Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................1
NỘI DUNG.................................................................1
I. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng
quyền thương mại...................................................1
1. Khái niệm của hoạt động nhượng quyền thương mại. . .1
2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại....3
II. So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và
hoạt động đại lý thương mại....................................5
1. Điểm giống nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương
mại và hoạt động đại lý thương mại..................................5
a. Bản chất....................................................................5
b. Chủ thể...................................................................... 6
c. Hình thức hợp đồng...................................................6
d. Mục đích của hoạt động thương mại..........................7
2. Điểm khác nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương
mại và hoạt động đại lý thương mại..................................7
a. Điều kiện đăng ký......................................................7
b. Bản chất của hoạt động thương mại..........................7
c. Nội dung của hoạt động thương mại..........................8
d. Tính chất của hoạt động thương mại.........................8
e. Tính đồng bộ và tính độc lập.....................................9
f.

Trách nhiệm của các bên trong quan hệ....................9

g. Bản chất doanh thu từ các hoạt động thương mại...10
h. Sự tự do trong hoạt động của bên nhận đại lý hoặc
bên nhận chuyển nhượng.............................................11



KẾT LUẬN................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
CTTPP

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định Đối tác tồn diện và Tiến bộ xun Thái

EVFTA

Bình Dương
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên

RCEP

minh Châu Âu
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

UKVFTA
WTO

ASEAN+5
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Anh
Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại (Franchise) là hoạt động
mang lại tổng doanh thu toàn thế giới lên tới 18,3 tỷ USD năm

2000 và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tại Việt Nam,
dù khái niệm nhượng quyền thương mại xuất hiện trong Luật
Thương mại từ năm 2005 nhưng nhượng quyền thương mại
vẫn là một hoạt động thương mại còn mới với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam. Khi chúng ta đang sống trong một “thế giới
phẳng”, khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), tham gia các hiệp định song phương và đa phương
như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, ASEAN, sắp tới là RCEP... việc này
đòi hỏi chúng ta cần trang bị kiến thức đầy đủ về các quy định
của các loại hình thương mại nhất là loại hình mới như nhượng
quyền thương mại, tránh những nhầm lẫn hoạt động đại lý
thương mại - khái niệm nghe qua tưởng chừng như rất tương
đồng. Sau đây là các nội dung cụ thể về khái niệm và đặc
điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như trên
cơ sở đó, so sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và
hoạt động đại lý thương mại.
NỘI DUNG
I.

Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng
quyền thương mại
1. Khái niệm của hoạt động nhượng quyền thương
mại

Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế. Nhượng quyền thương mại
là hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh,
phân phối hàng hóa, dịch vụ của các thương nhân thông qua


việc chia sử quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết

kinh doanh cho một thương nhân khác1. Tuy nhiên, xét theo
góc độ này, nhượng quyền thương mại khơng phải một cơ sở
kinh doanh mà là một hình thức kinh doanh sinh lời khi bên
nhượng quyền nhượng “quyền kinh doanh” cho bên nhận
quyền để nhận lại một khoản phí hoặc phần trăm doanh thu.
Chính vì vậy, ta có thể thấy, dưới góc độ kinh tế, nhượng
quyền thương mại là hình thức kinh doanh thu lợi nhuận nhằm
mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ
thơng qua việc chia sử quyền kinh doanh trên một thương
hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác và cũng
nhằm để hạn chế rủi ro trong những hoạt động kinh doanh
độc lập của các bên nhận quyền và nhượng quyền thương
mại.
Thứ hai, dưới góc độ pháp lý. Khái niệm nhượng quyền
thương mại đã ra đời và phát triển trong hơn bốn thập kỷ tại
nhiều nước Âu – Mỹ. Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh
Quốc tế, nhượng quyền thương mại được định nghĩa là “mối
quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền,
theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên
tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí
quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận
hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương
pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên
nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh
nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. Khái niệm trên sẽ giúp
chúng ta tham khảo nhưng để nghiên cứu một cách chính
1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại II (tái bản lần thứ tư, có sửa đổi bổ sung), PGS. TS.
Nguyễn Viết Tý, TS. Nguyễn Thị Dung (Đồng chủ biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020, tr.213



