Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích ý nghĩa của văn bản quyphạm pháp luật đối với xác lập quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật truycứu trách nhiệm pháp lý; giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT
Đề bài : Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp
luật đối với việc: xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện
pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp

lý và giáo dục

pháp luật

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HOÀNG
YẾN
MSSV

: 462556

Hà Nội, 2022

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tinh quy phạm
phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Các
văn bản quy pháp luật cụ thể hố các quy phạm pháp luật đó dưới dạng các điều
khoản, được xây dựng một cách cụ thể, dễ hiểu để người dân dễ thiếp cận, thực
hiện. Nghiên cứu lí luận về văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn


khơng chỉ về mặt lí luận nhân thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt
động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính
xác, khoa học. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trị, ý nghĩa của văn bản quy phạm
pháp luật, bài viết trên xin phân tích đề tài: “ Phân tích ý nghĩa của văn bản quy
phạm pháp luật đối với Xác lập quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật - Truy
cứu trách nhiệm pháp lý; Giáo dục pháp luật” . Bài làm còn nhiều thiếu sót rất
mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo!

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật.
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa

nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng
và nhằm đạt được những mục đích nhất định.1
Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành
theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, ln mang tinh bắt buộc và được
bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.
1 Giáo trình Lý lu nậ chung vềề nhà nước và pháp luật; Trường Đại học Lu ật Hà Nội; Nxb T ư pháp.

1


Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được
ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật
này”2
Từ đó, ta có thể định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật như sau: “Văn bản

quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban
hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung, làm khn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật,
được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian
và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự
nhất định mà nhà nước muốn xác lập”.
2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp những cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uỷ ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật cịn được
ban hành bởi Đồn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối
hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với
nhau để ban hành thông tư liên tịch (Xem: Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020).3
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được
ban hành theo thủ tục, trình tự luật định. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn
2 Điềều 2 Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015.
3 (1).Xem: Đi uể4 Lu t ậs aửđ i,ổb sung
ổ m t ộsốố điềều của Luật Ban hành văn bản quy ph ạm pháp lu ật năm 2020.

2


bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành đối với hoạt
động quản lý nhà nước, từ yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt

động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trình tự, thủ tục ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ln đóng vai trị hết sức quan trọng.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước chứa
đựng các quy định xử sự chung (quy phạm pháp luật). Các quy tắc xử sự chính
là những khn mẫu, chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân
theo khi tham gia các quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Về mặt hình
thức,quy phạm pháp luật chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Trong mối quan hệ này, quy phạm pháp luật là nội dung còn văn bản quy phạm
pháp luật là hình thức. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của văn bản quy phạm
pháp luật.
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước có đối
tượng áp dụng chung, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn. Với nội dung là
các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực tác
động lên nhiều đối tượng, đó là một nhóm chủ thể lớn có chung một hoặc một
số yếu tố nào đó như: quốc tịch, địa bàn cư trú… hoặc là mọi chủ thể nằm trong
điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật quy định.
Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó
có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự
pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu
đặt ra là phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng,
phù hợp với các địi hỏi của cuộc sống.
II.

Phân tích ý nghĩa của của văn bản quy pháp luật.
1. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập
quan hệ pháp luật.

3



Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các
bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước
bảo đảm thực hiện.
Vai trị của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật
được thể hiện như sau:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật,
thông qua quy phạm pháp luật, mệnh lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các
bên tham gia quan hệ pháp luật, họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào.
Văn bản quy phạm pháp luật quy định cách xử sự phải tuân theo khi tham gia
quan hệ pháp luật. Tiếp theo, các bên tham gia quan hệ pháp luật bày tỏ ý chí
của mình bằng việc tiến hành các hoạt động nhất định trên cơ sở cách thức xử
sự mà quy phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình, các bên tham gia quan hệ
pháp luật tự thực hiện những hành vi nhất định phù hợp với pháp luật và đồng
thời thỏa mãn nhu cầu của họ.
Chẳng hạn trong quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái. Điều 69 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau:
“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu
thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.”. Theo đó, cha mẹ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình trong việc ni dưỡng con của mình thành người
có ích cho xã hội phù hợp với điều kiện của gia đình. Như vậy, cha mẹ tiến hành
các hoạt động đúng theo cách xử sự mà pháp luật đã nêu, họ bày tỏ y chí của
mình phù hợp với ý chí của nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật chứa đứng các quy phạm pháp luật chứa đựng ý
chí nhà nước. Yếu tố ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí
nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí
nhà nước. Trước hết, pháp luật, công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội luôn chứa
4



