Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và mốt số giải giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.03 KB, 68 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền
kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được
nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách
nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc
huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư
phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn
thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín
dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên
phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990
tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn
còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách
của nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức
là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp
lý hơn với thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát
triển nhà nước thực trạng và mốt số giải giáp” là cần thiết để có những giải pháp
tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế
về giảm trợ cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội.
1
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
1


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRONG NỀN KINH TẾ.
I. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tín dụng đầu tư phát triển
1. Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển (ĐTPT) là hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất
hiện có và tạo ra năng lực sản xuất mới. Đây là tiền đề để thực hiện quá trình tái sản xuất
mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm. Ý nghĩa quyết định của đầu tư phát triển là góp phần quan trọng làm thay đổi cơ
cấu kinh tế - xã hội của đất nước. Nói cách khác, đầu tư phát triển thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế song song với thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội.
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, các quốc gia phải có nguồn vốn đầu tư
phát triển thông qua tích lũy vốn trong và ngoài nước. Vốn đầu tư phát triển là nguồn
vốn không thể thiếu trong nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư phát triển lớn hay nhỏ quyết
định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế không có nguồn vốn
đầu tư phát triển hoặc nguồn vốn này còn nhỏ bé thì chỉ có thể thực hiện tái sản xuất
giản đơn bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm mà không thực hiện được tái sản
xuất mở rộng, không thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và do đó không thể đạt được
sự tăng trưởng và phát triển cao. Vì vậy các quốc gia luôn muốn có được nguồn vốn đầu
tư phát triển có quy mô lớn, lâu dài và ổn định. Nguồn vốn này hình thành bởi vốn đầu
tư phát triển của tất cả các thành phần kinh tế xã hội, bao gồm: vốn đầu tư phát triển của
Nhà nước, của doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi của các tổ chức dân cư trong nước và vốn
đầu tư của các cá nhân tổ chức nước ngoài. Do đó chính phủ các nước cần có chiến lược
đầu tư thích hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư đặc biệt là đầu tư của tư nhân.
Với các dự án đầu tư phát triển thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, tác động
trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thì Chính phủ phải hỗ trợ dưới các hình
thức khác nhau như: cấp vốn ngân sách trực tiếp cho các dự án đầu tư theo định hướng
2
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
phát triển của chính phủ, mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, hay
các điều kiện ưu đãi khác ngoài lãi suất như ưu đãi về thời hạn tín dụng, về thuế …
Tuy nhiên trong điều kiện Ngân sách của Nhà nước còn hạn hẹp và để việc hỗ trợ
đầu tư mang tính hiệu quả và lâu dài, các quốc gia thường thực hiện hỗ trợ đầu tư thông
qua hình thức tín dụng. Đó là tín dụng ĐTPT Nhà nước.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức tín dụng Nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là quan hệ vay – trả
giữa Nhà nước và các pháp nhân, thể nhân trong xã hội, được Nhà nước quy định với
các ưu đãi nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo
định hướng của Nhà nước.
Mục đích của tín dụng ĐTPT Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển một số
ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được coi là một công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng
giúp Nhà nước can thiệp vào thị trường, thúc đẩy đầu tư phát triển theo định hướng
chính sách của Nhà nước với chức năng chủ yếu là phân phối lại nguồn vốn đầu tư phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư theo kế hoạch, định hướng của Nhà nước. Công cụ
này được nhiều nước sử dụng thời kỳ khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh hoặc
trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, khi nhu
cầu đầu tư của toàn xã hội rất lớn nhưng khu vực kinh tế tư nhân còn non yếu, chưa có
khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
2. Đối tượng của tín dụng ĐTPT Nhà nước.
Đối tượng của tín dụng ĐTPT mang tính đặc trưng về không gian và thời gian. Nó
phụ thuộc vào các chính sách phát triển cũng như chiến lược công nghiệp hóa của mỗi
quốc gia. Mỗi quốc gia theo đuổi chính sách công nghiệp hóa, theo hướng thay thế nhập
khẩu sẽ có xác định đối tượng ưu tiên của tín dụng ĐTPT khác với quốc gia thực hiện
công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu. Tuy nhiên phần lớn chiến lược công nghiệp hóa
3
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46

3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
của quốc gia, cụ thể là các quốc gia đang phát triển ở Đông Á là công nghiệp hóa hướng
vào xuất khẩu, vì vậy đối tượng của tín dụng ĐTPT chủ yếu là các dự án thuộc các
ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp công nghệ cao, các dự án phát triển cơ
sở hạ tầng ( giao thông, năng lượng, … ) các dự án và phát triển vùng nguyên liệu sản
xuất hàng xuất khẩu …
Đối tượng của tín dụng ĐTPT chỉ mang tính tương đối, nó sẽ thay đổi khi chiến
lược, kế hoạch phát triển cũng như hoàn cảnh kinh tế đất nước thay đổi. Một ngành, một
lĩnh vực sau một thời gian được ưu tiên khuyến khích phát triển đã đủ khả năng hấp dẫn
đầu tư của tư nhân và đầu tư của nước ngoài sẽ không còn là đối tượng được ưu tiên
nữa, thay vào đó là các ngành, các khu vực khác cần sự ưu đãi nhất định để khuyến
khích phát triển. Do đó, không có một quy định bắt buộc nào về đối tượng ưu tiên của
tín dụng ĐTPT. Song đối tượng của tín dụng ĐTPT phải xuất phát từ mục đích của tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước phải là vốn
mời khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát huy năng lực, tham gia đầu tư vào
các ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế, đồng thời tín dụng
ĐTPT phải thực hiện đựoc mục tiêu công bằng xã hội, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa
các vùng miền. Do đó, đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT không chỉ tập trung vào các
khu vực có khả năng phát triển, các chương trình kinh tế trọng điểm mà còn có các khu
vực có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng kém phát triển. Đối tượngv ay vốn cũng phải có
tác dụng tạo đà, lôi kéo các ngành nghề, vùng, lĩnh vực khác phát triển.
Việc lựa chọn đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT có ý nghĩa quan trọng trong việc
sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nên cần được tiến hành một cách
khoa học trên cơ sở kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tê – xã hội trong một thời kỳ
dài, điều này tạo sự ổn định trong hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả trong sử dụng
nguồn vốn tín dụng ĐTPT.
3. Nguồn vốn của tín dụng ĐTPT Nhà nước
4
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46

