Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.89 KB, 48 trang )

Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Lời mở đầu
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng như bất kỳ một doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh nào khác đều có mục đích tập hợp các phương tiện và con
người để tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp mình và cho xã hội. Chế độ quản
lý kinh tế tài chính đáp ứng được những yêu cầu quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, do
đó hạch toán hạch toán kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng trong quản lý kinh
doanh, nó là công cụ hiệu lực nhất để tiến hành quản lý các hoạt động, tính toán và
kiểm tra việc sử dụng tài sản vật tư tiền vốn nhằm giữ thế chủ động trong sản xuất
kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Những năm qua cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta đang thực hiện mở cửa để từng bước hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có nhiều thời cơ cũng như thách thức
mới. Do vậy, để tận dụng được những thuận lợi và vượt qua được những khó khăn
của nền kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải giải
quyết tốt tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Muốn vậy,
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của
mình, đó là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong toàn
bộ công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp, được trang bị kiến thức lý luận
ở trường và được tiếp xúc thực tế công tác kế toán tại Công ty, dưới sự chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, của các cô chú các anh chị phòng kế
toán - tài chính của Công ty, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ “Kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm” và
đã hoàn thành báo cáo này.
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
1
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Nội dung của báo cáo thực tập nghiệp vụ này bao gồm 2 phần


chính sau:
Phần 1: Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ
phần Sơn tổng hợp Hà Nội.
Phần 2: Thực tế nghiệp vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà
Nội.

Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Phần 1: Khái quát chung về tổ chức công
tác kế toán tại công ty cổ phần Sơn tổng
hợp Hà Nội
1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Với cách tổ chức quản lý sản xuất, quy mô và đặc điểm hoạt động của công
ty cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán, đòi hỏi Công ty phải tổ chức
bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội có quy mô vừa, tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh tập trung trên cùng địa bàn nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình
thức tập trung.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:

Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội
1.1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
3
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ

kiêm kế
toán
thanh
toán
Kế toán
vật tư-
NVL,
TSCĐ
Kế toán
Tlương
và các
khoản
trích theo
lương
Kế toán
tập hợp
CP và
tính giá
thành SP
Kế toán
thành
phẩm và
tiêu thụ,
thuế
Kếtoán
tổng
hợp và
kiểm
tra kế
toán

Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có đặc điểm toàn bộ công
việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài
chính, còn ở các bộ phận đều không có tổ chức kế toán mà chỉ thực hiện việc thu
nhận, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán
để xử lý và tổng hợp thông tin.
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này ở Công ty đảm nhận các nhiệm
vụ như: hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, tính tiền
lương phải trả, phân bổ tiền lương, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, hạch toán về tạm ứng, thanh toán với khách hàng, tiền gửi, tiền vay
ngân hàng, TSCĐ, vốn kinh doanh, quỹ của Công ty và lập Báo cáo tài chính.
Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở Công ty cổ phần
Sơn tổng hợp Hà Nội là phù hợp với địa điểm hoạt động của Công ty: địa bàn hẹp,
đi lại thuận lợi nó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán
toàn Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt
chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực
hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty, việc phân công lao động
chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán
thực hiện được dễ dàng với bộ máy gọn nhẹ.
1.1.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Công ty
Phòng kế toán - tài chính của Công ty gồm 7 người: 1 kế toán trưởng và 6 kế
toán viên trong đó mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
 Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo,
kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, giám sát và ký duyệt các
chứng từ phát sinh, tổng hợp, lập và phân tích các báo cáo kế toán, phân công công
việc cho các nhân viên kế toán. Tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ cho từng
người, nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài liệu số liệu báo các kết quả phân tích tình
hình hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh
đạo về kế hoạch sản xuất và lựa chọn phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách
Báo cáo thực tập nghiệp vụ

4
Đóng hộp
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về
các báo cáo kế toán tài chính.
 Thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán: Ghi chép phản ánh số hiện có và
tình hình bién động các khoản vồn bằng tiền, ghi chép các khoản công nợ, tiền vay
và thực hiện các giao dịch liên quan đến các khoản vồn bằng tiền và các khoản công
nợ phải thu, phải trả.
 Kế toán vật tư - nguyên vật liệu, tài sản cố định: Theo dõi, ghi chép
kế toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật
liệu tồn kho; tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ; lập báo cáo kế
toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thu thập thông tin
về kết quả thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận sản xuất,
phòng ban; tham gia tính lương và các khoản trích theo lương phải trả cán bộ công
nhân viên; theo dõi, thanh toán lương, BHXH, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp khác
cho cán bộ công nhân viên Công ty.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Ghi chép kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá
thành sản phẩm hoàn thành, đánh giá sản phẩm dở dang; thống kê các chỉ tiêu liên
quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất; lập báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu
quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm.
 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế: Ghi chép, theo dõi thành phẩm
tồn kho, doanh thu và các khoản điều chỉnh doanh thu; ghi chép, theo dõi và thanh
toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ; tính toán, ghi chép trị giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lập các báo cáo nội bộ liên quan đến tình
hình tiêu thụ thành phẩm.
 Kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh,
lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ; kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế

toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo kế toán;
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
5
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
lập bảng cân đối tài khoản, báng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh toàn
Công ty.
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.2.1. Hệ thống sổ kế toán áp dụng
Theo chế độ kế toán hiện hành, có bốn hình thức tổ chức sổ kế toán, đó là:
+ Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
+ Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ cái
+ Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
+ Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ
Tuỳ theo doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ kế toán nào mà xây dựng danh
mục sổ kế toán tương ứng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả tiêu
thụ.
Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký-
chứng với trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
6
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký- chứng từ hoặc Bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật

ký- chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký- chứng từ được ghi căn cứ vào các
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
7
Chứng từ gốc; Bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ kế toán
chi ti ết
Nhật ký-Chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng
hợp chi tiết
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối
tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- chứng từ.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký- chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- chứng từ ghi
trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi
tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng
hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Theo hình thức kế toán này thì có các mẫu sổ sau:
+ Các nhật ký-chứng từ
+ Sổ cái
+ Các bảng kê
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng

* Niên độ kế toán: 1/1/N đến 31/12/N.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng (VND).
* Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp tuyến tính cố
định: Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc
đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng để hạ giá thành sản
phẩm và tăng lợi nhuận, đây là phương pháp được vận dụng phổ biến trong các
doanh nghiệp.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
8
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Nhưng theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính theo quyết định
206/2003QĐ-BTC thì việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt
đầu từ ngày mà TSCĐ tăng; giảm; ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
theo số ngày của tháng. Như vậy theo quyết định này tính khấu hao phải theo
nguyên tắc tròn ngày.
Hàng tháng trích khấu hao phải theo công thức sau:
Trong đó:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
% khấu hao
cơ bản bình
quân năm
=
X
100
Số năm sử dụng
Mức khấu hao
bình quân tháng
=
12 tháng

=
Mức khấu hao
bình quân năm
Nguyên giá
TSCĐ X % khấu
hao cơ bản
12 tháng
1
9
Mức khấu hao
bình quân năm
Nguyên giá TSCĐ
=
Nguyên giá
TSCĐ
=
Tỉ lệ % khấu
hao cơ bản
năm
X
Số khấu hao
phải trích
tháng này
=
Số khấu hao đã
trích tháng trước
+
Số khấu hao tăng
thêm tháng này
-

Số khấu hao
giảm trong
tháng này
Mức khấu hao
TSCĐ tăng thêm
tháng trước
=
S ố ng ày c ủa th áng
Mức khấu haoTSCĐ phải
trích bình quân tháng của
TSCĐ tăng thêm
X
Số ngày thực tế
phải trích khấu
hao trong tháng
của TSC Đ
Mức khấu hao của
TSCĐ giảm đi
trong tháng này
=
Mức khấu hao phải
trích bình quân của
TSCĐ giảm
Số ngày của tháng
X
Số ngày thôi
trích khấu hao
thực tế trong
tháng của TSCĐ
Số năm sử dụng

Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà
Nội áp dụng phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh
thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình nhập - xuất - tồn sản phẩm, hàng
hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp này thì các tài khoản
kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng
giảm của vật tư hàng hoá. Vì vậy mà giá trị vật tư hàng hoá tồn kho có thể được xác
định trong bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
* Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng ( VAT): Công ty hạch toán thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân
* Hệ thống báo cáo tài chính của công ty:
Báo cáo tài chính của công ty tuân thủ theo đúng mẫu biểu do Nhà nước quy
định, hệ thống báo cáo được sử dụng nhằm cung cấp thông tin về tài chính,về tình
hình sản xuất kinh doanh và những biến động trong các hoạt động của công ty, giúp
cho ban lãnh đạo của công ty hay các đối tượng khác có liên quan sử dụng thông tin
được cung cấp đánh giá một cách chính xác thực trạng của công ty.
Hiện nay công ty sử dụng 4 loại báo cáo tài chính đó là:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
10
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Phần 2: Thực tế nghiệp vụ kế toán thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội

2.1. Kế toán thành phẩm
2.1.1. Đặc điểm thành phẩm
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản xuất sơn nói riêng để
tạo ra được sản phẩm cuối cùng phục vụ người tiêu dùng, Công ty phải trải qua quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp. Quy trình này bao gồm các giai đoạn chính như
sau:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung
Kết thúc công đoạn cuối cùng đó là công đoạn pha trộn và đóng hộp, Công
ty cho ra sản phẩm chủ yếu của mình là sơn, vecni và chất phủ bề mặt. Sau khi các
sản phẩm này được kiểm nghiệm nếu đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ được nhập kho hoặc
xuất bán thẳng cho khách hàng. Những sản phẩm này được gọi là thành phẩm. Như
vậy thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, do các bộ phận sản xuất kinh doanh chính
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
11
Tổng hợp nhựa Alkyd
Công đoạn muối trộn
Công đoạn nghiền cán
Công đoạn pha trộn,
đóng hộp
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
và sản xuất kinh doanh phụ của đơn vị tiến hành, được kiểm nghiệm đáp ứng mọi
tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Ngoài ra, được coi là thành phẩm còn bao gồm cả những sản phẩm thuê ngoài gia
công chế biến đã hoàn thành.
Thành phẩm của Công ty do các bộ phận sản xuất chính và phụ của công ty
sản xuất ra, Công ty không thuê ngoài gia công chế biến. Các thành phẩm này chủ
yếu là sơn, vecni và chất phủ bề mặt đòi hỏi việc sản xuất được thực hiện theo đúng
quy trình công nghệ và được kiểm tra chặt chẽ. Nhận thức được tầm quan trọng đó,

Công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chỉ tiêu chất lượng và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
2.1.2. Tính giá thành phẩm
* Tính giá thành phẩm nhập kho
Để tính giá thành thành phẩm nhập kho, kế toán căn cứ vào sổ chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang TK 154. Để tính giá thành của thành phẩm sản xuất ra, kế
toán sử dụng công thức :
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
=
Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối
kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trong tháng 3 năm 2007, công ty sản xuất sơn Epoxy và có 2 lần nhập kho
ngày 20 tháng 3 và ngày 31 tháng 3. Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm sơn Epoxy
như sau:
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 98.000.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 35.750.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 40.700.000 đ
+ Số chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là :
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
12
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 9.100.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 3.500.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 3.780.000 đ
+ Số chi phí dở dang cuối kỳ :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.950.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 750.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 970.000 đ
Từ những số liệu trên, ta có thể lập bảng tính giá thành sản phẩm Sơn Epoxy
như sau:
Bảng tính giá thành sản phẩm sơn Epoxy - số lượng: 4.450 kg
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí
Dở dang
đầu kỳ
Chi phí
trong kỳ
Dở dang
cuối kỳ
Tổng giá
thành sản
xuất
Giá
thành
đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
9.100.000 98.000.000 2.950.000 104.150.000 23.404
Chi phí nhân công trực
tiếp
3.500.000 35.750.000 750.000 38.500.000 8.652
Chi phí sản xuất chung
3.800.000 40.700.000 970.000 43.530.000 9.782
Cộng
16.400.000 174.450.000 4.670.000 186.180.000 41.838

Như vậy, giá thành sản xuất 1 kg sơn Epoxy như sau:
Giá thành
sản xuất 1kg
Sơn Epoxy
=
104.150.000 + 38.500.000 + 43.530.000
4.450
= 41.838 (đ/kg )
* Tính giá thành phẩm xuất kho:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
13
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Sau quá trình sản xuất thành phẩm của công ty sẽ được kiểm tra, xét duyệt cẩn
thận và chặt chẽ về số lượng và chất lượng. Khi xuất kho bán cho khách hàng theo
các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã được lập hoặc theo đơn hàng của các khách hàng
lẻ, thành phẩm của công ty sẽ được tính giá theo phương pháp bình quân - cơ sở cho
việc tính giá vốn của số hàng bán ra. Theo phương pháp này thì giá xuất kho thành
phẩm của công ty được tính theo công thức :
Giá đơn vị
bình quân
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá thực tế thành
Phẩm xuất kho
=
Số lượng thành
phẩm xuất kho
*
Giá đơn vị

