Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động đại lý thương mại môn luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.94 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

ĐỀ TÀI
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Môn: Luật thương mại 2
GVHD: Lê Văn Hưng
Nhóm 6 Lớp VB15L001
Năm học 2013 - HK2

1


MỤC LỤC
1. Đại lý Thương mại.........................................................................................................................................3
2.Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Đại lý Thương Mmại.......................................................3
2.1.Các hình thức đại lý................................................................................................................................3
2.2.Hợp đồng đại lý......................................................................................................................................4
2.3.- Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý và bên đại lý..................................................................................5
2.3.1.Quyền của bên giao đại lý...............................................................................................................5
2.3.2.Nghĩa vụ của bên giao đại lý...........................................................................................................6
2.3.3. Quyền của bên đại lý......................................................................................................................6
2.3.3.Nghĩa vụ của bên đại lý...................................................................................................................6
2.4.Thời hạn đại lý........................................................................................................................................7
2.5.Thù lao đại lý...........................................................................................................................................8
3.So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác và với hoạt động nhượng
quyền thương mại............................................................................................................................................9
3.1.So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác.........................................9
3.2.Sự khác nhau giữa Đại lý TM và nhượng quyền..................................................................................11


4.Thực trạng hoạt động đại lý thương mại tại Việt Nam...............................................................................11
4.1. Vai trò hoạt động Đại lý thương mại trong nền kinh tế:....................................................................12
4.2. Thực trạng hoạt động tại Việt Nam....................................................................................................12
5.Thảo luận......................................................................................................................................................14
Một số tình huống tranh chấp trong quan hệ đại lý thương mại:................................................................14

2


1. Đại lý Thương mại
Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho
các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường. Các
hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch
thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho
thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại (Khoản 11
Điều 3 Luật Thương mại 2005).
Luật Thương mại 2005, tại Điều 166 có quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại,
theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán
hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao.”
Để làm rõ hơn khái niệm về hai chủ thể “bên giao đại lý” và “bên đại lý”, tại Điều 167 Luật
Thương mại 2005 cũng định nghĩa: “Bên giao đại lý là bên thương nhân giao hàng hóa cho đại lý
bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhânbên ủy quyền thực hiện dịch vụ
cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán,
nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.”
Có thể thấy rằng, so với Luật Thương mại 1997 (quy định tại Điều 111 – Đại lý mua bán hàng
hóa) thì Luật Thương mại 2005 đã mở rộng hơn phạm vi của hoạt động đại lý thương mại khi bổ
sung thêm lĩnh vực cung ứng dịch vụ.
Căn cứ theo các quy định trên thì chủ thể của trong hoạt động đại lý thương mại đều phải là
thương nhân. Đồng thời, có thể hiểu rằng đại lý chỉ là bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng

dịch vụ thay cho doanh nghiệp. Quan hệ đại lý khác cơ bản với quan hệ mua bán hàng hóa ở chỗ
trong quan hệ đại lý chưa xuất hiện việc chuyển quyền sở hữu. Nói cách khác bên giao đại lý là
chủ sở hữu đối hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Điều này cũng đã được quy định tại Điều
170 Luật Thương mại 2005 về quyền sở hữu trong đại lý thương mại.
2. Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Đại lý Thương Mmại
2.1.

Các hình thức đại lý

Hiện nay có nhiều hình thức đại lý thương mại khác nhau. Việc phân loại đại lý có thể xem xét
dưới các góc độ khác nhau:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đại lý thương mại được phân thành đại lý mua hàng và đại lý bán
hàng.
-

Đại lý mua hàng là việc bên đại lý nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng theo yêu
cầu của bên giao đại lý và hưởng thù lao do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa
các bên.

-

Đại lý bán hàng là việc bên đại lý nhận hàng của bên giao đại lý để bán và hưởng thù lao
do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
3


Căn cứ vào mức độ trao quyền, đại lý thương mại được phân thành đại lý hoa hồng, đại lý bao
tiêu và đại lý độc quyền.
-


Đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hoặc cung
ứng dịch vụ theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng.
Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thoả thuận trên giá mua, giá bán
hàng hoá.

-

Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một
khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình
thức này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán cho khách
hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá
bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.

-

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý
chỉ giao cho một đại lý thu mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc
một số loại dịch vụ nhất định. Hình thức đại lý độc quyền có thể là trên quy mô toàn quốc
hay quy mô khu vực, ví dụ như: khu vực Đông Nam Á.

Căn cứ vào phương thức tổ chức, đại lý thương mại được phân thành tổng đại lý và đại lý con.
Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một
hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao
đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới
sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. Khi một thương nhân có nhu cầu trở
thành đại lý cho một doanh nghiệp thì việc lựa chon loại hình đại lý nào là phụ thuộc vào nhu
cầu của doanh nghiệp đó và điều này được nêu rõ trong hợp đồng đại lý.
Tùy thuộc vào việc lựa chọn hình thức đại lý và sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý
mà bên đại lý có thể thực hiện quyền ấn định giá bán đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó.
Hiện nay, theo Luật thương mại Việt Nam 2005, tại điều 169 có quy định về các hình thức đại lý

bao gồm: đại lý bao tiêu; đại lý độc quyền; tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; và
các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. Luật TM năm 1997 có quy định về hình thức
đại lý hoa hồng, trong khi luật TM năm 2005 bỏ qua hình thức này. Xét rằng, việc thiết lập các
hình thức đại lý là do thỏa thuận của các bên, do đó Luật Thương mại không nên có quy định về
hình thức đại lý cụ thể mà cần tạo hành lang pháp lý giúp mở rộng các hình thức đại lý để luật đi
vào thực tế.
2.2.

Hợp đồng đại lý

Theo Điều 168 Luật Thương mại 2005 có quy định về hình thức hợp đồng đại lý như sau: “Hợp
đồng đại lý phải được lập thành bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.”

