Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Mẹo giúp cơ thể luôn ngát hương ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.31 KB, 3 trang )

Mẹo giúp cơ thể luôn ngát hương
1. Tự “chẩn bệnh”
Đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem cơ thể mình có bị mùi ở vùng nách, vùng sinh dục
và chân hay không.

Hơi thở hôi thông thường do sự tác động giữa dịch nước bọt và thức ăn thừa trong
miệng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: bệnh về răng miệng (cao
răng, viêm nha chu ), bệnh về tai mũi họng (viêm amydales, hốc mũi, viêm
xoang ), bệnh nội khoa (hở van tâm vị, viêm phế quản mãn tính).

Mùi hôi phát ra từ nách thường liên quan đến tuổi dậy thì do thay đổi hormone.
Hôi vùng kín thường đi kèm với bệnh phụ khoa. Bạn gái không nên lạm dụng chất
khử mùi để vệ sinh âm đạo thường xuyên. Hãy dùng nước muối pha loãng là đủ.

Hôi chân thường xảy ra ở người hay mang giày bít và đi tất, nhất là giày và tất làm
bằng chất liệu ni-lông hay sợi tổng hợp. Loại tất này cản trở việc da "hô hấp"
khiến vùng bàn chân tăng tiết mồ hôi.

2. Cách xử lý
Một trong những cách đơn giản nhất là bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Nước
sẽ giúp thanh lọc, loại bớt chất độc khiến cho cơ thể trở nên thanh sạch hơn.
Chọn các loại trang phục bằng chất liệu khô thoáng nhẹ nhàng, dễ thấm mồ hôi
như cotton, thun… giúp cơ thể thông thoáng. Nên sử dụng nước xả vải để quần áo
được thơm tho và phơi áo quần ngoài trời nắng ráo. Quần áo, tất, mỗi bộ chỉ nên
mặc tối đa một ngày. Không nên mặc lại những bộ quần áo chưa được giặt. Bạn
cũng nên tránh mặc áo quần quá bó sát, quá chật vì dễ làm cơ thể bị bốc mùi.
Tắm rửa thường xuyên, ít nhất là hai lần/ngày. Bạn cần chú ý giữ gìn thật kỹ vệ
sinh cá nhân, cùng với các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt. Nhớ chải
răng ngay sau khi ăn và súc miệng thật sạch. Khi bạn ở thời kỳ kinh nguyệt càng
phải chú ý giữ gìn vệ sinh và thay băng thường xuyên, vệ sinh vùng kín bằng nước
rửa phụ khoa.


Nên để giầy khô hoàn toàn trước khi mang và thay đổi giày thường xuyên.
Hạn chế dùng các loại gia vị như hành tỏi, ớt, cà ri… vì chúng sẽ khiến bạn càng
đổ mồ hôi và nặng mùi hơn. Cà phê, trà, rượu… cũng là nguyên nhân gây nên
việc đổ mồ hôi.
Củ cải, hạt hồi có tác dụng giảm mùi hôi rất công hiệu. Bạn có thể ăn hoặc ép củ
cải lấy nước bôi trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay, dưới bàn chân hoặc giữa các
ngón chân. Lá bạc hà cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi, bạn hãy
đun sôi lá bạc hà và pha vào nước tắm.
Bạn có thể sử dụng gừng để giảm mồ hôi cơ thể bằng cách uống nước trà gừng
hoặc ngâm mình trong nước nóng có pha gừng tươi đập dập. Gừng có tác dụng
khử mùi hôi ở cơ thể rất hiệu quả.
Mật ong có tác dụng làm cơ thể bạn thơm tho. Hãy thêm một thìa mật ong vào
chậu nước ấm khi bạn tắm và dội lại lần cuối. Bạn cũng có thể thêm một cục phèn
vào nước tắm của bạn thay thế mật ong.
Nước hoa, lăn khử mùi cũng giúp bạn thơm tho, nhưng hãy nhớ chỉ sử dụng chúng
sau khi bạn đã tắm rửa sạch sẽ. Tránh dùng nước hoa khi cơ thể đang đổ nhiều mồ
hôi vì như thế sẽ làm cho cơ thể bạn càng có mùi tệ hơn.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Nếu "mùi" quá mãnh liệt và xuất hiện nhiều ngày mặc dù bạn đã vệ sinh kỹ càng
thì bạn nên đi gặp bác sỹ.
Khi cơ thể có mùi amoniac hoặc mùi khai nước tiểu, bạn hãy chú ý đến bệnh thận.
Hơi thở tanh mùi cá có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Mùi trái cây, mùi ngọt gợi ý
cho bệnh tiểu đường Mùi khó chịu từ vùng kín đi kèm những dấu hiệu huyết
trắng nhiều và gây ngứa ngáy là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

×