bình quân
2.1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm
* Chứng từ sử dụng:
- Nhập kho thành phẩm:
Thành phẩm của công ty sau quá trình sản xuất sẽ được kiểm tra về chất
lượng, số lượng. Những thành phẩm đã đạt yêu cầu sẽ được nhập kho. Để nhập kho
thành phẩm, công ty sử dụng chứng từ là phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho là cơ sở
để thủ kho theo dõi thành phẩm về mặt số lượng và cũng là cơ sở để kế toán theo
dõi cả về mặt số lượng cũng như giá trị thành phẩm. Căn cứ vào phiếu nhập kho,
cuối ngày thủ kho ghi lên thẻ kho thành phẩm về số thành phẩm đã nhập, kế toán
lên báo cáo nhập - xuất - tồn kho.
Mẫu phiếu nhập kho như sau :
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20 tháng 03 năm 2007
Người giao hàng: PX sơn cao cấp
Đơn vị:
Nhập tại kho: SP II Địa điểm: Thanh Liệt – Thanh trì – Hà Nội
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
14
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Nội dung: Nhập kho thành phẩm
Số
TT

kho
Tên vật tư
TK
nợ
TK


Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành
tiền
1 Sơn Epoxy 155 154 Kg 550 41.838 23.010.900
Nhập ngày …tháng… năm ….
Người giao hàng
( Ký, họ tên)
Phụ trách nhập hàng
( Ký, họ tên)
Người nhận hàng
( Ký, họ tên)
Thủ kho
( Ký, họ tên)
- Xuất kho thành phẩm:
Căn cứ vào các hợp đồng mà công ty đã ký kết với khách hàng, hoặc với các
đại lý thì công ty xuất hàng hoá giao cho họ và nhận số tiền cho số hàng mà công ty
đã bán giao cho khách hàng. Để xuất kho hàng hoá công ty đã sử dụng phiếu xuất
kho, theo đó thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để kiểm tra số lượng hàng hoá mà
công ty đã xuất, cùng với việc kiểm tra số lượng thì thủ kho phải kiểm tra cả chủng
loại hàng hoá đồng thời sử dụng phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho lúc cuối ngày ở
cột xuất kho. Đối với kế toán thì phiếu xuất kho là căn cứ để tính giá vốn hàng bán,
theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của thành phẩm.
Mẫu phiếu xuất kho như sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 27 tháng 03 năm 2007

Người nhận hàng: Nguyễn MinhVăn
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
15
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Đơn vị:
Địa chỉ: Thanh Xuân – Hà Nội
Lý do xuất kho: Xuất bán cho khách hàng
Số
TT

kho
Tên vật tư
TK
nợ
TK có
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá (đ)
Thành
tiền
1 Sơn Epoxy 632 155 Kg 370 41.712 15.433.440
Xuất ngày …tháng… năm ….
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
( Ký, họ tên)

Người nhận hàng
( Ký, họ tên)
Thủ kho
( Ký, họ tên)
* Kế toán chi tiết thành phẩm:
Thành phẩm của công ty được thực hiện trên từng kho và ở phòng kế toán của
công ty theo từng loại thành phẩm về hai mặt hiện vật và giá trị. Hiện nay có 3
phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm đó là: Phương pháp thẻ song song, phương
pháp sổ số dư, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Tại công ty cổ phần sơn tổng
hợp Hà Nội đang áp dụng phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ kế toán theo phương pháp thẻ song song như sau:
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
16
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp
nhập - xuất - tồn
Thẻ, sổ chi tiết
Kế toán tổng hợp
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Theo phương pháp này thì thủ kho là người theo dõi chỉ tiêu số lượng còn kế
toán theo dõi cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cụ thể là:
+ Tại kho: thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ
kho, và cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho. Theo định kỳ thì thủ kho chuyển các
chứng từ nhập kho và xuất kho về cho phòng kế toán.

+ Tại phòng kế toán: Sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ
nhập kho và chứng từ xuất kho thì kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết hai chỉ tiêu số lượng
và giá trị. Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp Nhập- xuất- tồn kho. Trên cơ sở đó để
đối chiếu số liệu trên thẻ kho của thủ kho và cung cấp số liệu cho bộ phận kế toán
thực hiện.
Hiện nay phương pháp thẻ song song được áp dụng phổ biến vì dễ làm và dễ
đối chiếu, nhất là đối với các doanh nghiệp được trang bị máy vi tính. Tuy nhiên nó
cũng có hạn chế nhất định đó là làm cho khối lượng công việc của kế toán tăng lên
vì kế toán không chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng mà còn theo dõi chỉ tiêu giá trị.
Từ phiếu nhập kho ngày 20/03/2007 và phiếu xuất kho ngày 27/03/2007 thủ
kho ghi vào thẻ kho và ta có mẫu thẻ kho như sau:
Đơn vị :
THẺ KHO
Ngày lập thẻ :
Tờ số :
Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư : Sơn Epoxy
Đơn vị tính : Kg
Mã số :
Stt
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập,
xuất
Số lượng Ký xác
nhận
của kế
toán
Số
hiệu

Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
A B C D E 1 2 3 F
1 20/3/07 Nhập kho TP 20/3/07 550
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
17
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
2 27/3/07 Xuất kho TP 27/3/07 370
Ngày …. tháng…. năm…
Thủ kho
(Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên )
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để vào sổ chi tiết thành phẩm.
Mẫu sổ chi tiết thành phẩm như sau:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
18
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Đơn vị :
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
Năm : 2007
TK 155 - Tên kho : Kho SP II
Tên, quy cách thành phẩm : Sơn Epoxy
Đơn vị tính : Kg
Chứng từ
Diễn giải
TK đối

ứng
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
Ghi
chú
Số hiệu
Ngày
tháng
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8
Số dư đầu kỳ
20/3/07
Nhập kho thành
phẩm từ sản xuất
154 41.838 550 23.010.900
27/3/07
Xuất kho bán cho
KH

632 41.712 370 15.433.440
Cộng tháng
Ngày… tháng…. năm…
Người ghi sổ
(Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên )
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
19
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
2.1.4. Kế toán tổng hợp nhập - xuất kho thành phẩm
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tổng hợp tình hình nhập - xuất kho, tình hình biến động tăng
giảm của thành phẩm trong kho công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội sử dụng TK
155 - “Thành phẩm”.
Kết cấu của TK 155 như sau:
TK 155
* Số dư đầu kỳ : Số thành phẩm tồn
kho đầu kỳ
* Số phát sinh tăng :
- Nhập kho thành phẩm
- Thành phẩm bán bị trả lại
* Số dư cuối kỳ : Số thành phẩm tồn
kho cuối kỳ
* Số phát sinh giảm :
- Xuất kho bán hàng theo các hợp
đồng, xuất kho cho đại lý…
- Xuất kho khuyến mãi, quảng cáo …

* Kế toán trên sổ:
Trên cơ sở các chứng từ trên là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ta có thể vào
các sổ tổng hợp như sau:
BẢNG KÊ SỐ 8
TK 155- Thành phẩm
Tháng 03 năm 2007
Số dư đầu tháng:
Số
TT
Ngày Có TK 154 Cộng Nợ Nợ TK 632 Cộng Có
1 20/03/07 23.010.900 23.010.900
2 27/03/07 15.433.440 15.433.440
Cộng
Số dư cuối tháng:
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
20
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Lập ngày….tháng… năm……
Kế toán ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
21
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
NHẬT KÝ- CHỨNG TỪ SỐ 8
Tháng 03 năm 2007
Số
TT
Số hiệu

TK ghi
nợ
Các TK ghi

Các TK
ghi Nợ
155 511 632 641 642 911 Tổng cộng
1 131 Phải thu của KH
2 331 Phải trả ng ười bán
3 511 Doanh thu bán hàng
4 632 Giá vốn hàng bán 15.433.440
5 911 XĐ KQKD
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày…tháng…năm… Lập ngày….tháng… năm…
Kế toán ghi sổ
( Ký, tên)
Kế toán tổng hợp
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
22
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
SỔ CÁI TK 155
Số dư đầu năm
Nợ Có
Ghi Có các TK
Đ/ư Nợ với TK này
S.hiệu
TK

Tháng
01
Tháng
02
Tháng
03

Tháng
12
Cộng
CPSX kinh doanh dd 154 23.010.900
Cộng phát sinh nợ 23.010.900
Tổng phát sinh có 15.433.440
Dư nợ cuối tháng
Dư có cuối tháng
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.2.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và chứng từ sử dụng
Khi các doanh nghiệp đã sản xuất ra thành phẩm, có nhiệm vụ quan trọng là
phải tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá
thì doanh nghiệp mới có điều kiện để thu hồi lại vốn lớn hơn nguồn vốn đã bỏ ra
ban đầu, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đã được thực hiện về giá
trị và giá trị sử dụng, sản phẩm của doanh nghiệp đã được xã hội công nhận với số
vốn đã thu hồi về thông qua quá trình tiêu thụ. Doanh nghiệp có điều kiện để trang
trải chi phí, thực hiện lợi ích kinh tế với Ngân sách Nhà nước, với đối tượng cho
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
23
Nguyễn Thị Diệu – K13KT2

