Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật về hoạt động đại lý thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.79 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
------------

BÙI THỊ DIỆU

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ
THƢƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ
THƯƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI THỊ DIỆU
Khóa: 35

MSSV : 1055010040

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS.


NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
SINHSSSSISSSJDSBHDFBGJD

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Nội dung Khóa luận có
tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí
và các trang web theo Danh mục tài liệu tham khảo của Khóa luận này.

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Diệu


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS 2005

:

Bộ Luật dân sự 2005

GCNĐKKD

:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


LKDBH

:

Luật kinh doanh bảo hiểm

LTM 1997

:

Luật thương mại 1997

LTM 2005

:

Luật thương mại 2005



:

Nghị định

NXB

:

Nhà xuất bản


TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
1.1.
1.1.1
1.1.2

Những quy định chung về hoạt động đại lý thương mại
Các vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động đại lý thương mại............. 05
Khái niệm đại lý thương mại ............................................................ 05
Hợp đồng đại lý thương mại ............................................................ 05

1.1.2.1
1.1.2.2

Khái niệm hợp đồng ................................................................ 05

Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại ................................... 06

1.1.2.3

Bản chất của hợp đồng đại lý thương mại ............................... 06

1.1.3 Đặc điểm của đại lý thương mại ...................................................... 07
1.1.3.1

Chủ thể tham gia quan hệ đại lý thương mại đều phải là thương

1.1.3.2

nhân .......................................................................................... 07
Trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý nhân danh chính

mình, sử dụng tư cách pháp lý của mình khi xác lập quan hệ với
bên thứ ba................................................................................. 08
1.1.3.3 Vấn đề quyền ở hữu trong quan hệ đại lý thương mại............. 08
1.1.3.4 Quan hệ đại lý thương mại mang tính gắn bó lâu dài, ổn định 09
1.1.4 Các hình thức đại lý thương mại ...................................................... 10
1.2 Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với một số hoạt động thương mại khác
..................................................................................................................... 12
1.2.1 Đại lý thương mại với hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
.......................................................................................................... 12
1.2.2 Đại lý thương mại với hoạt động phân phối hàng hóa ..................... 13
1.2.3 Đại lý thương mại với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa .......... 15
1.2.4 Đại lý thương mại với hoạt động nhượng quyền thương mại .......... 16
1.2.5 Đại lý thương mại với hoạt động đại diện cho thương nhân ............ 18
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 19

Chương 2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại, thực trạng áp
dụng và đề xuất hoàn thiện
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động đại lý thương mại ............ 20
2.1.1 Chủ thể của hợp đồng đại lý thương mại .......................................... 20
2.1.2 Đối tượng của hợp đồng đại lý thương mại ...................................... 23
2.1.3 Nội dung của hợp đồng đại lý thương mại ........................................ 24
2.1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ...................... 24
2.1.3.2 Chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại .................................... 26


2.1.4 Hình thức của hợp đồng đại lý thương mại ....................................... 27
2.1.5 Quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa bên giao đại
lý, bên đại lý và bên thứ ba .................................................................................. 28
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động đại lý thương mại ................... 29
2.2.1 Bất cập trong cách hiểu về thuật ngữ “đại lý thương mại” và tư cách chủ
thể tham gia quan hệ đại lý thương mại ............................................................... 29
2.2.2 Sự nhầm lẫn giữa hợp đồng đại lý thương mại với hợp đồng mua bán
hàng hóa trên thực tiễn ......................................................................................... 33
2.2.3 Vấn đề quyền sở hữu và chuyển rủi ro trong quan hệ đại lý thương mại
.............................................................................................................................. 34
2.2.4 Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại.............. 38
2.2.5 Một số bất cập trong quy định về đại lý độc quyền .......................... 40
2.3 Một số đề xuất nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật về hoạt động đại
lý thương mại ....................................................................................................... 42
2.3.1 Vấn đề về thuật ngữ và tư cách chủ thể tham gia quan hệ đại lý thương
mại
.......................................................................................................... 42
2.3.2 Vấn đề chuyển rủi ro trong quan hệ đại lý thương mại .................... 43
2.3.3 Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ................................ 44
2.3.4 Các vấn đề liên quan đến hình thức đại lý độc quyền ...................... 44

2.3.5 Một số vấn đề khác cần phải bổ sung ............................................... 45
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 48
Kết luận chung.................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường địi hỏi các
doanh nghiệp phải khơng ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm
đồng thời phải chú trọng đến khâu tiêu thụ, mở rộng thị trường phân phối hàng hóa,
dịch vụ. Có thể nói điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của thương nhân.
Khi hoạt động kinh doanh phát triển đến một giai đoạn nhất định, thương nhân
không thể trực tiếp liên hệ với tất cả các khách hàng của mình. Vì vậy thương nhân
cần phải có những người làm trung gian thương mại thay họ để tiến hành việc tìm
kiếm khách hàng, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mở rộng thị trường. Do đó
vai trị của các hoạt động trung gian thương mại đặc biệt là hoạt động đại lý thương
mại ngày càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp sử dụng hoạt động đại lý như
là một kênh quan trọng trong việc góp phần tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng. Trong những năm gần đây ở nước ta hoạt động đại lý không
ngừng phát triển, gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Để hoạt động đại lý có thể
phát triển một cách bền vững thì cần phải có một khung pháp lý thích hợp để điều
chỉnh các hoạt động này phát triển theo sự định hướng của Đảng và Nhà nước. Hiện
nay hoạt động đại lý thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005 và các
văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động đại lý trong một số lĩnh vực
đặc thù. Về cơ bản các văn bản pháp luật trên đã điều chỉnh một cách khái quát nhất
về hoạt động đại lý ở nước ta, tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa thống nhất trong
cách quy định của các văn bản luật chuyên ngành này và Luật thương mại dẫn đến
việc lúng túng trong việc áp dụng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động đại lý

cũng như gây khó khăn cho cơ quan tài phán trong việc xử lý khi có tranh chấp xảy
ra. Đồng thời quy định của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại còn một số
điểm chưa rõ ràng, chưa hợp lý đã gây ra nhiều bất cập trong hoạt động quản lý nhà
nước cũng như ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên và người
tiêu dùng. Chính những điều này đã làm cho trên thực tế hoạt động quản lý nhà
nước đối với đại lý thương mại kém hiệu quả và chưa phát huy được vai trò to lớn
của hoạt động này, tạo điều kiện để nhiều đại lý “lách luật”, găm hàng nhằm thao
túng giá bán và đòi mức hoa hồng quá cao, đại lý hoạt động khơng có giấy phép
kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đáp ứng các điều kiện
kinh doanh do pháp luật quy định,... do đó chưa thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động thương mại nói chung và hoạt động đại lý thương mại nói riêng ở nước ta hiện
nay.
1


