Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay. Liên hệ thực tiễn tại xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.69 KB, 12 trang )

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cơng tác đối ngoại “phải ln
ln vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ”. Thực hiện lời dạy của Người, trong 35
năm đổi mới, công tác đối ngoại Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc,
phụng sự Tổ quốc và phục vụ Nhân dân.
Hoạt động đối ngoại góp phần tạo dựng và duy trì vững chắc mơi trường
hồ bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối
ngoại đa phương và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng được đẩy mạnh, thiết
thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế và uy
tín của đất nước. Đối ngoại góp phần thu hút nguồn lực to lớn từ bên ngoài để
phát triển đất nước.
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đối với mọi thắng lợi của
công tác đối ngoại, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên
mặt trận đối ngoại; nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh
hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến"; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia
- dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các lĩnh vực công tác đối ngoại như ngoại
giao văn hố, thơng tin đối ngoại, cơng tác đối với người Việt Nam ở nước
ngồi, bảo hộ cơng dân được triển khai tồn diện, chủ động, tích cực cả về chủ
trương, chính sách cũng như trên thực tiễn.
Bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của
mình cũng đều phải xử lý hai vấn đề cơ bản là đối nội và đối ngoại. Hai vấn đề
này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau như
hai cái cánh của một con chim, tạo thế và lực cho nhau, gắn kết và đan xen ngày
càng chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ
và sâu rộng. Đối ngoại ngày nay khơng chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội,
mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY




2
1. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ
1.1. Mục tiêu
Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tác
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu
đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Đại hội XIII khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc”, tức
là đặt lợi ích quốc gia- dân tộc lên trước hết và trên hết; đồng thời, chỉ ra nguyên
tắc chung là phải luôn nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia- dân tộc tới mức cao nhất
có thể. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia- dân tộc khơng có nghĩa nước ta theo
chủ nghĩa dân tộc vị kỷ. Đại hội XIII nhấn mạnh thúc đẩy lợi ích quốc gia- dân
tộc phải “trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”, cùng phấn đấu vì hịa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích quốc gia- dân tộc cao nhất là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, thuận
lợi cho phát triển đất nước; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội và nền văn hóa dân tộc. Bên
cạnh đó, Đại hội XIII bổ sung bảo đảm an ninh con người, an ninh kinh tế, an
ninh mạng, xã hội trật tự, kỷ cương cũng là những lợi ích quan trọng của quốc
gia- dân tộc. Các thành tố nói trên có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và thống nhất
với nhau, không thể coi nhẹ thành tố nào, đồng thời là căn cứ quan trọng nhất để
xác định đối tác- đối tượng, hợp tác- đấu tranh trong đối ngoại, là "bất biến" để
ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp.
1.2. Nguyên tắc

Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là hịa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng
thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp với


3
hồn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế
giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình huống,
cần “ba tránh”: tránh bị cơ lập, tránh xung đột và tránh đối đầu.
Các nguyên tắc cụ thể:
Tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau
Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thơng qua thương lượng hịa bình.
Tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
1.3. Nhiệm vụ đối ngoại
Điểm mới nổi bật trong đường lối đối ngoại Đại hội XIII là lần đầu tiên
Đảng xác định rõ vị trí, vai trị tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ
vững mơi trường hịa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Các nhiệm vụ này quan
hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giữ vững hịa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao
vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn lấy ngoại
giao hòa hiếu làm thượng sách giữ nước. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại đi đầu tạo thế “vừa
đánh, vừa đàm”, tranh thủ ủng hộ quốc tế, phá bao vây cấm vận, mở ra cục diện
phát triển mới cho đất nước. Trong công cuộc đổi mới, đối ngoại “đi đầu trong
kiến tạo hịa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”.
Như vậy, việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại

hội XIII là bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở vận
dụng sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết
thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp thu chọn lọc kinh
nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển trên thế
giới.
Trước hết, vai trò tiên phong thể hiện ở việc đối ngoại đánh giá, dự báo