4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Nguồn vốn tín dụng ĐTPT không chỉ có nguồn vốn Ngân sách nhà nước dành cho
đầu tư phát triển mà còn bao gồm cả nguồn vốn nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước dùng để ĐTPT
Với tư cách là “ bàn tay hữu hình”, Nhà nước can thiệp vào hoạt động ĐTPT để
điều tiết và định hướng đầu tư theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một yếu tố quan
trọng và đã trở thành lợi thế trong việc huy động vốn cho tín dụng ĐTPT là Nhà nước
dùng uy tín của mình để đảm bảo việc hoàn trả vốn, do đó có thể thu hút được các nguồn
đầu tư phát triển trong và ngoài nước với thời gian dài. Tại các nước đang phát triển, lý
do quan trọng làm suy yếu nguồn tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư không phải là lãi
suất không hấp dẫn mà là sự rủi ro của hệ thống tài chính và sự không ổn định của môi
trường vĩ mô. Bằng việc đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức thực hiện tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước, cùng với cam kết duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn
định, Nhà nước có thể thu hút được một lượng vốn trung và dài hạn trong xã hôi dành
cho ĐTPT.
4. Hình thức của tín dụng ĐTPT Nhà nước.
+ Trực tiếp: Chính phủ đầu tư trực tiếp hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi ( lãi
suất, thời hạn, các điều kiện đảm bảo khác … ) đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên.
Ngoài ra, Chính phủ có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của các tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước.
+ Gián tiếp: Chính phủ cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc mức phí thấp cho
doanh nghiệp, cá nhân như các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu
thị trường theo yêu cầu của doanh nghiệp …
Hoạt động tín dụng ĐTPT không nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu
hồi đủ vốn và bù đắp chi phí hoạt động. Tín dụng ĐTPT không chỉ đề cao hiệu quả kinh
tế, khả năng sinh lời của dự án đầu tư mà còn xem xét đến những tác động của dự án đối
với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những lợi ích mà
xã hội thu được từ dự án.
5

SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
5. Tổ chức thực hiện.
Nhận thức được vai trò to lớn của sự can thiệp của Chính phủ vào cơ chế tài chính
cũng như tầm quan trọng của tín dụng ĐTPT Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, rất nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức tài chính phát triển ( The
development financial institution – DFI ) để thực hiện hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà
nước và các tổ chức này đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của ngành công nghiệp
thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các ngành công nghiệp.
Chính sách tín dụng ĐTPT mang tính đặc trưng về thời gian và địa điểm nên được
thực hiện bởi các tổ chức khác nhau và dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc vào
chính sách phát triển cũng như điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia. Các tổ chức
thực hiện hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước ở các quốc gia bao gồm: Ngân hàng công
nghiệp, ngân hàng đầu tư, các quỹ hỗ trợ, kho bạc nhà nước, ngân hàng phát
triển( NHPT) … trong đó mô hình NHPT đã ra đời và phát triển trong gần một thế kỷ
qua tại nhiều nước trên thế giới và đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó trong hoạt động
tín dụng ĐTPT.
Các tổ chức tài chính phát triển được coi là công cụ đặc biệt quan trọng của Chính
phủ để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Nhiệm vụ của các
tổ chức này nhằm cung cấp tín dụng cho các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực xuất
nhập khẩu và lĩnh vực phát triển nông thôn.
Mục đích thành lập tổ chức này là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ. Các hoạt động của tổ chức này chủ yếu tập trung hỗ trợ vào các
lĩnh vực trọng điểm, các ngành then chốt, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh
tế, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình hoạt động các tổ chức này được phép huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó quan trọng nhất là từ phát hành trái phiếu trong nước và nước
ngoài, khai thác các nguồn nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện, từ
các nguồn vốn hợp pháp khác.

6
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Cơ chế hoạt động của tổ chức này trong thời gian đầu thực hiện có thể có sự hỗ trợ
của Nhà nước để cho vay các dự án đầu tư theo định hướng của chính phủ với lãi suất
thấp hơn lãi suất thị trường. Trong xu thế phát triển chung, tính độc lập, tính tự chủ về
tài chính, tính hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ của tổ chức thực hiện sẽ ngày càng
tăng.
II. Vai trò của tín dụng ĐTPT trong nền kinh tế.
Trên thế giới, do nhu cầu chi của NSNN không ngừng tăng trong khi nguồn thu
NSNN lại bị hạn chế và tăng chậm, nên hầu hết các quốc gia đều xảy ra tình trạng thâm
hụt NSNN. Mặt khác do nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong khi nhu cầu chi đầu
tư phát triển lại rất lớn, NSNN không thể trang trải hết cho toàn bộ các dự án ĐTPT nên
Nhà nước buộc phải lựa chọn các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp để đầu
tư ( bằng cách cấp phát không hoàn lại ); còn đối với các dự án đầu tư phát triển có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp, Nhà nước chỉ đầu tư thông qua kênh tín dụng ĐTPT, trong đó
chủ đầu tư dự án được vay vốn của Nhà nước để đầu tư và phải sử dụng các nguồn thu
từ dự án để hoàn trả toàn bộ số nợ đã vay nhà nước.
Như vậy tín dụng ĐTPT Nhà nước ra đời bắt nguồn trước hết từ yêu cầu về giải
quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu ĐTPT ngày càng lớn của nền kinh tế với sự giới hạn của
nguồn lực tài chính công, nhất là của NSNN. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không
ngừng của kinh tế thị trường thì tín dụng ĐTPT Nhà nước ngày càng có vai trò quan
trọng. Có thể xem xét vai trò của tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước trên một số khía
cạnh chủ yếu sau:
1. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu mà các nước chậm phát
triển phải trải qua để trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nội dụng trọng tâm của
quá trình này là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà trong đó chủ yếu là