Trong bối cảnh đất nước đang hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới và phải thực hiện cam kết tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ
mà trong đó có dịch vụ đại lý hoa hồng – dịch vụ phân phối, thì sự đổi mới và hoàn
thiện khung pháp lý của hoạt động đại lý thương mại là một yêu cầu ngày càng trở
nên bức thiết. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu làm rõ quy định của pháp
luật về hoạt động đại lý thương mại và đề ra những kiến nghị nhằm hồn thiện
những thiếu sót, bất cập trong pháp luật về đại lý thương mại là hết sức cần thiết.
Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động đại lý thƣơng mại” làm đề
khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với mong muốn đóng góp những kết quả nghiên
cứu của mình vào q trình hồn thiện cơ chế pháp lý của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện nay, pháp luật về hoạt động đại lý thương mại đã
được đề cập trong một số tài liệu, bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học chun
sâu. Cụ thể về các tài liệu, giáo trình có thể kể đến Giáo trình pháp luật về thương

mại hàng hóa và dịch vụ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Những điểm mới của Luật thương mại 2005
của tác giả Nguyễn Văn Cương, NXB. Tư pháp; Giáo trình Luật thương mại, tập II,
Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân (2009);... Về các bài viết
khoa học có thể kể đến “Bản chất của hợp đồng phân phối và hợp đồng đại lý” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 1
năm 2008); “Các hình thức pháp lý chủ yếu của trung gian thương mại” của tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 (71), tháng 3
năm 2006; “Một số ý kiến về khái niệm đại lý thương mại” của tác giả Nguyễn Thị
Vân Anh, đăng trên Tạp chí luật học số 5/2006; “Bản chất pháp lý của hợp đồng đại
lý độc quyền” của Nguyễn Thị Vân Anh và Trần Quỳnh Anh, đăng trên Tạp chí
Luật học số 8/2010. Về các cơng trình nghiên cứu, các luận văn có thể kể đến Pháp
luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học của Nguyễn Thị Vân Anh (2007); Chế độ pháp lý về đại lý mua bán hàng hóa
trong nước, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thu Thảo (2001); Chế độ pháp lý
về hoạt động trung gian thương mại, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Trong
(2006); Chế độ pháp lý về hoạt động đại lý thương mại và thực trạng áp dụng các
quy định của Luật thương mại 2005 vào hoạt động đại lý ở nước ta hiện nay, Khóa
luận tốt nghiệp của Nguyễn Hồng Phong (2008); Đại lý thương mại – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2012);...
Tuy nhiên những tài liệu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, phân tích một cách
2


khái quát các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại, chưa đi sâu
vào phân tích các bản chất và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đại lý thương mại
– yếu tố quan trọng hình thành nên quan hệ đại lý thương mại như vấn đề về chủ
thể, đối tượng, nội dung và hình thức của hợp đồng đại lý thương mại cũng như
chưa làm rõ được một số vấn đề liên quan đến quan hệ đại lý thương mại như vấn
đề về hình thức đại lý độc quyền, vấn đề chuyển dịch rủi ro trong quan hệ đại lý

thương mại, sự nhầm lẫn giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng mua bán hàng hóa trên
thực tế, v.v... Do đó với khóa luận của mình, tác giả sẽ làm sáng tỏ những vấn đề
này, cùng với những tài liệu đã nghiên cứu trước đó, góp phần hồn thiện quy định
của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần làm sáng tỏ nền tảng cơ sở lý luận
về hoạt động đại lý thương mại và cơ chế điều chỉnh các quy định pháp luật về vấn
đề này. Trên cơ sở xem xét việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn
hiện nay cũng như các tranh chấp phát sinh từ hoạt động đại lý thương mại trên thực
tế, để đưa ra những đánh giá về những điểm thiếu sót, bất cập trong quy định của
pháp luật hiện hành về hoạt động đại lý thương mại từ đó đề xuất những kiến nghị,
giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động đại lý
thương mại phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy được hiệu quả quản lý của Nhà
nước đối với sự phát triển kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về hoạt động đại lý thương mại là một vấn đề có phạm vi tương đối
rộng bởi nó bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan và dàn trải trên nhiều văn bản
pháp luật. Với phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân, để thực
hiện được mục đích đã đề ra như trên, tác giả khơng có tham vọng đề cập và phân
tích tất cả các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động đại lý thương mại mà đề
tài tập trung vào những nội dung sau:
(i)
Khái niệm, bản chất của hợp đồng đại lý thương mại;
(ii)
Những quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng đại lý thương mại như chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức của
hợp đồng đại lý thương mại.
(iii) Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại và các loại
trách nhiệm vật chất phát sinh trong quan hệ đại lý thương mại;


3


(iv)

Quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ đại lý thương mại, thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và trách nhiệm chịu rủi ro đối với
hàng hóa của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại;

(v)
(vi)

Một số vấn đề liên quan đến hình thức đại lý độc quyền;
Đồng thời liên hệ với thực tiễn thương mại để tìm ra những bất cập thiếu
sót trong các quy định pháp luật thương mại hiện hành về hoạt động đại lý
thương mại từ đó đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật về hoạt động đại lý thương mại ở nước ta hiện nay.

5. Phƣơng pháp nhiên cứu
Khóa luận được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan
điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nội dung của khóa luận được nêu và phân tích trên cơ sở các văn bản
pháp luật của Nhà nước, các quy định của một số nước trên thế giới, quan điểm của
các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý trong các cơng trình, tạp chí chuyên ngành, dự
án nghiên cứu pháp luật, v.v...
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề nêu trên, tác giả vận dụng phương
pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các
phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp
phân tích: tập hợp các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý của các quy định về hoạt

động đại lý thương mại, tập hợp các tài liệu (tạp chí, chun đề, bình luận,...) của
các nhà nghiên cứu kha học pháp lý, chuyên gia pháp lý, v.v...
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận được trình bày trong 49 trang, bao gồm Lời nói đầu, hai Chương và
Kết luận.
- Chương 1: Những quy định chung về hoạt động đại lý thương mại.
- Chương 2: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại, thực trạng áp dụng
và đề xuất hướng hoàn thiện.
Trong thời gian giới hạn để thực hiện đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng khóa luận khơng thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong
nhận được sự đóng góp của q thầy, cơ để khóa luận được hồn chỉnh và thiết thực
hơn.

