Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các yếu tố tác động và quan điểm, giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ thực tế công tác tôn giáo trong mối quan hệ dân tộc và tôn giáo tại xã phạm văn cội, huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.85 KB, 12 trang )

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tôn giáo ở Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp, địi hỏi chúng ta phải có chủ
trương, chính sách thích hợp trong hồn cảnh và điều kiện mới, nhất là khi nước
ta mở cửa, hội nhập quốc tế và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng
vấn đề tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá cách mạng nước ta với
âm mưu “diễn biến hịa bình”. Hơn 20 năm đổi mới, hội nhập với quốc tế, Việt
Nam đã có nhiều thay đổi về cơ cấu đoàn kết xã hội và lợi ích xã hội thay đổi,
quan niệm, tư tưởng của nhân dân ngày càng có xu hướng đa dạng, một số
người tìm kiếm sự an ủi tâm lý từ tơn giáo..., ảnh hưởng của tôn giáo trong đời
sống của một bộ phận nhân dân ngày càng tăng lên. Cùng với sự phát triển của
các tôn giáo, các hoạt động xâm nhập của các thế lực thù địch cũng ngày càng
can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị ở nước ta. Trong một mức độ nhất định,
sự can thiệp của các thế lực này đã làm cho tính phức tạp của vấn đề tơn giáo
ngày càng trở nên nổi cộm, địi hỏi chúng ta phải nắm chắc và xử lý đúng đắn
vấn đề tôn giáo, vừa không thể dùng biện pháp hành chính để quản lý tơn giáo,
đồng thời cũng khơng thể từ bỏ vai trò quản lý đối với các hoạt động của tôn
giáo mà cần tăng cường làm tốt cơng tác tơn giáo của Đảng, đồn kết chặt chẽ
phần lớn những người theo tôn giáo xung quanh Đảng và chính quyền.
Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc, Đảng và
Nhà nước ta cũng thường xun thực hiện có hiệu quả chính sách tơn giáo và
công tác tôn giáo. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tơn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, hết
sức chăm lo đồn kết tơn giáo, hòa hợp dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, nghị
định về vấn đề tơn giáo, cơng tác tơn giáo và Luật Tín ngưỡng Tơn giáo; qua đó,
góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tơn giáo khẳng định: chính
sách tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà
nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các


tôn giáo trong cả nước... Song song đó, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền về


2

dân tộc, tôn giáo, giúp cho cộng đồng hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tơn
trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và thực tế tình hình
cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam trong
giai đoạn hội nhập và phát triển.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Yếu tố trong nước
Một là, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
các tộc người và tín đồ tơn giáo
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế,
đồng thời thuận lợi trong giao lưu, du nhập các nền văn hóa và các loại hình tơn
giáo, tín ngưỡng trên thế giới. Do vậy, lịch sử phát triển, dân tộc Việt Nam đã
giao lưu, du nhập và tiếp biến nhiều nền văn hóa và tốn giáo của cả phương
Đơng và phương Tây.
Nhìn chung, các tơn giáo, các nền văn hóa khi du nhập đều tiếp biến cho
phù hợp với tâm thức của người Việt Nam, cơ bản hịa đồng, khoan dung với hệ
thống tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, tham gia vào việc hình thành mối
quan hệ dân tộc và tơn giáo, có ảnh hưởng sâu sắc tới đạo đức, lối sống của
người dân Việt Nam, làm giàu và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa truyền
thống, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số thường cư trí ở
những vùng có địa hình hiểm trở, chia cắt; có đường biên giới kéo dài và chung
biên giới với nhiều nước. Thời gian qua hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như đường
giao thông..được mở rộng. Tuy nhiên, nhiều vùng dân tộc thiểu số đến nay vẫn

đứng trước những khó khăn của sự phát triển. Đó là tình trạng phát triển không
đều giữa các dân tộc, điều kiện địa lý phức tạp, giao thơng khó khăn, dân cư
phân tán, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất thấp, nguồn nhân lực thiếu và
yếu….vì vậy đời sống của một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ
tơn giáo cịn gặp nhiều khó khăn. Những yếu kém trong phát triển kinh tế tất yếu


3

sẽ tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tơn
giáo của Đảng. Đây làn một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những bức
xúc, mâu thuẫn trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng
thời trong khơng ít trường hợp, đã tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng vu
cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo.
Hai là, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân
tộc, tơn giáo.
Chính sách nhất qn của Đảng là: “Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng, giúp nhau cùng phát triển”, đồng thời, “Thực hiện tốt mục tiêu đồn kết
tơn giáo, đại đồn kết dân tộc”.
Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và tơn giáo
có nhiều đổi mới được thể hiện qua các văn bản, như: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII, Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX về cơng tác dân tộc trong tình hình mới, Luật Tín ngưỡng tơn giáo
năm 2016, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thự hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về
cơng tác tơn giáo trong tình hình mới….Những chủ trương, chính sách, pháp
luật là căn cứ pháp lý để giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo.
Ba là, đường hướng hành đạo và chủ trương phát triển nhanh tôn giáo
trong vùng dân tộc thiểu số của các tổ chức tôn giáo.

