Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN:
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI SỐ 1:
Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của
cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, hãy vận dụng
để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn.
LỚP:

N13 – TL1

NHÓM:

06

Hà Nội, 2022
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................3
PHẦN 1: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP
PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG”...................................................4
I. Khái niệm cái riêng, cái đơn nhất, cái chung.........................................4
II. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng........................................4
1. Quan niệm của phái duy thực và duy danh.............................................4
2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin......................................................6
III. Ý nghĩa phương pháp luận..........................................................................7


PHẦN 2: VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA CẶP PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG” ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH..............10
I. Mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình là mối quan hệ biện chứng...........10
1. Khái niệm gia đình và cá nhân..............................................................10
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và gia đình................................11
II. Biện pháp phát triển mối quan hệ giữa gia đình và cá nhân.....................12
TỔNG KẾT.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................15

2


PHẦN MỞ ĐẦU:
Triết học - một khái niệm hiện hữu trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời
sống, tưởng như là vô cùng quen thuộc với chúng ta nhưng cũng không kém
phần mơ hồ, trừu tượng. Khi lật ngược lại những trang sử của nhân loại, có thể
thấy, triết học chính là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong các loại
hình lý luận của con người. Tồn tại dưới tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
triết học đã đem đến cho chúng ta một bức tranh toàn diện và tổng quát nhất về
thế giới khách quan cũng như về vị trí của con người trong thế giới đó.
Xun suốt q trình hình thành và phát triển của bộ mơn triết học, đã có
rất nhiều các học thuyết được đưa ra. Tuy nhiên, ở đây nhóm chúng em sẽ chỉ
tập trung giải quyết vấn đề theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Triết học Mác Lênin vốn được biết đến là triết học duy vật biện chứng triệt để.
Theo đó, phép biện chứng duy vật, cùng với hệ thống những nguyên lý, quy luật
và phạm trù của nó, đã phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác nhất. Cụ
thể hơn là các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện
chứng duy vật khái quát thành sáu cặp phạm trù cơ bản.
Từ đây, chúng em đã lựa chọn đi sâu và nghiên cứu cặp phạm trù thứ

nhất, với chủ đề là: “Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
“cái riêng - cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề
thực tiễn”. Hi vọng rằng bài nghiên cứu của nhóm 6 chúng em sẽ khơng chỉ
cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về thế giới khách
quan nói chung mà còn giúp mọi người biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế
để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống hàng ngày.

3


PHẦN 1: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP
PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG”:
I. Khái niệm cái riêng, cái đơn nhất, cái chung:
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một
quá trình nhất định tồn tại một cách tương đối độc lập so với sự vật, hiện tượng,
quá trình khác.
- Nằm trong phạm trù cái riêng, ta có khái niệm của cái đơn nhất là phạm
trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc tính, tính chất chỉ vốn có ở một sự vật,
hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào
khác. Khái quát lại, cái đơn nhất được dùng để chỉ những đặc tính, đặc điểm chỉ
có ở một cái riêng nhất định.
- Ngoài hai phạm trù trên, ta có phạm trù cơ bản thứ ba thuộc về phép
biện chứng duy vật. Đó chính là cái chung. “Cái chung” là phạm trù triết học
được dùng để chỉ những đặc điểm, tính chất, những mặt khơng chỉ có riêng ở
một sự vật, hiện tượng hay quá trình nào mà còn lặp đi lặp lại ở nhiều hiện
tượng, sự vật hay q trình khác. Nói ngắn gọn, cái chung có thể hiểu là được
dùng để chỉ những thuộc tính lặp lại ở nhiều cái riêng.
Để có thể hiểu rõ hơn về cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, ta có ví dụ
sau: nếu ta nói các trường Đại học Luật Hà Nội là cái riêng thì ngành ngơn ngữ
Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý là cái đơn nhất và các trường đại học có

đào tạo ngành Luật trên cả nước là cái chung. Một ví dụ khác là trong giới tự
nhiên, mỗi một giống loài là cái riêng, từng cá thể trong giống lồi đó sẽ là cái
đơn nhất và chúng đều tuân theo quy luật sống của tự nhiên: sinh, lão, bệnh, tử
hoặc bị chọn lọc tự nhiên - đó chính là cái chung.
II. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
1. Quan niệm của phái duy thực và duy danh:
Bàn về mối quan hệ giữa cái chung - cái riêng, xem xét lại trong dịng lịch
sử triết học, ta có thể thấy sự bất đồng quan điểm của hai trường phái: duy thực
(đại biểu là các nhà triết học Plato, Giangxicốt Ơrigiennơ,...) và duy danh (tiêu
biểu là Pie Abơla, George Berkeley,...) trong việc giải thích mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng. Quan điểm của hai trường phái trên được gọi là quan điểm
phi Mác-xít, tức là những quan điểm khơng thuộc hay thậm chí là mâu thuẫn,
chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin.
4