thống dưới góc độ pháp lý, chúng ta sẽ nghiên cứu nhượng
quyền thương mại theo khái niệm được nêu trong Luật
Thương mại 2005. Theo điều 284 Luật Thương mại 2005,
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện sau đây: (1) Việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh
do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và
trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc
kinh doanh”2.
Như vậy, xét dưới góc độ kinh tế và góc độ pháp lý, ta có
thể hiểu nhượng quyền thương mại là một hình thức thương
mại được xây dựng bởi bên nhượng quyền và bên nhận quyền
theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng
“quyền thương mại” của mình, đổi lại bên nhận quyền sẽ trả
phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền, ngồi ra bên
nhượng quyền có thể ràng buộc bên nhận quyền bởi các thỏa
thuận về tính thống nhất, quyền kiểm soát cũng như chi phối
về phương thức kinh doanh, trợ giúp trong việc điều phối công
việc với bên nhận quyền.
2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương
mại
Thứ nhất, về chủ thể. Bên nhượng quyền thường phải có
một hệ thống cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị
2 Điều 284 Luật Thương mại 2005



trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị
trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và
giá trị này sẽ tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Ví dụ,
Highland Coffee là một thương hiệu café nổi tiếng ở Việt Nam,
hiện nay Highland Coffee có hơn 300 cửa hàng nhượng quyền
trải dài khắp Việt Nam3. Qua ví dụ, ta có thể thấy, Highland
Coffee có lợi thế cạnh tranh mới có thể “thu hút” tới hơn 300
thương nhân nhận quyền. Bên nhận quyền là một thương
nhân độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư đồng thời
cũng phải tự chịu trách nhiệm với phần vốn bỏ ra để thực hiện
việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng
quyền. Cũng tức là trong hoạt động nhượng quyền thương
mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều phải là
thương nhân.
Thứ hai, về hình thức biểu hiện. Hoạt động nhượng quyền
thương mại bao gồm nhiều loại, phân biệt dựa trên một số
tiêu chí cụ thể ví dụ như tiêu chí nội dung của hoạt động kinh
doanh. Hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết
hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như chuyển
giao công nghệ, li-xăng,…
Thứ ba, về nội dung. Khái niệm “quyền thương mại” là đối
tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại. Đối tượng
này rất đa dạng và càng ngày càng đa dạng hơn, gồm hàng
hóa tiêu dùng, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, dịch vụ chuyên
môn, dịch vụ đặc biệt và các phương thức kinh doanh. “Quyền
thương mại” trong nhượng quyền thương mại là một khái
niệm mở, cho phép chủ thể có thể cụ thể hóa từng nội dung
3 “Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee và những điều cần biết” (2021), Nhượng quyền thương hiệu
Highland Coffee và những điều cần biết (banhang.edu.vn), truy cập lần cuối 14:55 ngày 20/12/2021



trong đó. “Quyền thương mại” có thể đơn giản chỉ là nhãn
hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh hay cịn có thể là tổng
hợp tất cả những quyền đối với hầu hết các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì tính chất “tổng hợp” giữa cá
quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ là yếu tố không
thể thiếu của “quyền thương mại”, giúp cho hoạt động
nhượng quyền thương mại có thể được phân biệt một cách
tương đối khi so sánh với những quan hệ thương mại khác.
Thứ tư, tính độc lập và tính đồng bộ, hệ thống và quan hệ
mật thiết. Tính độc lập của các bên nhượng quyền và nhận
quyền được thể hiện rõ nét. Tính độc lập ở đây là độc lập về
mặt tài chính và tổ chức. Vẫn lấy ví dụ Highland Coffee, nếu
một cửa hàng nhượng quyền của Highland Coffee thua lỗ, thì
cửa hàng đó phải tự chịu trách nhiệm với vốn bỏ ra cũng như
lỗ của mình mà cửa hàng nhượng quyền khác không phải chịu
liên đới. Dù độc lập, nhưng nhượng quyền thương mại vẫn có
tính đồng bộ, quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền. Sự đồng bộ được thể hiện ở hình
thức biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương
mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền hay rộng hơn
là ra toàn hệ thống nhượng quyền. Chúng ta đều thấy rằng, từ
cách bày biện, bố trí đến đồng phục của nhân viên rồi logo
của Highland Coffee đều rất giống nhau ở tất cả các cửa hàng
của Highland Coffee . Kể từ hình thành quan hệ nhượng
quyền, bên nhượng quyền đã cung cấp tài liệu, đào tạo nhân
viên, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra giám sát... nhằm đảm bảo sự
thống nhất của hệ thống trong hoạt động. Hai tính chất độc
lập và đồng bộ tưởng chừng như đối lập này lại cùng xuất