Những năm gân đây, các tơn giáo đang hoạt động hợp pháp cũng có các
phương thức, cách thức, biện pháp nhằm không ngừng mở rộng phạm vi tác
động, gia tăng ảnh hưởng và thực hiện thu hút, vận động phát triển tín đồ. Bên
cạnh các tôn giáo được pháp luật thừa nhận, xuất hiện các hiện tượng tôn giáo
mới, hay lợi dụng vấn đề dân tộc, kết hợp với vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng, gây
xáo trộn, phức tạp, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số, làm nảy sinh những xung
đột, mâu thuẫn giữa tín ngưỡng, tơn giáo đa thần của đồng bào dân tộc thiểu số
với tôn giáo đơn thuần, làm phai nhạt những đặc tính tộc người của đồng bào
các dân tộc, làm phân hóa ngày càng sâu sắc trong cộng đồng dân cư, hoặc bị lợi


4

dụng để hình thành các tổ chức phản động…đi ngược lại những chủ trương,
chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, gây mất ổn
định chính trị, ảnh hưởng đến vấn đề quốc phịng, an ninh vùng dân tộc thiểu số,
vùng biên giới…
2. Yếu tố quốc tế
Một là, tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và những diễn biến phức tạp trong
quan hệ dân tộc và tôn giáo trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Điều
này, một mặt giúp cho chúng ta có thể tiếp cận và tiếp thu những thành tựu từ
các nước, vận dụng phù hợp và sáng tạo để phát triển nhanh; song mặt khác,
cũng đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ mà chúng ta phải vượt qua, kể cả những
tác động nảy sinh từ vấn đề dân tộc và tôn giáo đang diễn ra rất phức tạp ở nhiều
nơi trên thế giới.
Hai là, âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo vào
mục đích chính trị, tác động xấu đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch thường triệt để lợi dụng
vấn đề dân tộc và một số tơn giáo, tín ngưỡng ở nước ta để liên kết thành một

lực lượng chính trị với âm mưu tạo ra những “điểm nóng”, gây mất ổn định xã
hội, kích động chủ nghĩa dân tộc, khơi dậy tư tưởng đòi tự trị, ly khai…Đây là
một trong những vấn đề bức xúc, đang nổi lên ở một số địa bàn trọng yếu, nhạy
cảm, có sự đa dạng về thành phần tộc người và tôn giáo ở Việt Nam, từ miền núi
phía Bắc, miền Tây Thanh Hóa – Nghệ An, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ…
Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ các tổ chức
tôn giáo trong nước nhằm phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số, bao gồm cả
các tà đạo và cả số lượng người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo
thành các tổ chức và hoạt động chính trị nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, chống phá cách mạng Việt Nam.
II. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Quan điểm


5

Một là, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tơn giáo, củng cố
khối đại đồn kết tồn dân tộc và đồn kết tơn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản,
lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
Hai là, giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn phải đặt trong mối
quan hệ với cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Ba là, giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời
kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn
giáo vào mục đích chính trị.
2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc
và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Một là, nhận thức đúng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, giải quyết mối quan

hệ dân tộc và tơn giáo vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thống nhất nhận thức, tư tưởng từ Trung ương tới cơ sở về tầm quan
trọng chiến lược của vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo và giải quyết tốt mối quan
hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta trong hệ thống chính trị và trong tồn xã hội,
nhất là vai trị, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác dân tộc, công
tác tôn giáo.
Thống nhất nhận thức quan điểm của Đảng: Đồng bào các tơn giáo là bộ
phận trong khối đại đồn kết tồn dân tộc Việt Nam; tín ngưỡng, tơn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ còn tồn tại lâu dài cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công tác dân tộc và tôn
giáo là công tác vận động quần chúng, vì vậy, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương. Trong giải quyết vấn
đề dân tộc, tơn giáo, cần có thái độ đúng đắn và phương pháp phù hợp, không
được kỳ thị, thành kiến với tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số. Tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân các dân tộc trong khn khổ chính sách, pháp luật. Chủ động quan tâm
giải quyết nhu cầu chính đáng, hợp pháp của đồng bào các dân tộc, đồng bào tôn


6

giáo. Tích cực vận động đồng bào các dân tộc, các tơn giáo đồn kết, tham gia
tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước.
Hai là, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo.
Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo, công tác dân tộc với các
chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng có đơng đồng bào tơn giáo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng, triển khai các chủ
trương, chính sách, các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
ngành và địa phương.

Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng dân tộc,
vùng tôn giáo, xây dựng vùng kinh tế đường biên giới trên đất liền. Xây dựng
các khu kinh tế quốc phòng, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các
địa bàn xung yếu, trọng điểm.
Ba là, nâng cao chất lượng hạot động và vai trị của hệ thống chính trị
trong giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo.
Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, nhất là cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu
số, vùng có đơng đồng bào tơn giáo qn triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện
nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc, công tác tơn giáo; chủ động xây dựng kế hoạch,
chương trình, quy chế công tác dân tộc, công tác tôn giáo của địa phương. Tập
trung lãnh đạo thực hiện tốt các nội dung cốt lõi của công tác dân tộc, công tác
tôn giáo, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc.
Bốn là, củng cố quốc phòng, an ninh, chủ động và kiên quyết đấu tranh
chống các thế lực thù địch, phản động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo
nhằm kích động quần chúng chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Dân tộc và tín ngưỡng, tơn giáo ln là vấn đề nhạy cảm, thường xuyên bị
các thế lực thù địch lợi dụng để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và chống phá
cách mạng Việt Nam. Do vậy, tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, chủ
động ngăn ngừa bạo loạn chính trị do các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo là nhiệm vụ thường trực hết sức quan trọng không được phép lơ là.


7

Muốn vậy phải làm tốt công tác quản lý địa bàn, xây dựng các phương án để chủ
động phòng ngừa các hoạt động tôn giáo trái phép. Đẩy mạnh tuyên truyền và
thực hiện các chương trình phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội.
Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch

trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với
vấn đề tơn giáo nhằm “tơn giáo hóa dân tộc” của chúng. Kiên quyết đấu tranh và
xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết
tơn giáo và khối đại đồn kết dân tộc.
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG MỐI
QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TẠI XÃ PHẠM VĂN CỘI, HUYỆN
CỦ CHI
Xã Phạm Văn Cội là 01 trong 21 xã – thị trấn thuộc huyện Củ Chi, nằm
về hướng Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích đất tự nhiên 2.329,61 ha,
dân số 9.390 người với 2.226 hộ, xã chia thành 5 ấp với 35 tổ nhân dân.
Người dân trên địa bàn xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, lao động tại các doanh nghiệp, thương mại dịch vụ có phát
triển nhưng cịn hạn chế.
Trên địa bàn xã hiện nay có 05 cơ sở tơn giáo với hơn 200 tín đồ theo các
tơn giáo và khơng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Ngay khi Luật Tín ngưỡng, tơn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ
2 thơng qua ngày 18/11/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, Đảng
ủy đã chỉ đạo UBND xã tổ chức phổ biến Luật theo Kế hoạch triển khai thi hành
Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đến Nhân dân trên
địa bàn xã, đặc biệt là đối với các tổ chức tơn giáo; Song song đó là quán triệt
các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về vấn đề dân tộc và tơn giáo trong tồn
bộ hệ thống chính trị từ xã đến ấp. Luật tín ngưỡng, tơn giáo có nhiều điểm mới,
tiến bộ, thể hiện tính cơng khai, dân chủ, minh bạch, nhà nước pháp quyền, phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Các quy định của Luật cũng bảo


8

đảm sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban

hành như Bộ luật dân sự, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa
phương, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật di sản văn hóa,Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, Luật giáo dục… tun truyền Luật tín ngưỡng, tơn giáo có
ý nghĩa quan trọng để Nhân dân thấy và thực hiện đúng về quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo.
Tình hình tơn giáo trên địa bàn xã nhìn chung ổn định; cơng tác tín
ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn xã được thực hiện trên cơ sở chính sách đại đồn
kết tồn dân tộc gắn bó mật thiết với các tơn giáo. Từ đó, các chức sắc, chức
việc, tín đồ chấp hành thực hiện theo pháp luật tín ngưỡng, tơn giáo; các hoạt
động tín ngưỡng, tơn giáo thuần túy diễn ra trong khn viên cơ sở thờ tự đúng
chương trình, kế hoạch đã đăng ký và thực hiện. Riêng năm 2021 và hiện nay
thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo, chưa phát hiện vấn đề phức tạp liên
quan đến tôn giáo xảy ra trên địa bàn xã.
Trong năm 2021, các cơ sở tôn giáo phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt
Nam xã và các đoàn thể tại địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện thiết thực
chăm lo trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và tặng gần 300 phần quà
nhu yếu phẩm, bánh mứt Tết cho các hộ khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn xã với
tổng trị giá 9 triệu đồng; ủng hộ cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid – 19 và
hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Nhằm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo xã đối với các tổ chức tôn giáo,
nhân các ngày lễ trọng của các tôn giáo và Tết cổ truyền, lãnh đạo xã tổ chức
họp mặt và thành lập đoàn đến thăm, chúc mừng và tặng quà các vị chức sắc.
Riêng năm 2021 đã thăm tặng quà 05 lượt các tổ chức tơn giáo trên địa bàn xã.
Ngồi ra, lãnh đạo xã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để gặp gỡ, tiếp xúc, tranh
thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc và người có uy tín
trong tơn giáo; cơng tác tun truyền, vận động được thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm phát huy vai trị tích cực của các chức sắc trong tuyên