4


Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản
bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp
luật.”
Hợp đồng đại lý là hợp đồng dùng để xác định quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại
lý. Đây là một loại hợp đồng song vụ, tức quan hệ đại lý tồn tại song song hai quan hệ hợp đồng
giữa bên giao đại lý và bên đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Sau khi hợp đồng đại lý thương mại
giữa bên giao đại lý và bên đại lý có hiệu lực, bên đại lý phải ký kết, thực hiện hợp đồng mua,
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba chịu sự
điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bên đại lý nhân danh chính
mình và phải tự chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi giao kết, thực hiện hợp đồng. Trong quá
trình hoạt động, nếu bên đại lý thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào ví dụ như: thay
hàng thật của công ty bằng hàng giả, háng nhái để kiếm lời, thực hiện hành vi cạnh tranh không
lành mạnh với các đại lý khác,… thì bên đại lý sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp

luật về hành vi do mình gây ra.
Mặc dù bên đại lý là chủ thể trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ 3 nhưng
theo quy định của luật Thương mại 2005 thì bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hoá và
tiền giao cho bên đại lý. Do đó bên giao đại lý cũng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và
trước pháp luật về chất lượng của hàng hoá trừ trường hợp chất lượng hàng hoá hư hỏng, hết hạn
sử dụng… là do lỗi của bên đại lý.
2.3.

- Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý và bên đại lý

Khi một doanh nghiệp có ý định mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình dưới hình
thức đại lý thương mại hoặc cá nhân, tổ chức nào có ý định trở thành đại lý của một doanh
nghiệp để nhận thù lao thì cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về đại lý thương mại để có
thể bảo vệ quyền lợi của mình ở mức tối ưu nhất. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, quyền
và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý được quy định như sau:
2.3.1. Quyền của bên giao đại lý
Quyền của bên giao đại lý được quy định tại Điều 172 Luật Thương mại 2005 như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:
1. Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;
2. Ấn định giá giao đại lý;
3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

5


2.3.2. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định tại Điều 173 Luật thương mại 2005 như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của
đại lý cung ứng dịch vụ;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng
đại lý;
5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của
hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
2.3.3. Quyền của bên đại lý
Quyền của bên đại lý được quy định tại Điều 174 Luật Thương mại 2005 như sau:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại
khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo
đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để
thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
2.3.3. Nghĩa vụ của bên đại lý
Nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 175 Luật Thương mại 2005 như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ
do bên giao đại lý ấn định;
2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý
mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
6



5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên
đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ
của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên
giao đại lý;
7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý
với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy
định của pháp luật đó.
2.4.

Thời hạn đại lý

Trong hợp đồng đại lý, các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. Nếu
bên nào tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn này thì phải bồi thường cho bên còn lại. Giá trị
của khoản bồi thường này sẽ được xác định dựa trên các thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng
trước thời hạn gây ra.
Luật Thương mại 2005 quy định một số trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý tại Điều 177 như
sau:
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý
nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho
bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản
tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý
cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý
dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời
gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý

không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên
giao đại lý.
Thấy rằng, thời hạn đại lý quy định tại điều 177 LTM chỉ quan tâm đến bên chấm dứt, không
quan tâm đến lỗi. Điều này là không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng bên giao đại lý dễ dàng lạm
dụng để ép bên đại lý không được làm đại lý nữa và ảnh hưởng đến quyền của bên đại lý. Ngoài
ra, giá trị bồi thường là một tháng đại lý trung bình theo năm, không đủ lớn để ràng buộc trách
nhiệm giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý.
Để làm rõ hơn về khái niệm một tháng thù lao đại lý trung bình, ví dụ sau được đưa ra:
Đại lý B đã làm đại lý cho công ty A trong thời hạn 3 năm với mức thù lao như sau:
7


-

Năm 2010: 20 triệu/tháng;

-

Năm 2011: 35 triệu/tháng;

-

Năm 2012: 15 triệu/tháng.

Trong hợp đồng đại lý giữa công ty A và đại lý B không nêu rõ về thời hạn chấm dứt công việc
đại lý của đại lý B. Nay công ty A đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng với đại lý B. Thì công ty A
phải bồi thường cho đại lý B một khoản bằng:
1 tháng thù lao trung bình = (20+35+15)/3 = 23,3 triệu đồng.
2.5.


Thù lao đại lý

Thù lao trong hoạt động đại lý là một mấu chốt rất quan trọng trong hợp đồng đại lý bởi nó
không chỉ là điều kiện giúp bên đại lý thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình mà còn là căn cứ để
các bên xác định mức bồi thường khi hợp đồng chấm dứt.
Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định như sau về thù lao đại lý:
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa
hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho
khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán
hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch
vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh
lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung
ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như
sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung
bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức
thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Đưa một ví dụ để làm rõ quy định này của Luật thương mại 2005: Công ty A chuyên sản xuất
sữa bột. Công ty A và đại lý B có ký với nhau một hợp đồng đại lý theo đó đại lý B sẽ trở thành
đại lý phân phối, bán hàng cho công ty A. Trong quý I năm 2012, công ty A giao cho đại lý B lô
hàng 800 hộp sữa. Có 2 trường hợp xảy ra:

8



Thứ nhất: Công ty A định giá sẵn cho đại lý B là đại lý phải bán ra thị trường với mức giá
200.000đ/hộp và mức hoa hồng là 5% trên tổng doanh thu. Vậy thù lao đại lý B được hưởng:
200.000 x 800 x 5% = 8.000.000đ.
Thứ hai: Công ty A chỉ định giá bán cho đại lý B là 200.000đ/hộp mà không quy định giá bán ra
thị trường. Đại lý B bán ra với mức giá 205.000đ/hộp. Vậy thù lao đại lý B được hưởng là:
(205.000 – 200.000) x 800.000 = 4.000.000đ.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao
đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng
hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định (Điều 176 Luật Thương mại 2005 về
Thanh toán trong đại lý).
3. So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác và với hoạt
động nhượng quyền thương mại
3.1.