hiện trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều này tạo
nên tính đặc biệt riêng có của quan hệ nhượng quyền thương
mại.
Thứ năm, về hợp đồng. Theo điều 285 Luật Thương mại
2005, hợp đồng thương mại bắt buộc phải lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Khơng chỉ vậy, vì hoạt động nhượng quyền thương mại là sự
kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như đã
nói trên và những hoạt động này thường khơng thể tách rời
nên có thể coi hợp đồng nhượng quyền thương mại là một
“búi” các hợp đồng khơng thể tách rời, thể hiện tính chất của
hợp đồng li-xăng, hợp đồng chuyển giao cơng nghệ,… Đây
cũng chính là điểm đặc biệt của hợp đồng nhượng quyền
thương mại trong tương quan so sánh với hoạt động của các
hoạt động thương mại khác.
II.

So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và
hoạt động đại lý thương mại

Để so sánh hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt động đại lý
thương mại, ta bắt đầu từ khái niệm của đại lý thương mại. Theo điều 166
Luật Thương mại 2005, “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó
bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình
mua, bán hàng hố cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao
đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Mặc dù bản chất của hai hoạt động này là hoàn toàn khác
nhau, tuy nhiên trên thực tế vẫn dễ nhầm lẫn giữa hai hoạt

động này. Sau đây là so sánh điểm giống nhau và khác nhau
của hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý
thương mại.


1. Điểm giống nhau giữa hoạt động nhượng quyền
thương mại và hoạt động đại lý thương mại
a. Bản chất
Hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại
đều là hoạt động thương mại.
b. Chủ thể
Dù không được quy định cụ thể trong Luật Thương mại
2005 nhưng ta có thể thấy được chủ thể trong quan hệ
nhượng quyền thương mại là thương nhân vì thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
kí kinh doanh4 mà bên nhượng quyền bắt buộc phải có hệ
thống cơ sở kinh doanh cũng tức là bên nhượng quyền có thể
là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh; bên
nhận quyền phải là một doanh nghiệp cũng tức là thương
nhân. Đối với hoạt động đại lý thương mại, bên giao đại lý và
bên đại lý đều phải là thương nhân 5. Ví dụ, Di động Việt là đại
lý độc quyền của Apple tại Việt Nam. Qua ví dụ ta thấy Di
động Việt và Apple đều có tư cách thương nhân theo khoản 1
điều 6 Luật Thương mại 2005.
Vì vậy, ta thấy chủ thể của hoạt động nhượng quyền
thương mại và hoạt động đại lý đều phải là thương nhân.
c. Hình thức hợp đồng
Theo Điều 168 Luật Thương mại 2005, “Hợp đồng đại lý

phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương”. Tương tự, theo điều 285 Luật
4 Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại 2005
5 Điều 167 Luật Thương mại 2005


Thương mại 2005, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương”.
Vì tính chất phức tạp của hai hoạt động thương mại này
cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong hai hoạt động nêu trên nên pháp luật đã quy định hình
thức hợp đồng trong hoạt động nhượng quyền thương mại và
hoạt động đại lý thương mại đều phải lập thành văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
d. Mục đích của hoạt động thương mại
Mục đích của hoạt động đại lý thương mại và nhượng
quyền thương mại đều là mở rộng thị trường và tiêu thụ nhiều
hàng hóa hơn. Khơng chỉ vậy, vì hai hoạt động nêu trên đều là
hoạt động thương mại nên mục đích cuối cùng của hai hoạt
động này là lợi nhuận, sinh lời6.
2. Điểm khác nhau giữa hoạt động nhượng quyền
thương mại và hoạt động đại lý thương mại
a. Điều kiện đăng ký
Trước khi tiến hành hoạt động thương mại, bên nhượng quyền phải
đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền trừ
trường hợp nhượng quyền trong nước thì khơng phải đăng ký thủ tục nhượng
quyền thương mại7. Bên cạnh đó, hệ thống kinh doanh dự định dùng để
nhượng quyền của bên nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm 8. Đối
với đại lý thương mại, điều kiện này không đặt ra đối với bên giao đại lý.