9

truyền, vận động tín đồ tơn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.
Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Củ Chi, Ban Chỉ đạo
công tác tín ngưỡng tơn giáo xã đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị thực hiện tốt
cơng tác quản lý tơn giáo trên địa bàn, từ đó quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo
của nhân dân được bảo đảm ngày một tốt hơn, góp phần xây dựng khối đại đồn
kết tồn dân tộc gắn bó mật thiết với các tơn giáo và dân tộc; tơn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo mọi điều kiện cho các dân tộc, hoạt động ổn định
đúng pháp luật. Trong quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo ở cơ sở thiết
thực, hiệu quả, vận động được chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tham
gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, cùng chính quyền và nhân dân
trên địa bàn xã thực hiện tốt khối đại đồn kết tồn dân tộc, góp phần xây dựng
nơng thơn mới,…Từ đó, tình hình tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn xã cơ bản ổn
định, hoạt động của các tôn giáo tuân thủ pháp luật theo hướng “Tốt đời, đẹp
đạo”, “Đồng hành cùng dân tộc”.
Từ các Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng
tác tơn giáo, tín ngưỡng, trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương, Đảng ủy,
UBND xã tiếp tục đề ra các phương hướng thực hiện về công tác tôn giáo và
góp phần bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, quan điểm của Đảng ta về giải
quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong thời gian tới như sau:
- Hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ sở tôn giáo hoạt động đúng quy
định, đúng nội dung danh mục đã thơng báo; động viên khuyến khích chức sắc,
tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, tham gia
vào các hoạt động xã hội, từ thiện góp phần khai thác mọi nguồn lực xã hội để
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đạt hiệu quả cao. Qua đó, thể hiện chính sách
tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo, bình đẳng giữa các tơn giáo, góp phần tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương
về vấn đề dân tộc và tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện tốt


10

Luật tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 và các văn bản có liên quan đến cán bộ,
cơng chức, chức sắc, chức việc và tín đồ các tơn giáo.
- Tổ chức các đoàn đến thăm và chúc mừng các chức sắc tôn giáo trong
các dịp lễ trọng như: Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Đại lễ
Phật đản...
- Phối hợp các ngành liên quan nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo và
các vấn đề về dân tộc, tôn giáo để kịp thời giải quyết phù hợp.
- Tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt và phát huy hiệu quả, vai trò
của lực lượng nòng cốt trong việc ổn định tình hình tơn giáo trên địa bàn xã, góp
phần giữ vững ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Có thể nói, trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam ln coi
tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân; đồng bào các tôn giáo
là bộ phận của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Hịa trong dòng chảy lịch sử, sức
mạnh được hun đúc từ mạch nguồn truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc,
lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường đã cảm hóa, ni dưỡng
và kết nối người dân Việt Nam, không phân biệt tôn giáo, thành phần xã hội, ý
thức hệ gắn bó khối đại đồn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít. Để phát huy sức mạnh đại
đồn kết dân tộc thì phải đồn kết được tồn dân, trong đó có vai trị rất quan
trọng của đồng bào tôn giáo. Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ tạo tiền đề quan
trọng để thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc. Trong q trình lãnh đạo, Đảng
ta đã ln khẳng định dân tộc và tơn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng
đặc biệt, với rất nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua đã khẳng định

quan điểm của Đảng về dân tộc, tơn giáo là đúng đắn, hồn toàn phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân
trong và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo là góp
phần quan trọng tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Lý luận
chính trị.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
3. Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về
cơng tác dân tộc trong tình hình mới.
4. Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về
cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.
5. Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016.


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................1,2
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................2
I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................2
1. Yếu tố trong nước............................................................................2,3,4
2. Yếu tố quốc tế........................................................................................4
II. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............4
1. Quan điểm...........................................................................................4,5

2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc
và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...................................................................5,6,7
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG MỐI
QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TẠI XÃ PHẠM VĂN CỘI, HUYỆN
CỦ CHI......................................................................................................7,8,9,10
PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................10



×