7
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển các ngành công
nghiệp quan trọng, đưa công nghiệp trở thành ngành giữ vài trò chủ đạo và chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tín dụng ĐTPT là công cụ quan trọng để Nhà nước tài
trợ cho các dự án đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạn tầng kinh tế xã hội ( giao
thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp thoát nước …) và phát triển các ngành công
nghiệp then chốt ( cơ khí, điện tử- viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới… ), do
đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Mặt khác, việc tập trung nguồn vốn tín dụng ĐTPT cho xây dựng kết cấu hạ tầng
hiện đại và phát triển các ngành công nghiệp then chốt, có khả năng đi tắt đón đầu cũng
là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh và
bền vững của nền kinh tế.
2. Điều tiết vĩ mô các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế và hướng dẫn hành vi
của các chủ thể trong nền kinh tế.
Mặc dù kinh tế thị trường là bước phát triển cao của nền kinh tế sản xuất hàng hóa
với rất nhiều điểm ưu việt nhưng bên cạnh đó nó cũng có khá nhiều khiếm khuyết mà
bất cứ quốc gia nào trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt
như nạn ô nhiễm môi trường, tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, phát triển
không cân đối giữa các vùng miền … Để khắc phục những khiếm khuyết này, Nhà nước
có thể sử dụng nhiều công cụ ( thuế, chi NSNN, tín dụng ĐTPT Nhà nước …) trong việc
điều tiết, phân bổ nguồn lực, đảm bảo cho các vùng, các ngành hoặc các thành phần kinh
tế phát triển một cách đồng đều, trong tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng như
là một công cụ chủ yếu để tài trợ chocác dự án ĐTPT có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Do đó có thể nói tín dụng ĐTPT như một bàn tay hữu hình mà Nhà nước phải sử dụng
trong quá trình thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô của mình đối với nền kinh tế.
Đối với một quốc gia có rất nhiều mục tiêu và quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô mà
Nhà nước hướng tới như mục tiêu về sản lượng, việc làm, lạm phát, lãi suất … cân đối

tiết kiệm – tiêu dùng- đầu tư, cân đối xuất – nhập khẩu .. Để đạt được những mục tiêu về
8
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
quan hệ cân đối này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhau mà trong đó chủ yếu là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Là một bộ phận
cấu thành trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ĐTPT có tác
động rất lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó được thể hiện qua một số
khía cạnh chủ yếu sau:
- Thông qua việc hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất,
tín dụng ĐTPT góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.
- Thông qua việc huy động vốn và cho vay đối với các dự án, tín dụng ĐTPT tác
động đến cung – cầu trên thị trường vốn và tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát
và mặt bằng lãi suất của nền kinh tế.
- Thông qua việc đầu tư cho các dự án phục vụ xuất khẩu hoặc đầu tư ra nước
ngoài dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA). Tín dụng ĐTPT còn góp phần
điều chỉnh quan hệ cân đối xuất – nhập khẩu, đồng thời tác động đến trạng thái cán cân
thanh toán quốc tế của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Thông qua lãi suất huy động, tín dụng ĐTPT góp phần điều tiết tỷ lệ giữa tích lũy
và tiêu dùng của dân cư, đồng thời thông qua việc quy định đối tượng và điều kiện được
hưởng ưu đãi, tín dụng ĐTPT góp phần định hướng đầu tư của các chủ thể trong nền
kinh tế vào các ngành, các vùng và lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích phát triển
3. Góp phần giải quyết khó khăn của NSNN trong thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư
phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Mặc dù chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là một
nội dung chi rất lớn và quan trọng trong chi đầu tư phát triển của NSNN, nhưng có một
thực trạng chung hiện nay diễn ra ở hầu hết các quốc gia, là những dự án sử dụng NSNN
thường đầu tư dàn trải, không tập trung, vốn đầu tư bị thất thoát hoặc sử dụng lãng phí,
hiệu quả thực tế của dự án không thực sự được quan tâm … mà nguyên nhân chủ yếu

9
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
của tình trạng này là do tâm lý ỷ lại vào sự bao cấp của NSNN. Để khắc phục ình trạng
này các quốc gia đều có xu hướng giảm mạnh chi NSNN cho các dự án đầu tư phát triển
có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Thay vì được cấp phát hoàn toàn từ NSNN như trước
đây, các dự án này sẽ được Nhà nước đầu tư thông qua kênh tín dụng ĐTPT. Sở dĩ có xu
hướng trên là do nguồn lực NSNN còn hạn hẹp, mặt khác là nhằm khắc phục tâm lý
trông chờ ỷ lại vào NSNN, nâng cao hiệu quả, đồng thời hạn chế tình trạng thất thoát,
lãng phí trong các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước. Việc chuyển kênh đầu tư đối với
các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp từ sử dụng vốn NSNN sang sử dụng vốn tín
dụng ĐTPT là một việc tất yếu phải làm nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới cơ
chế quản lý NSNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
Sự ra đời của tín dụng ĐTPT nhà nước đã làm thu hẹp phạm vi các dự án được cấp
phát không hoàn trả từ NSNN; thay vào đó chủ đầu tư phải sử dụng các nguồn thu từ dự
án để hoàn trả toàn bộ số vốn đã vay nhà nước, và số vốn này lại được sử dụng để cho
vay đối với các dự án khác. Như vậy nguồn vốn tín dụng ĐTPT đã góp phần tích cực
giải quyết khó khăn của NSNN thông qua việc hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT của
NSNN.
Mặt khác, do phải hoàn trả số vốn vay ( cả gốc và lãi ) nên chủ đầu tư phải cân
nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các phương án đầu tư có khả năng sinh lời cao, đồng
thời tìm cách giảm những khỏan chi không cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là việc tài
trợ cho các dự án thông qua tín dụng ĐTPT của nhà nước góp phần hạn chế tình trạng
dàn trải, thất thoát, lãng phí trong đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
4. Góp phần nâng cao vị thế của quốc gia, tạo điều kiện mở rộng và phát triển
hoạt động kinh tế đối ngoại.
Trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng
và mạnh mẽ, nguồn vốn đầu tư quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, thì nhu cầu của các