Theo quan điểm của các nhà duy thực, cái chung tồn tại độc lập, riêng biệt
chứ không phụ thuộc vào cái riêng. Lý giải cho quan điểm này, các nhà duy thực
đưa ra hai cách lý luận: trong luận giải thứ nhất (khá phổ biến) thì cái chung
mang tính tư tưởng, tinh thần tồn tại dưới dạng các khái niệm chung; còn theo
cách luận giải thứ hai, cái chung lại mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một
khối khơng đổi, bao quát mọi thứ tự trùng với mình hoặc dưới dạng các đối
tượng… Cịn cái riêng, có hai xu hướng: hồn tồn khơng có (theo Plato, ơng
coi các sự vật cảm tính là khơng thực và chỉ là cái bóng của ý niệm), hoặc là tồn
tại phụ thuộc vào cái chung; là thứ yếu, tạm thời, do cái chung sinh ra. Nhìn
chung, theo quan niệm của các nhà duy thực, “cái riêng” chỉ là những tồn tại
tạm thời, thoáng qua, không thể tồn tại trường tồn, vĩnh viễn. Đối lập với nó,
“cái chung” tồn tại vĩnh viễn, độc lập với ý thức con người. Mối quan hệ giữa
cái chung - cái riêng là sự phụ thuộc một phía, chỉ có cái riêng phụ thuộc vào cái
chung, cịn cái chung khơng những khơng phụ thuộc vào cái riêng mà cịn sinh

ra cái riêng.
Gần như đối lập với quan điểm của những nhà duy thực, các nhà duy danh
lại quan niệm rằng: cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan mà
chỉ có những sự vật, hiện tượng đơn lẻ, tức là cái riêng, mới tồn tại thực, nhưng
chỉ tồn tại trong tư duy con người dưới dạng tên gọi của các đối tượng đơn lẻ.
Khác với những nhà triết học theo trường phái duy thực đưa ra hai luận giải về
hình thức tồn tại của cái chung và cái riêng, các nhà duy danh lại đưa ra những
cách giải quyết khác nhau về vấn đề hình thức tồn tại của cái riêng, mặc dù cùng
cho rằng cái riêng là duy nhất có thực. Họ quan niệm về cái riêng như sau: “Cái
riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm tính” (Ockham), hay “cảm giác là hình
thức tồn tại của cái riêng” (George Berkeley). Chung quy lại, quan điểm của các
nhà duy danh cho rằng cái riêng là tồn tại thực duy nhất. Quan điểm này đồng
thời phủ nhận nội dung khách quan, ý nghĩa của khái niệm trong cuộc sống con
người. Vì vậy, khơng nhất thiết phải tìm hiểu nó.
Theo triết học Mác - Lênin, khiếm khuyết trong quan điểm về mối quan
hệ giữa cái chung - cái riêng của hai trường phái trên là đã tách riêng cái riêng
và cái chung, tuyệt đối hóa cái chung (phái duy thực)/cái riêng (phái duy danh)
mà xem nhẹ bên cịn lại. Từ đó dẫn đến việc khó nhìn nhận một cách chính xác
sự tồn tại khách quan và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng.
2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin:
5


Phép duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin cho rằng “cái chung”,
“cái riêng” và “cái đơn nhất” đều là những tồn tại khách quan, giữa chúng tồn
tại những mối liên hệ hữu cơ với nhau. Cụ thể, trích trong “Bút ký Triết học” thì
Lenin có viết: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái
riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng [nào cũng]
là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay
một bản chất] của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách

đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ
vào cái chung.” Qua đó, ta có thể lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
trong triết học Mác-Lênin như sau:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng; có nghĩa
là cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình, khơng có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Cái
chung tồn tại thực sự, nhưng khơng tồn tại ngồi cái riêng mà phải thông qua cái
riêng. Tương tự như trên, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung:
khơng có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập mà khơng có liên hệ với cái
chung; bất kỳ sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.
Thứ hai, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; ngược lại, cái
chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái
chung vì ngồi những đặc điểm chung, cái riêng cịn có cái đơn nhất; nhưng cái
chung lại sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những
mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái
chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát
triển của cái riêng.
Thứ ba, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá
trình phát triển của sự vật, cụ thể như: cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét,
những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà
không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Trong hiện thực, cái
mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay; lúc đầu nó xuất hiện dưới dạng cái
đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới dần hoàn thiện và thay thế cái cũ, trở
thành cái chung, cái phổ biến. Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ
biến, nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở
thành cái đơn nhất.
III. Ý nghĩa phương pháp luận:
6



Từ việc phát hiện và phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng”
và “cái chung”, triết học Mác - Lênin đã rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối
với tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người như sau:
1. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”:
Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong và thơng qua “cái riêng” nên chúng ta chỉ
có thể tìm hiểu, nhận thức và nghiên cứu về “cái chung” trong “cái riêng”, xuất
phát từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ
quan của con người.
2. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào
từng trường hợp “cái riêng”:
- Nếu bất cứ “cái chung” nào cũng chỉ tồn tại như một bộ phận, một thuộc
tính trong “cái riêng”, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với “cái đơn nhất” và mối
liên hệ đó đem lại cho “cái chung” một hình thức riêng biệt, thì các phương
pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều khơng thể
như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (“cái riêng”) có liên hệ với “cái chung”
đó.
=> Điều này có nghĩa là ln có sự khác biệt nhỏ giữa “cái chung” nằm
trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” khác. Vì bản thân
“cái chung” trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và khơng giống
nhau hồn tồn. Đó chỉ là biểu hiện của “cái chung” đã được cá biệt hóa.
- Các phương pháp xuất phát từ “cái chung”, trong mỗi trường hợp cụ thể,
cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng
trường hợp. Nếu khơng chú ý đến sự cá biệt hóa mà tuyệt đối hóa “cái chung”
thì sẽ dẫn đến sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh. Ngược lại, nếu
xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của
việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà khơng tiếp thu cái hay từ bên ngồi. Đó là sai lầm
của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
3. Khơng được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải
quyết những vấn đề riêng:
- “Cái chung” vốn là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối “cái riêng”,

cịn “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, khơng tồn tại bên ngồi mối
liên hệ dẫn tới “cái chung”. Vì vậy, nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một
cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.
7


- Trong hoạt động thực tiễn, nếu không hiểu biết những nguyên lý chung
(không hiểu biết lý luận) mà chỉ biết bắt tay vào giải quyết vấn đề riêng trước thì
sẽ dễ rơi vào tình trạng hoạt động một cách mị mẫm, mù qng, khơng có định
hướng mạch lạc.
4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái
chung” và ngược lại.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, ở những điều kiện nhất định, “cái
đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại. Do đó, trong hoạt động
thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở
thành “cái chung” nếu điều này có lợi. Mặt khác, phải tìm cách làm cho “cái
chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” khơng cịn phù hợp
và gây bất lợi.
- Tuy nhiên, vẫn còn một khó khăn trong tư duy mà nhiều người biết
nhưng thường lảng tránh tìm hiểu, giải đáp thấu đáo, đó là: “cái riêng” và “cái
chung” không nằm trên cùng một mặt bằng cơ sở, không cùng một đơn vị đo.
“Cái riêng” là đối tượng, còn “cái chung” và “cái đơn nhất” chỉ là các thuộc tính
của nhiều (hoặc một) “cái riêng” đó. Cho nên, phép biện chứng đích thực phải
đẩy chúng lên thành cặp phạm trù “cái đặc thù” và “cái phổ biến”.
+ “Cái chung” trong tương quan với “cái đơn nhất” chỉ được hiểu là “cái
chung” hình thức, “cái phổ biến” trừu tượng, có rất ít ý nghĩa đối với nhận thức.
Trong khi đó, tư duy nhận thức yêu cầu phải đạt đến trình độ hiểu “cái chung”
biện chứng, tức là “cái phổ biến” cụ thể.
+ Người ta thường chỉ so sánh một đối tượng với một số xác định các đối
tượng. Việc so sánh thuộc tính của một đối tượng với thuộc tính của tất cả đối