So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác

Tiêu
chí

Đại
diện
thương nhân

cho Môi giới thương
Ủy thác thương mại
mại

Bản
chất
pháp



Là hành vi thực
hiện công việc theo
sự ủy nhiệm để
hưởng thù lao

Là hoạt động mang
tính dịch vụ thương
mại, nhằm thực
hiện công việc theo
sự ủy quyền và có
hưởng thù lao

Chủ
thể

Bên đại diện và bên
giao đại diện đều
phải là thương
nhân. Trong đó:

Bên môi giới và Bên ủy thác và bên Bên giao đại lý và
bên được môi giới. nhận ủy thác. Trong đó: bên đại lý đều phải là
Trong đó:
- Bên nhận ủy thác phải thương nhân.
- Bên môi giới phải là thương nhân kinh
là thương nhân, có doanh mặt hàng phù
đăng ký kinh doanh hợp với hàng hóa được
để thực hiện dịch ủy thác.

vụ môi giới thương - Bên ủy thác không
mại và không nhất nhất thiết là thương
thiết phải có ngành nhân
nghề đăng ký kinh
doanh trùng với
ngành nghề ĐKKD
của các bên được
môi giới.

- Bên giao đại diện
có quyền thực hiện
những hoạt động
thương mại nhất
định.
- Bên đại diện thực
hiện hoạt động đại
diện một cách
chuyên nghiệp

Là quan hệ mang tính
chất dịch vụ thương
mại, thể hiện rõ quan
hành vi mua hộ, bán hộ
để hưởng thù lao

Đại lý thương mại
Là quan hệ mang tính
chất dịch vụ thương
mại, thể hiện qua
hành vi mua hộ, bán

hộ để hưởng thù lao

9


- Bên được môi giới
có thể là thương
nhân hoặc không.

cách
pháp
lý khi
giao
dịch
với
bên
thứ ba

Bên đại diện sẽ
nhân danh bên giao
đại diện khi giao
dịch và giao kết
hợp đồng với người
thứ ba

Bên môi giới nhân
danh chính mình để
quan hệ với các bên
được môi giới, nói
cách khác là mỗi

bên đều nhân danh
tư cách pháp nhân
của chính mình.

Bên nhận ủy thác nhân Bên đại lý nhân danh
danh chính mình khi chính mình trong giao
giao dịch với bên thứ dịch với bên thứ ba.
ba

Nội
dung
hoạt
động

Do các bên tự thỏa
thuận, bên trong đại
diện có thể thực
hiện một phần hoặc
toàn bộ các hoạt
động thương mại
thuộc phạm vi hoạt
động của bên giao
đại diện

Gồm nhiều hoạt
động, như bên môi
giới giúp các bên
trong việc gặp
nhau, đàm phán, ký
kết hợp đồng


Bao gồm việc giao kết,
thực hiện hợp đồng ủy
thác giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác và
giao kết, thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa
giữa bên nhận ủy thác
với bên thứ ba theo yêu
cầu của bên ủy thác

Bao gồm việc giao
kết, thực hiện hợp
đồng đại lý giữa bên
giao đại lý và bên đại
lý và giao kết, thực
hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ
giữa bên đại lý với
bên thứ ba theo yêu
cầu của bên giao đại
lý.

Phạm
vi

Bên đại diện có thể
được bên giao đại
diện ủy quyền thực

hiện nhiều hành vi
thương mại khác
nhau

Bao gồm tất cả các
hoạt động môi giới
có mục đich kiếm
lợi (mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch
vụ, xúc tiền thương
mại…)

Bên nhận ủy thác chỉ
được bên ủy thác ủy
quyền mua hoặc bán
hàng hóa cụ thể nào đó
với bên thứ ba.

Có thể thực hiện
trong nhiều lĩnh vực
của hoạt động thương
mại (mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch
vụ…)

Cơ sở Hợp đồng đại diện Hợp đồng môi giới
để
cho thương nhân
thiết
lập

quan
hệ

Hợp đồng ủy thác mua Hợp đồng
bán hàng hóa
thương mại

đại

10




3.2.

Sự khác nhau giữa Đại lý TM và nhượng quyền

* Hoạt động nhượng quyền thương mại có 03 đặc điểm cơ bản đó là bên nhận quyền phải tổ
chức hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu, quy định của
bên nhượng quyền thương mại, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền thương
mại.
- Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát và được nhận sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền
thương mại đối với việc điều hành họat động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
- Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại Hợp đồng Nhượng quyền thương
mại) cho bên nhượng quyền thương mại.
2. Hoạt động làm đại lý có 03 đặc điểm cơ bản:
- Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của bên giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của bên giao
đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc quyền kinh doanh của bên giao đại lý, hoặc nhận tiền của bên

giao đại lý để mua hàng cho bên giao đại lý.
- Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý được nhận thù lao làm đại lý do bên biao đại lý
chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một
khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.
* Như vậy, có thể rút ra mấy điểm khác biệt như sau:
- Hoạt động đại lý thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý,
còn hoạt động nhượng quyền thương mại thiên về việc tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền
với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại (không nhất thiết phải
phân phối trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ bên nhượng quyền thương mại, có thể thực hiện theo chỉ
định của bên nhượng quyền thương mại).
- Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với bên nhượng
quyền thương mại. Đối với hoạt động đại lý, thì bên giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới đối
với hoạt động kinh doanh của bên đại lý liên quan đến hàng hóa mà mình đã giao, hoặc đối với
hành vi ủy quyền cung ứng dịch vụ.
- Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại. Ngược lại, bên
làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý.