6 Khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005
7 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính
tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
8 Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số nghị định liên quan
đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương


b. Bản chất của hoạt động thương mại
Hoạt động đại lý thương mại về bản chất là hoạt động
trung gian thương mại. Trong Luật Thương mại 2005, đại lý
thương mại được các nhà làm luật xếp vào chương “các hoạt
động trung gian thương mại”9.
Trong khi đó nhượng quyền thương mại được xếp trong
chương “một số hoạt động thương mại cụ thể khác” 10. Cũng
tức là bản chất của nhượng quyền thương mại không phải
trung gian thương mại như hoạt động đại lý thương mại.
Vì vậy, ta có thể thấy rằng, đại lý thương mại về bản
chất là trung gian thương mại cịn nhượng quyền thương mại
thì khơng và nhượng quyền thương mại là một hoạt động
thương mại đặc thù mà khơng được xếp vào “nhóm” nào.
c. Nội dung của hoạt động thương mại
Như đã phân tích ở phần I, nội dung của hoạt động
nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền sẽ chia sẻ
“quyền thương mại” cho bên nhận quyền thương mại; cho
phép bên nhận quyền có thể sử dụng “quyền thương mại”.
“Quyền thương mại” có thể là đơn giản như bí quyết kinh
doanh hay rộng hơn là tổng hợp tất cả quyền đối với hầu hết
các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, nội dung của hoạt động đại lý thương mại

bao gồm giữa bên giao đại lý và bên đại lý và bên đại lý với
bên thứ ba, trong đó bên đại lý thực hiện cơng việc, hoặc là
mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý, hoặc là cung ứng dịch
vụ của bên giao đại lý cho khách hàng và bên giao đại lý
thanh toán thù lao cho bên đai lý; bên đại lý lựa chọn bên thứ
9 Chương V Luật Thương mại năm 2005
10 Chương VI Luật Thương mại năm 2005


ba, bên đại lý không phải người mua bán hàng mà chỉ nhận
hàng từ bên giao đại lý rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba và khi
có hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ bên
giao đại lý cho bên thứ ba.
Như vậy ta có thể thấy đối tượng của hoạt động đại lý
thương mại là hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Cịn đối tượng của
nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”.
d. Tính chất của hoạt động thương mại
Đại lý thương mại thường có tính thời vụ. Nhất là với hình
thức đại lý bao tiêu, khi mà đại lý chỉ thực hiện việc bán chọn
vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch
vụ cho bên giao đại lý.
Còn nhượng quyền thương mại thường mang tính chất
lâu dài hơn và khơng mang tính thời vụ. Ví dụ, một doanh
nghiệp nhận nhượng quyền café Trung Nguyên E-Coffee, và
cửa hàng nhượng quyền đó đang hoạt động rất hiệu quả, thì
hiếm có bên nhận nhượng quyền lại muốn chấm dứt hoạt
động nhượng quyền thương mại; khơng chỉ vậy cũng sẽ khơng
có trường hợp tính chất của hợp đồng nhượng quyền thương
mại mang tính thời vụ cũng tức là sau khi bán đủ bao nhiêu
cốc café thì sẽ chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Chính vì vậy, ta có thể kết luận đại lý thương mại có thể
có tính chất thời vụ cịn hoạt động nhượng quyền thương mại
thì khơng có tính chất thời vụ.
e. Tính đồng bộ và tính độc lập
Đây là bộ đơi riêng có của hoạt động nhượng quyền
thương mại. Khi mà có thể trong hoạt động đại lý thương mại,
có tính độc lập về mặt tài chính cũng như tổ chức của bên