4
tình hình, nhận diện thời cơ và thách thức để bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa,
nhanh nhạy phát hiện các vấn đề mới, tham mưu chiến lược, thúc đẩy đổi mới tư
duy, tìm hướng đi thuận lợi cho phát triển đất nước. Vì vậy, Đại hội XIII nhấn
mạnh “tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối
ngoại, không để bị động, bất ngờ”. Nhiệm vụ này rất quan trọng, bởi chỉ có “biết
mình”, “biết người”, “biết thời thế” mới có thể tranh thủ thời cơ, thuận lợi để
phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới vận động không ngừng,
phức tạp và khó lường.
Hai là, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển
đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và
tồn dân, trong đó có đối ngoại. Đặc thù của đối ngoại là sử dụng các phương
thức, biện pháp hịa bình để ngăn ngừa, hóa giải và đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh, xung đột từ sớm, từ xa, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền quốc gia.
Phát huy truyền thống giữ nước của ơng cha ta là “hịa ở trong nước thì ít
phải dùng binh, hịa ở ngồi biên thì khơng sợ báo động”, Đại hội XIII khẳng
định tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là với
các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các đối tác quan trọng
và bạn bè truyền thống, “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Việc thực
hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp củng cố vững chắc cục diện đối ngoại ổn định,
thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, đối ngoại cùng quốc phịng, an ninh giữ vững đường
biên giới hịa bình, hợp tác và phát triển; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, tìm
kiếm và phát huy điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác, linh hoạt và sáng tạo
trong xử lý các tranh chấp trên cơ sở lợi ích quốc gia- dân tộc và luật pháp quốc
tế; trong đó, tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở luật pháp
quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982.
Ba là, tiên phong huy động các nguồn lực bên ngồi cho phát triển đất
nước. Một trong những lợi ích cơ bản của nước ta hiện nay là phấn đấu thực


5
hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Do đó,
phát triển đất nước là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động đối ngoại, theo đó tất
cả trụ cột, binh chủng đối ngoại đều nỗ lực đóng góp vào thực hiện tầm nhìn và
mục tiêu phát triển đất nước, trong đó ngoại giao kinh tế là nòng cốt. Như vậy,
cùng với tư duy tiên phong, tư duy phát triển là điểm mới trong tư duy đối ngoại
của Đảng tại Đại hội XIII.
Quán triệt “phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm”, đối ngoại
tiếp tục tranh thủ hiệu quả các yếu tố quốc tế thuận lợi, các FTA đã ký và các
cam kết, thỏa thuận quốc tế nhằm mở rộng thị trường, thu hút tri thức, công
nghệ và đầu tư phục vụ đổi mới mơ hình tăng trưởng, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng cường năng lực tự chủ của nền kinh tế
và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đối ngoại cũng tranh thủ các mối quan hệ chính
trị tốt đẹp để xử lý các vấn đề phức tạp trong hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vai trò tiên phong của
đối ngoại đã được phát huy và thể hiện rõ qua hoạt động “ngoại giao vắc-xin”,
tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và
thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào phịng, chống, thích ứng an tồn với
COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.

Bốn là, tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ lợi ích của người dân,
địa phương và doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế. Một điểm mới là Chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030 đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại
giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm
trung tâm”. Đây là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng “lấy dân là gốc” trong đối
ngoại, bởi việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại xét đến cùng là nhằm mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thấm nhuần lời dạy của
Bác Hồ “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết
sức tránh”, bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và phát triển kinh tế- xã hội,
đối ngoại kiến tạo môi trường quốc tế thuận lợi, mở đường, đồng hành, hỗ trợ
người dân, địa phương và doanh nghiệp tranh thủ tối đa cơ hội, lợi ích và giảm
thiểu rủi ro, vượt qua thách thức của hội nhập quốc tế; đồng thời, bảo vệ lợi ích