vay, đầu tư kinh doanh với người lao động đồng thời có điều kiện để tích luỹ tái sản
xuất mở rộng.
Và quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các
phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,…
Trong đó doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá, dịch vụ đó theo giá quy định hoặc
thoả thuận. Và thời điểm xác định doanh thu bán hàng sẽ tuỳ thuộc vào từng
phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền. Trong nền kinh tế thị trường
thì việc tiêu thụ thành phẩm được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau,
theo đó các sản phẩm vận động từ doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thức tiêu thụ thành phẩm
phổ biến tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp như: phương thức tiêu thụ trực
tiếp, phương thức tiêu thụ gửi hàng chờ chấp nhận, tiêu thụ qua đại lý, phương thức
bán hàng trả góp, trả chậm, phương thức đổi hàng,…
Và hiện tại công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng các phương thức
tiêu thụ thành phẩm đó là: phương thức tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ qua đại lý.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng
hoá đơn giá trị gia tăng làm chứng từ gốc, đó là căn cứ để thủ kho làm thủ tục xuất
kho, là căn cứ để kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu, còn khách hàng đi đường làm
chứng từ ghi sổ kế toán. Đây là chứng từ có số lượng nhiều nhất trong kế toán tiêu
thụ của công ty.
* Phương thức tiêu thụ thành phẩm trực tiếp:
Theo phương thức này thì khách hàng sẽ đến trực tiếp công ty tại kho, quầy
hoặc trực tiếp tại bộ phận sản xuất không qua kho của công ty và trực tiếp nhận
hàng, khi thành phẩm được chính thức giao cho khách hàng thì được coi là tiêu thụ,
người bán mất quyền sở hữu về số hàng này, số hàng được ghi nhận doanh thu và
người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng người bán giao.
Thủ tục chứng từ sử dụng: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, khi giao
hàng công ty lập hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho.
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
24

Nguyễn Thị Diệu – K13KT2
Hoá đơn được lập thành ba liên trong đó một liên được lưu tại quyển, hai liên còn
lại chuyển cho thủ kho làm thủ tục xuất kho, giao cho người mua một liên làm
chứng từ đi đường, còn lại chuyển về phòng kế toán để ghi sổ và làm thủ tục thanh
toán. Trên hoá đơn đã có chữ ký xác nhận của người mua nhận hàng.
* Phương thức tiêu thụ qua đại lý:
Theo phương thức này, số hàng sau khi giao cho đơn vị nhận đại lý vẫn thuộc
quyền sở hữu của công ty cho đến khi được chính thức tiêu thụ ( trừ trường hợp đại
lý mua hẳn số sản phẩm đó). Bên giao hàng và bên nhận làm đại lý phải có hợp
đồng kinh tế trong đó quy định về số hàng, giá bán và tỷ lệ hoa hồng đại lý được
hưởng.
Thủ tục chứng từ bán hàng: Khi xuất kho sản phẩm cho đại lý, công ty lập
hoá đơn bán hàng cùng với biên bản giao hàng đại lý ( lập hai liên trong đó một liên
giao cho người nhận đại lý, một liên gửi về phòng kế toán để theo dõi. Hết thời hạn
quy định, căn cứ vào báo cáo bán hàng của đại lý, kế toán ghi nhận doanh thu và chi
phí.
Bên cạnh hoá đơn giá trị gia tăng, công ty còn sử dụng một số chứng từ khác
như:
- Phiếu thu : Phiếu thu được lập trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền
hàng, khách hàng đặt tiền trước, khách hàng trả nợ ….Trong những trường hợp đó,
kế toán phải lập phiếu thu, ghi rõ lý do thu tiền và đây chính là cơ sở để ghi sổ.
- Phiếu chi :Trong nhiều trường hợp, khi bán hàng cho khách hàng, công ty
phải chịu các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc xếp,… Khi đó, kế toán phải lập
phiếu chi để thanh toán các khoản trên.
Mẫu biểu một số chứng từ trên như sau:
Mẫu số 01GTGT – 3 LL
HOÁ ĐƠN ( GTGT)
Liên 1 : (Lưu)
Ngày 27 tháng 3 năm 2007
Ký hiệu :

Số : 86
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
25

×