nhận đại lý nhưng chắc chắn khơng thể có tính đồng bộ khi
mà bên nhận đại lý có thể làm đại lý thương mại cho nhiều
bên giao đại lý khác nhau trừ trường hợp được quy định tại
khoản 7 điều 175 Luật Thương mại 200511. Ví dụ, cửa hàng
điện tử CellphoneS là đại lý cho Apple tại Việt Nam nhưng
đồng thời CellphoneS cũng là đại lý cho Samsung tại Việt
Nam.
Vì vậy, ta có thể thấy, hoạt động nhượng quyền thương
mại có sự kết hợp của cả tính đồng bộ và tính độc lập thì
trong khi đó đại lý thương mại chỉ có tính độc lập mà khơng có
tính đồng bộ. Như ta nói ở trên, sự xuất hiện song song của
tính độc lập và tính đồng bộ trong hoạt động nhượng quyền
thương mại là tính chất đặc biệt của hoạt động thương mại
này.
f. Trách nhiệm của các bên trong quan hệ
Trong hoạt động đại lý thương mại, bên giao đại lý vẫn là
chủ sở hữu của hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý 12 vì
vậy khi bên đại lý khơng bán được hàng hóa hoặc có vấn đề
rủi ro đối với hàng hóa thì bên giao đại lý phải chịu trách
nhiệm. Ngồi ra, bên giao đại lý có nghĩa vụ đảm bảo về chất
lượng của hàng hóa, dịch vụ vì vậy khi có bất cứ phát sinh về

chất lượng của hàng hóa thì bên giao đại lý phải chịu trách
nhiệm13.
Trong khi đó, khi tiến hành nhượng quyền thương mại thì
bên nhượng quyền và bên nhận quyền được xác định là hai
chủ thể kinh doanh độc lập và mối quan hệ gắn kết giữa hai
bên là cùng kinh doanh dưới một tên chung và ở đây là nhãn
11 Khoản 1 điều 174 Luật Thương mại 2005
12 Điều 170 Luật Thương mại 2005
13 Khoản 2 điều 174 Luật Thương mại 2005


hiệu hoặc thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, các bên
nhận quyền phải chịu trách nhiệm với khách hàng về chất
lượng của sản phẩm.
Chính vì vậy, trong khi trong hoạt động đại lý thương
mại, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa vì quyền sở hữu hàng hóa thuộc về bên giao đại lý thì đối
với hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền là
bên phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa.
g. Bản chất doanh thu từ các hoạt động thương
mại
Theo khoản 1 Điều 171 Luật Thương mại 2005, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả cho
bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Ta có
thể thấy, bản chất thu nhập của bên nhận đại lý là thù lao do
bên đại lý trả bằng hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Còn doanh thu của bên giao đại lý là doanh thu đến từ hoạt
động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý. Ví
dụ, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Khường Ngân làm đại lý
thương mại cho Honda vì vậy với mỗi chiếc xe máy được bán

ra, Khường Ngân sẽ được tiền hoa hồng là 30% giá trị chiếc xe
máy đó.
Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền và bên nhận quyền đều có doanh thu từ hoạt
động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Khơng chỉ vậy,
bên nhượng quyền có được nhận tiền nhượng quyền 14 theo
phương thức trả do hai bên thỏa thuận. Ví dụ, theo YUM!
(hãng sở hữu thương hiệu KFC và Pizza Hut), lệ phí nhượng
quyền của KFC là 25.000 USD, trả tiền bản quyền khoảng 4%
14 Khoản 1 điều 286 Luật Thương mại 2005


hoặc 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và
quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập để được
KFC bảo trợ độc quyền trong bán kính 2,5km với số dân
khoảng 30.000 người. Tính chung, một doanh nghiệp để đạt
được các tiêu chí nhượng quyền và nhận bảo hộ của KFC sẽ
phải chi khoảng 1,1-1,7 triệu USD 15; đó là số tiền mà bên
nhượng quyền tức là cơng ty YUM! được nhận; còn đối với
doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại của KFC,
doanh thu của doanh nghiệp sẽ đến từ việc kinh doanh của
cửa hàng nhượng quyền thương mại KFC mà doanh nghiệp sở
hữu.
Ta có thể kết luận rằng, bản chất thu nhập của bên đại lý
trong hoạt động đại lý thương mại xuất phát từ thù lao mà
bên giao đại lý trả còn đối với bên nhận nhượng quyền thì thu
nhập của bên nhận nhượng quyền đến từ hoạt động bán hàng
hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
h. Sự tự do trong hoạt động của bên nhận đại lý
hoặc bên nhận chuyển nhượng