6
chính đáng của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập
quốc tế.
Năm là, tiên phong nâng cao vị thế và uy tín đất nước thơng qua phát huy
vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải, đảm nhận tốt các trọng trách quốc tế, đóng
góp tích cực và có trách nhiệm vào quan tâm chung của thế giới. Đại hội XIII
xác định đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò của Việt
Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp
tác tiểu vùng Mê Công và các khuôn khổ hợp tác cũng như trong những vấn đề
quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của
đất nước. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền đối ngoại, bảo hộ công dân, ngoại giao văn hóa, triển khai tồn diện và
mạnh mẽ hơn cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi cũng góp phần quan trọng
nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín đất nước.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “mọi việc thành công bởi chữ
đồng”, đối ngoại chỉ có thể thực hiện tốt vai trị tiên phong khi được đặt trong

tổng thể đối nội- đối ngoại, có được sự phối hợp chặt chẽ, đoàn kết và đồng
thuận của các cấp, các ngành và tồn dân, trong đó điểm đồng ở đây là cùng
nhau bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc. Có như vậy, mới phát huy được
sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phương châm đối ngoại
2.1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;
dựa và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực
Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm các
yếu tố sức mạnh “cứng” như kinh tế, quân sự, con người…, các nguồn lực có
thể huy động ở trong nước và các yếu tố của sức mạnh mềm như văn hóa, truyền
thống….Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cần được vận dụng, kết hợp một
cách hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.
Nội hàm “thời đại” bao gồm lựa chọn con đường phát triển phù hợp với
nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay và những nhân tố mới trong giai đoạn


7
hiện nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ; xu thế tồn cầu hóa, hợp tác
liên kết khu vực; xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển…
2.2. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh
Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức
từ bên ngồi cũng gia tăng. Do đó, cần nhận thức đúng và nắm vững hai mặt hợp
tác và đấu tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế.
Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng ta
nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh
trực diện đối đầu, không để cho các thế lực không thân thiện với Việt Nam lợi
dụng sơ hở để đẩy ta vào thế bị cô lập, đặc biệt là tránh một cuộc xung đột quân
sự hoặc bị khiêu khích vũ trang.

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần
nhuyễn hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh
một chiều, cả hai khuynh hướng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước.
Cần phải tỉnh táo, có sách lược khơn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở
rộng quan hệ đối ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn
định phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
2.3. Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả
các nước
Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước
Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ mơi trường hịa bình, ổn
định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt
chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một
môi trường hịa bình, ổn định lâu dài. Việc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên
cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong
khu vực sẽ là sự bảo đảm hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một
vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.
2.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
Đây là phương châm đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về đối


8
ngoại của Đại hội XIII của Đảng. Để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo,
hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu
quả đối ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược
phục vụ cho hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào
chiều sâu, ổn định, bền vững…
2.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là
thiêng liêng, khơng thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo

vệ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn, phức tạp, liên
quan đến nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc, cho nên giải quyết vấn đề này
phải kiên trì, cần có thời gian, khơng thể nóng vội. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phải
trên cơ sở giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CỦA VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI XÃ PHẠM VĂN CỘI
Hiện nay, các thế lực thù địch lại lợi dụng internet và mạng xã hội để ra
sức xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực, trong đó có vấn
đề về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam chúng ta. Nhằm tổ chức thực hiện Nghị
quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới” trong các năm qua, Đảng ủy xã Phạm Văn Cội đã và đang lãnh đạo tổ chức
thực hiện công tác tuyên truyền trong đảng viên, trong nhân dân cũng như tổ
chức thực hiện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình hiện nay, trong đó có các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề chủ quyền
biển, đảo của Việt Nam chúng ta.