nước nghèo được vay vốn của các nước giàu hơn đang được đặt ra một cách bức thiết.
10
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Trong bối cảnh đó, các nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho vay đối với quốc
gia kém phát triển hơn. Các khoản cho vay của Nhà nước đối với quốc gia khác có thể
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó phổ biến là các khoản
cho vay ODA với thời hạn cho vay dài, lãi suất cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các dự án
ĐTPT cơ sở hạ tầng KT-XH.
Thông qua các khoản ODA này, nước cho vay có thể tăng cường ảnh hưởng của
mình với nước đi vay, đồng thời nâng cao vị thế trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế.
Điều đó có nghĩa là tín dụng ĐTPT đã góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trong cộng
đồng thế giới.
Mặt khác, các công trình cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư bằng nguồn vốn ODA
cho vay ưu đãi đã tạo điều kiện để nước cho vay mở rộng đầu tư trực tiếp và xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ vào thị trường của nước được vay ODA ưu đãi, và như vậy, tín dụng
ĐTPT đã tạo điều kiện để mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc
gia.
III. Bài học kinh nghiệm quốc tế về tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà
nước.
Để tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT các nước trên thế giới đã chú trọng xây
dựng và phát triển mô hình tổ chức thực hiện để tổ chức này phát huy tốt hơn vai trò là
công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT
Nhà nước. Các mô hình tổ chức thực hiện này đã đem lại những hiệu quả cao trong hoạt
động tín dụng ĐTPT và phù hợp với diễn biến thực tế. Việt Nam là nước đi sau sẽ có
nhiều thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển tổ chức
thực hiện tài trợ phát triển của Chính phủ. Sau đây là bài học kinh nghiệm của Đức và
Trung Quốc.
1. Ngân hàng phát triển Đức( KFW)

KFW là một tổ chức công được thành lập vào tháng 11 năm 1948 theo luật KFW
về khuyến khích tái thiết nền kinh tế của Tây Đức sau chiến tranh.
11
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Phần lớn nguồn vốn của KFW là tự huy động thông qua phát hành trái phiếu và
các khoản vay trên hối phiếu nhận nợ, hoặc các khoản vay của các quỹ xã hội. Nguồn
vốn chính dành cho tài trợ đầu tư là từ vốn tự có của KFW. Đối với các chương trình
ổn định ngân hàng duy trì lãi suất thấp bằng cách phối hợp các nguồn vốn từ các quỹ
công cộng. Ngoài ra để có đủ nguồn vốn cần thiết, KFW dùng vốn vay với lãi suất
thấp từ quỹ đặc biệt chương trình khôi phục Châu Âu hoặc phát hành trái phiếu huy
động vốn trực tiếp từ thị trường vốn và cũng nhận vốn ủy thác từ Chính phủ liên
bang.
KFW rất chú trọng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để phòng ngừa rủi ro
phát sinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá, KFW tham gia vào một số các giao dịch có kỳ
hạn tương lai. KFW đã tiến hành một số bước để cải thiện khả năng cải thiện tài sản
nợ của mình, và những bước này đã góp phần tăng khả năng sinh lời và ổn định tài
chính của ngân hàng.
Về lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện KFW cấp tín dụng với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường nhưng sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh sát với lãi suất thị
trường để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Bên cạnh việc giảm ưu đãi về lãi suất là
mở rộng thời hạn cho vay, chất lượng dịch vụ, điều kiện vay vốn…
Hệ thống kế toán kiểm toán của KFW được quy định tại Luật KFW, trong đó quy
định rằng báo cáo kế toán hàng năm do hội đồng quản trị soạn thảo, có sự tham gia ý
kiến của cơ quan kiểm toán Chính phủ. Các báo cáo tài chính của KFW phải được
lập phù hợp với các quy định của kế toán ngân hàng.
2. Ngân hàng phát triển Trung Quốc( CDB)
CDB được thành lập vào tháng 3 năm 1994. Là tổ chức chịu sự điều hành trực
tiếp từ Quốc vụ viện, CDB phải trình báo các hoạt động lên Quốc vụ viện theo quy

định. Hội đồng quản lý được thành lập như một đơn vị điều hành nội bộ; bao gồm
các thành viên đại diện cho: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Ủy ban thương mại và kinh
tế Nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán.
12
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Mỗi năm CDB được kiểm tra tổng thể một lần xem các chính sách hoạt động của
CDB có phù hợp với chính sách quốc gia hay không, không hề có việc kiểm tra nhỏ
lẻ ở tầm vi mô và Hội đồng quản lý không được phép can thiệp tùy tiện vào các hoạt
động hàng ngày của CDB.
Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu của CDB phát
hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Phần lớn các trái phiếu 5 năm được các
ngân hàng thương mại và trái phiếu 8 năm do tiết kiệm bưu điện mua. Lãi suất do
ngân hàng nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi suất của các công cụ tài chính
khác có cùng thời hạn. Từ năm 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu thầu thông
qua việc kết hợp một nhóm các ngân hàng thương mại để quyết định lãi suất của trái
phiếu, do vậy mà huy động được vốn với lãi suất thấp.
Các hình thức hỗ trợ của CDB ngày càng được đa dạng hơn. Đặc biệt là việc mở
rộng hình thức tư vấn đầu tư cho các dự án. Đây là hình thức mới nhưng lại mang lại
hiệu quả cao đối với các dự án đầu tư. Hiện nay CDB đã tư vấn cho các dự án mới
của Nhà nước trước khi nó được trình lên nội các.