4. Thực trạng hoạt động đại lý thương mại tại Việt Nam

11


4.1. Vai trò hoạt động Đại lý thương mại trong nền kinh tế:
Đại lý là những thương nhân trung gian thường hiểu biết, nắm vững thị trường, pháp luật, tập
quán địa phương và có kinh nghiệm, điều kiện thuận lợi có khả năng thúc đẩy việc giao lưu,
buôn bán giữa các bên, hạn chế rủi ro xảy ra và có thể hạn chế chi phí cho bên thuê dịch vụ với
những khâu trung gian khác. Hơn nữa, đại lý là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất
định về cơ sở vật chất, nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiếp, vì vậy, việc
thực hiện giao dịch thông qua đại lý sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được nhiều chi phí để mở rộng

hoạt động kinh doanh của mình – hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại
dịch vụ trên phạm vi rộng, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Hoạt động trung gian thương mại
phát triển làm cho thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động hơn, khối lượng hạn hóa lưu thông tăng
lên, giao lưu buôn bán hàng hóa dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và
góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động mua bán hàng giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng có thể được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Nhà sản xuất có thể trực tiếp giới
thiệu và bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm lại
tiêu tốn một nguồn nhân lực khá lớn. Chính vì vậy họ thường phát triển mạng lưới buôn bán theo
cách lập một hệ thống các đại lý thương mại, các đại lý này sẽ trở thành cầu nối giữa nhà sản
xuất và người tiêu dùng.
4.2. Thực trạng hoạt động tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý trở nên rất sôi động và phát triển ở nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát…
Hiện tại, Việt Nam chưa có một số liệu điều tra chính thức về số lượng các đại lý nói chung cũng
như số lượng các đại lý trong các lĩnh vực cụ thể. Nếu chỉ xét trong lĩnh vực xăng dầu, 11 doanh
nghiệp đầu mối của Việt Nam đã có khoảng 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý, trong đó
các tổng đại lý lại có rất nhiều đại lý trực thuộc khác…Đại lý thương mại ngày càng có vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến
nay, việc quản lý hoạt động của các đại lý thương mại còn khá lỏng lẻo, bất cập. Tình trạng lãi
làm, lỗ bỏ, mua đi bán lại giữa các đại lý, đẩy giá bán lẻ thị trường tăng lên gây bất ổn về giá, thị
trường thương mại bị xáo động đang là những vấn đề khiến các nhà quản lý chính sách Việt Nam
đau đầu.
Nhìn vào thống kê trên đủ thấy hoạt động đại lý thương mại đang rất phát triển. Không chỉ lĩnh
vực xăng dầu, trong những năm gần đây, hoạt động đại lý còn sinh sôi, nảy nở ở các lĩnh vực,
ngành nghề khác như: khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, thuốc tân dược,
sắt thép, xi măng… Phát triển nhanh nhưng lại thiếu quy hoạch và phần lớn số đại lý là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất ít, chủ yếu vay ngân hàng, cơ sở kinh doanh nghèo nàn. Đáng
lo ngại hơn cả là pháp luật quy định về hoạt động đại lý đến nay vẫn còn rất lỏng lẻo.
Luật Thương mại 2005 và một số văn bản pháp luật khác quy định về hoạt động đại lý thương

mại nhưng chỉ thấy các quy định liên quan đến đại lý thương mại của một số mặt hàng như xăng
12


dầu, LPG... trong khi đó, hoạt động đại lý thương mại lại có mặt ở hầu hết các loại hàng hóa trên
thị trường
Các văn bản quy định hiện hành về đại lý tuy đã có nhưng nằm rải rác trong nhiều bộ luật khác
nhau như: Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng…
Do đó, việc rà soát và thống nhất các quy định trong một văn bản là rất cần thiết nhằm khắc phục
những bất cập trong hoạt động và quản lý các đại lý hiện nay.
Hoạt động đại lý thương mại phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực. Đơn cử, khi xảy ra tình
trạng thiếu nguồn hàng cung ứng từ nhà sản xuất thì giữa các đại lý thương mại thường xuất hiện
việc mua đi bán lại với nhau. Việc này tất yếu dẫn đến tăng chi phí tiêu thụ hàng hóa, đẩy giá bán
lẻ tăng cao, gây bất ổn cho thị trường. Ngoài ra, thực tế hiện nay việc mua đi bán lại giữa các đại
lý hay việc ký kết đại lý thương mại chưa đảm bảo quyền lợi của các bên nên đã gây nhiều khó
khăn trong công tác quản lý nhà nước.
Một số biểu hiện tiêu cực của hoạt động đại lý tại Việt Nam:
Đại lý vé máy bay: Khi các hãng hàng không tung ra loại vé giá rẻ, đại lý thường nhanh tay đặt,
đăng ký dưới một tên giả. Sau đó, họ đem vé này bán lại cho khách. Vì là vé rẻ, cả đại lý lẫn
khách hàng đều không được đổi lại, nên chọn giải pháp "hô biến" tên hành khách trùng khớp với
tên đăng ký. Để làm được điều này, đại lý tìm cách xin cho khách một tờ giấy chứng nhận mất
chứng minh thư tạm thời, mang tên giả. Không chỉ là việc lách luật để bán được vé, các đại lý đã
tạo nên một yếu tố sơ hở trong đảm bảo an toàn hàng không. Nếu các đối tượng bị truy nã, hoặc
không loại trừ tội phạm quốc tế mà dùng cách này để được lên máy bay thì rất nguy hiểm.
Một vài nghịch lý về giá cả như xăng dầu mặc dù doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối kêu lỗ nhưng
vẫn tăng hoa hồng cho đại lý. Hoặc giá bán các loại xe mới của Honda tại các đại lý ủy nhiệm
(Head) thường luôn cao hơn giá bán lẻ đề nghị của Honda.
Một sản phẩm khác cũng thường xuyên "nhảy múa" về giá là thuốc chữa bệnh. Theo thống kê, từ
đầu năm 2012 đến nay, giá thuốc tây trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã ba lần tăng giá. Theo đó,
trong tháng 4-2012, do giá nguyên liệu đầu vào, giá điện, xăng đều tăng nên đã đẩy giá kéo theo