tượng sẽ giúp chúng ta hình dung về “cái đơn nhất”, nhưng nếu so sánh thuộc
tính của một số đối tượng với thuộc tính của tất cả, sẽ cho hình dung về “cái đặc
thù”. Như vậy, cái đặc thù chỉ ra sự khác biệt cùng có ở một số “cái riêng” với
“cái chung” vốn có ở tất cả “cái riêng”.
+ Nếu dựa vào những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối
tượng hoặc ở tất cả các giai đoạn, trạng thái vận động khác nhau của cùng một
đối tượng, thì khơng thể phân biệt chúng với nhau. Những thứ đó là “cái chung”
làm cơ sở cho sự tồn tại bền vững của mọi đối tượng, hoặc gắn kết các giai
đoạn, trạng thái vận động khác nhau của đối tượng về một cội nguồn. Kiểu “cái
chung” này được gọi là “cái phổ biến” biểu thị sự giống nhau, sự đồng nhất sâu
8


trong cơ sở, bản chất và các tính quy luật của lớp đối tượng hoặc của một đối
tượng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì thế “cái phổ biến” có thể coi là
phạm trù cùng cấp độ với “bản chất”, “quy luật” và có thể dùng thay thế lẫn
nhau. Ở từng giai đoạn phát triển của đối tượng, “cái phổ biến” đều biểu hiện
như “cái đặc thù”.
+ Có thể khẳng định rằng mọi “cái phổ biến” đều là “cái chung” nhưng
“cái chung” thì chưa chắc đã là “cái phổ biến”. Xét theo nghĩa hình thức, chúng
đều bao gồm những cái như nhau ở mọi đối tượng, trong mọi giai đoạn vận
động. Nhưng không phải tất cả “cái chung” đều là “cái phổ biến”, bởi “cái
chung” mới chỉ chỉ ra các thuộc tính bề ngồi, hình thức chứ chưa phải là những
yếu tố cấu thành bản chất, nội dung và quy luật của các đối tượng.
+ Nếu nhìn vào biện chứng của “cái phổ biến” và “cái đặc thù” trong sự
vận động thấp đến cao của vật chất thì sẽ thấy rằng, mỗi bậc vận động cao của
vật chất bao hàm trong mình bậc thấp hơn và do vậy có nhiều “cái chung” với
nó. Nhưng tính chung đó bị khúc xạ thông qua đặc thù của các bậc vận động cao
và chỉ có thể được hiểu như là mắt khâu gắn kết cái thấp với cái cao.
PHẦN 2: VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP

LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG” ĐỂ NHẬN
THỨC VÀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:
I. Mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình là mối quan hệ biện chứng:
1. Khái niệm gia đình và cá nhân:
- Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người,
một thiết chế văn hố – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên
cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục…giữa các thành viên, như quan hệ vợ - chồng, bố mẹ - con cái, ông bà cháu chắt,... Gia đình trong phạm vi bài này được hiểu theo nghĩa vốn có của nó,
khơng bao gồm những “gia đình” mà các thành viên không chung quan hệ huyết
thống. Cái chung mà gia đình cần có là sự u thương quan tâm, chan hịa. Cịn
cái riêng là tính cách, trình độ học vấn, nhận thức....của các thành viên trong gia
đình.
- Cá nhân là một hiện tượng mang tính lịch sử với tính cách là những con
người cụ thể và đồng thời là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể lao
động của các quan hệ xã hội và nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh
9


trong sự thống nhất những khả năng riêng có của con người đối với chức năng
xã hội do người đó thực hiện. Mỗi cá nhân đều có tên, ngày tháng năm sinh,
ADN, tính cách,....riêng biệt, tạo nên sự khác biệt và đơn nhất giữa hai con
người không cùng huyết thống trong xã hội. Ngược lại, với những người cùng
huyết thống, thì các đặc điểm sinh học như ADN, kiểu tóc, mắt hay lý lịch của
từng công dân trong một gia đình có thể làm căn cứ để xác định cái chung trong
mối quan hệ gia đình.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và gia đình:
a) Gia đình biểu hiện sự tồn tại qua các cá nhân và cá nhân chỉ tồn tại
trong mối liên hệ với gia đình:
Gia đình và cá nhân là hai đối tượng có quan hệ gắn bó chặt chẽ, khơng
thể tách rời, ln phụ thuộc vào nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi cá nhân