3. Một số bài học rút ra với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Mỗi nước đều có sự khác nhau về truyền thống văn hóa, cơ cấu xã hội, hành vi
kinh tế, mức độ phát triển công nghiệp và lợi thế so sánh. Dù vậy, Việt Nam với tư cách
là người đi sau, không thể không học tập một cách chọn lọc từ các quốc gia có đặc điểm
kinh tế xã hội tương đồng đi trước để có thể nâng cao hiệu quả triển khai, tiếp tục phát
huy tối đa vai trò là công cụ tài chính của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh
tế thông qua việc thực hiện chính sách tín dụng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và

trong tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập.
* Về tổ chức thực hiện: NHPT Việt Nam cần thiết phải có sự tự chủ, độc lập nhất định
trong việc thực hiện tài trợ và tự chịu trách nhiệm để nâng cao hiệu quả tài trợ, hiệu quả
13
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
chính sách của Chính phủ. Quan hệ với các cơ quan của Chính phủ (Bộ, ngành) được
xác định rõ ràng nhằm tăng tính tự chủ và tách bạch chức năng quản lý nhà nước với
triển khai tác nghiệp cụ thể; tuyệt đối hạn chế sự can thiệp đơn lẻ của Chính phủ đối với
các hoạt động hỗ trợ các dự án cụ thể.
* Về nguồn vốn hoạt động: Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với NHPT chủ yếu là hỗ trợ
ban đầu bằng việc cấp vốn điều lệ (100% ); trong quá trình triển khai chủ yếu hỗ trợ
trong huy động vốn thông qua các biện pháp như bảo lãnh, bảo đảm khả năng thanh
toán; đảm bảo một nguồn vốn ổn định và dài hạn cho hỗ trợ đầu tư phát triển.
NHPT cần phải có sự chủ động trong việc huy động vốn để đảm bảo nhu cầu ĐTPT.
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ để thu hút lượng vốn dài hạn
nhàn rỗi trong xã hội. Trong đó hình thức huy động qua phát hành trái phiếu là chủ yếu.
Cần nâng cao uy tín của NHPT và tham gia tích cực hơn vào thị trường chứng khoán để
thu hút được lượng vốn lớn và dài hạn thông qua kênh huy động này.
* Bên cạnh đó để nâng cao hoạt động tín dụng ĐTPT thì cần phải quan tâm đúng mức
đến vấn đề quản lý rủi ro. Cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến để phòng
tránh những rủi ro phát sinh do thay đổi lãi suất, tỷ giá…
* Về hình thức hỗ trợ: Thực hiện đa dạng hóa, kể cả hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Ngoài
các nghiệp vụ tín dụng đang thực hiện, cần điều chỉnh, đa dạng hóa các hoạt động
nghiệp vụ, cần bổ sung các hình thức nghiệp vụ mới như: tư vấn đầu tư, đầu tư tài chính

* Về lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện, NHPT thường cấp tín dụng với lãi suất
thấp hơn lãi suất thị trường, sau đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lãi
suất dần dần tiếp cận với lãi suất thị trường. Sự ưu đãi chỉ thể hiện ở chất lượng dịch vụ,

thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, điều kiện vay vốn ( trong đó có bảo hiểm tiền vay )

14
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
* Cơ chế tài chính và nguyên tắc hoạt động là lành mạnh và công khai theo quy định của
pháp luật; chịu sự kiểm toán của Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập do Chính phủ quy
định.
15
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐTPT NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM
I. Tổng quan chung về tín dụng ĐTPT Nhà nước ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong mỗi thời kỳ hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước được giao cho
các tổ chức khác nhau thực hiện.
1. Giai đoạn trước 1990.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá trong chiến
tranh trong khi nguồn vốn tiết kiệm đầu tư của dân cư quá nhỏ, Nhà nước đã phải sử
dụng nguồn vốn Ngân sách cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, các chương trình xây
dựng.
Theo nghị định 177 – TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam được thành lập với chức năng cơ bản: cung cấp vốn kiến thiết cơ
bản theo kế hoạch và dự toán Nhà nước duyệt; quản lý toàn bộ vốn Ngân sách Nhà nước
dùng vào kiến thiết cơ bản. Bên cạnh Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cũng thực hiện cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này tạo ra sự
chồng chéo, khó tập trung quản lý hoạt động ĐTPT của Nhà nước.
Trước yêu cầu giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp phát và cho vay vốn Nhà nước,