giá thuốc tây cũng như nhiều mặt hàng thiết yếu lên mức giá khiến người dân chóng mặt. Với lý
do là giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng theo Tổng cục Hải quan thì chỉ có một mặt hàng tăng
giá (chiếm chưa đầy 2,5%) với mức tăng là 0,5% trong số 40 mặt hàng nguyên liệu được nhập
về. Ðiều đáng nói, tình trạng tăng giá vô tội vạ không chỉ diễn ra tại một vài điểm đơn lẻ mà
ngay cả các hệ thống các trung tâm bán lẻ, bán sỉ cũng như các nhà thuốc bệnh viện giá thuốc
cũng tăng đều khiến hàng triệu người dân ngán ngẫm. Việc tăng giá thuốc hiện nay dường như
đang nằm trong sự "điều khiển" của các doanh nghiệp dược phẩm chứ không còn nằm trong tầm
kiểm soát của cơ quan nhà nước.
Nếu như một số sản phẩm mới mỗi lần tung ra thị trường lại "nhảy múa" về giá thì cũng có rất
nhiều sản phẩm có giá rất ổn định, được nhà sản xuất bán theo đúng giá niêm yết cho dù có qua
các đại lý ủy quyền như máy giặt, điều hòa, hàng điện lạnh, gia dụng... Ðiều này khiến dư luận
đặt ra câu hỏi, chức năng kiểm soát giá cả thị trường của các cơ quan chức năng thực hiện đến
đâu? Ðể giải quyết tình trạng này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp,
chế tài mạnh tay để người dân không phải "gánh" những chi phí không đáng có.
13


Hệ thống quản lý đại lý thương mại không chỉ quá lỏng, mà lại có chỗ quá chặt, điển hình là
thuế GTGT. Trong trường hợp bên làm đại lý thương mại nhận lô hàng đã bao gồm thuế GTGT
và được chiết khấu thương mại, khi bên đại lý bán hàng cho khách lại phải xuất hóa đơn thuế
GTGT. Như vậy, vô hình trung lô hàng đó phải chịu hai lần thuế GTGT, đó là chưa tính đến việc
các đại lý bán hàng cho nhau. Đây chính là căn nguyên đẩy giá hàng lên cao.
Luật Thương mại có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong trường hợp
hai bên không thỏa thuận về thời hạn trong hợp đồng. Tuy nhiên, luật lại không quy định trường
hợp bên sản xuất hàng hóa ký hợp đồng với bên làm đại lý thường yêu cầu không được bán mặt
hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu đại lý vi phạm thì việc đưa ra
giải quyết về pháp lý thường rất khó thực hiện vì rất tốn kém, cơ quan quản lý nhà nước thì
không can thiệp được vì đó là tranh chấp thương mại thông thường.
Luật thương mại hiện nay cho phép các bên có phạm vi quyền rất lớn nên khi ký kết các hợp
đồng thương mại, các bên thường đưa ra thỏa thuận nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho mình

nên rất khó cho doanh nghiệp nhỏ khi tham gia làm đại lý thương mại lần đầu. Trong quy định
pháp lý hiện nay cũng chưa phân biệt rõ ràng đại lý thương mại mang tính chất trung gian, nghĩa
là đại lý không phải là chủ sở hữu chính thức của hàng hóa và đại lý mua đứt bán đoạn.
5. Thảo luận
Câu hỏi: Hiện có hoạt động “Ngân hàng Đại lý” và cũng có định nghĩa về Ngân hàng đại lý trong
thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 (Hướng dẫn nhận biết và cập nhật
thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền): Hoạt động ngân
hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân
hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng
khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là Ngân hàng đối tác). Vậy Ngân hàng đại
lý là mô hình đại lý thương mại gì?
Một số tình huống tranh chấp trong quan hệ đại lý thương mại:
 Tình huống 1: Công ty TNHH thực phẩm nước giải khát A khởi kiện đại lý bán hàng:
Hộ kinh doanh của chị Hương là đại lý bán sản phẩm cho công ty A từ tháng 01/2003.
Công ty A có ký hợp đồng kinh tế số 005/2005 ngày 1.2.2005 với chị Hương là hộ có đăng
ký kinh doanh, để đại lý, bán sản phẩm cho Công ty A, với số lượng hàng gồm các sản phẩn là
nước tinh lọc 3000 thùng trong một tháng tính theo thời điểm từ 1.2.2005 đến 30.4.2005. Còn từ
1.5.2005 đến 31.1.2006 mỗi tháng chị Hương phải tiêu thụ 2400 thùng 1 tháng. Giá cả theo báo
giá hàng tháng do công ty kèm theo chương trình khuyến mại là có chiết khấu cho đại lý.
Sau khi ký hợp đồng chị Hương đã thực hiện đến 01/05/2005 chị nghỉ sinh con nên chị có
công văn gửi đến công ty A xin được nghỉ. Ngày 1.6.2005 công ty có Công văn số 024 gửi cho
chị Hương yêu cầu, chị thực hiện hết tháng 6.2005 và thực hiện tháng 5.2006 nhưng chị Hương
chỉ thực hiện hết tháng 6.2005 còn tháng 5.2006 chị không thực hiện. Ngày 27.6.2005 chị đã gửi
tiếp công văn cho Công ty và công ty A không có ý kiến gì nữa.
Tuy nhiên, ngày 27.4.2006 Công ty A đã có đơn khởi kiện yêu cầu chị Hương phải bồi
thường cho Công ty là 212.520.000 đồng vì không thực hiện tiếp hợp đồng.
14