4


CHƢƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THƢƠNG MẠI
1.1 Các vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động đại lý thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm đại lý thƣơng mại
Hoạt động đại lý ở Việt Nam được biết đến thơng qua hình thức đại lý tàu biển
theo Nghị định 50/NĐ ngày 13/03/1957 quy định tổ chức và nhiệm vụ của Công ty
Đại lý tàu biển Việt Nam, tiếp đến là hình thức đại lý bán thuốc ở xã, nhưng mục
đích hoạt động của các hình thức đại lý này khơng nhằm mục đích hoạt động
thương mại, tìm kiếm lợi nhuận mà để phục vụ cho việc quản lý nhà nước. Sau đó
với sự ra đời của Nghị định 25/CP ngày 25/04/1996 ban hành Quy chế đại lý hàng
hóa và LTM 1997 thì hoạt động đại lý đã bắt đầu được nhìn nhận lại một cách phù
hợp hơn theo xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường, tuy nhiên phạm vi hoạt
động của hình thức đại lý chỉ bó hẹp trong lĩnh vực mua bán hàng hóa với tên gọi
đại lý mua bán hàng hóa. Sau bảy năm vận dụng thể hiện nhiều bất cập, đến năm

2005 LTM 2005 ra đời thay thế LTM 1997 thì phạm vi hoạt động đại lý được xác
định mở rộng hơn, bao gồm hoạt động thương mại không chỉ trong lĩnh vực mua
bán hàng hóa mà cịn trong cả lĩnh vực cung ứng dịch vụ, theo đó thuật ngữ đại lý
mua bán hàng hóa được thay bằng thuật ngữ đại lý thương mại. Thuật ngữ “đại lý
thương mại” được quy định tại Điều 166 LTM 2005, theo đó Đại lý thương mại
được hiểu “là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa
thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.” Như
vậy có thể thấy đại lý thương mại theo cách quy định trong LTM 2005 có ngoại
diên rộng bao gồm nhiều loại đại lý trong nhiều lĩnh vực như đại lý mua bán hàng
hóa, đại lý cung ứng các loại dịch vụ như bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông,
v.v... Trong quan hệ đại lý thương mại, người bán và người mua không trực tiếp
thực hiện quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ với nhau mà thông
qua bên trung gian là bên đại lý. Bên đại lý là cầu nối để phân phối các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của bên giao đại lý cho người thứ ba. Đây là phương thức kinh
doanh mà bên thực hiện dịch vụ (bên đại lý) mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thương mại trên cơ sở ủy quyền của người khác1.
1.1.2 Hợp đồng đại lý thƣơng mại
1.1.2.1 Khái niệm hợp đồng

1

Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Một số ý kiến về khái niệm đại lý thương mại”, Tạp chí luật học số 5/2006.

5


Trước khi BLDS 2005 ra đời, pháp luật về hợp đồng ở nước ta phân biệt thành
ba loại hợp đồng chủ yếu là hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao
động. Tuy nhiên trong thực tế việc phân biệt như vậy đã dẫn đến những khó khăn

trong việc áp dụng pháp luật và chậm trễ trong q trình giải quyết tranh chấp về
hợp đồng. Do đó BLDS 2005 ra đời đã xây dựng chế định hợp đồng thành nền tảng
cho pháp luật về hợp đồng nói chung, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác
lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm.
Phạm vi áp dụng của các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS 2005 được mở
rộng, áp dụng chung cho các loại hợp đồng nói chung, khơng phân biệt hợp đồng
dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại. Trong trường hợp pháp luật chuyên
ngành về hợp đồng cụ thể có quy định riêng, thì ưu tiên áp dụng các quy định riêng
đó. Như vậy có thể hiểu khái niệm hợp đồng nói chung theo cách quy định về hợp
đồng dân sự trong BLDS 2005, cụ thể Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng
dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1.1.2.2 Khái niệm hợp đồng đại lý thƣơng mại
Luật thương mại 2005 không quy định như thế nào là hợp đồng đại lý thương
mại mà chỉ có định nghĩa về hoạt động đại lý thương mại tại Điều 166 LTM 2005.
Tuy nhiên dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý thương mại cũng là một dạng của hợp
đồng dân sự, do đó căn cứ vào những quy định chung về hợp đồng dân sự trong
BLDS 2005 và Điều 166 LTM 2005 có thể hiểu hợp đồng đại lý thương mại là sự
thỏa thuận bằng văn bản giữa thương nhân với thương nhân, theo đó thương nhân
làm đại lý sẽ nhân danh chính mình để tiến hành việc mua bán hàng hóa cho
thương nhân giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của thương nhân giao đại lý cho
khách hàng để hưởng thù lao từ thương nhân giao đại lý.
1.1.2.3 Bản chất của hợp đồng đại lý thƣơng mại
Xét về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại là một hợp đồng cung ứng dịch
vụ thương mại, mà cụ thể là cung ứng dịch vụ trung gian thương mại. Trên cơ sở
hợp đồng này, bên đại lý (bên cung ứng dịch vụ) sẽ là người trung gian, nhân danh
chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba theo
sự ủy quyền của bên giao đại lý (bên thuê dịch vụ) và vì lợi ích của bên giao đại lý
để được hưởng một khoản thù lao từ bên giao đại lý. Với quan hệ hợp đồng này,
bên đại lý không phải là người mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của bên giao

đại lý mà hàng hóa, dịch vụ được giao cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý, để bên
này tiếp tục bán, cung ứng cho người thứ ba hoặc tiền được giao cho bên đại lý để
bên này mua hàng hóa từ người thứ ba cho bên giao đại lý. Do đó, bên giao đại lý là
6


chủ sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ nên bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm đối
với mọi rủi ro cho hàng hóa, dịch vụ đó cho dù trên thực tế, hàng hóa, dịch vụ và
quyền định đoạt chúng đã được chuyển giao cho bên đại lý. Thông qua hành vi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên đại lý, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển
trực tiếp từ bên giao đại lý sang cho người thứ ba. Đồng thời cũng xuất phát từ
quyền sở hữu, mà trong hợp đồng đại lý, thanh tốn khơng phải là nghĩa vụ tất yếu
của bên đại lý khi bên giao đại lý tiến hành giao hàng hóa, dịch vụ hoặc giao tiền
mà nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi bên đại lý thực hiện việc bán một khối lượng
hàng hóa nhất định, cung ứng một lượng dịch vụ nhất định cho người thứ ba hoặc
mua một khối lượng hàng hóa nhất định từ người thứ ba cho bên giao đại lý, tức là
nghĩa vụ thanh toán chỉ phát sinh với tính chất là kết quả của hành vi bán/mua hàng
hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.
1.1.3 Đặc điểm của đại lý thƣơng mại
1.1.3.1 Chủ thể tham gia quan hệ đại lý thƣơng mại đều phải là
thƣơng nhân
Theo quy định tại Điều 167 LTM 2005 thì “1. Bên giao đại lý là thương nhân
giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là
thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. 2. Bên đại lý
là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý
mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ”. Điều này xuất phát từ cơng việc
kinh doanh và mục đích sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của các bên mà LTM
2005 quy định bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân. Theo đó bên
giao đại lý chính là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc là người mua hàng
hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm mục đích sinh lợi tức là