Đối với hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý được
quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh
doanh của mình và khơng cần đảm bảo sự thống nhất với các
bên đại lý khác.
Trong khi đó, trong nhượng quyền thương mại, bên nhận
quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và
hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về
thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của
15 Trần Anh, “Chi triệu đô để mở cửa hàng KFC tại Việt Nam” (2013), Zingnews, Chi triệu đô để mở cửa
hàng KFC tại Việt Nam - Kinh doanh - ZINGNEWS.VN, truy cập lần cuối 21:41 ngày 20/12/2021


thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp
với hệ thống nhượng quyền thương mại. Không chỉ vậy, bên
nhượng quyền cịn có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận
quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng
quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa dịch
vụ16.
Vì vậy ta có thể thấy rằng, trong nhượng quyền thương
mại, bên nhận nhượng quyền phải chịu kiểm soát, giám sát và
hướng dẫn của bên nhượng quyền trong khi trong hoạt động
đại lý thương mại, bên đại lý được quyền chủ động trong việc
tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa.
KẾT LUẬN
Hiện nay ở trong nước, mơ hình nhượng quyền thương mại để phát triển
thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đã hình
thành và đang phát triển. Tiêu biểu cho mơ hình nhượng quyền thương mại
của các doanh nghiệp Việt Nam phải kể đến Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô
Bakery, Foci,… Trong đó, Phở 24, doanh nghiệp tư nhân Đức Triều (kinh

doanh sản phẩm giày dép da, túi xách thương hiệu T&T) và Công ty trách
nhiệm hữu hạn Vũ Giang (kinh doanh cà phê Bobby Brewers) đã được cấp
phép nhượng quyền ra nước ngoài17. Việc phát triển kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền
thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh
doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng
quyền thương mại quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh
nghiệp. Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại, mơ hình này giúp hạn
chế rủi ro, phát triển dựa vào lợi thế thương hiệu trên thị trường. Vì vậy ta có
16 Khoản 3 điều 286 Luật Thương mại 2005
17 ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo, Học viện Ngân hàng, “Nhượng quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp”, Con số Sự kiện - Cơ quan ngôn luận của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ISSN
2734 -9144, Nhượng quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (consosukien.vn), truy cập lần
cuối 22:37 ngày 20/12/2021


thể thấy, nhượng quyền thương mại mang lại cho ta rất nhiều lợi ích mà các
doanh nghiệp nước ta nên áp nhiều hơn. Và để có thể áp dụng thành công và
phát huy hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp, các thương nhân nói chung nên
có sự tìm hiểu kĩ cũng như là những kiến thức cụ thể về nhượng quyền
thương mại để tránh cho việc nhầm lẫn gây hậu quả khơng đáng có. Đồng
thời đây là hoạt động giúp các doanh nhân trong nước vươn ra thị trường thế
giới với thương hiệu mạnh của người Việt Nam./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Văn bản pháp luật
1. Luật Thương mại 2005
2. Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về sửa
đổi bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ

quy định chi tiết Luật Thương mại
3. Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ về sửa
đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
 Sách, bài viết, tạp chí
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại II (tái bản lần
thứ tư, có sửa đổi bổ sung), PGS. TS. Nguyễn Viết Tý, TS. Nguyễn
Thị Dung (Đồng chủ biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020
 Website
1. “Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee và những điều cần
biết” (2021), Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee và những
điều cần biết (banhang.edu.vn), truy cập lần cuối 14:55 ngày
20/12/2021
2. ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo, Học viện Ngân hàng, “Nhượng
quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Con số Sự
kiện - Cơ quan ngôn luận của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư – ISSN 2734 -9144, Nhượng quyền thương mại Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp (consosukien.vn), truy cập lần cuối 22:37
ngày 20/12/2021
3. Trần Anh, “Chi triệu đô để mở cửa hàng KFC tại Việt Nam” (2013),
Zingnews, Chi triệu đô để mở cửa hàng KFC tại Việt Nam - Kinh
doanh - ZINGNEWS.VN, truy cập lần cuối 21:41 ngày 20/12/2021


4. Saga – A business community, Franchise - Franchising / Nhượng
Quyền Thương Mại (saga.vn), truy cập lần cuối 22:34 ngày
20/12/2021




×