Về phía chị Hương trình bày rằng mình không vi phạm hợp đồng và yêu cầu công ty A chi trả

cho chị 1 khoản tiền cho thời gian làm đại lý của mình. (Ở đây là 1.5 năm)
TÒA ÁN XÉT XỬ:
Xét thấy Công ty A có ký hợp đồng kinh tế số 005/ĐL/2005 với chị Hương là có thật như 2
bên đã xác nhận và phía chị Hương không tiếp tục thực hiện hợp đồng là có. Căn cứ vào các điều
khoản của hợp đồng 2 bên ký kết thì không quy định thời hạn khiếu nại, khi xảy ra tranh chấp.
Vì thế phải căn cứ vào điều 318 Luật Thương mại đã quy định và tại khoản 3 điều 318 có nêu
thời hạn khiếu nại là 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Như vậy từ tháng 7.2005 chị Hương không thực hiện nghĩa vụ nhưng bên Công ty A cũng không
có công văn nào yêu cầu chị Hương thực hiện tiếp hợp đồng trên, như vậy phía công ty đã đồng
ý đơn đề nghị dừng hợp đồng từ 1/6/2005 và từ bỏ quyền khiếu nại, đối với quyền lợi của công
ty. Căn cứ điều 426 Bộ luật dân sự 2005 thì khi một bên muốn chấm dứt hợp đồng phải làm bằng
văn bản gửi cho bên kia biết trước, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Luật còn quy định thời điểm chấm dứt hợp đồng là từ khi bên kia nhận được thông báo và vụ án
này công ty đã nhận được thông báo của chị Hương xin nghỉ đẻ, nên ngày 1/6/2005 công ty có
công văn số 24 yêu cầu chị Hương thực hiện. Hết tháng 6/2005 và tháng 5/2006 và chị Hương
thực hiện tháng 6/2005 còn tháng 5/2006 không nằm trong hợp đồng nên chị không thực hiện.
Nay công ty buộc chị Hương phải thực hiện chỉ tiêu 5/2006 là không có căn cứ. Bởi vậy nghĩ nên
bác yêu cầu khởi kiện của Công ty A.
Yêu cầu của chị Hương về khoản bồi thường là không có căn cứ theo khoản 3 điều 177 LTM
2005 về thời hạn đại lý : trường hợp hợp đồng đại lý đươc chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên
đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã
làm đại lý cho bên giao đại lý.
Căn cứ điều 29, điều 58, 59, 60, 131, 245 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Căn cứ điều 388, 426 Bộ luật dân sự 2005.
Căn cứ điều 166, 167,177, 168, 318 Luật Thương mại sửa đổi năm 2005
 Tình huống 2: Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam khởi kiện đại lý
Xét bị đơn xác nhận còn thiếu nguyên đơn 545.379.200đ00 cùng 14.871 két vỏ chai chưa
thanh toán nên có căn cứ chấp nhận yêu cầu nguyên đơn .
Xét bị đơn có yêu cầu phản tố đòi nguyên đơn phải trả tiền chiết khấu 572.280.000đ00 ...
cấn trừ nghĩa vụ hai khoản nêu trên nguyên đơn còn phải giao lại cho bị đơn tiền chiết khấu

572.280.000đ00 -545.379.200đ00 = 26.900.800đ00, đồng thời bị đơn phải giao trả cho nguyên
đơn 14.871 két vỏ chai..
Xét việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ trên số
tiền nước còn thiếu 545.379.200đ00 x 0,975% x 51,9 tháng =377.538.751đ00 là không có cơ sở
chấp nhận nên bác yêu cầu của nguyên đơn bởi tiền chiết khấu nguyên đơn đã không thanh toán
cho bị đơn, nghĩa vụ hai bên phải thực hiện song song .
Bản án số 470 /2006/KDTM-ST Ngày : 18/09/2006 v/v: tranh chấp hợp đồngđại lý
Ngày 18 tháng 09 năm 2006 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 166/KTST ngày 11 tháng 12 năm 2004 về việc tranh
15


chấp “ Hợp đồng đại lý “ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 166/QĐXX-ST ngày 11 tháng
09 năm 2006 giữa các đương sự :
Nguyên đơn: CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCACOLA VIỆT NAM
Địa chỉ: Km17 Xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, quận Thủ Đức có ông Phạm Quốc Tuấn
đại diện theo uỷ quyền.
Bị đơn: BÀ ĐÒAN THỊ TÚ OANH
Địa chỉ: 191 Quang Trung, phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM
Nguyên bị đơn đều có mặt
NHẬN THẤY
Nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola ViệtNam trình bày: Ngày 07/06/1996
và 08/07/1996 nguyên bị đơn ký hợp đồng đại lý độc quyền, ngày 11/10/1997 ký phụ lục kèm
hợp đồng đại lý có nội dung: bị đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh ký hợp đồng đại lý độc quyền với
nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam, theo hợp đồng bà Oanh được
công ty cocacola chỉ định làm đại lý để tiếp thị và phân phối sản phẩm do công ty cocacola sản
suất trong khu vực kinh doanh đã được xác định, đổi lại bà Oanh được hưởng hoa hồng phân
phối và các quyền lợi khác đồng thời phải có nghĩa vụ là mua hàng và thanh toán các khoản đúng
hạn theo thoả thuận, trong quá trình kinh doanh bà Oanh đã không thực hịện việc trả tiền đúng
hạn nên nguyên đơn đã có thông báo xác nhận số dư nợ ngày 21/09/2005 bà Oanh còn nợ