chỉ có thể sinh ra trong gia đình, tồn tại trong mối liên hệ với gia đình. Đó là mối
liên hệ về huyết thống, về tài sản, tình cảm,... Tương tự như thế, gia đình biểu
hiện sự tồn tại của mình qua sự gắn kết, yêu thương, đùm bọc,...của các thành
viên, qua sự hiện diện của các thành viên chung huyết thống dưới một mái nhà.
Ví dụ ta bắt gặp một nhà bốn người: bố, mẹ và hai đứa con yêu thương nhau,
chung sống với nhau, đó là một gia đình.
b) Gia đình gắn liền với bản chất của cá nhân:
Do gia đình chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển từ các cá nhân có
mối quan hệ huyết thống với nhau, do đó vị thế, danh tiếng, uy tín,...của một gia
đình hồn tồn phụ thuộc vào trình độ, nhân cách, năng lực,...(gọi chung là bản
chất) các cá nhân trong gia đình đó. Trong xã hội ngày nay, người ta hay đánh
giá một gia đình qua biểu hiện của các thành viên. Thành viên tốt bụng, giỏi
giang, thành đạt thì gia đình sẽ được ngưỡng mộ, tơn trọng. Cịn thành viên xấu
tính, sa đoạ vào các tệ nạn thì gia đình ấy thường ít được quan tâm, thậm chí bị
xa lánh.
c) Gia đình quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cá nhân:
Do mỗi cá nhân được sinh ra và lớn lên trong những gia đình khác nhau,
có điểm xuất phát, mơi trường, điều kiện sống và giáo dục, định hướng khác
nhau, cho nên gia đình đóng vai trị then chốt trong việc hình thành và phát triển
nhân cách, trí tuệ của cá nhân. Hiểu đơn giản, những người được sinh ra và lớn
lên trong tình yêu thương, sự giáo dục đúng đắn của gia đình thường sẽ thành
cơng, hạnh phúc hơn những người bị gia đình giáo dục phản khoa học.
10


II. Biện pháp phát triển mối quan hệ gia đình và cá nhân:
Để mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình phát triển theo hướng tích cực,
hay nói cách khác là để gia đình phát triển, thì mỗi cá nhân trong gia đình đó
đều trước hết phải phát triển bản thân, sau đó là gắng sức vun đắp, chăm lo cho
gia đình.

* Đối với những người gây dựng nên gia đình:
Những người gây dựng nên gia đình thường là ông bà, bố mẹ. Khi đã gây
dựng nên gia đình, họ đồng thời cũng gánh vác trách nhiệm chăm lo, vun vén,
phát triển gia đình. Họ phải cân bằng các mối quan hệ xã hội bên ngồi với cơng
việc trong gia đình, dành thời gian bên những người thân yêu, nhất là quan tâm,
yêu thương, giáo dục con cái. Không đơn giản chỉ là việc dành thời gian bên con
cái mà cịn là giáo dục và ni dưỡng chúng, để chúng phát triển đúng hướng.
Những điều đó khơng phải ơng bà, bố mẹ nào cũng có hiểu biết, kĩ năng,
kinh nghiệm. Đặc biệt trong thời buổi ngày nay, nhiều phương pháp giáo dục cũ
đã trở nên lạc hậu. Do đó, họ cũng cần cập nhật các kiến thức nuôi dạy con cái
hiện đại, khoa học, tham khảo nhiều người, nhiều nguồn giá trị cũng như học
cách cân bằng công việc bên ngồi với cơng việc gia đình, dành nhiều thời gian
bên các thành viên để lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn. Đại dịch Covid-19 cũng
là cơ hội hiếm hoi để các thành viên, các thế hệ trong gia đình quan tâm, thấu
hiểu và gắn bó với nhau nhiều hơn.
* Đối với thành viên khác trong gia đình:
Bản thân mỗi thành viên là cái riêng, không thể là cái chung hồn tồn,
nhưng lại đóng góp để trở thành một cái chung, đó chính là “gia đình”. Từ cái
chung đó, chúng ta trở nên gần gũi, gắn kết, có tinh thần trách nhiệm hơn đối
với gia đình. Chúng ta phải biết không ngừng nỗ lực vươn lên, cố gắng học tập,
làm việc, nâng cao trình độ, tu dưỡng nhân cách, để khơng chỉ phát triển bản
thân mà cịn làm rạng danh gia đình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên dành nhiều
tình yêu thương, quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ những người trong gia
đình nhiều hơn, vì đó là những người quan trọng nhất với ta. Tuy nhiên cũng
không thể đánh mất đi cái riêng của cá nhân mà hãy để cái riêng đó lại tương trợ
cho cái chung cả về mặt thể chất và tinh thần.