đang thực hiện những hoạt động thương mại nên pháp luật quy định bên giao đại lý
phải là thương nhân. Bên đại lý cũng phải có tư cách thương nhân bởi vì bên đại lý
chính là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc làm trung gian
thương mại dưới hình thức đại lý thương mại. Hoạt động kinh doanh của bên đại lý
là làm cầu nối giữa bên giao đại lý và bên thứ ba nhằm bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ của bên giao đại lý cho bên thứ ba hoặc mua hàng hóa từ bên thứ ba cho bên
giao đại lý. Hoạt động này cũng nhằm mục đích sinh lợi, tức là bên đại lý được
nhận một khoản thù lao do bên giao đại lý chi trả để thực hiện những công việc
được giao. Do đó bên đại lý cũng phải là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1
Điều 6 LTM 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng ký
kinh doanh. Ngồi ra trong một số lĩnh vực đặc thù, các bên muốn tham gia vào
7


quan hệ đại lý thương mại, ngoài việc phải là thương nhân thì cịn phải đáp ứng một
số u cầu nhất định trong quy định của pháp luật về những lĩnh vực đặc thù đó.
1.1.3.2 Trong quan hệ đại lý thƣơng mại, bên đại lý nhân danh
chính mình, sử dụng tƣ cách pháp lý của mình khi xác lập quan hệ
với bên thứ ba
Đây là một trong những đặc điểm thể hiện được bản chất của hoạt động đại lý
thương mại. Theo đó thì khi thực hiện cơng việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ cho bên giao đại lý thì bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để tiến hành xác
lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ
với bên thứ ba. Hợp đồng được xác lập giữa bên đại lý với bên thứ ba sẽ ràng buộc
trách nhiệm giữa hai bên với nhau mà không ràng buộc bên giao đại lý, ngoại trừ
trách nhiệm về chất lượng hàng hóa hoặc chất lượng dịch vụ (khoản 2 Điều 173
LTM 2005) hoặc trách nhiệm liên đới với bên đại lý trong trường hợp bên đại lý vi
phạm pháp luật mà có phần lỗi của bên giao đại lý (khoản 5 Điều 173 LTM 2005).
Tư cách pháp lý độc lập thể hiện qua việc bên đại lý có trụ sở riêng, có tài

sản riêng, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của
mình. Đây cũng là cơ sở để phân biệt bên đại lý trong hoạt động đại lý thương mại
với các chi nhánh, văn phòng đại diện cho thương nhân lập ra để thực hiện hoạt
động kinh doanh của thương nhân và những người lao động làm thuê cho thương
nhân, cũng như những người có chức năng đại diện như tổng giám đốc/giám đốc
doanh nghiệp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Các chủ thể nói trên
khơng có tư cách pháp lý độc lập và chỉ thực hiện hoạt động trong phạm vi ủy
quyền, trong phạm vi quyền hạn được giao theo quy định trong nội bộ của thương
nhân đó, các quan hệ đại diện này mang tính chất dân sự và do Bộ luật dân sự điều
chỉnh2.
1.1.3.3 Vấn đề quyền sở hữu trong quan hệ đại lý thƣơng mại
Về nguyên tắc, trong quan hệ đại lý thương mại, bên giao đại lý vẫn là chủ sở
hữu đối với hàng hóa đã giao cho bên đại lý để bán cho khách hàng hoặc là chủ sở
hữu đối với tiền giao cho bên đại lý để mua hàng. Xuất phát từ bản chất của quan hệ
đại lý, theo đó thì bên đại lý chỉ là người trung gian, là cầu nối cho hoạt động mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên giao đại lý và bên thứ ba để nhận thù lao
nên bên đại lý sẽ không phải là bên mua hàng, bên bán hàng hay bên nhận cung ứng
dịch vụ của bên giao đại lý mà chỉ đơn thuần là người thực hiện dịch vụ trung gian,
tiến hành nhận hàng từ bên giao đại lý để bán cho người thứ ba hoặc nhận tiền để
mua hàng từ bên thứ ba cho bên giao đại lý, vì vậy bên đại lý không phải là chủ sở
2

Nguyễn Thị Thanh Thảo (2012), Đại lý thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.13.

8


hữu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó. Trong quan hệ đại lý, bên đại lý chỉ “tạm giữ
hộ” hàng hóa hoặc tiền cho bên giao đại lý trong q trình thực hiện cơng việc do

hai bên thỏa thuận để được hưởng thù lao. Điều 170 LTM 2005 quy định “bên giao
đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”, điều này đã
khẳng định sự khác biệt giữa quan hệ đại lý thương mại với quan hệ mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thơng thường. Chỉ khi nào hàng hóa, dịch vụ được bên đại lý
bán hoặc cung cấp cho bên thứ ba, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ mới chuyển giao
từ bên giao đại lý cho bên thứ ba, trong khi đó trong quan hệ mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thơng thường thì quyền sở hữu sẽ được chuyển trực tiếp từ bên
bán sang cho bên mua. Chính vì lý do này mà pháp luật đại lý thương mại quy định
bên giao đại lý có quyền kiểm tra, giám sát, quyền ấn định giá cũng như quyền yêu
cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm, yêu cầu thanh toán tiền hoặc giao hàng
cho bên giao đại lý, và ngược lại quyền của bên giao đại lý cũng chính là nghĩa vụ
tương ứng của bên đại lý.
1.1.3.4 Quan hệ đại lý thƣơng mại mang tính gắn bó lâu dài, ổn định
Xuất phát từ mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh, đưa hàng hóa, dịch vụ
của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng trên phạm vi rộng, giúp nhà sản xuất thâm
nhập thị trường mới,... nên quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý được thực
hiện mang tính gắn bó lâu dài, ổn định chứ không theo từng vụ việc hay từng đợt
mua bán hàng hóa cụ thể. Bởi vì để thực hiện được những mục đích đó, địi hỏi
hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất phải có mặt ở thị trường mục tiêu trong một thời
gian tương đối dài, để người tiêu dùng nhận biết và quen với việc sử dụng và lựa
chọn loại hàng hóa, dịch vụ đó cho nhu cầu của mình. Do đó bên đại lý phải hiện
hữu trong một thời gian đủ dài để làm cầu nối giúp người tiêu dùng tiếp cận được
với những hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất. Vậy nên quan hệ đại lý đòi hỏi một
thời gian hợp tác giữa bên giao đại lý và bên đại lý tương đối lâu dài và ổn định,
trong rất nhiều trường hợp, quan hệ đại lý thường có thời hạn cụ thể, có thể là một
năm, ba năm thậm chí năm năm hay mười năm tùy theo sự thỏa thuận cũng như quá
trình hợp tác giữa các bên.
Đồng thời xuất phát từ mục đích xác lập quan hệ đại lý thương mại và
quyền, nghĩa vụ giữa các bên nên quan hệ đại lý thương mại phải mang tính lâu dài,
ổn định. Khi xác lập quan hệ đại lý thương mại, bên giao đại lý muốn tận dụng sự

hiểu biết và mạng lưới khách hàng của bên đại lý để nhanh chóng đưa hàng hóa,
dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng, đồng thời khi thực hiện quan hệ này, bên
giao đại lý phải hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực
hiện hợp đồng đại lý,... Về phía bên đại lý, để thực hiện cơng việc theo thỏa thuận
9