557.879.200đ và 15.271 két vỏ chai, sau đó bà Oanh trả được một ít tiền và vỏ chai, còn lại
545.379.200đ cùng 14.871 két vỏ chai chưa thanh toán, nay nguyên đơn kiện bị đơn đòi số tiền
nợ mua nước ngọt còn thiếu và và tiền lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trên số tiền mua nước
ngọt còn thiếu từ tháng 21/09/2001 đến nay ngày 18/09/2006 cụ thể là 545.379.200đ x 0,975% x
51,9 tháng =318.515.057đ, tổng cộng nợ và lãi là 863.894.287đ và 14.871 két vỏ chai x
63.200đ/két = 939.847.200đ. Chứng cứ do phía nguyên đơn xuất trình là xác nhận nợ của bà
Oanh tháng 02/1999 , 07/1999 ngày 21/09/2001, 27/09/2001.
Bị đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh trình bày: năm 1996 bà có ký kết hợp đồng đại lý cùng nguyên
đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola ViệtNam để mua nước ngọt cocacola, ngày
11/10/1997 bị đơn ký tiếp hợp đồng đại lý độc quyền với nguyên đơn, bản hợp đồng này được
đính kèm vào hợp đồng đại lý nhưng bị đơn không được giữ, xác nhận có ký xác nhận nợ tháng
02/1999, 07/1999 ngày 21/09/2001, 27/09/2001 do nguyên đơn giao, theo bị đơn việc xác nhận
nợ đó là xác nhận nghĩa vụ từ 01 bên, tính đến năm 2001 xác nhận có nợ nguyên đơn số tiền
545.379.200đ cùng 14.871 két vỏ chai nhưng khi xác nhận nợ bị đơn có yêu cầu nguyên đơn cấn
trừ nghĩa vụ về phần tiền chiết khấu, giảm giá theo điều 5 của hợp đồng đại lý ngày 11/10/1997
nhưng nguyên đơn không thực hiện. Nay bị đơn yêu cầu đình chỉ vụ kiện vì đây là hợp đồng
kinh tế ký kết năm 1997 và chấm dứt ngày 22/08/1999 cho đến nay chưa thanh lý hợp đồng kinh
tế này, nếu Toà vẫn tiến hành xét xử bị đơn có yêu cầu phản tố đòi nguyên đơn phải tính tiền
chiết khấu trả bằng sản phẩm là 572.280.000đ, căn cứ vào số liệu mua hàng trên sổ mua hàng do
nhân viên công ty cocacola ký nhận giao hàng và giao tiền theo điều 5 của hợp đồng đại lý độc
quyền .
16


Trước yêu cầu phản tố của bị đơn nguyên đơn không đồng ý vì hợp đồng đại lý đã chấm dứt,
hai bên đã giải quyết xong vấn đề chiết khấu nên hai bên mới thống nhất ký xác nhận công nợ
ngày 21/09/2001.
XÉT THẤY
Giữa nguyên đơn và bị đơn có quan hệ mua bán hàng nước ngọt thông qua hợp đồng đai lý,
và hợp đồng đại lý độc quyền ký vào năm 1996 kèm phụ lục hợp đồng ký ngày 11/10/1997. Theo

hợp đồng bà Oanh được công ty Cocacola chỉ định làm đại lý để tiếp thị và phân phối sản phẩm
do công ty Cocacola sản suất trong khu vực kinh doanh đã được xác định, đổi lại bà Oanh được
hưởng hoa hồng phân phối và các quyền lợi khác đồng thời phải có nghĩa vụ là mua hàng và
thanh toán các khoản đúng hạn theo thoả thuận.
Trong quá trình kinh doanh bà Oanh không thực hịện việc trả tiền đúng hạn nên nguyên đơn
đã có thông báo xác nhận số dư nợ ngày 21/09/2004 bà Oanh còn nợ 557.879.200đ và 15.271két
vỏ chai, sau đó bà Oanh trả được một ít tiền và vỏ chai, còn lại 545.379.200đ cùng 14.871 két vỏ
chai chưa thanh toán nay nguyên đơn kiện bị đơn đòi số tiền này.
Xét: Về yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn số tiền nợ mua nước ngọt còn thiếu
545.379.200đ và 14.871 két vỏ chai, đây không phải là việc đòi nợ đơn thuần mà việc xác nhận
nợ này trên cơ sở thực hiện hợp đồng đại lý 1996 kèm phụ lục ngày 11/10/1997 Toà án yêu cầu
nguyên đơn xuất trình hợp đồng đại lý và hợp đồng đại lý độc quyền nguyên đơn khai có nhưng
không xuất trình được bản chính .
Phía bị đơn xác nhận là đúng còn thiếu nguyên đơn 545.379.200đ cùng 14.871 két vỏ chai
chưa thanh toán nhưng phản tố cho rằng theo điều 5 của hợp đồng đại lý độc quyền nguyên đơn
còn thiếu chưa chiết khấu tiền nước ngọt 1000đ/két nước nên đòi nguyên đơn phải tính tiền chiết
khấu trả bằng sản phẩm là 572.280.000đ, căn cứ vào số liệu mua hàng trên sổ mua hàng do nhân
viên công ty Cocacola ký nhận giao hàng và giao tiền.
Xét bị đơn xác nhận còn thiếu nguyên đơn 545.379.200đ cùng 14.871 két vỏ chai chưa thanh
toán nên có căn cứ chấp nhận yêu cầu nguyên đơn .
Xét bị đơn có yêu cầu phản tố đòi nguyên đơn phải trả tiền chiết khấu 572.280.000đ: Theo
như khai nhận của nguyên đơn thì công ty cocacola chỉ định bị đơn bà Oanh làm đại lý để tiếp
thị và phân phối sản phẩm do công ty cocacola sản xuất trong khu vực kinh doanh đã được xác
định, đổi lại bà Oanh được hưởng hoa hồng phân phối và các quyền lợi khác đồng thời phải có
nghĩa vụ là mua hàng và thanh toán các khoản đúng hạn theo thoả thuận, điều này được thể hiện
cụ thể tại điều 5 của hợp đồng đại lý độc quyền nguyên đơn phaỉ chiết khấu cho bị đơn
1000đ/két nước trên số bán vượt chỉ tiêu, tại thư nhắc nợ lần 2 ngày 21/06/2000, các biên bản
làm việc giữa nguyên đơn và bị đơn ngày 21/09/2001, 13/05/2004 do nguyên đơn xuất trình thể
hiện bị đơn đềũ có yêu cầu nguyên đơn phải tính tiền chiết khấu từ tháng 10/1997, các biên bản
làm việc giữa nguyên đơn và bị đơn ngày 21/09/2001, 13/05/2004 bị đơn đều yêu cầu nguyên