11



TỔNG KẾT:
Cặp phạm trù “cái riêng và cái chung” là một trong sáu cặp phạm trù cơ
bản, được phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin khái quát từ các
mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong đời sống. Cái chung và
cái riêng có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn
tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình, cịn
cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung.
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này để
nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, nhóm chúng em
rút ra một số kết luận sau:
+ Mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình là mối quan hệ biện chứng, phụ
thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau. Cá nhân phát triển thì gia đình phát triển; và
ngược lại. gia đình là mơi trường tốt thì cá nhân sẽ được nuôi dưỡng, giáo dục
tốt.
+ Để làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, hay nói cách khác là
làm cho các thành viên trong gia đình gần gũi, gắn bó, u thương, hồ thuận,
cùng nhau phát triển, chăm lo, vun vén cho gia đình, thì mỗi người đều cần có ý
thức phát triển bản thân cũng như dành nhiều thời gian, sự ưu tiên hơn cho gia
đình. Gia đình êm ấm, thuận hồ thì cá nhân cũng sẽ hạnh phúc và bình yên.
Với vai trò là một cái riêng, mỗi một cá nhân hãy biết hịa mình với cộng
đồng, cống hiến cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Áp dụng một cách
nhuẫn nhuyễn, hợp lý triết học vào cuộc sống, công việc để mang lại hiệu quả
tốt nhất. Tất cả là bởi vì: “Học phải đi đơi với hành, giáo dục phải gắn liền với
thực tiễn.”
Trên đây là toàn bộ bài tập nhóm mà chúng em đã thực hiện. Mặc dù đã rất
cố gắng, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm tài liệu, truy
xuất thơng tin, kiến thức và kĩ năng còn cần cải thiện, nên chúng em hi vọng có
thể nhận được những góp ý, chỉnh sửa của thầy cô để ngày càng tiến bộ và hồn
thiện hơn ạ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 6 – Lớp N13 – TL1

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênin (dành cho bậc đại
học hệ khơng chun lí luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021. Tr.93 - 97.
2. V.I. Lênin, “Bút kí triết học”, Tồn tập, tập 29, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005.
3. />4. PGS,TS Nguyễn Thị Nga, ThS Ngơ Thị Nụ, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh (10-2013). “Vấn đề gia đình trong tư tưởng triết học của
C.Mác, Ph.Ăngghen”. Tạp chí Lý luận chính trị.
5. TS Nguyễn Thị Tuyết, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018).
“Những giá trị lý luận và thực tiễn từ quan điểm của C.Mác về hơn nhân và gia
đình”. Tạp chí Mặt trận.
6. />7. TS. Văn Thị Thanh Mai, TS. Đinh Quang Thành (2020). “Giáo dục gia đình
góp phần quan trọng hình thành và phát triển nhân cách con người”. Tạp chí
Tuyên giáo.

13


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày: 13/01/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 6
Lớp: N13-TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 9

+ Có mặt: 9
+ Vắng mặt: 0
Có lý do:...............Khơng lý do:..................
Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái
riêng và cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của
thực tiễn.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:
Đánh giá
của SV

Đánh giá
của giáo viên
SV
STT Mã SV
Họ và tên
ký tên Điểm Điểm GV ký
A B C
(số) (chữ) tên
1.
462556 Nguyễn Hồng Yến
X
2.
462557 Nguyễn Trí Cao
X
3.
462558 Nguyễn Thị Thuỳ Dương X
4.
462560 Nguyễn Hoàng Lâm

X
5.

462561

Chu Khánh Linh

6.
7.

462562
462564

Nguyễn Thảo Ngân
Tiêu Hà Thu

8.
9.

X
X
X

462565 Nguyễn Bình Yên
X
462566 Nguyễn Xuân Hương
X
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:...............................
+ Giáo viên chấm thứ hai:.................................

- Kết quả điểm thuyết trình:..............................
- Giáo viên cho thuyết trình:.............................
- Điểm kết luận cuối cùng
Giáo viên đánh giá cuối cùng:..........................

14

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022
Trưởng nhóm

Nguyễn Hồng Yến



×