với bên giao đại lý, bên đại lý cũng cần phải đầu tư trang thiết bị, nhân lực,... Do đó
nếu quan hệ đại lý khơng mang tính lâu dài, ổn định thì mục đích ký kết hợp đồng
đại lý giữa hai bên sẽ có thể khơng đạt được, bên giao đại lý chưa phát triển được
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình, bên đại lý có thể chưa thu hồi được chi phí
đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng đại lý và mục tiêu lợi nhuận của hai bên chưa hồn
thành.
1.1.4 Các hình thức đại lý thƣơng mại
Căn cứ vào tính chất hoạt động đại lý, đại lý thương mại có các hình thức khác
nhau. Thực tiễn kinh doanh cho thấy các thương nhân có thể tùy vào hồn cảnh,
điều kiện của mình để lựa chọn những hình thức đại lý khác nhau, đa dạng phù hợp
để áp dụng. Điều 169 LTM 2005 đã quy định cụ thể về ba hình thức đại lý, đồng
thời cho phép các thương nhân được quyền thỏa thuận với nhau các hình thức đại lý
khác không trái với quy định của pháp luật. Cụ thể các hình thức đại lý thương mại
theo LTM 2005 bao gồm:
(i) Đại lý bao tiêu: được hiểu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc
mua hoặc bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ
cho bên giao đại lý3. Bên đại lý phải thực hiện bán trọn vẹn một khối lượng hàng
hóa nhất định hay mua một khối lượng hàng hóa nhất định hoặc cung ứng một
lượng dịch vụ nhất định cho bên giao đại lý. Hình thức này ràng buộc chặt chẽ hơn
về nghĩa vụ của bên đại lý tuy nhiên cũng mở rộng quyền cho bên đại lý về giá bán
lẻ. LTM 2005 không có quy định cụ thể “một khối lượng hàng hóa” là bằng bao
nhiêu, nên các bên có thể thỏa thuận cụ thể về vấn đề này, đó có thể là một khối
lượng, số lượng hàng hóa nhất định như 50 chiếc tivi, hay 03 tấn hàng, 100 bộ quần

áo4... Đồng thời bên giao đại lý có quyền ấn định giá giao đại lý cịn bên đại lý có
quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó thù lao
mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá giao đại lý và giá bán trên
thực tế. Điều này lý giải tại sao trên thực tế, cùng một loại hàng hóa có cùng xuất
xứ chính hãng nhưng người mua lại mua hàng hóa với nhiều loại giá khác nhau ở
các đại lý khác nhau. Hình thức đại lý bao tiêu thích hợp đối với những hợp đồng
ngắn hạn, những hợp đồng theo mùa vụ như mua nông sản ở thời điểm thu hoạch.
(ii) Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định
bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý thực hiện việc mua hoặc bán một hoặc một
số mặt hàng hoặc chỉ cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định 5. Hình thức
3

Khoản 1 Điều 169 LTM 2005.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.274.
5
Khoản 2 Điều 169 LTM 2005.
4

10


đại lý độc quyền đã xác định rõ sự hạn chế về thị trường địa lý cũng như hàng hóa
đại lý hoặc dịch vụ làm đại lý của bên đại lý. Theo đó thì trong khu vực địa lý nhất
định, bên giao đại lý thỏa thuận sẽ chỉ giao cho bên đại lý mua hoặc bán một hoặc
một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số dịch vụ nhất định và không giao
cho bên đại lý nào khác. LTM 2005 không quy định cụ thể về phạm trù “một khu
vực địa lý nhất định”, do vậy các bên trong quan hệ hợp đồng đại lý có thể tự mình
xác định khu vực địa lý để làm đại lý độc quyền. Hình thức này tạo cho bên đại lý
khơng gian hoạt động kinh doanh mà không bị các đại lý khác của cùng bên giao

đại lý cạnh tranh về những hàng hóa, dịch vụ đó. Do đó trong thực tiễn các bên đại
lý thường thích làm đại lý độc quyền hơn những hình thức đại lý khác.
(iii) Tổng đại lý: theo quy định của LTM 2005 thì tổng đại lý mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống các
đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên
giao đại lý6. Trong quan hệ với bên giao đại lý, tổng đại lý là đối tác trực tiếp và đại
diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý
và với danh nghĩa của Tổng đại lý. Hình thức này giúp cho bên giao đại lý giảm số
đầu mối phải quản lý xuống song vẫn có thể mở rộng được mạng lưới mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của mình với số lượng lớn và trên quy mơ rộng. Loại hình
đại lý này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng7.
(iv) Các hình thức đại lý khác: ngồi ba hình thức đại lý nêu trên, LTM 2005
còn quy định “các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận”. Hình thức đại lý
như thế nào sẽ phụ thuộc vào quan hệ giữa hai bên với nhau. LTM 2005 không quy
định cụ thể đại lý bán hàng, đại lý mua hàng, đại lý cung ứng dịch vụ là những hình
thức đại lý tuy nhiên nếu phân tích quan hệ đại lý theo cách quy định của LTM
2005 thì có thể có:
 Đại lý bán hàng: là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao hàng hóa cho
bên đại lý bán theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.
 Đại lý mua hàng: là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao tiền cho bên đại
lý để bên đại lý đi mua hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
đại lý.
 Đại lý cung ứng dịch vụ: là bên giao đại lý ủy quyền cho bên đại lý cung ứng
dịch vụ cho khách hàng8.
6

Khoản 3 Điều 169 LTM 2005.
Nguyễn Thị Thanh Thảo (2012), Đại lý thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.15.

8
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.275.
7

11


Ngoài ra theo quy định của các văn bản pháp luật chun ngành cịn có các
hình thức đại lý khác như: Đại lý hoa hồng trong mua bán khí dầu mỏ hóa lỏng, Đại
lý tàu biển, Đại lý bảo hiểm, Đại lý lữ hành, Đại lý làm thủ tục hải quan, v.v...
1.2 Phân biệt hoạt động đại lý với một số hoạt động thƣơng mại khác
1.2.1 Đại lý thƣơng mại với hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ
Sự khác biệt giữa hoạt động đại lý thương mại với hoạt động mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thể hiện trước hết ở bản chất của hai hoạt động này. Trong
hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý là người trung gian, thực hiện hoạt động
mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý để
hưởng thù lao (Điều 166 LTM 2005). Hàng hóa đã giao cho bên đại lý hoặc tiền
mua hàng đã giao cho bên đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lý, bên
đại lý không phải là chủ sở hữu những hàng hóa, dịch vụ đó mà chỉ tạm thời chiếm
hữu để thực hiện công việc cho bên giao đại lý (Điều 170 LTM 2005). Do đó chỉ
khi nào bên đại lý nhân danh chính mình xác lập quan hệ mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ với bên thứ ba thì quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển giao từ bên giao
đại lý cho bên thứ ba. Trong khi đó trong hoạt động mua bán hàng hóa thì hàng hóa
thuộc quyền sở hữu của bên bán, những hàng hóa này sẽ được chuyển giao trực tiếp
cho bên mua kể từ thời điểm theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của
pháp luật9.
Thứ hai, trong hoạt động đại lý thương mại có sự hiện diện của bên trung
gian – bên đại lý với tư cách là cầu nối trong quá trình lưu chuyển hàng hóa hoặc

dịch vụ giữa bên giao đại lý với bên thứ ba (khách hàng), nhân danh chính mình
mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý, cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho
khách hàng (Điều 166 LTM 2005); còn trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ các bên (bên bán và bên mua, bên cung ứng dịch vụ và bên nhận cung
ứng dịch vụ) giao dịch trực tiếp với nhau và khơng có sự hiện diện của bên trung
gian. Cụ thể trong hoạt động mua bán hàng hóa chỉ có sự hiện diện của bên bán và
bên mua, trong hoạt động cung ứng dịch vụ chỉ có sự hiện diện của bên cung ứng
dịch vụ và bên nhận cung ứng dịch vụ, hồn tồn khơng có sự xuất hiện của một
bên trung gian nào khác.
Thứ ba, đại lý thương mại là một phương thức giao dịch gián tiếp được
thực hiện thông qua trung gian thương mại (bên đại lý), trong khi đó hoạt động mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là phương thức giao dịch trực tiếp giữa bên bán và
bên mua, giữa người cung ứng và người nhận cung ứng dịch vụ.
9