đơn tính tiền chiết khấu từ tháng 10/1997, nhưng nguyên đơn không thực hiện, tại phiên toà
nguyên đơn cho rằng đã giải quyết xong nên hai bên mới xác nhận công nợ, nhưng nguyên đơn
không chứng minh được phần đã giải quyết xong, như vậy theo hợp đồng đại lý thì hai bên còn
17


tranh chấp các điều khoản của hợp đồng đại lý độc quyền, không đơn thuần chỉ là phần nợ mà bị
đơn còn thiếu, điều đó cho thấy hợp đồng đại lý giữa hai bên chưa thanh lý, chưa có thoả thuận
nào giữa hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng đại lý và chuyển sang nợ, năm 1999, 2001 khi
nguyên đơn yêu cầu bị đơn xác nhận nợ thì ngược lại bị đơn đòi nguyên đơn tính tiền chiết khấu,
nhưng nguyên đơn không thực hiện, để vụ việc kéo dài từ đó đến nay, nay nếu chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn thì cũng phải tính đến nghĩa vụ của nguyên đơn phải thực hiện tính tiền chiết
khấu cho bị đơn theo điều 5 của hợp đồng đại lý độc quyền mà hai bên đã ký, cụ thể theo bị đơn
số tiền chiết khấu là 572.280.000đ, trên cơ sở số liệu mua hàng trên sổ mua hàng do nhân viên
công ty cocacola ký nhận giao hàng và giao tiền. Phía nguyên đơn cho rằng đã tính tiền chiết
khấu cho bị đơn xong nên mới có việc ký xác nhận nợ nhưng nguyên đơn không xuất trình được
các số liệu hàng đã giao, bị đơn đã nhận, đã thanh toán để dẫn đến số liệu tiền còn thiếu cũng
như không chứng minh đã tính tiền chiết khấu cho bị đơn, nên buộc nguyên đơn phải thanh toán
cho bị đơn tiền chiết khấu 572.280.000đ. Như vậy cấn trừ nghĩa vụ hai khoản nêu trên nguyên
đơn còn phải giao lại cho bị đơn tiền chiết khấu 572.280.000đ -545.379.200đ = 26.900.800đ,
đồng thời bị đơn phải giao trả cho nguyên đơn 14.871 két vỏ chai.
Xét việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ trên số
tiền nước còn thiếu 545.379.200đ00 x 0,975% x 51,9 tháng =377.538.751đ là không có cơ sở
chấp nhận nên bác yêu cầu của nguyên đơn bởi tiền chiết khấu nguyên đơn đã không thanh toán
cho bị đơn, nghĩa vụ hai bên phải thực hiện song song .
Về án phí : Nguyên bị đơn phải nộp tiền án phí trên phần phải trả, ngoài ra nguyên đơn phải
nộp tiền án phí trên số tiền bị bác, cả hai được cấn trừ tiền án phí tạm nộp, số còn lại phải nộp
theo qui định .
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH;

Căn cứ Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự , Điều 116,118.119, khoản 4 Điều 122,123 Luật
thương mại năm 1997, Nghị định 70/CP ngày 12/09/1997 của Chính phủ qui định về chế độ án
phí, lệ phí Toà án và Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/06/1997 của Toà án nhân dân tối cao
–Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ tư pháp-Bộ tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án
về tài sản.
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát
Cocacola Việt Nam và toàn bộ phản tố của bị đơn xử :
1/ Bác yêu cầu của nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam đòi bị
đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh phải trả số tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ là 318.515.057đ
(ba trăm mười tám triệu năm trăm mười lăm ngàn không trăm năm mươi bảy ngàn đồng).
2/ Bị đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh phải trả cho nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát
Cocacola Việt Nam số tiền mua nước ngọt còn thiếu là 545.379.200đ00 (năm trăm bốn mươi lăm
triệu ba trăm bảy mươi chín ngàn hai trăm đồng) và 14.871 (mười bốn ngàn tám trăm bảy mươi
mốt ) két vỏ chai.
18


3/ Nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam phải trả cho bị đơn Bà
Đòan Thị Tú Oanh số tiền chiết khấu còn thiếu là 572.280.000đ00 (năm trăm bảy mươi triệu hai
hai trăm tám mươi ngàn đồng)
4/ Sau khi cấn trừ hai khoản 2 và 3 nêu trên thì nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát
Cocacola Việt Nam còn phải trả cho bị đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh số tiền chiết khấu còn thiếu là
26.900.800đ00 (hai mươi sáu triệu chín trăm ngàn tám trăm đồng ) và bị đơn Bà Đòan Thị Tú
Oanh phải trả cho nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam 14.871(mười
bốn ngàn tám trăm bảy mươi mốt) két vỏ chai.
Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu nếu bên thi hành án không trả đủ số tiền nêu
trên thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải cho bên được thi hành án số tiền lãi tính theo
mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước qui định tương ứng với thời gian chưa thi hành
án .
5/Án phí Dân sự sơ thẩm :

Nguyên đơn Công ty TNHH Nước Giải Khát Cocacola Việt Nam phải nộp là 32.001.050đ00
(ba mươi hai triệu không trăm lẻ một ngàn không trăm năm chục đồng) được cấn trừ tiền tiền
tạm nộp án phí Dân sự sơ thẩm 9.453.792đ00 (chín triệu bốn trăm năm mươi ba ngàn bảy trăm
chín mươi hai đồng) theo biên lai thu số 003656 ngày 04-11-2004 của Thi hành án Dân sự TP.Hồ
chí Minh còn phải nộp 22.547.258đ00 (hai mươi hai triệu năm trăm bốn mươi bảy ngàn hai trăm
năm mươi tám đồng )
Bị đơn Bà Đòan Thị Tú Oanh phải nộp là 18.907.584đ00 (mười tám triệu chín trăm lẻ bảy
ngàn năm trăm tám mươi tư đồng) được cấn trừ tiền tạm nộp án phí phản tố 9.8ˆ99.970đ00 (chín
triệu tám trăm chín mươi chín ngàn chín trăm bảy mươi đồng) theo biên lai thu số 004939 ngày
26-05-2005 của Thi hành án Dân sự TP.Hồ chí Minh còn phải nộp 9.007.614đ00 (chín triệu
không trăm lẻ bảy ngàn sáu trăm mười bốn ngàn đồng)

Tài liệu tham khảo.
1. Luật doanh nghiệp 2005
2. Luật dân sự 2005
3. Luật thương mại 2005
4. />
19



×