ngày 24/6/1981, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định 259- CP chuyển Ngân hàng kiến
thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
2. Giai đoạn 1990 – 1994
Trong bối cảnh chung của công cuộc cải cách kinh tế, Chính phủ đã chủ trương
từng bước chuyển dần các công trình được cấp vốn Nhà nước sang vay vốn để đầu tư
phát triển. Theo đó từ năm 1990 Nhà nước cấp vốn cho Ngân hàng đầu tư và Xây dựng
để hình thành nguồn vốn tín dụng đầu tư. Cùng với nguồn vốn Nhà nước cấp Ngân hàng
có trách nhiệm huy động thêm nguồn vốn khác để thực hiện cho vay đầu tư. Ngân hàng
16
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam, thực hiện thêm chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, chủ
yếu trong lĩnh vực ĐTPT.
Hoạt động tín dụng ĐTPT trong giai đoạn này vẫn mang tính chất bao cấp, ưu đãi
quá lớn, được thực hiện chủ yếu dưới hình thức cấp phát, không hoàn lại. Cơ chế thực
hiện mang nặng tính hành chính, bao cấp.
3. Giai đoạn từ 1995 – 1999.
Trước nhu cầu nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT Nhà nước; thu hút các nguồn vốn
nhàn rỗi trong xã hội cho ĐTPT đồng thời tách bạch dần hoạt động cho vay chính sách
ra khỏi vay thương mại, Chính phủ đã thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển, trực thuộc
Bộ Tài chính, với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về Tài chính ĐTPT , tổ chức việc thực hiện việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà
nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương
trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm.
Cũng trong thời gian này, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập để huy động
vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề, thuộc diện ưu đãi và
các vùng kinh tế khó khăn theo quy định của Chính phủ. Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia là

một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ tài chính.
Như vậy trong thời gian từ 1995 – 1999, hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước được
nhiều tổ chức thực hiện,đó là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Tổng cục đầu
tư phát triển, trực thuộc Bộ tài chính, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thuộc Chính phủ và các
Ngân hàng thương mại quốc doanh khác. Mỗi đầu mối cho vay và quản lý nhiều chương
trình khác nhau, làm cho nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bị phân tán, giảm
hiệu quả vốn đầu tư,gây khó khăn trong quản lý vốn.
17
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
4.Giai đoạn 2000 – 2006.
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế
quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương
phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế theo tinh thần, nghị quyết TW 4 và TW 6 lần 1 khóa VIII, tháng 6
năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ – CP về tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước, đồng thời thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển( QHTPT) theo Nghị
định số 50/1999/NĐ – CP ngày 8/7/1999 để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT Nhà
nước.
Đây là một bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý tín dụng ĐTPT Nhà
nước_ tập trung vào một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế tín dụng ĐTPT
trong 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng
chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
QHTPT chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2000 với những nhiệm vụ: huy
động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách tín
dụng ĐTPT Nhà nước thông qua các hình thức cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư,
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, cho vay theo hiệp định của Chính

phủ và thực hiện một số nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Giai đoạn 2006  nay.
Năm 2006 Việt Nam ra nhập WTO đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
đồng thời mở ra các cơ hội và thách thức lớn. Đứng trước yêu cầu hội nhập là: thực hiện
tốt các cam kết về giảm bao cấp khi ra nhập WTO và nâng cao hoạt động ĐTPT của nền
kinh tế. Ngân hàng phát triển Việt Nam ( NHPT) được thành lập ngày 19/5/2006 theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 108/2006/QĐ – TTg trên cơ sở tổ chức lại hệ
thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước.
18
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
NHPT có tư cách pháp nhân,có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại
Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và
nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ
thanh toán theo quy đinh của Pháp luật. NHPT kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ
QHTPT, nhưng hoạt động chuyên nghiệp hơn, có quyền lợi và trách nhiệm cao hơn, thể
hiện tốt hơn vai trò là công cụ chính sách của Chính Phủ trong hoạt động tín dụng ĐTPT
Nhà nước.
Qua các giai đoạn trên cho thấy tín dụng ĐTPT Nhà nước đã có những sự thay đổi
đáng kể cả về chính sách và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên phải đến giai đoạn từ năm
2000 đến nay mới có một hệ thống cơ chế quản lý thống nhất đối với hoạt động tín dụng
ĐTPT, khắc phục được những hạn chế của cơ chế cũ trong hơn 10 năm trước theo
hướng giảm bao cấp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ
quan cho vay. Vì thế nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT trong giai đoạn từ
năm 2000 đến nay là cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt
động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
II. Thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước từ năm 2000 đến nay.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay hoạt động tín dụng ĐTPT có sự thay đổi về

chính sách và tổ chức thực hiện. Trong đó giai đoạn 2000 – 2005 tổ chức thực hiện hoạt
động này là QHTPT. Sang giai đoạn 2006 đến nay tổ chức thực hiện là NHPT. Vì thế ta
sẽ chia giai đoạn từ năm 2000 đến nay thành hai giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 đến
nay để xem xét thực trạng của từng giai đoạn, từ đó đánh giá xem qua hai giai đoạn
hoạt động tín dụng ĐTPT đã đạt được những thành tựu gì, còn những tồn tại gì và sự
điều chỉnh hoạt động tín dụng ĐTPT đã phù hợp với thực tiễn chưa.
1.Giai đoạn 2000 – 2005
1.1. Tổ chức thực hiện
* Cơ chế, chính sách
19
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
Trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành hai nghị định về tín dụng ĐTPT là:
Nghị định số 43/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 và Nghị định số
106/2004/NĐ-CP ngày 1 tháng 4 năm 2004. Nghị định 106 ra đời để khắc phục những
tồn tại của Nghị định 43. Theo đó:
+ Đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi bị cắt giảm để tránh tình trạng đầu tư dàn trải.
+ Nguồn vốn huy động được mở rộng để giảm sự phụ thuộc vào NSNN.
+ Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo hướng giảm bao cấp.
* Tổ chức thực hiện
Để thực hiện hoạt động tín dụng ĐTPT trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 50/1999/NĐ – CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 về việc thành lập QHTPT để
thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT. Đây là một bước đi rất quan trọng trong việc đổi
mới quản lý tín dụng ĐTPT Nhà nước tập trung vào một mối để phát huy hơn nữa vai
trò của tín dụng ĐTPT với sự phát triển của nền kinh tế. QHTPT được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại Tổng cục đầu tư phát triển và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia. QHTPT là tổ
chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và
bù đắp chi phí. Quỹ có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước,
có tư cách pháp nhân, được cấp vốn điều lệ. Hoạt động nghiệp vụ của QHTPT là huy