Điều 62 LTM 2005 quy định: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận
khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”.

12


Thứ tư, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của bên đại lý không phải là lợi
nhuận trực tiếp từ bên thứ ba khi bên đại lý và bên thứ ba xác lập quan hệ hợp đồng
với nhau, mà lợi nhuận bên đại lý thu được là khoản thù lao do bên giao đại lý chi
trả theo sự thỏa thuận của hai bên cho việc thực hiện công việc được giao của bên
đại lý (Điều 166 LTM 2005). Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ thì lợi nhuận trực tiếp phát sinh giữa người mua và người bán hoặc giữa người
cung ứng dịch vụ với người nhận cung ứng dịch vụ.
1.2.2 Đại lý thƣơng mại với hoạt động phân phối hàng hóa
Hiện nay, khái niệm phân phối không được quy định trong LTM 2005 mặc dù

đây là một hoạt động thương mại phổ biến trong quá trình tiêu thụ hàng hóa của các
thương nhân. Khái niệm phân phối trong thương mại quốc tế được hiểu là việc nhà
phân phối mua hàng hóa từ nhà sản xuất trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký
kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất và nhà phân phối nhân danh chính mình bán
lại hàng hóa trong phạm vi một thị trường nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng
đó. Hợp đồng phân phối trong trường hợp này được hiểu là sự thỏa thuận giữa
người bán (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) và người mua (nhà phân phối), trong đó
người bán giao cho người mua quyền kinh doanh một loại hàng nhất định trên một
phạm vi lãnh thổ xác định10. Như vậy về cơ bản, hoạt động phân phối mang bản
chất pháp lý của một hoạt động mua bán hàng hóa, tuy nhiên hợp đồng phân phối
khơng phải là hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể nào đó mà hợp đồng phân phối là
hợp đồng dài hạn, quy định những điều kiện chung, trên cơ sở đó các hợp đồng mua
bán hàng hóa cụ thể được thiết lập trong phạm vi của hợp đồng phân phối. Do đó
các quy định của LTM 2005 về hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được áp dụng
khi điều chỉnh hoạt động này. Giữa hoạt động đại lý thương mại với hợp đồng phân
phối hàng hóa có một số diểm khác nhau cơ bản như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ việc mua đi bán lại hàng hóa của nhà phân phối trong
hoạt động phân phối hàng hóa, đó là hành vi “mua đứt bán đoạn”, nên khoản chênh
lệch giữa giá mà nhà phân phối mua của nhà sản xuất và giá mà nhà phân phối bán
cho bên thứ ba, được gọi là lợi nhuận. Nhà phân phối có quyền sở hữu đối với hàng
hóa mà họ mua từ nhà sản xuất để bán lại cho bên thứ ba. Trong khi đó bên đại lý
khơng phải là người mua hàng của bên giao đại lý, mà chỉ thực hiện hành vi bán
hàng hóa trên cơ sở ủy quyền định đoạt của bên giao đại lý, mục đích của bên giao
đại lý không phải là lợi nhuận mà là thù lao đại lý được hưởng trên cơ sở hợp đồng
đại lý (Điều 166 LTM 2005).

10

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), “Bản chất của hợp đồng phân phối và hợp đồng đại lý”, Tạp chí khoa
học pháp lý số 1 (44).


13


Thứ hai, vì khơng phải là chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ nên bên đại lý khơng
chịu rủi ro đối với mọi sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa, dịch vụ cũng như trách
nhiệm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, mà trách nhiệm này thuộc về bên giao
đại lý (khoản 2 Điều 173 LTM 2005), trừ trường hợp chất lượng hàng hóa của đại
lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ do có lỗi của
bên đại lý đó gây ra (khoản 5 Điều 175 LTM 2005). Mặt khác về nguyên tắc bên
giao đại lý chỉ được thanh toán tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi bên đại
lý hoàn thành việc bán một khối lượng hàng hóa, cung ứng một lượng dịch vụ nhất
định hoặc bên giao đại lý chỉ được nhận hàng khi bên đại lý thực hiện việc mua một
khối lượng hàng hóa nhất định. Có thể nói trong hoạt động đại lý thương mại,
nghĩa vụ thanh tốn tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc nghĩa vụ giao hàng
của bên đại lý không tất yếu phát sinh khi bên giao đại lý thực hiện nghĩa vụ giao
hàng/giao tiền mà chỉ phát sinh với tính chất là kết quả của hành vi bán/mua hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của bên đại lý với bên thứ ba. Còn trong hợp đồng phân phối,
nghĩa vụ thanh toán của nhà phân phối là nghĩa vụ cơ bản của bên mua hàng, tương
ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán và phát sinh khi bên bán hồn thành nghĩa
vụ giao hàng, nếu pháp luật khơng có quy định khác và các bên khơng có thỏa thuận
khác (Điều 34, Điều 50, Điều 62 LTM 2005), mặt khác nhà phân phối là chủ sở hữu
đối với hàng hóa nên phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó.
Thứ ba, trong hoạt động đại lý thương mại, việc ký kết hợp đồng đại lý đã xác
lập mối quan hệ phụ thuộc giữa bên đại lý với bên giao đại lý. Theo đó bên đại lý
mặc dù có quyền định đoạt hàng hóa nhưng phải định đoạt phù hợp với những quy
định của bên giao đại lý chẳng hạn như nghĩa vụ bán hàng hóa theo giá hàng hóa do
bên giao đại lý ấn định (khoản 1 điều 175), nghĩa vụ cơ bản nhất của bên đại lý là
bán hàng cho bên giao đại lý với những nỗ lực cao nhất nhưng về nguyên tắc không
phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trên thực tế (best efforts provision) 11.