9
Hiện nay, xã Phạm Văn Cội có dân số khoảng 10.000 người với hơn 2.000
hộ, chia thành 5 ấp, 35 tổ nhân dân. Đảng bộ xã có 13 chi bộ trực thuộc với hơn
200 đảng viên. Qua các kết quả khảo sát trong năm 2021, có 100% đảng viên và
gần 100% người dân trong xã sử dụng điện thoại thông minh và đa số đều có sử
dụng các mạng xã hội phổ biến.
Xác định các thế lực thù địch, phản động hiện nay tăng cường hoạt động
chống phá nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt,
đặc biệt là chúng lợi dụng internet, mạng xã hội đưa những ý kiến trái với quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh sai
tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc

phịng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam như: tổ chức Việt Tân, Đài Á châu tự
do, BBC Việt ngữ, thoibao.de… thường xuyên đăng tải, tung thông tin sai sự
thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam.
Vì vậy, trong thời gian qua, Đảng ủy xã đã tập trung thực hiện một số biện
pháp như sau và bước đầu mang lại kết quả nhất định:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền trong đảng viên, quán triệt
những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để
mỗi đảng viên nhận thức đúng, đủ và từ đó mỗi đảng viên trở thành một tuyên
truyền viên trong cộng đồng dân cư.
Hai là, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên,
Nhân dân thấy rõ “tính hai mặt” của mạng xã hội, hiểu biết đầy đủ những thủ
đoạn hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch trên mạng xã hội
ngày nay.
Ba là, duy trì Bản tin nội bộ hàng tháng của xã Phạm Văn Cội, để thơng
qua đó đưa những thơng tin chính thống đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân kịp
thời, nhanh chóng. Đồng thời, ln đổi mới hình thức và nội dung của Bản tin
ngày càng phong phú, đa dạng, thu hút người xem nhiều hơn, tạo sự hấp dẫn, lôi
cuốn người đọc.
Bốn là, chủ động thành lập và duy trì thường xuyên hoạt động của các
tài khoản mạng xã hội chính thức của Đảng ủy, UBND và các tổ chức chính trị


10
xã hội tại xã. Thơng qua các tài khoản chính thức đó, tổ chức đưa các thơng tin
chính thống, các chủ trương, đường lối của Đảng tiếp cận với Nhân dân trên
địa bàn xã cũng như các địa bàn khác. Cũng thơng qua các tài khoản mạng xã
hội đó, phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch,
phản động.
Năm là, quán triệt mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải
thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên

và Nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị cơng tác. Qua đó, kịp thời phát
hiện, góp ý, phê bình,… khơng để đồng nghiệp của mình bị lơi kéo, dụ dỗ mà cố
ý hoặc vơ tình ủng hộ, chia sẻ, lan truyền những thông tin phản động, độc hại
trên mạng xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”. Văn kiện Đại hội XIII đã nêu “Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực,
phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác
đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình
hình”. Qua đó nhấn mạnh phẩm chất, năng lực của cán bộ đối ngoại là yếu tố
quyết định, mang tính đột phá nhằm bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm
vụ ngày một cao hơn trong tình hình mới.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là kim chỉ nam cho việc
triển khai công tác đối ngoại, thể hiện mạnh mẽ tính kế thừa và tinh thần đổi mới
tư duy, phù hợp thực tiễn, cũng như với thế và lực mới của đất nước. Thời gian
tới, các cơ quan trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục phải làm
rõ nội hàm đường lối đối ngoại, tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội sâu sát
đến các cơ sở đảng ở trong nước và nước ngoài. Chỉ với bảo đảm sự lãnh đạo,
chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, sự phối hợp
chặt chẽ, đồng lòng nhất trí của tồn hệ thống chính trị và tồn dân, chúng ta
mới thực hiện được thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển của đất nước trong những năm tới./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quan hệ quốc tế, Nxb Lý luận chính trị.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII.
3. Nghị quyết số 35-NQ/TW 25-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai

trái, thù địch trong tình hình mới”


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................2
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY..........................2
1. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ...........................................................2
11. Mục tiêu.................................................................................................2
1.2. Nguyên tắc...................................................................................3,4,5,6
2. Phương châm đối ngoại........................................................................6
2.1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa
và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực.....................................6,7
2.2. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh................7
2.3. Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước....................................................................................................................7,8
2.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả...............................................8
2.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc.............................................................................................8
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CỦA VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI XÃ PHẠM VĂN CỘI..8,9,10
PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................10



×