động vốn và cho vay vốn trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã
hội nhưng QHTPT không phải là ngân hàng thương mại, không chịu sự điều chỉnh của
các luật tổ chức tín dụng và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính trong hoạt động tín
dụng ĐTPT Nhà nước. QHTPT hoạt động theo điều lệ của thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hệ thống QHTPT gồm QHTPT TW và 61 chi nhánh quỹ, thực hiện hạch toán tập
trung, có thực hiện phân cấp ủy quyền cho các chi nhánh và điều chỉnh vốn giữa chi
nhánh Quỹ và QHTPT TW.
20
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
QHTPT chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2000 với chức năng huy động vốn
trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng
ĐTPT ; cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo
lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của Chính phủ. Nhận cho vay ủy thác đối với các
nguồn vốn do các địa phương và các tổ chức trong và ngoài nước dành để cho vay đầu
tư, tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư của ngành, các tổ chức và các địa phương, thực hiện
các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Nghị định 43 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà
nước với hoạt động của QHTPT rất cụ thể, rõ ràng. Trong đó, trách nhiệm và quyền hạn
của cơ quan quản lý Nhà nước được phân định theo chức năng và tầm ảnh hưởng đối với
hoạt động chính sách tín dụng ĐTPT nhằm tạo ra một hệ thống cơ chế quản lý Nhà nước
với hoạt động tín dụng ĐTPT .
Tuy nhiên, phải nói đến Nghị định 106 thì mới có sự tăng cường, phối hợp của các
cơ quan quản lý với hoạt động của QHTPT.
Cụ thể như quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch
đầu tư. Nếu như ở Nghị định 43 việc cân đối nguồn vốn NSNN cho hoạt động tín dụng
ĐTPT được phân cho Bộ Kế hoạch đầu tư đảm nhiệm thì theo quy định mới của Nghị

định 106 Bộ Kế hoạch đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN cấp
bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho hoạt động tín dụng ĐTPT hoặc theo
Nghị định 43 quy định Bộ Tài chính có nhiệm vụ bố trí vốn ngân sách Nhà nước hàng
năm cho QHTPT thì sang Nghị định 106, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách Nhà nước hàng năm cho hoạt động tín dụng
ĐTPT. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín dụng
ĐTPT không chỉ nâng cao hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển của
nền kinh tế mà còn thể hiện một sự đổi mới đáng ghi nhận trong việc ban hành Chính
sách và quan điểm cải cách nền tài chính công của nước ta.
21
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
1.2. Nguồn vốn hoạt động
Nguồn vốn hoạt động bao gồm vốn điều lệ do NSNN cấp; vốn từ phát hành trái
phiếu Chính phủ; vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại
và vốn do QHTPT huy động từ các TCTC, TCTD.
Nguồn vốn đã được mở rộng cả về quy mô và hình thức. Tuy nhiên nguồn vốn hoạt
động vẫn còn phụ thuộc nhiều vào NSNN. Để khắc phục những hạn chế của Nghị định
43 và để giảm bớt gánh nặng cho NSNN Nghị định 106 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn
về nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn được chia thành: Vốn NSNN và vốn QHTPT huy
động. Trong đó, vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ được giao cho QHTPT phát hành
và thuộc về vốn QHTPT huy động. Đây là sự thay đổi trong chính sách thể hiện rõ sự
đổi mới theo hướng giảm bao cấp, nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội cho sự phát
triển và nâng cao hơn nữa tính tự chủ, độc lập của tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng
ĐTPT.
Năm 2000, tỷ lệ vốn NSNN, vốn vay từ các Quỹ theo chỉ thị của Chính phủ chiếm
92,7% nguồn vốn của QHTPT. Đến cuối năm 2003, tỷ lệ này chỉ còn 48,2%. Đặc biệt từ
năm 2002, QHTPT đã huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ trên
thị trường Chứng khoán tạo ra công cụ đầu tư tài chính dài hạn 10 năm, 15 năm xuất

hiện lần đầu tiền trên thị trường tài chính Việt Nam. Đến năm 2004, nguồn vốn huy động
từ phát hành trái phiếu Chính phủ của QHTPT chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn hoạt
động của Quỹ, góp phần quan trọng nâng tỷ lệ các nguồn vốn huy động từ thị trường từ
7,3% năm 2000 lên 58% cuối năm 2004.
Vốn điều lệ 5000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn vốn hoạt động và có xu
hướng ngày càng giảm, trong đó trên 1/2 không luân chuyển được do tồn đọng trong các
chương trình dự án nhận bàn giao từ Tổng cục Đầu tư phát triển, thể hiện sự yếu kém về
năng lực tài chính của một công cụ của Chính phủ để hỗ trợ cho đầu tư phát triển.
Cơ chế huy động chưa thật sự gắn với thị trường, hạn chế đến khả năng huy động
vốn cho ĐTPT, đặc biệt là huy động qua phát hành trái phiếu Chính phủ vì tính thanh
22
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
khoản của trái phiếu còn thấp do chưa có thị trường thứ cấp và chưa được cầm cố, chiết
khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Độ chênh về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn. Việc huy
động được các nguồn vốn có kỳ hạn từ 5 năm trở lên rất khó khăn do thị trường tài chính
chưa phát triển, trong khi thời hạn cho vay bình quân các dự án là 8 năm. Ngược lại, vẫn
phải sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn để cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu vì
chưa được huy động các nguồn vốn ngắn hạn.
Phương thức huy động vốn theo quy định chưa đa dạng từ loại tiền, hình thức đến
đối tượng huy động… đã làm hạn chế việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội
cho ĐTPT.
Như vậy trong giai đoạn này nguồn vốn huy động cho ĐTPT vẫn chưa ổn định,
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ĐTPT ngày càng mở rộng.
1.3. Đối tượng của tín dụng ĐTPT .
Nghị định 43 về tín dụng ĐTPT Nhà nước đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp
phát triển kinh tế chung của đất nước, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn, thu ngắn khoảng cách giữa đói và nghèo, giữa vùng núi và đồng bằng,

thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số điểm chưa phù hợp cụ thể là về
đối tượng tín dụng ĐTPT.
Đối tượng hưởng ưu đãi là các dự án đầu tư tại các vùng khó khăn thuộc một số
ngành nghề theo quy định. Điều này đãm làm hạn chế khả năng vay vốn của các dự án
bởi để đảm bảo tính hiệu quả đầu tư thì một số dự án khó có thể đầu tư tại các vùng khó
khăn. Bên cạnh đó các đối tượng hưởng ưu đãi rất rộng rãi, lên tới gần 40 nhóm đối
tượng gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Để khắc phục điều này Nghị định
106 đã quy định lại về đối tượng hưởng ưu đãi trong đó không phân biệt địa bàn đầu tư
và thu hẹp các đối tượng được hưởng ưu đãi. Từ gần 40 nhóm đối tượng giảm xuống
còn trên 14 nhóm đối tượng. Các đối tượng vay vốn tín dụng thuộc các ngành công
nghiệp nặng bị thắt chặt thì các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy hải sản
23
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
lại được mở rộng diện ưu đãi. Các đối tượng tập trung vào các lĩnh vực, sản phẩm quan
trọng cần khuyến khích của nền kinh tế như dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy,
dự án sản xuất giống gốc, giống mới; dự án cung cấp nước sạch, các dự án xây dựng nhà
máy thủy điện lớn, dự án sản xuất ô tô chở khách; sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa;
đầu tư nhà máy đóng tàu biển…
1.4. Các hình thức tín dụng ĐTPT .
Hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Nếu như trước năm 2000, hoạt động tín dụng ĐTPT chỉ được thực hiện dưới một
hình thức duy nhất là cho vay ưu đãi, thì nay đã được thực hiện dưới ba hình thức: cho
vay đầu tư và cho các dự án vay theo hiệp định của Chính phủ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Theo xu hướng hình thức cho vay đầu tư sẽ giảm và tăng cường hơn nữa hình
thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để tiến tới giảm dần sự bao cấp khi
nền kinh tế đi sâu vào hội nhập.
1.4.1 Hình thức cho vay ĐTPT.

Theo Nghị định 43 đối tượng cho vay là các dự án ĐTPT có khả năng thu hồi
vốn trực tiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mới
thiết bị công nghệ sản xuất) của cá thành phần kinh tế.
Với quy định như trên đã gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, bao cấp tràn lan. Để
khắc phục tình trạng này Nghị định 106 có quy định mới thu hẹp đối tượng hưởng ưu
đãi và đặc biệt là các đối tượng vay vốn bằng cách áp dụng các cơ chế chặt chẽ hơn đối
với điều kiện vay vốn. Cụ thể như: Ở Nghị định 43 quy định mức lãi suất cho vay là
9%/năm thì sang Nghị định 106 mức lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương
70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà
nước. Với quy định mới về lãi suất làm cho lãi suất sát với lãi suất thị trường hơn và
giảm tính bao cấp ở mức lãi suất cũ. Đồng thời với việc tăng lãi suất là các điều kiện cho
vay càng chặt chẽ hơn, tăng cường quyền hạn của QHTPT trong việc giám sát, kiểm tra,
24
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hoa
quyết định cho vay nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại của các chủ
đầu tư. Nghị định 106 còn quy định lại về thời hạn cho vay, thời hạn cho vay dài hơn
được xác định theo khả năng trả nợ của chủ đầu tư (nhưng tối đa không quá 12 năm).
Việc tăng lãi suất cho vay tuy làm giảm doanh số cho vay nhưng đã thực hiện
được chủ trương của Chính phủ là giảm bao cấp tràn lan, đầu tư có trọng điểm với mục
đích tập trung nguồn lực tại chính vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững. Bên cạnh đó Nghị định 106 còn có quy định mới về bảo đảm tiền vay
không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dễ hơn với vốn tín dụng ưu đãi và đảm bảo các
thành phần kinh tế phát triển đồng đều hơn.
* Bảng 1: Kết quả cho vay đầu tư trung và dài hạn của QHTPT giai đoạn 2000 –
2005.
Stt
Chỉ tiêu

2000 2001 2002 2003 2004
1
Cho vay (tỷ đồng)
4850 7831 9376 13511 10648
2
Dư nợ (tỷ đồng)
9271 14771 21837 31963 38392
3
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
2% 2.50% 3% 3.70% 3.20%
Nguồn: QHTPT
Qua bảng số liệu cho ta thấy nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn được giải ngân
mỗi năm tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều dự án, chương trình lớn của
Chính phủ. Từ năm 2000 đến năm 2003 vốn giải ngân tăng từ 4850 tỷ đồng lên đến
13511 tỷ đồng. Đến năm 2004 cơ chế cho vay thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng
cho vay nên vốn giải ngân giảm xuống còn 10648 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn
chưa được tiến hành một cách hiệu quả nên tốc độ giải ngân còn chậm. Năm 2001 tốc độ
giải ngân đạt 61,4%, năm 2002 giảm xuống còn 19,73% và đến năm 2003 tăng lên đến
44,1%. Chất lượng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và ngày càng có xu
hướng tăng thêm. Từ 2% năm 2000 đã tăng lên 3,7% năm 2003. Điều này cho thấy công
tác thẩm định dự án, công tác thanh tra kiểm tra và quản lý nguồn vay còn chưa tốt.
25
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 46
25

×