Hay nói cách khác, bên đại lý thực hiện dịch vụ trung gian thương mại vì lợi ích của
bên giao đại lý, vì vậy bên đại lý có nghĩa vụ chịu sự kiểm tra, giám sát của bên
giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý (khoản 6 điều
175). Trong hợp đồng đại lý, các quyền và nghĩa vụ của bên đại lý thể hiện sự phụ
thuộc của bên đại lý vào bên giao đại lý. Trong khi đó trong hoạt động phân phối,
nhà phân phối hoạt động độc lập với nhà sản xuất và là chủ sở hữu của hàng hóa, vì
vậy có tồn quyền bán hàng hóa trên cơ sở tự do định đoạt các yếu tố của hợp đồng
mua bán đồng thời không phải báo cáo cho nhà sản xuất về khoản lợi nhuận mà họ
có được trong q trình bán hàng trong phạm vi lãnh thổ đã được thỏa thuận.
11

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), “Bản chất của hợp đồng phân phối và hợp đồng đại lý”, Tạp chí khoa
học pháp lý số 1 (44).

14


1.2.3 Đại lý thƣơng mại với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Điều 155 LTM 2005 thì “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với
danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được
nhận thù lao ủy thác”. Như vậy nếu xét về khái niệm thì hoạt động đại lý thương
mại và hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có những sự khác nhau nhất định. Thứ
nhất, trong quan hệ đại lý thương mại, các bên tham gia quan hệ bắt buộc phải là
thương nhân, trong một số lĩnh vực đặc thù thì các bên cịn phải đáp ứng được một
số điều kiện nhất định của pháp luật (Điều 167 LTM 2005), trong khi đó bên ủy
thác trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa khơng bắt buộc phải là thương nhân,
họ có thể là thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân cũng đều được chấp
nhận12. Điều này xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, có những trường hợp chủ thể ủy
thác là người có hàng hóa nhưng khơng muốn hoặc không thể trực tiếp đàm phán,

ký kết hợp đồng bán hàng cho tổ chức, các nhân khác; hoặc chủ thể ủy thác có tiền
nhưng do điều kiện nhất định hoặc không muốn trực tiếp đứng tên mua hàng hóa,
do đó trong một số trường hợp chủ thể ủy thác không thực hiện hoạt động thương
mại nhằm mục tiêu lợi nhuận nên pháp luật quy định chủ thể ủy thác có thể khơng
phải là thương nhân. Thứ hai, phạm vi hoạt động đại lý thương mại rộng hơn so với
hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Theo đó thì đại lý thương mại có thể thực hiện
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong khi đó hoạt động ủy
thác mua bán hàng hóa chỉ có thể thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và
được thể hiện rõ trong khái niệm đại lý thương mại (Điều 166 LTM 2005), khái
niệm ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 155 LTM 2005). Thứ ba, quan hệ đại lý
thương mại mang tính gắn bó, ổn định lâu dài trong khi đó quan hệ ủy thác mua bán
hàng hóa thường mang tính vụ việc, đơn lẻ theo từng thương vụ mua bán của các
bên. Vì vậy trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý có sự gắn bó phụ thuộc vào
bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ
đối với hoạt động của bên đại lý hơn so với quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận
ủy thác. Thứ tư, bên đại lý được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ ba để giao
kết và thực hiện hợp đồng so với bên nhận ủy thác.
Tuy nhiên xét về bản chất trong cả hai hoạt động này các thương nhân
trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho
người khác để hưởng thù lao (Điều 155, Điều 166 LTM 2005), nên trong trường
hợp bên ủy thác và bên nhận ủy thác đều là thương nhân và bên ủy thác ủy thác cho
12

Điều 157 LTM 2005 quy định: “Bên ủy thác mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc không phải là thương
nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao ủy
thác”.

15



bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa thì việc phân biệt giữa hoạt động
đại lý thương mại và hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa khơng cịn dễ dàng nữa.
1.2.4 Đại lý thƣơng mại với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
Theo quy định tại Điều 284 LTM 2005 thì “Nhượng quyền thương mại là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền
tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau
đây: 1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát
và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành cơng việc kinh doanh.” Như
vậy có thể thấy nhượng quyền thương mại thực chất là một phương pháp kinh
doanh và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ bằng một hệ thống các cửa hàng bán
lẻ giống nhau nhưng thuộc quyền sở hữu và được quản lý bởi các chủ thể khác
nhau. Hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên sự hợp tác kinh doanh chặt chẽ
và liên tục giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
So với hoạt động đại lý, nhượng quyền có một số điểm tương đồng. Đại lý
thương mại và nhượng quyền thương mại đều là hoạt động thương mại và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật thương mại. Chủ thể tham gia hai hoạt động này đều là
thương nhân và các bên xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài, ổn định dựa
trên sự hợp tác lẫn nhau. Trong suốt quá trình hoạt động, bên giao đại lý/ bên
nhượng quyền phải thường xuyên hỗ trợ về kỹ thuật, cung cấp thông tin,... cho bên
đại lý/ bên nhận quyền và tạo điều kiện cho hoạt động của bên kia. Mặt khác, bên
giao đại lý/ bên nhượng quyền có quyền kiểm tra, giám sát bên đại lý/ bên nhận
quyền, đưa ra các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ
đối với bên bên đại lý/ bên nhận quyền đồng thời bên đại lý/ bên nhận quyền phải
tuân thủ theo những cam kết mà hai bên đã thỏa thuận.
Tuy nhiên hai hoạt động này cũng có nhiều điểm khác biệt do đó đã tạo nên
hai hình thức kinh doanh khác nhau:
Thứ nhất, về quyền sở hữu, trong quan hệ đại lý, bên giao đại lý là chủ sở hữu

đối với hàng hóa, dịch vụ giao cho bên đại lý (Điều 170 LTM 2005) và về nguyên
tắc bên giao đại lý sẽ chịu trách nhiệm đối với những rủi ro xảy ra với hàng hóa,
dịch vụ của mình. Bên đại lý chỉ là người được ủy quyền định đoạt hàng hóa, dịch
vụ và được hưởng thù lao từ hoạt động bán hàng, mua hàng hoặc cung ứng dịch vụ
của mình cho bên thứ ba. Quyền sở hữu chỉ được chuyển giao từ bên giao đại lý cho
bên thứ ba khi bên đại lý xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với
16


bên thứ ba. Trong khi đó đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng
quyền và bên nhận quyền độc lập với nhau về năng lực chủ thể, về tài sản. Theo đó
bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng đặc quyền thương mại như
nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,... để tiến hành các hoạt động kinh
doanh. Sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại đã được ký kết, bên nhận
quyền hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những hoạt động kinh doanh của mình.
Bên nhận quyền sẽ tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
trực tiếp xác lập mối quan hệ đối với bên thứ ba và chịu trách nhiệm đối với các vấn
đề phát sinh (Điều 284 LTM 2005).
Thứ hai, về mức độ mật thiết của các bên trong mối quan hệ: trong một chừng
mực nhất định, bên đại lý có sự phụ thuộc vào bên giao đại lý. Bên đại lý có nghĩa
vụ chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý đối với hoạt động kinh doanh của
mình và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của mình cho bên giao đại lý
(khoản 6 Điều 175 LTM 2005). Mặt khác, bên giao đại lý cịn có quyền ấn định về
giá mua, giá bán đối với hàng hóa, dịch vụ giao cho bên đại lý (khoản 1 Điều 172
LTM 2005). Tuy nhiên sự phụ thuộc của bên đại lý vào bên giao đại lý chỉ là rất
nhỏ so với sự phụ thuộc của bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương
mại. Bên nhượng quyền đã cho bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu, tên thương
mại,... để thực hiện việc kinh doanh. Chính yếu tố được sử dụng các đặc quyền
thương mại mang tên của bên nhượng quyền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ
thống nhượng quyền nếu việc kinh doanh của bên nhận quyền thất bại. Do đó bên

