rất nhiệt tình nói chuyện, hỏi thăm, vui vẻ, cười
đùa cùng cô tạo nên mối quan hệ thân mật giữa cơ và phụ huynh.
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử: Khơng có



×