đựng ý chí nhà nước, vì vậy việc xác lập, thực hiện quan hệ pháp luật phải tuân
thủ theo các quy phạm pháp luật.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ mà các
bên tham gia quan hệ pháp luật phải thực hiện, các quyền và nghĩa vụ pháp lý
trên được nhà nước đảm bảo thực hiện hiện bằng pháp luật bằng quyền lực nhà
nước thơng qua hình thức chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật.
Cách xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật do quy phạm pháp luật quy
định và bảo đảm thực hiện. Do đó có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc
phải tiến hành những xử sự nào đó, những xử sự này do pháp luật quy định, đó
chính là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ pháp luật.
Bằng xử sự thực tế của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật đã cụ thể hoá
các cách xử sự mà quy phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp lí cho mình.
Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lí
thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Ví dụ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội khơng cứu giúp người đang ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định: “Người nào thấy người
khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
khơng cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, khi chứng kiến một người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật Hình sự 2015 quy định cách
xử sự của người chứng kiến trong trường hợp trên, họ bắt buộc phải tiến hành
cứu giúp khi có điều kiện. Trong trường hợp người chứng kiến không thực hiện
đúng theo quy định pháp luật thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài
của quy phạm pháp luật là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.
5



Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện tham gia các quan
hệ pháp luật. Ví dụ, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự đối với người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì: “Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến
quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại
diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật
khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tịa án; Việc xác lập, thực hiện
quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích,
người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của
người đó; trường hợp khơng có những người này thì phải được sự đồng ý của
cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác”4
Hay để có thể kết hơn trở thành vợ chồng, tham gia vào các quan hệ pháp
luật giữa vợ chồng, nam nữ phải có đủ các điều kiện kết hơn theo Luật Hơn
nhân và gia đình 2014 như sau: “ Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các
điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi
dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”5
Như vậy trong một số trường hợp khi tham gia, xác lập một số quan hệ hệ
thống pháp luật nhất định, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó phải
đáp ứng các điều kiện được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Các điều kiện trên thể hiện ý chí Nhà Nước và và được nhà nước đảm bảo thực
hiện.

4 Kho nả 2 Điềều 25 Bộ luật Dân sự 2015.
5 Điềều 8 Luật Hốn nhân và gia đình 2014.


6


2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc thực hiện
pháp luật,
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể
được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.
Đối với thực hiện pháp luật và truy cứu trách nhiệm pháp lý, văn bản quy
phạm pháp luật là căn cứ pháp lý để thực hiện pháp luật và truy cứu trách nhiệm
pháp lý. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự
chung mang tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với
những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra, đồng thời việc thực hiện
văn bản khơng làm chấm dứt hiệu lực của nó. Dựa trên văn bản quy phạm pháp
luật, người dân cũng như các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể thực hiện
pháp luật đúng đắn, hiệu quả.
Các quy định của pháp luật từ trong các nguồn luật khác nhau của văn bản
quy phạm pháp luật được đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ
thể bằng thực hiện pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định . Thông
qua việc thực hiện pháp luật, những hạn chế khiếm khuyết (nếu có) của pháp
luật sẽ được bộc lộ, nhờ đó, pháp luật có thể được hồn thiện một cách kịp thời.
- Đối với tuân thủ pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật quy định cấm làm
một điều gì đó thì thì các chủ thể pháp luật khơng tiến hành hoạt động này
mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành
vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động, chẳng
hạn người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ. Như vậy, nhờ có văn bản
quy phạm pháp, các quy phạm pháp luật được quy định một cách cụ thể rõ
ràng thông qua các điều khoản, nhờ đó các chủ thể pháp luật tìm hiểu và
tuân thủ pháp luật dễ dàng hơn.
- Đối với thi hành pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật quy định các hoạt
động bắt buộc mà các chủ thể pháp luật phải tiến hành khi ở trong điều kiện

7


mà pháp luật quy định. Ví dụ , điều 132 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định khi
gặp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì bắt buộc phải
cứu giúp.6 Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến
hành những hoạt động nhất định. Như vậy văn bản quy phạm pháp luật với
các quy phạm pháp luật cụ thể sẽ giúp người tham gia pháp luật hiểu rõ hơn
trong trường hợp nào họ phải phải thực hiện các hành vi mà pháp luật buộc
phải làm.
- Đối với sử dụng pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật quy định các
quyền mà theo đó người sử dụng pháp luật được thực hiện. Nhà nước tạo
khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và
họ đã căn cứ vào mong muốn điều kiện của mình để thực hiện các quyền
này. Chẳng hạn, một người làm di chúc để lại tài sản của mình cho những
người thừa kế, họ dựa trên các quy định pháp luật trong văn bản quy phạm
pháp luật là bộ dự án dân sự 2015 để tìm hiểu và thực hiện định đoạt phần
tài sản sau khi chết thông qua quyền để lại di chúc của mình.
-

Đối với áp dụng pháp luật : dựa vào văn bản quy phạm pháp luật các chủ
thể có thẩm quyền như các cơ quan nhà nước nhà chức trách có thẩm quyền
hoặc tổ chức xã hội được nhà nước giao quyền giải quyết các vụ việc cụ thể
xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý
cho các chủ thể cụ thể.
3. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu
trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do

vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính

quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền
tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các
chủ thể vi phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để các cơ quan
6 Xem Điềều 131 Bộ Luật Hình sự 2015