nhượng quyền sẽ có cơ chế kiểm tra, giám sát gắt gao hơn so với đại lý thương
mại13. Bên nhượng quyền không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thơng tin và chỉ dẫn
mà phải có nghĩa vụ đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ, tư vấn về mọi mặt và ở mức độ hết
sức chi tiết cách thức vận hành cơ sở nhượng quyền mới sao cho hàng hóa do bên
nhận quyền sản xuất ra giống với hàng hóa của bên nhượng quyền cả về kiểu dáng
bên ngoài lẫn chất lượng bên trong, ngược lại bên nhận quyền phải tuân thủ chính
xác hướng dẫn của bên nhượng quyền để đảm bảo tính đồng bộ của tồn hệ thống.
Mối quan hệ của cá bên càng chặt chẽ càng đảm bảo được sự thành cơng của tồn
bộ hệ thống nhượng quyền.
Thứ ba, về vấn đề phí, bên đại lý sẽ nhận được thù lao từ hoạt động đại lý của
mình dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá giữa giá bán và giá giao đại lý
(Điều 171 LTM 2005). Trong khi đó đối với hoạt động nhượng quyền thương mại,
bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí nhượng quyền khi tiến hành việc nhượng

13

Hoàng Nữ Huyền Trang (2009), Chế độ pháp lý về nhượng quyền thương mại theo Luật Thương mại 2005,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.13.

17


quyền (khoản 1 Điều 289 LTM 2005), ngồi ra cịn có các khoản phí khác theo hợp
đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa các bên.
Thứ tư, đối tượng của hợp đồng đại lý thương mại và hợp đồng nhượng quyền
thương mại cũng có sự khác biệt. Trong hợp đồng đại lý, hàng hóa, dịch vụ là đối
tượng của hợp đồng này, bên đại lý chỉ thuần túy thực hiện việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho bên thứ ba (Điều 166 LTM 2005). Trong
khi đó đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, đối tượng của hợp đồng là
những quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bên nhượng quyền, cụ

thể bên nhượng quyền sẽ chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp cho bên nhận quyền để bên này trực tiếp hoạt động kinh doanh dưới cùng
một nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền14.
1.2.5 Đại lý thƣơng mại với hoạt động đại diện cho thƣơng nhân
Theo quy định tại Điều 141 LTM 2005 thì đại diện cho thương nhân được
định nghĩa là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) cho thương
nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với
danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại
diện. Như vậy có thể thấy giữa hoạt động đại lý thương mại và hoạt động đại diện
cho thương nhân có một số điểm khác biệt như sau: Thứ nhất, trong quan hệ đại lý
thương mại, bên đại lý nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động thương
mại, xác lập các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba vì
lợi ích của bên giao đại lý (Điều 166 LTM 2005), trong khi đó trong quan hệ đại
diện cho thương nhân, bên đại diện khơng nhân danh chính mình mà nhân danh bên
giao đại diện, sử dụng danh nghĩa của bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động
thương mại vì lợi ích của bên giao đại diện. Thứ hai, về phạm vi hoạt động, trong
quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý có quyền mua bán những hàng hóa, cung ứng
những dịch vụ mà bên giao đại lý đã giao theo thỏa thuận của hai bên, trong khi đó
trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên đại diện chỉ được thực hiện công việc
trong phạm vi được bên giao đại diện ủy quyền. Thứ ba, về trách nhiệm phát sinh từ
các giao dịch với bên thứ ba. Trong quan hệ đại lý thương mại, vì bên đại lý nhân
danh chính mình xác lập các quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên
thứ ba nên bên đại lý phải chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ
với bên thứ ba, trừ trường hợp liên quan đến chất lượng hàng hóa theo quy định tại
khoản 2 Điều 173 LTM 2005. Còn đối với quan hệ đại diện cho thương nhân, bên
đại diện thực hiện các giao dịch với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện, theo sự
14

Khoản 1 Điều 284 LTM 2005.


18


hướng dẫn của bên giao đại diện và trong phạm vi được ủy quyền, thì trách nhiệm
phát sinh từ giao dịch với bên thứ ba đó sẽ thuộc về bên giao đại diện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các hoạt
động thương mại hàng hóa, dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, trong đó
hoạt động đại lý thương mại đã trở thành một trong những hình thức trung gian
thương mại phổ biến. Theo số liệu ước tính khơng chính thức của Bộ Cơng Thương,
tính đến đầu năm 2011, thì 11 doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép xuất nhập khẩu
xăng dầu đã có xấp xỉ 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý (mỗi tổng đại lý có
nhiều chi nhánh trực thuộc khác). Việt Nam có khoảng 200 đại lý bán bn rượu
trên hai hoặc nhiều hơn tỉnh/thành phố; có khoản 250 đại lý bán bn rượu trên một
tỉnh/thành phố. Ước tính có gần 120 đại lý bán buôn thuốc lá ở hai hoặc nhiều hơn
tỉnh/thành phố, chưa ước tính được số lượng đại lý bán buôn thuốc lá tại một
tỉnh/thành phố và đại lý bán lẻ trên cả nước. Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam có
gần 40.000 đại lý Internet cơng cộng và 450 đại lý đổi ngoại tệ15.
Xuất phát từ đặc thù của đại lý thương mại là một hoạt động trung gian thương
mại, theo đó trên cơ sở hợp đồng đại lý thương mại, bên đại lý thay mặt bên giao
đại lý tham gia vào việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba
với tư cách của chính mình. Vì vậy điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đại lý
thương mại là cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan nhằm bảo vệ quyền lợi
của các bên khi tham gia quan hệ đại lý thương mại, bảo đảm các hoạt động này
thực hiện trong một trật tự ổn định dưới sự quản lý vĩ mô của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh đại lý thương mại ở nước ta hiện nay còn lỏng lẻo,
thiếu sự thống nhất trong quy định của các luật chuyên ngành, chưa bảo vệ tốt
quyền lợi của các bên và người tiêu dùng. Điều này đặt ra u cầu cần phải nhanh
chóng hồn thiện và bổ sung thêm các quy định pháp luật về đại lý thương mại để

vận dụng hiệu quả và phù hợp hơn trong xu thế vận động của nền kinh tế thị trường,
góp phần đẩy nhanh q trình trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

15

Mutrap (9/2011), Báo cáo hỗ trợ Bộ Công thương xây dựng nghị định về Đại lý thương mại trong lĩnh vực
phân phối, tr.12-14.

19


×