8


nhà nước hay các nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm
pháp lý. Dựa trên bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trong các văn bản quy
phạm pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp
lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Ví dụ, đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội hiếp
dâm, căn cứ vào quy định pháp luật tại điều 141 Bộ Luật Hình Sự 2015, cơ
quan có thẩm quyền sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người
thực hiện hành vi trên dựa trên quy định của điều luật này. Hậu quả pháp lý mà
người thực hiện hành vi phạm pháp luật trên phải gánh chịu phụ thuộc vào các
tình tiết phạm tội, điều khoản giảm nhẹ tăng nặng được quy định trong Bộ Luật
trên.7
4. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục pháp
luật.
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích
và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người
trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng và
tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật có vai trị
quan trọng trong giáo dục pháp luật.
Thứ nhất, Thơng qua các quy định trong pháp luật, các chủ thể biết được
quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở để lựa chọn và
thực hiện hành vi một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho mỗi chủ thể khả năng sử
dụng những quyền đã được pháp luật quy định để phục vụ lợi ích của mình,

nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tơn trọng và bảo đảm
quyền, lợi ích của chủ thể khác. Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế,
pháp luật tạo ra một “chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đối với những
hành vi trái pháp luật. Đồng thời, bằng việc quy định những hình thức khen

7 Xem điềều 141 Bộ Luật Hình sự 2015

9


thưởng, pháp luật khuyến khích các chủ thể tích cực, chủ động, tự giác thực
hiện những hành vi hợp pháp.
Thứ hai, với tính chất cơng khai của mình, một khi pháp luật đã được công
bố dưới dạng các quy định pháp luật, bắt buộc các thành viên trong xã hội phải
nắm bắt được chúng. Mặt khác, chính yêu cầu của đời sống buộc con người
phải có những tri thức nhất định về pháp luật. Đồng thời nhờ tham gia vào đời
sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp luật. Như vậy, chính
hệ thống pháp luật thực định cũng như đời sống pháp lí thực tiễn là chất liệu
cũng như nội dung của tri thức pháp lí. Thơng qua các quy định trong pháp luật,
thơng qua việc tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, thông
qua giao tiếp... mọi người biết được như thế nào là hợp pháp, như thế nào là trái
pháp luật.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật pháp luật giữ vai trò định hướng tư
tưởng cho các thành viên trong xã hội. Các quy phạm pháp luật trong văn bản
quy phạm pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn
trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật thúc đẩy việc hình
thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức
công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá
nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.
III.


Giải pháp nâng cao vai trò của văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ nhất, tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật hoàn chỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, để có được một hệ thống văn bản quy phạm luật
hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhà
nước pháp quyền cần chú ý một số công việc cụ thể như: Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng
chiến lược pháp luật, các chương trình, kế hoạch xây dựng và hồn thiện pháp
10


luật; Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội; Có những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc
hội với tư cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; Tăng cường sự chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ đối với cơng tác xây dựng các dự án luật, pháp
lệnh trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm
pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Nâng cao
chất lượng, năng lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành trong việc ban hành
văn bản pháp quy; Nhà nước cần thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ
thống hoá pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong mọi tầng lớp nhân dân.
Để nâng cao ý thức pháp luật, chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật
thơi chưa đủ, bên cạnh đó cịn cần phải không ngừng bồi dưỡng, giáo dục nhằm
nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Bồi dưỡng, giáo dục pháp
luật là sự tác động một cách có hệ thống, thường xuyên tới nhận thức của con
người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để
từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu

của pháp luật.
Thứ ba, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân
Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật là ba hoạt động
cơ bản của nhà nước nhằm đảm bảo sự tác động, điều chỉnh có hiệu quả của
pháp luật và sự phát triển năng động, có định hướng của các quan hệ xã hội.
Các hoạt động này đòi hỏi các chủ thể thực hiện chúng đều phải có trình độ
nhận thức và ý thức pháp luật nhất định. Công tác xây dựng pháp luật chủ yếu
tập trung vào một số cơ quan và một số bộ phận cán bộ nhất định có chức năng
chuyên làm công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, nhân dân cũng tham gia
vào quá trình xây dựng pháp luật bằng nhiều hoạt động nhất định như thảo luận
11


đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật, qua đó nâng cao trình độ
nhận thức và ý thức pháp luật của mình.
Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, việc tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật đó, đưa các văn bản đó vào cuộc sống, làm cho chúng phát huy được
vai trò điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội cũng có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng.
KẾT LUẬN
Một trong những hoạt động cơ bản của cơ quan quyền lực là xây dựng pháp
luật tức là hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động này có ý
nghĩa quyết định đối với chất lượng cũng như hiệu quả của quản lý Nhà nước.
Đóng vai trị quan trọng tạo nên “xương sống” của hệ thống pháp luật, văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa quan trọng
trong xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp
lý, giáo dục pháp luật. Nghiên cứu lí luận về văn bản quy phạm pháp luật có ý
nghĩa rất lớn khơng chỉ về mặt lí luận nhận thức mà cịn phục vụ rất thiết thực
cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp
luật được chính xác, khoa học. Ngồi ra, nó cịn phục vụ việc nâng cao ý thức

pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ
chức và cá nhân trong xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Bộ luật Hình sự 2015..
3. Luật Hơn nhân gia đình 2014.
4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
5. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật
Hà Nội; Nxb Tư pháp

12


6. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật; Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nxb Tư pháp

13



×